Khách trần

03/01/20201:01 SA(Xem: 5596)
Khách trần
KHÁCH TRẦN
TN Huệ Trân

          cat-buiKhách ghé quán trọ, nghỉ một đêm hay lưu tạm dăm ba bữa, rồi khách cũng đi. Người chủ quán không di chuyển, vẫn ở đó, nhận diện rõ ràng từng người khách đến và đi. Người chủ quán rất bình an, thanh thản như thế, trước khi khách đến cũng như sau khi khách đi. Người khách này ra đi, có thể, người khách khác lại ghé, rồi cũng lại đi. Chủ quán chẳng vì người trước hay kẻ sau mà di chuyển.

Hạnh phúc hay đau khổ, giầu nghèo hay sang hèn đều là khách trần, đến rồi đi.

Bản Tâm ta là chủ quán, trụ trong an tịnh, không đến cũng không đi.

Khách trần đến rồi đi là sinh diệt.

Bản Tâm không xao động, không di chuyểnthường hằng.

 

Tự thể của tâm, phải chăngKhông Tánh, là tự tánh Bát Nhã, không trong không ngoài, không nhơ không sạch, không thêm, không bớt… Chỉ có dòng tương tục của tâm, khi xúc cảnh, khởi phân biệt mà bị nhận diện là vui hay buồn, là hạnh phúc hay đau khổ mà thôi.

Khi tâm đạt được thể Không Tánh, tức là trụ được trong bản chất đích thực, thì vui buồn thế gian sẽ chỉ như những khách trần, như những hạt bụi luôn xô đẩy nhau, lao xao biến hoại trong hư không mà chẳng hề khiến hư không giao động.

          Lý thì như thế nhưng thực tế không hẳn hoàn toàn là thế.

Khi học đạo, chúng ta thường được quý minh sư nhắc nhở phải giữ ý buông lời, nắm lấy chủ ý để khi thực hành, tùy cảnh huống mà quán xét, mà hành xử, không vì chấp văn tự mà uổng phí bao năm đi tìm sự an tâm như ngài Huệ Khả, cho đến khi gặp Tổ Đạt Ma mới được khai thông, chứng ngộ.

          Cũng thế, chẳng phải trước mọi cảnh huống, tâm đều biểu lộ tự tại mới là tâm trụ nơi Không Tánh.

          Trong Đại Trí Độ nói rằng Bồ Tát Thường Đề thực hành Đại Bi Tâm, tu tập Bát Nhã Ba La Mật rất thuần nhuyễn, uyên áo, nhưng nhìn thấy chúng sanh quá trầm thống trong biển khổ nên đôi mắt ngài lúc nào cũng đẫm lệ. Lệ này không phải lệ bi thương ủy mỵ nên lệ này chẳng thể làm xao động tâm an trụ. Lệ này khởi từ lòng bi mẫn chỉ khiến Bồ Tát xả thân nhiều hơn.

          Với tâm thế nhân thì ý niệm yêu thương thường hạn hẹp, vị kỷ. Khi yêu thương ai, ta phải được đáp lại, được gần gũi mới là hạnh phúc trọn vẹn. Nhưng tình yêu của Đức Thế Tôn thì khác. Thế Tôn yêu thương mọi người mọi loài bình đẳng nên suốt bốn mươi chín năm trên đường hoằng hóa, Thế Tôn đã độ cho bất cứ ai mà ngài có thể độ, từ em bé chăn trâu, người gánh phân, tên sát nhân, cho tới hàng vua chúa, vương tôn công tử.

Bước chân Thế Tôn tới đâu là quà tặng an lạc được trao tới đó. Kẻ nhận quà, nếu biết thụ hưởng thì dù Thế Tôn còn đó hay đi xa, quà tặng đã trở thành gia tài của người nhận.

Điều này thể hiện rất rõ trước phút Thế Tôn nhập Niết Bàn. Giữa rừng cây sa-la đầy hoa trắng, Thế Tôn đã ân cần nói với các đệ tử thân yêu quanh ngài rằng “Sau khi ta diệt độ thì Pháp và Luật mà ta để lại chính là ta, là đạo sư của các con. Tuân hànhtu tập theo Pháp và Luật đó chính là các con vẫn luôn ở gần ta, là ta không từng rời xa các con”.

          Nghe những lời dặn dò đó, tôn giả A Nan cũng phải nín bặt khi đang úp mặt vào thân cây, nức nở khóc. Nhưng sự nín bặt đó cũng chỉ là hình thức ngưng lệ chảy mà thôi chứ đâu thể ngưng được lòng buồn khổ.

Chẳng phải riêng ngài Anan mà hầu hết những đại đệ tử của Phật đều không thể dễ dàng chấp nhận sự bình thản, khi Thế Tôn ra đi, dù trên lý, các ngài đều đã hiểu rất rõ lời Thế Tôn căn dặn.

Lòng hoài vọng nhớ thương Tôn-sư đã lồng vào Pháp và Luật,  nên suốt thời gian dài sau đó, Tăng đoàn tuy vẫn học, vẫn tu mà vẫn âm thầm cảm nhận sự thiếu vắng hình bóng vị Thầy tột cùng tôn quý, là khoảng trống chẳng một ai có thể thay thế được.

Những đại đệ tử, những tỳ-kheo được thân cận và học hỏi trực tiếp từ Đức Phật mà còn khó ngăn cảm xúc như thế, huống chi chúng ta, những chúng sanh cách xa Phật hai ngàn sáu trăm năm, tất còn yếu đuối tới đâu!

Điều quan trọng là khi ta biết ta yếu thì hãy nhắm mắt, thở thật sâu, niệm hồng danh Đức Thế Tôn, xin Từ Phụ truyền năng lượng để ta trở về được chánh niệm.

Đừng nản lòng vì những lời trách cứ thiếu từ bi của thế nhân như “Phật dạy mọi sự vô thường, sao lại bi lụy ở những cái vô thường vậy?” hoặc những câu hỏi thiếu thiện chí tìm cầu mà chỉ nặng phần gay gắt như “Quý vị được dạy là bản- thể-Như-Lai vốn thanh tịnh, sao còn phải tu để được thanh tịnh?”

Chúng ta phải tập quen với tâm thế gian này, để nhẹ nhàng phân giải rằng, bản-thể-Như-Lai quả là vốn thanh tịnh nhưng vì bị vô minh che lấp, duyên huân tập theo vô minh mà sanh ra hiện tượng khổ đau phiền não.

 Đó là trạng thái bản thể duyên ra hiện tượng.

Chúng sanh luôn ở trong trạng thái  này nên chúng sanh cần phải nỗ lực tu, vận dụng Tăng, Thượng, Huệ để đối trị tà kiến, ngã mạntrở về bản thể trong sáng của mình.

Thành Phậtchuyển hóa trí tuệ, đạt tới vô thượng Bồ-Đề và giữ được tâm này thường hằng, không hề đứt đoạn.

Có lẽ Đức Phật là vị giáo chủ duy nhất không nhận mình là giáo chủ, là thánh thần, là cao tột, khác biệt với mọi người. Ngài chỉ nhận là mình đã thấy được lẽ vô thường, đã nhận ra bản chất đích thực cao quý trong mỗi tấm thân tứ đại vô thường, đã tìm ra cai ngục tên là Vô Minh, hằng nhốt chúng sanh trong luân hồi tăm tối.

Ngài chỉ là người thấy trước, nên ân cần chỉ dạy lại cho những ai muốn thoát khỏi quỹ đạo khổ đau này. Những ai TIN lời ngài, NGUYỆN theo đường ngài đi, PHỤNG sự tuân thủ những pháp môn ngài chỉ dạy và HÀNH trì nghiêm chỉnh những gì học hỏi được, thì người đó cũng bình đẳng với ngài. Ngài là Phật thì người đó cũng sẽ là Phật.

Lời ngài nói trung thựcđơn giản thế thôi.

Hai ngàn sáu trăm năm, Đức Phật đã là ông chủ quán nhìn tường tận nhất, những khách trần đến rồi đi, sinh rồi hoại. Chủ quán chưa hề rời quán vì ông thường hằng hiển hiện sáng ngời qua Pháp và Luật ông để lại.

Lành thay, những khách trần sớm biết mình là bụi để kịp dừng lại lao  xao mà tĩnh lặng với hư không trong vô sanh bất diệt.

Đó là những chúng sanh đã giác ngộ, chuyển hóa được thân phận Khách Trần của mình để trở thành Chủ Quán.  

          Không nhớ mấy câu thơ không đầu không cuối này từ đâu, do vị nào

viết, nhưng chính cái chất liệu lơ lửng này lại khiến ý thơ tràn đầy bát ngát. Xin tác giả cho phép ghi lại đây, thay búp tay sen để được dừng bút:

                   “Tâm sầu lắm ư?

                   Thôi đi nhị kiến,

                   Chẳng còn ba, tư

                   Trên con đường thật

                   Người về với NHƯ”

TN Huệ Trân

(Thời khắc giao mùa)

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
06/03/2015(Xem: 12623)
12/08/2023(Xem: 1328)
12/12/2011(Xem: 32913)
09/10/2020(Xem: 7996)
14/09/2015(Xem: 6053)
31/12/2016(Xem: 9129)
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?