Thư Viện Hoa Sen

Tản Mạn Ngày Ấy - Bây Giờ ( Lớp Học Không Tên)

07/05/20223:43 SA(Xem: 3867)
Tản Mạn Ngày Ấy - Bây Giờ ( Lớp Học Không Tên)

TẢN MẠN NGÀY ẤY - BÂY GIỜ
(LỚP HỌC KHÔNG TÊN)

(Tâm Anh)

lop hoc khong tenMỗi sự kiện, tổ chức, công ty, trường học, lớp học .....ra đời  đều gắn với một nhãn mác, tên gọi. Những người phục vụ ở đó sẽ gắn với một chức danh cụ thể. Điển hình, ở một trường học sẽ có những chức danh như hiệu trưởng, hiệu phó, tổ trưởng bộ môn này hoặc tổ trưởng bộ môn kia vv và vv..Nhưng ở đây, có một lớp học không tên, không chức danh, không địa vị, không có người tạp vụ. Tuy thế, lớp học ấy đã hình thành như chiếc cầu dẫn đến tri thức của biết bao thế hệ học sinh ở một thành phố mộng mơ (thành phố Đà Lạt ngàn hoa), biết bao thế hệ học sinh đã lớn khôn, có vốn liếng Anh ngữ nói riêng và vốn liếng tri thức nói chung, làm hành trang cho tương lai phía trước ở thời đại 4.0 đang toàn cầu hóa, đi đâu làm gì đều sử dụng ngôn ngữ như là điều kiện cần để phát triển nghề nghiệp và vận dụng trong cuộc sống. Vâng, lớp học đó  - Lớp học không tên ( không bản hiệu, không nhãn mác) đã, đang và sẽ vươn xa hơn. Tất nhiên, lớp học không tên ấy có điều gì khác biệt, chúng ta hãy cùng nhau tản mạn nhé quý vị.

Cô giáo ấy năm nay cũng độ tuổi mái tóc muối tiêu. Ban đầu, nơi ấy không bao giờ có ý niệm là một lớp học cho dù có tên hay không tên, mà chỉ dạy cho vài học sinh gần nhà. Còn nhớ, một trong những học sinh đầu tiên đã từng có đôi dòng tâm sự trong nhật kýMôn học con yêu thích nhất là môn Văn, môn học con sợ và ghét nhất là môn Anh văn”. Bởi một lý do đơn giản, em ấy chưa hiểu bài, chưa có người giúp em những nền tảng ban đầu.

Gọi là lớp học cho oai, chứ hồi đó chỉ tận dùng bàn ăn trong nhà bếp với dăm ba cái ghế, mỗi tuần ba buổi học. Thế nhưng điều kỳ diệu đã đến, các em bắt đầu yêu thích mônngày xưa cô bé ấy đã từng thốt lên là ghét nhất nếu không muốn nói là sợ nhất. Nhưng cô bé ấy trở thành là tóp đầu môn anh văn của lớp sau một thời gian không lâu. Cô bé đó bây giờ là một giáo viên ở một trường cấp 3 nổi tiếng ở thành phố Hồ chí Minh. Đó chỉ là một đơn cử.

 Không lâu sau học trò ở lớp học không tên đó cứ đông dần, đông dần lên. Thế là, lớp học dưới mái hiên nhà lợp tôn với tấm màn đỏ ( do một phụ huynh may tặng) dùng để làm vật ngăn mưa, chắn gió cho lớp học lại hiện diện với nhiều khối học khác nhau  ( như khối 6, khối 7.....) phải ghi một tấm bảng nhỏ treo ở cồng ra vào nhà: “ “Không nhận thêm học sinh, xin thông cảm”. Nghe có vẻ kiêu kỳ và khó hiểu phải không quý vị?. Nhưng xin thưa, đó là sự thật 100%.

Hồi đó, gần nhà có vài trung tâm Anh ngữ có bảng hiệu đàng hoàng mở ra, thậm chí có nơi phải thuê người đi phát tờ rơi để tìm nguồn học sinh, nhưng ở lớp học không tên đó phải để bảng nhỏ ghi  như đã nêu trên. Nhớ lại, một học sinh cũ của tôi, năm đó đang học đại học  (hiện nay là giáo viên một trường Trung học nổi tiếng ở Đà Lạt) dẫn một cô giám đốc của một trung tâm Anh ngữ B. B ( xin được giấu tên) đến tận nhà xin mời tôi hợp tác, với một mức hậu đãi. Thế nhưng tôi đã từ chối khi vừa dẫn cô ấy ra trước cổng và chỉ vào cái bảng nhỏ treo trước nhà. Nếu vô tình chị đọc được bài đăng này, một lần nữa em vô cùng xin lỗi chị, đã không chung tay giúp Trung Tâm ấy phát triển. Em nhớ chị từng thổ lộ thật lòng rằng, chị đã thuê mặt bằng một trường học ở địa bàn rất nhiều tiền, mở chiến dịch phát tờ rơi, đăng quảng cáo nhiều nơi để tìm học sinh nhưng vẫn không đủ số lượng học sinh để dạy. Và chị có nhớ đã xin em chia bớt học sinh cho trung tâm để khai giảng. Em đã từ chối . Lý do đơn giản, muốn học ở đâu, muốn đi qua cây cầu tri thức nào tùy thuộc vào sự lựa chon của mỗi học sinh và mỗi phụ huynh, không ai quyết định thay họ. Rất áy náy khi không giúp ai đó làm việc gì. Thông cảm cho em chị nhé. Qua đây cũng xin lỗi nhiều phụ huynh đã bị từ chối khi quý vị dẫn con đến xin học với lý do duy nhất là quá tải. Nhắc đến đây ắt hẳn nhiều em vẫn còn nhớ một học sinh được nhận vào lớp kèm theo câu chuyệnSự tích trái bí”. Nếu đủ duyên và có gây tồ mò cho đọc giả, “ Sự tích trái bí” sẽ được đăng ở bài sau.

 Lớp học ngày xưa ấy - lớp học có một không hai, nghĩa là có ghế không bàn, đi trễ phải ngồi đòn, thậm chí trải chiếu ra để ngồi......nhưng nhiều học sinh đã rơi nước mắt mỗi khi bị viết giấy về nhà nhờ phụ huynh nhắc nhở như “ anh ơi, chị ơi nhắc cháu đi học đúng giờ”, hoặc “ nhắc cháu làm bài tập trước khi đến lớp” hoặc “nghỉ học phụ huynh phải xin phép” v...v..Cô nghĩ rằng những học sinh của cô đã và đang học tập, làm việc ở nhiều lĩnh vực trên phạm vi toàn quốc và ở những nước khác khi đọc được bài này sẽ ùa vào tâm khảm các em biết bao kỷ niệm buồn vui, rồi tha hồ nhắn tin, kể lại cho nhau nghe những câu chuyện như: bị cô bắt chép phạt do không chịu học bài, làm bài tập về nhà; đi vào lớp học không bằng cửa chính mà nhảy hàng rào; Hoặc một bạn bị đọc lại một câu, một từ nhiều lần để luyện đọc.....kể đến đây chắc nhiều bạn đang khúc khích bởi những tinh nghịch hồn nhiên ngày ấy ùa về. Thế mà hôm nay, những “ nhất quỹ, nhì ma, thứ ba học trò” ấy đang là những người cống hiến cho quê hương những tài năng, tri thức học được ở nhà trường, ở xã hội và ở cả lớp học không tên. Kể lại thì nhiều, nhiều kỷ niệm lắm phải không các em.

Nhiều năm trôi qua, cứ ngỡ rằng cái gì không tên, không tuổi sẽ chìm vào quên lãng và thậm chí biến mất. Nhưng không. Lớp học ấy vãn đang ươm mầm cho bao thế hệ măng non. Cụ thể, sau gần 20 năm, lớp học ngày ấy, bây giờ vẫn là lớp học không tên, nhưng có phần khang trang hơn, tạm gọi là đúng chuẩn và đúng nghĩa một lớp học và thậm chí còn được trang bị thêm máy luyện nghe, luyện đọc.( do một phụ huynh đồng thờiđồng nghiệp tặng)’ giúp các em có điều kiện tốt hơn trong học tập, rèn luyện để nuôi dưỡng ước mơ. Tuy nhiên, một điều hơi khác một chút ở đây, vẫn lớp học ấy, chỉ một cô giáo ấy nhưng với nhiều cấp học hơn,, cấp II, cấp III và cả những lớp luyện thi Đại học, thi chứng chỉ IELTS, TOEIC......   

Lớp học ngày xưa ấy vẫn đang bắc cầu để nhiều thế hệ học sinh đủ duyên sẽ đi qua, đến với chân trời tri thức nhằm cống hiến cho cuộc đời này . Đến đây tôi lại nhớ một cấu của tiền bối rằng “ Giúp ai đó với vốn liếng tri thức, tài sản...bạn có là niềm vui của chính bạn và người thụ hưởng

Cám ơn những gì con có được hôm nay từ hình hài cho đến vốn liếng tri thức từ cha me, ân sư, thầy cô , những âm thầm lặng lẽ của những phụ huynh, học sinh, cả những học sinh guậy phá nhất hồi ấy, giúp cho tôi rèn luyện nhiều đức tính cần phải có như đồng cảm, kiên nhẫn, đôi lúc quyết đoán...... Qua lớp học không tên này, như một ao sen tuy bình dị nhưng thanh cao, góp cho đời khi những hoa sen vươn lên đủ lớn, đủ tầm để mang hương sen  lan tỏa trong cuộc đời.

Mong mỏi duy nhất của người viết, chủ nhân của lớp học không tên đến với nhiều thế hệ học sinh đâ, đang và sẽ có duyên đi qua cây cầu tri thức ấy, hãy mang vốn liếng tri thức học được để hiến dâng cho đời bằng cả năng lực và nhuệ khí hào hùng của những tiền nhân.

Qua đây, một lần nữa xin lỗi những ai có duyên đươc tiếp xúc, học tập tại lớp học không tên một lời xin lỗi chân thành, cho dù đó là lỗi vô tình ngoài ý muốn. Xin chúc tất cả an vui, thành công.

Tâm Anh

 

Tạo bài viết
13/01/2019(Xem: 7121)
30/10/2021(Xem: 4138)
10/05/2019(Xem: 11488)
26/01/2022(Xem: 4292)
03/02/2015(Xem: 9161)
Kính thưa quý vị khá thính giả của chương trình Phố Bolsa TV. Hiện nay tôi đang có mặt ở tỉnh Surin Thái Lan cùng đòan bộ hành với sư Minh Tuệ đi Đất Phật Ấn Độ và hôm nay nơi giữa đường thì chúng ta sẽ có một buổi nói chuyện trực tiếp với sư Minh Tuệ. Những câu hỏi đã được tôi soạn ra trước nhưng không hề có việc gửi tới trước cho Sư hoặc là cho anh Đoàn Văn Báu (Trưởng đoàn)
Vào năm 2015 ngôi chùa Linh Thứu tại thủ đô Berlin của xứ Đức, đã đảm nhận trọng trách tổ chức một khóa An Cư Kiết Đông cho hơn 100 vị Chư Tăng Ni đến từ các nơi, chủ yếu là Âu Châu. Gần mười năm sau, Chùa lại được hân hạnh đón tiếp lần thứ hai gần 100 Vị đến tu tập những 10 ngày từ mùng 9 đến 18 tháng 12 năm 2024, đó là khóa An Cư Kiết Đông kỳ thứ 12, nếu không trừ ra vài khóa vắng bóng thời Cô-Vít ngày nào!
Ngày 3/1, ngày thứ tư kể từ khi đặt chân tới đất Thái Lan, đoàn của sư Minh Tuệ đang đi bộ dọc đường 217 trên khu vực thuộc huyện Phibun Mangsahan, tỉnh Ubon Ratchathani ở miền đông bắc Thái Lan.