Hãy tự cứu mình

16/09/20201:00 SA(Xem: 3908)
Hãy tự cứu mình

HÃY TỰ CỨU MÌNH…!
Nhuận Hùng

 

Đọc qua là nghe không thuận tai? Nhưng tác giả vẫn phải cứ viết, biết đâu chừng trong nội dung bài viết này sẽ ẩn dụ thứ gì đó mà chúng ta nghe là (nghịch nhĩ) trái tai quá. Thuở đời này, học theo giáo lý  Phật đà nghĩa là: chúng ta phải xả thân cứu người khi gặp hoạn nạn hay là từ bihỷ xả, “cứu người như cứu lửa…” Chớ đâu có mà ích kỹ chỉ lo cho mình trước cái đã, rồi mới giúp người khác sau…Thật là vô lý, vô cùng như thế mà cũng nói lên cho bằng được!

 

NUI RUNGXin thưa các bạn!

 

Nói cho cùng, khi đã học giáo lý Phật đà rồi, các bạn còn có nhớ câu “tự độ - độ tha là gì không nhỉ?). Theo tôi, thì từ từ chúng ta tìm hiểu sau cũng được chưa cần thiết giải thích ngay bây giờ. Tôi kể lại những sự kiện thực tế ngăn ngắn như vầy:

 

-“Có một hôm nọ, tôi phải đi xa tình cờ bước lên chiếc phi cơ theo như lộ trình chuyến bay, sau khi xuất trình giấy tờ cũng như vé máy bay xong. Qua thủ tục khám xét của nhân viên phi trường rồi, mọi người lần lược lên phi cơ để tìm cho mình một chỗ ngồi đúng theo số ghế đã ghi trên vé. Vài phút sau đó mọi người đã ổn định chỗ ngồi, tiếp viên hàng không lên máy nhắn nhủ đôi điều. Trước hết phi hành đoàn có lời chào quý khách trên chuyến bay khởi đi từ phi trường LAX đến….hay ngược lại ở những hãng máy bay khác cũng thế.

 

Nhưng điều quan trọng nhất là tiếp viên hàng không họ sẽ nhắc nhở những hàng khách trên chuyến máy bay, việc quan trọng thứ nhất là thắt dây an toàn, sau đó họ sẽ đứng ra giải thích rõ ràng với mọi người bằng phương pháp cấp cứu khi phi cơ gặp nguy hiểm trên không hoặc những trường hợp bất trắc có thể sẽ xảy ra khi cần đến bằng lời nói, và những động tác thao diễn cho quý vị biết khi đang ngồi trên máy bay. Họ còn nói tiếp: “trường hợp đặc biệtbiến cố xảy ra, hoặc nguy hiểm trên máy bay, xin quý vị hãy bĩnh tỉnh chớ có la lối hoặc làm náo loạn trên phi cơ. Trước hết tự mình phải bảo vệ mình trước cái đã, sau đó mới giúp những người chung quanh, cho dù bạn có con nhỏ cùng đi theo, cũng phải lo cho chính bản thân mình trước cái đã, bằng cách đưa tay lên trên trần máy bay, tức là trên đầu quý vị kéo ra một cái…chụp vào miệng để có oxy mà thở, tiếp theo đó là dưới ghế mình ngồi là có cái áo phao mang vào, và lấy miệng thổi vào ống của phao mang trên áo để bảo hộ. Xong việc mình rồi, sau đó mới giúp người thân như: những người chung quanh cho dù con nhỏ của mình, nữa cũng phải lo cho bản thân trước. Vì nếu không lo cho mình trước thời gian rất ngắn, mình đã xỉu rồi lấy đâu lo cho người khác.

 

Bởi vậy, câu nói của đức Phật dạy từ ngày xưa đến nay vẫn còn có linh nghiệm. “tự độ - độ tha” có nghĩa là mình lo cho mình xong rồi mới tiếp tục lo cho người khác. Nếu đi ngược lại mình đã chết trên máy bay trước khi cứu người, vì hơi gạt đã vào đầy phổi mình rồi. Nói sơ qua, cho chúng ta thấy giáo lý của đức Phật có từ nghìn năm trước đến nay ta thấy không sai chút nào. Chỉ vì chúng ta làm điều quấy đã tạo ra bao nhiêu điều bất thiện nên gặp phải những cảnh bất như ý.

 

Chớ bảo xã hội này là bất công không như ý ta muốn, bởi ta không làm cho xã hội tốt thì lấy gì xã hội này ưa đãi tốt cho ta. Đâu cũng là luật nhân quả cả. Ta tự độ sau đó mới độ người, thiết nghĩ mình cứ lo cho mình, bảo thủ cho chính mình, còn ai đó đói rách túng quẩn thì mặc cho ai, quả là mình là kẻ vô tình, vô tâm thì xã hộ nào kính trọng mình nữa. Tình thương yêu muôn loài không có, thì lấy đâu ra mà cứu người…thương người. Nếu nói không thật tâm cũng chỉ là nói cho vui mà thôi. Mạng người mà xem thường thì vàng bạc có chứa đầy rương cũng chỉ là đá sỏi mà thôi. Phải biết chia xẻ yêu thương khi người gặp nạn. Nhưng phải sáng suốt trong mọi hoàn cảnh, chớ đừng mù mờ mà bị kẻ xấu hãm hại…

Tiếp theo câu chuyện ngắn từ thời đức Phật còn tại thế đã được ghi lại:

 

“Một thời, Phật du hành trong nhân gian, đến trong rừng phía bắc xóm Tư-già-đà. Bấy giờ Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

"Thời quá khứ có một nghệ sư leo phướn, dựng cột phướn trên vai và bảo học trò: “Các con hãy leo lên, leo xuống cột phướn. Hãy hộ trì ta, ta cũng hộ trì các con; thay đổi nhau mà hộ trì, đi dạo làm trò vui, chúng ta sẽ kiếm được nhiều tiền của.”

 

Lúc ấy, người học trò bạch thầy: “Chỉ cần mỗi người chúng con tự chăm sóc hộ trì chính mình, đi dạo làm trò vui, sẽ kiếm được nhiều tiền của, thân được thư thả an ổn mà lên xuống.”

 

Ông thầy đáp: “Đúng như lời con nói, mỗi con phải tự chăm sóc hộ trì chính các con” Nhưng nghĩa này cũng như ta đã nói. Khi hộ trì mình, tức là hộ trì người khác. Khi hộ trì người khác cũng là hộ trì chính mình.' Có nghĩa là “tự độ - độ tha”  (độ cho bản thân xong mới độ cho người khác).

"Tâm tự thân cận, tu tập; tùy sự hộ trìtác chứng. Đó gọi là tự hộ trì mình tức là hộ trì người. Thế nào là tự hộ trì mình tức là hộ trì người? Không khủng bố người khác, không chống trái người khác, không hại người khác, có từ tâm thương xót người. Đó gọi là tự hộ trì mình tức là hộ trì người. Cho nên, đại chúng các  người cũng là tu tập bốn niệm xứ." Trong giáo lý Phật đà có ghi rõ.

Phật dạy kinh này xong, các Tỳ-khưu sau khi nghe những lời Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.”

Sau khi, tôi viết lên hai câu chuyện giữa xưa và nay quý bạn, đọc rồi sẽ tự mình nghiền ngẫm xem thử ra sao?  Chớ vội tin ngay vì trên đời này ai ai cũng cần có  trí tuệ để xét đoán, những việc người khác làm có đúng hay không? Nếu đúng thì mình nên tin theo đó, mà dùng làm kim chỉ nam trong đời sống thường nhật của mình. Bằng không đúng sự thật thì mình cũng có quyền từ chối ngay, phải lìa khỏi trí óc của mình ngay những thói hư tật xấu ấy. Đừng bận tâm mà sanh ra phiền não trong đời. Đời là một bãi chiến trường to tát, mỗi người là một chiến sĩ, không ai lệ thuộc ai. Phải biết đâu là lẽ thật, đâu là xằng bậy mà tự tồn bản thân, sống đúng đắn tuân theo pháp luật chính quyền sở tại đề ra, và phải sống lương thiện chính cho bản thân mình, thì không ai làm khó mình cả. Mỗi người là một hải đảo tự thân.

 

Tự độ - độ tha, cũng từ đó mà ra, sống trong đời tu nhân tích đức làm việc thiện, nhưng còn phải có trí tuệ sáng suốt để nhận định mọi việc. Trong đời sống có như thế thì cuộc đời này sẽ tươi sáng hơn. Ai ai cũng ý thức được thì xã hội bớt đi những nhà tù hay trạm tạm giam gì đó. Ý thức đúng đắn việc làm đúng đắn thì còn gì quý nhất trên đời này.

                                                                            FL, Lake Wales ngày 15 – 6 - 2019

 

   Nhuận Hùng

Cùng tác giả:







.

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
06/03/2015(Xem: 12536)
12/08/2023(Xem: 1244)
12/12/2011(Xem: 32835)
09/10/2020(Xem: 7922)
14/09/2015(Xem: 5990)
31/12/2016(Xem: 9022)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.