Giọt sương đầu cỏ

24/06/20191:02 SA(Xem: 8975)
Giọt sương đầu cỏ

GIỌT SƯƠNG ĐẦU CỎ
Thích nữ Huệ Trân

 

 

          giot suong dau coTừng thiền hành một mình trong nhiều buổi sáng mờ sương, nhưng chưa bao giờ tôi thực sự cảm nhận sương rơi, cho đến sáng hôm nay!

          Tôi đang nghe sương rơi từng giọt, thánh thót từng giọt trong lòng tôi, và mỗi giọt rơi xuống, tan ra, đều để lại cái buốt lạnh lan tỏa khắp châu thân.

          Giọt sương đọng trên lá, mang cái đẹp long lanh của hạt kim cương, biểu hiện sự thanh khiết, mát tươi nơi những ánh mắt quán chiếu sự có mặt của vạn hữu. Tùy theo mức độ quán chiếu sâu hay cạn thế nào, bản chất đích thực của hạt sương sẽ hiển lộ thế đó.

          Nếu hành giả không thể chối bỏ sự có mặt của một hạt bụi thì chỉ một giọt sương thôi, cũng là một bài pháp.

          Hạt sương đang rơi trong lòng tôi mang tinh thần bài giảng đầu tiên của Đức Thế Tôn ban cho năm anh em ngài Kiều Trần Như. Đó là bài pháp Tứ Diệu Đế, mà điều quan trọng đầu tiên phải chấp nhận là sự có mặt của khổ đau.

          Khổ đau là một thực thể của kiếp nhân sinh. Vừa lọt lòng mẹ, ta đã cất tiếng khóc! Có em bé nào cười vang khi ra khỏi bụng mẹ đâu. Tiếng khóc đầu đời đó là báo hiệu khổ đau đã có mặt, ngay cùng lúc với sự hiện hữu của hình hài.

          Cuống rốn vừa cắt, tách rời con dứt khỏi nguồn nuôi dưỡng của mẹ, nhưng con không hề rời mẹ. Vì con đã mang dòng máu của cha, thịt da của mẹ, tâm linh của ông bà tổ tiên từ nhiều đời nhiều kiếp. Cha mẹ, ông bà, tổ tiên đã đến rồi đi, đã nhận sự khổ đau, đã chuyển hóa, đã có mặt trong vạn hữu này dưới mọi dạng thức mà ngay phút này con chưa thể nhận thấy được.

          Như dòng sông trôi chảy không ngừng, nhưng mỗi bến bờ vẫn là mỗi đổi mới. Sự khổ đau có mặt ở ngay những phút giây ta tưởng là hạnh phúc. Ranh giời này quá mơ hồ, quá mong manh, khiến ta dễ lầm lẫn, nếu thiếu tinh tấn tu trì, hướng thượng thân tâm tới những điềm lành, ý thiện.

          Cơ duyênKinh Pháp Cú Thí Dụ, phẩm Cát Tường đã nói tới điều này. Theo lời dẫn kinh thì đó là thời gian Đức Thế Tôn đang diễn bày pháp Tam Thừa tại địa danh La Duyệt Kỳ, trên núi Kỳ Xà Quật.

          Khi đó, các đệ tử của một vị đạoBà La Môn đang ngồi bên bờ  sông, gần khu rừng khi xưa Đức Phật đã đắc đạo. Họ cùng bàn bạc với nhau, thế nào là những điềm lành lớn.

          Không thể có được câu trả lời trọn vẹn, họ đi tìm vị đạoBà La Môn là thầy của họ mà hỏi. Nhưng vị đạohọc rộng hiểu nhiều cũng không thể giải đáp chính xác, vì mỗi địa phương, mỗi dân tộc có cái nhìn về điềm lành khác nhau. Vậy, làm sao giúp nhân loại có cái nhìn chung về những điềm lành để cùng nhau đạt được hạnh phúc?

          Ông bèn dẫn cả năm trăm đệ tử của mình đi tìm Đức Thế Tôn để hỏi.

          Toàn bộ 16 bài kệ trong phẩm Cát TườngĐức Thế Tôn giảng giải cho vị đạoBà La Môn và năm trăm đệ tử của ông ta, không điều nào nói rằng tiền bạc, của cải, danh vọnghạnh phúc cả. Trái lại, chính những thứ đó là nguyên nhân xa gần đưa tới khổ đau và tan vỡ! Những móc xích bất hạnh này luôn khởi từ ba độc tố tham, sân, si, dưới những hình thức khác nhau, ở mọi lãnh vực tình, tiền, quyền uy

          Được học 16 bài kệ trong Kinh Pháp Cú, phẩm Cát Tường, tuy chưa đủ căn trí liễu ngộ trọn, nhưng tạm hiểu phần nào cũng khiến tâm còn sơ cơ như tôi, hoan hỷ trước những điềm lành từ kim khẩu Đức Thế Tôn chỉ dạy. Thí dụ, như bài kệ số 4:

“ Hữu hiền trạch thiện cư
Thường tiên vi phúc đức
Sắc thần thừa trinh chính
Thị vi tối cát tường”

Tôi tạm hiểu “Có được môi trường tốt và những bạn tốt. Lại gặp cơ duyên tạo tác được phước đức. Cẩn trọng làm đẹp tự thân bằng sự giữ gìn thân tâm trong sạchchân chính. Đó là điềm lành lớn nhất”

          Hoặc như bài kệ số 12:

“Đẳng tâm hành bố thí


Phụng chư đắc đạo giả
Diệc kính chư thiên nhân
Thị vi tối cát tường”

Tôi tạm hiểu: “Thực hành hạnh bố thí với tâm bình đẳng. Được phụng sự những bậc chân tu đạo cao đức trọng. Biết tôn kính chư vị đáng tôn kính trong hàng trời, người. Đó là điềm lành lớn nhất”

          Rồi ở bài kệ chót, số 16, Đức Thế Tôn dạy rằng:

 “Trí giả cư thế gian
Thường tập cát-tường-hạnh
Tự trí thành tuệ kiến
Thị vi tối cát tường”

Tôi tạm hiểu: “Là bậc trí giả trong cõi đời này. Thường tập các công hạnh tạo tác điều lành thiện. Sẽ đạt tới thành tựu trí tuệ thâm sâu. Đó là điềm lành lớn nhất”

           Chỉ với 16 bài kệ, tiêu biểu về những điềm lành lớn, nếu được cùng nhau khai triển sâu sa, hành trì nghiêm chỉnh, thì có lẽ chiến tranh và hận thù đã không có mặt.

Đáng thương thay, văn minh nhân loại lại tỷ lệ thuận với mức độ chiến tranh và thù hận. Càng văn minh, nhân loại càng tìm ra những phương cách tinh vi và tàn độc hơn để tiêu diệt nhau, vì tưởng rằng tiêu diệt kẻ khác thì mình sẽ có nhiều hơn.

Chúng sinh thường quên rằng, khởi lòng tham thì lòng tham sẽ vô đáy! Mà dừng lại để biết đủ thì cái đang có mới tràn đầy.

          Giọt sương đầu ngọn cỏ sẽ tan nhanh dưới ánh mặt trời, nhưng sát na nào hiện hữu thì giọt sương vẫn mang trọn vẹn cái đẹp của sự chuyển hóa.    

         Hỡi những giọt sương đang quẩn quanh huyễn mộng, hãy dừng lại những lo sợ, hãy thở nhẹ và sâu, em sẽ thấy ánh nắng này không đến để tiêu diệt em đâu. Trái lại, nắng sẽ đưa em đi xa, lên cao. Em sẽ không còn ướt át lạnh lẽo mà em sẽ vàng óng, ráo khô. Vì em sẽ là nắng. Vì em sẽ chuyển hóa, sẽ thăng hoa, bởi em đã làm tròn nhiệm vụ của giọt sương, của hạt mưa, của làn gió.

          Những giọt sương không thể mãi mãi gần nhau để cùng chuyển hóa sẽ là mây xám, là mưa tuôn. Như chúng ta cũng không thể mãi mãi có nhau để tiếp tục tạo tác hạnh phúcđau khổ cho nhau.

          Chúng ta vụng về quá, vụng về như giọt sương sáng nay, đã để lòng lo sợ ánh nắng sẽ tan biến mình, mà quên mất hạnh phúc của phút giây hiện tại, đang được là giọt sương tươi mát ban mai! Vì thế mà chúng ta thường thất lạc nhau trong những sát na vụng về!

Giọt sương buốt lạnh sáng nay vừa thức tỉnh hồn tôi, khi bông hoa dại dưới bước chân thiền hành chợt lay động. Bông hoa nở nụ cười tinh khôi nhắc tôi trở về hơi thở chánh niệm.

Ngay lập tức, tôi cảm nhận tôi đang bước cho bạn. Bạn gần và bạn xa. Bạn dưới phố thị và bạn trên non cao. Bạn trong đạo tràng  ấm áp và bạn nơi bệnh viện cô đơn…. Và tôi nghe tôi thầm hát bài thiền ca: “My darling, I am here for you. I am in you. And you are in me”(*)

Ngay trong âm thanh đó, bất ngờ, tôi đã nhanh chóng thắng được sự hoang mang, sợ hãi, để mỉm cười với những gì tưởng là khổ đau, là bất hạnh, đang chơi trò đi trốn đi tìm, trong bạn, trong tôi. Chúng luôn ẩn hiện, dẫn ta trong ảo giác, khi tưởng có, lại là không, lúc ngỡ khỏe, lại là bệnh!

Hóa ra, nếu ta tập chấp nhận chúng, thì khổ đau hay hạnh phúc chỉ là những trò chơi thôi bạn ạ.

Chúng đến, mang theo những thông điệp của cảnh giác và dọa nạt, nhưng nếu ta không sợ hãi, lại dạy chúng cùng biết cười, biết hát, thì chúng sẽ trở thành bạn đồng hành.

Trên con đường này, tất cả nhân loại đều đang có đồng hành như vậy.  Già thế nào, bệnh thế nào, vui thế nào, buồn thế nào, tên gọi có  khác nhau nhưng không thể chối bỏ Sinh, Lão, Bệnh, Tử, không lúc nào không có mặt cùng ta.

Nhận diện nhau và chấp nhận nhau để cùng cất bước, con đường sẽ giảm thiểu nhiều chông gai, như  cảm nhận sâu sa qua lời hát:

“… Please call me by my true names, so I can hear all my cries and laughter at once.
So I can see that my joy and my pain are once.
Please call me by my true names, so I can wake-up,
And the door of my heart will be left open …”(*)

 

TN Huệ Trân

(Tào-Khê tịnh thất, những ngày nhập thất dưỡng bệnh)

 

(*) Thiền ca Làng Mai

    

       

           

                     

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
06/03/2015(Xem: 12533)
12/08/2023(Xem: 1244)
12/12/2011(Xem: 32834)
09/10/2020(Xem: 7920)
14/09/2015(Xem: 5987)
31/12/2016(Xem: 9022)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.