Ký Ức Về Câu Biểu Ngữ: Đức PhậtHiện Thân Của Từ Bi-trí Tuệ Và Hùng Lực.

20/05/20219:04 SA(Xem: 3185)
Ký Ức Về Câu Biểu Ngữ: Đức Phật Là Hiện Thân Của Từ Bi-trí Tuệ Và Hùng Lực.

KÝ ỨC VỀ CÂU BIỂU NGỮ:
ĐỨC PHẬTHIỆN THÂN CỦA TỪ BI-TRÍ TUỆ và HÙNG LỰC.
Tâm-Lễ Nguyễn Ngọc Luật

image0Vào khoàng năm 1969 hay 1970 gì đó khi tôi đang  trang trí cho trại họp bạn của Gia Đình Phật Tử đón mừng kỷ niệm ngày đức Thích-ca giáng trần thì bác khuông trưởng đến đưa cho tôi tờ giấy và nói

-Cháu viết dùm bác mấy câu biểu ngữ để trang trí lễ đài.

Tôi giật nẫy mình

-Bác ơi, cháu chỉ viết và trang trí cho trại của Gia Đình Phật Tử mà thôi, chứ cháu đâu dám viết biểu ngữ cho lễ đài. Hàng trăm con mắt nhìn vào họ chê xấu thì không hay tý nào.

Bác khuông trưởng cười tủm tỉm

-Cháu viết chữ đẹp và chắc tay lắm, cứ mạnh dạn viết đi. Bình tỉnh, tự tin và không run là đẹp hết.

Thế là dù hết sức từ chối nhưng bác khuông trưởng đã nói chắc như đinh đóng cột nên tôi đành phải nhận lời. Phải nói thêm rằng khi đó tôi mới 16 hay 17 tuổi gì đó đang sinh hoạt trong Gia Đình Phật Tử, vào những dịp lễ lược, trại mạc các anh huynh trưởng thường giao cho tôi viết lách, trang trí. Nhưng thú thật tôi chỉ viết,  trang trí cho GĐPT chứ chưa bao giờ bước ra ngoài cái sân nhỏ này để trang trí cho một lễ đài lớn, dù đó chỉ là lễ đài một ngôi chùa làng. Từ chối không được thì đành phải xâm mình thôi, tôi nhận từ  bác khuông  trưởng ba bandroll vải  màu vàng và một lon sơn đỏ, nói thêm là hồi đó viết biểu ngữ là dùng cọ chấm sơn để viết lên vải nên rất khó. Chữ viết phải thẳng nét, đều đặn và canh đều khổ vải,  người viết phải thật tự tin, chỉ phóng bút một lần không có chuyện đồ đi đồ lại hoặc tẩy xóa. Nhận viết biểu ngữ để trang trí lễ đài Phật Đản là một sự mạo hiểm đối với một đoàn sinh GĐPT như tôi.

Trong ba câu biểu ngữ tôi ấn tượng nhất là câu : ĐỨC PHẬTHIỆN THÂN CỦA TỪ BI-TRÍ TUỆ và HÙNG LỰC. Vốn liếng Phật pháp của tôi lúc đó chưa được bao nhiêu cho nên nói hiểu thấu đáo ý nghĩa của câu đó thì chắc là không rồi, nhưng không hiểu sao câu biểu ngữ này thật là ấn tượng, đã ghi đậm nét trong tâm thức của tôi khiến cho cứ mỗi lần Phật đản về là tôi luôn nhớ câu biểu ngữ này. Năm mươi mùa Phật Đản đã đi qua dù được đi chiêm bái rất nhiều lễ đài nhưng hầu như tôi chưa bao giờ gặp lại câu biểu ngữ đó và tôi thấy quá tiếc. Một câu biểu ngữ hay và ý nghĩa sâu xa như vậy mà bị quên lãng thì cũng tiếc thật ! Hằng năm mỗi lần đón mừng kỷ niệm Phật Đản thì chúng ta lại thấy chùa chiền khắp cả nước thiết trí lễ đài thật trang nghiêm, hoành tráng và những câu biểu ngữ quen thuộc được treo lên. Nhưng với tôi , thật sự tôi chưa thấy có câu nào hay như câu đó cả. Phật tử khắp hành tinh đón mừng Phật Đản với lễ đài có hình tượng thái tử Tất-đạt-đa mới chào đời, đó là một chú bé khôi ngô đi bảy bước trên bảy hoa sen,  một tay chỉ trời một tay chỉ đất và thốt lên câu “thiên thượng thiên hạ duy ngã độc tôn”  Đó là một hình ảnh hết sức quen thuộc của Đức Phật khi mới chào đời, nhưng đó chỉ là hình tượng được minh họa với ít nhiều yếu tố truyền thuyết trong đó, ít ai nhận ra ý nghĩa sâu xa trong sự kiện này rằng đây là một sự thị hiện vĩ đại nhất trong lịch sử loài người. Đó là sự hiện thân ba tính chất siêu việt trong một con người: TỪ BI, TRÍ TUỆ VÀ HÙNG LỰC. Chính ba tính chất này thái tử đã thể hiện khi quyết  chí xuất gia chịu muôn vàn gian khổ để tìm ra chân lý giải thoát khổ đau của kiếp sống nhân sinh, ngài đã chứng thành đạo quả và đem ánh sáng chân lý đó để cứu độ cho muôn loài,  cho đến bây giờ  26 thế kỷ đã trôi qua, giáo lý ngài đã tuyên thuyết ngày nào càng lan tỏa khắp mười phương, ba cõi.

Cách đây khoảng năm năm, vì công tác phật sự nên mùa Phật Đản hằng năm tôi có dịp đi chiêm bái rất nhiều lễ đài và nhận thấy có nhiều câu biểu ngữ thiếu chuẩn xác và lệch lạc nên đã viết một phản ảnh lên báo Giác Ngộ góp ý ba câu biểu ngữ tại các lễ đài kỷ niệm Phật Đản như sau:

1.Câu KÍNH MỪNG ĐẠI LỄ PHẬT ĐẢN. Theo tôi nên viết cho đúng là KÍNH MỪNG PHẬT ĐẢN. Vì phật tử chúng ta kính mừng ngày Phật đản sanh chứ không phải kính mừng bản thân cái lễ. Ví như người Ki-tô giáo họ nói “Mừng Chúa giáng sinh” chứ không nói “mừng lễ Chúa giáng sinh” hay ngoài đời ta chúc nhau  “Chúc mừng sinh nhật” chứ không ai nói “Chúc mừng lễ sinh nhật” cả.

2.Câu: PHỤNG SỰ CHÚNG SANHTHIẾT THỰC CÚNG DƯỜNG CHƯ PHẬT. Theo tôi câu biểu ngữ này cần giữ nguyên là PHỤNG SỰ CHÚNG SANHCÚNG DƯỜNG CHƯ PHẬT. Câu này  mang ý nghĩa hai hành động phụng sự chúng sanhcúng dường  chư Phật này có giá trị ngang nhau tuyệt đối chứ không so sánh, còn khi thêm vào hai chữ THIẾT THỰC thì nó mang tính so sánh  tương đốiý nghĩa sẽ giảm đi rất nhiều.

3.Câu đối: BẢY ĐÓA SEN VÀNG NÂNG GÓT NGỌC-BA NGÀN THẾ GIỚI ĐÓN NHƯ LAI được thiết trí hai bên phông ảnh vườn Lâm-tỳ-ni lúc đức Thích-ca ra đời. Xét về nguyên tắc đối thì cặp này không chỉnh, xét về nội dung của cặp đối thì rất lệch lạc. Nếu một ai đó chỉ cần hiểu biết sơ sơ về câu đối, khi đọc  “nâng gót ngọc” đối với “đón Như Lai” cũng đã thấy rất mạo phạm với đấng Như Lai tôn kính, nên tốt nhất là không dùng nữa.

Bài góp ý trên được Ban Biên tập báo Giác Ngộ trình xin ý kiến của Thượng tọa Thích Nhật Từ, thấy đã nhận xét “góp ý của bạn đọc là hợp lý” và phân tích khá chi tiết nội dung ba câu biểu ngữ trên. Nhưng sau đó mọi việc vẫn không thay đổi mà đã năm năm qua rồi các câu biểu ngữ trên vẫn được treo lên trong ngày Phật Đản.

Đối với tôi những câu biểu ngữ trong các sự kiện, nhất là lễ đài của một đại lễ như lễ Phật Đản, cần phải ngắn gọn, chính xác  và hàm súc về ý nghĩa, nội dung vì có hàng trăm, hàng ngàn cặp mặt nhìn vào và suy ngẫm ý nghĩa của nó. Từ khi tôi có duyên được viết câu biểu ngữ ĐỨC PHẬTHIỆN THÂN CẢU TỪ BI-TRÍ TUỆ và HÙNG LỰC đến nay cũng đã năm mươi năm trôi qua nhưng  tâm thức vẫn còn nhớ rành rọt từng chữ vì nó qúa hay, quá ý nghĩa, chỉ tiếc  một điều là không hiểu sao một câu biểu ngữ hay và ý nghĩa cao thâm như vậy lại bị lãng quên mà lại phổ biến những câu biểu ngữ kém ý nghĩa hay đôi lúc còn lủng củng câu chữ và lệch lạc nội dung nữa !

Kỷ niệm Phật Đản năm nay trong hoàn cảnh toàn nhân loại đang lâm nạn dịch bệnh  Covid-19 hoành hành,  để đón mừng Phật Đản tôi thiết trí lễ đài tại tư gia với vườn Lâm-tỳ-ni và ngoài cổng là câu KÍNH MỪNG PHẬT ĐẢN, cùng với câu biểu ngữ ĐỨC PHẬTHIỆN THÂN CỦA TỪ BI-TRÍ TUỆ và HÙNG LỰC,  hai câu đối nơi cồng nhà: ĐÂU XUẤT GIÁNG TRẦN THÔNG BA CÕI - TA BÀ THỊ HIỆN ĐỘ MƯỜI PHƯƠNG. Riêng với cặp đối này thì không biết có chỉnh và hay không,  nhưng với tôi đó là tất cả tấm lòng thành kính dâng lên đức Từ Phụ nhân kỷ niệm ngài giáng trần cứu độ chúng sanh Phật lịch 2565.

Xem thêm:
Góp ý về một số biểu ngữ mùa Phật đản



.

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
24/09/2016(Xem: 7058)
08/03/2017(Xem: 8975)
24/11/2014(Xem: 7403)
23/09/2018(Xem: 8774)
22/02/2016(Xem: 7680)
29/04/2016(Xem: 6111)
01/05/2014(Xem: 10336)
12/11/2018(Xem: 6933)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.