Thư Viện Hoa Sen

Vầng Trăng Khuyết

18/05/20225:52 SA(Xem: 12692)
Vầng Trăng Khuyết
VẦNG TRĂNG KHUYẾT
Tâm Anh

 

vang trang khuyetNói đến trăng, hiện lên trong tâm khảm chúng ta một vầng trăng tròn như quả bóng. Bóng đêm càng tối thì những ngôi sao càng sáng, ánh trăng lại càng sáng tỏ hơn. Vầng trăng chiếu sáng khắp nơi. Tuy ở trên trời nhưng trăng lại mọc ở mọi nền văn hóa khắp cõi địa cầu này và tỏa ánh sáng hạnh phúc lung linh tới nhiều nơi. Khi nhắc đến vầng trăng tròn không ai không nghĩ đến vầng trăng khuyết. Có tròn ắt hẳn có khuyết đó là quy luật tự nhiên. Nếu không có vầng trăng khuyết kia thì làm sao thấy được giá trị đích thực của ánh trăng tròn chiếu sáng ngời ngợi trên cánh đồng quê, chiếu sáng đến tận hang cùng ngõ hẽm. Nếu khôngthế gian đầy ô trọc, sao hiện diện Đâng Đại giác Đại nguyện cứu khổ chúng sanh. Vầng trăng khuyết có gì khác xa so với Ánh Trăng tròn kia. Chúng ta hãy cùng nhau bàn luận nhé.

Theo nghĩa đen, mười hai mùa trăng tượng trưng cho mười hai tháng trong năm: Nào là trăng rằm tháng giêng, trăng rằm trung thu…Những cảnh vật dưới đêm trăng thật thơ mộng. Mặt trăng dịu dàng như sà xuống mặt đất để ôm lấy những đứa trẻ hồn nhiên, vô tư, đáng yêu. Rồi mặt trăng lại “biến hình.” Hàng đêm, đôi khi tròn vành vạnh, chiểu tỏ khắp nơi, có lúc lại nhỏ dần, mờ dần cho đến khi không còn thấy được.

Trái ngược với trăng tròn kia là vầng trăng khuyết. Vầng trăng khuyết có hình dáng lưỡi liềm (giống với dụng cụ người nông dânViệt Nam dùng để cắt lúa) hay trăng khuyết còn có hình dáng một chiếc thuyền con, lóng lánh lướt đi chầm chậm trên màn trời đen khi về đêm. Tuy không sáng, không tròn trịa như ánh trăng đêm rằm, nhưng nếu không có vầng trăng khuyết thì làm sao ta trân quý, nâng niu, trân trọng được ánh trăng tròn kia.

Hình tượng “trăng” như một mô hình vũ trụ, chứng minh quan niệm của nhà Phật. Nếu mặt trờibất biến thì mặt trăng là một  quá trình “luân hồi,” “giải thoát,” có sinh ắt có diệt, có tròn đầy thì sẽ có khuyết, có tối sẽ có sáng, ngày đêm hòa quyện. Nhịp tuần hoàn của trăng chính là nhịp điệu của sự sống.

Theo nghĩa bóng, nếu như trăng tròn tượng trưng cho sự hoàn hảo, thì trăng khuyết lại mang ý nghĩa chưa tròn đầy, còn khiếm khuyết luôn mang khát vọng muốn phát triển, luôn có sự vươn lên. Khi so sánh hình tượng trăng, nhắc ta nhớ lại câu thơ “vầng trăng xưa đã khuất dưới ánh trăng tròn,” cũng như chúng sanh vì màn đêm tăm tối của tham sân si, vì đắm say nhục dục nên mãi chìm đắm trong cõi luân hồi, trãi qua sự tu tập để đạt được sự thanh cao, vời vợi như Đấng cha lành tượng trưng cho ánh Trăng tròn Viên mãn.

Xuất phát từ thực tế, cuộc đời Đức Phật gắn liền với những đêm trăng. Ngài Đản sanh vào đêm rằm tháng tư trăng tròn; xuất gia vào trăng tròn tháng hai; Ngài thành đạo vào đêm trăng tròn tháng chạp (tháng cuối năm.) Nên ngày trăng tròn trở nên rất ý nghĩa đối với Phật giáo. Để ý chúng ta thấy đây cũng là những ngày tổ chức những buổi lễ trọng thể trong năm của người con Phật.

Như vậy “Trăng” không còn là hình tượng thiên nhiên thông thường mà còn là biểu trưng cho sự bất tử, cho tình nghĩa, cho sự hy sinh, cho quy luật của sự sống. Nếu  như Đức Phật được ví như “Trăng tròn” soi chiếu khắp quần sanh, đem giáo pháp nhiệm mầu dạy bảo cho chúng sanh, thì những vầng trăng non, trăng khuyết, cần phải tu tâm dưỡng tánh hàng ngày mới mong không bị màn sương đêm lạnh gió trăng khuyết xa mờ.

Cũng tận hôm nay, những nhà khoa học mới khẳng định sự chi phối ảnh hưởng khá mạnh của từ trường mặt trăng với trường sinh học của con người.

Một huyền thoại của Phật giáo tất yếu có những tích đậm chất Phật giáo như “Sự tích thỏ ngoc.” Chuyện kể rằng, khi mất mùa đói kém, lại gặp tiết trời gió lạnh, loài vật rủ nhau đốt lửa sưởi ấm. Con vật nào cũng đói cồn cào. Tình xót thương lớn đến mức con thỏ đáng kính tự nhảy vào lửa, làm chín thân thể mình đề đồng loại ăn cho đỡ đói. Đức Phật thấy vậy cảm động, Ngài nhặt xương thỏ cầu nguyện, hóa phép cho nó sống lại trong hình hài ngọc quý rồi đưa nó lên làm bài học cho triệu triệu tín đồ theo Phật.

Hoặc những tấm gương người thật việc thật trên thế gian này nói lên rằng tuy những người phàm trần chúng ta  - những vầng trăng khuyêt - chưa đạt được quả vị viên mãn như Đức Phật, như các bậc Thánh nhưng với ý chí, nghị lực tác động trực tiếp đến suy nghĩ hành động của mỗi người, biểu thị quyết tâm vượt lên mọi rào cản để thoát khỏi mọi nghịch cảnh, đã hiến dâng cho đời những cống hiến cao cả không thể tả nên lời qua vài trang giấy. Dưới đây là những tấm gương nghị lực, vươn lên đáng cho chúng ta học tập trên thế giới và ngay cả ở Việt Nam. Vì phạm vi bài viết xin đơn cử hai nhân vật cụ thể như sau:

Nick Vujcia (công dân nước Úc) không chân, không tay. Không bi lụy sầu thương, anh ấy  đối diện nghịch cảnh với tinh thần thép, đã chứng minh cho mọi người thấy qua câu nói: “Chúng ta không có quyền lựa chọn nơi sinh ra, nhưng có quyền lựa chọn cách mình sẽ sống.” Bằng ý chí, nghị lực của bản thân, anh đã thành lập tổ chức phi lợi nhuận LIFE WITHOUT LIMBS, mang ý chí nghị lực cho những hoàn cảnh kém may mắn như chính bản thân anh.

Hoặc Nguyễn Công Hùng (công dân Viêt Nam) cũng không có tay chân từ khi mới sinh ra, tuy kém may mắn hơn người, nhưng chính nghị lực phi thường, đã sống và làm việc hết mình, được mệnh danh là Hiệp Sị Công Nghệ thông tin, đã đào tạo nghề cho biết bao người cùng cảnh ngộ khác.

Ngoài ra còn nhiều tấm gương điển hình khác như Linh Chi, Nguyễn phương Anh (cô bé xương thủy tinh)….là những người khuyết tật, thiệt thòi luôn có ý chí, nghị lực vươn lên trước những hoàn cảnh khó khăn của bản thân mà ngay cả mỗi chúng ta - những người bình thường - nếu không tự trau dồi cả về thể chất lẫn tinh thần, không nuôi dưỡng lòng từ ái, không thương yêu lẫn nhau, không có nghị lực kiên cường, không từ bỏ những tạp niệm cho dù chỉ trong tâm thức thì làm sao mong chờ được thành tựu quả vị trăng tròn như Đấng Từ phụ của chúng ta. Đức Phật có dạy: “Ta là Phật đã thành, các con là Phật sẽ thành.” Trong một bài viết khác xin nói rõ hơn về những nghị lực vươn lên trong cuộc đời, xứng đáng được xã hội ghi nhận và kính thương.  

Là một người như chúng ta, Đức Phật với Tuệ giác viên mãn (được ví như Trăng tròn), đã giúp chúng sanh  (những vầng trăng khuyết ) vượt qua sông mề đến bờ giải thoát. Phật phápphương tiện giúp chúng ta phát triển tiềm năng trọn vẹn, không dính mắc ngay cả khuyết hay tròn.

            

Tạo bài viết
13/01/2019(Xem: 7121)
30/10/2021(Xem: 4138)
10/05/2019(Xem: 11488)
26/01/2022(Xem: 4292)
03/02/2015(Xem: 9161)
Vào năm 2015 ngôi chùa Linh Thứu tại thủ đô Berlin của xứ Đức, đã đảm nhận trọng trách tổ chức một khóa An Cư Kiết Đông cho hơn 100 vị Chư Tăng Ni đến từ các nơi, chủ yếu là Âu Châu. Gần mười năm sau, Chùa lại được hân hạnh đón tiếp lần thứ hai gần 100 Vị đến tu tập những 10 ngày từ mùng 9 đến 18 tháng 12 năm 2024, đó là khóa An Cư Kiết Đông kỳ thứ 12, nếu không trừ ra vài khóa vắng bóng thời Cô-Vít ngày nào!
Ngày 3/1, ngày thứ tư kể từ khi đặt chân tới đất Thái Lan, đoàn của sư Minh Tuệ đang đi bộ dọc đường 217 trên khu vực thuộc huyện Phibun Mangsahan, tỉnh Ubon Ratchathani ở miền đông bắc Thái Lan.
Thay mặt Ủy ban Quốc gia Đại lễ Vesak LHQ 2025, xin trân trọng kính mời quý cư sĩ học giả tham gia viết bài và trình bày tại Hội thảo Vesak Liên Hiệp Quốc 2025, diễn ra từ ngày 6 đến 8 tháng 5 năm 2025 tại Thành phố Hồ Chí Minh. Hội thảo năm nay với chủ đề chính: “Hợp nhất và Bao dung vì Nhân phẩm Con người: Tuệ giác Phật giáo cho Hòa bình Thế giới và Phát triển Bền vững” cùng các tiểu chủ đề mang tính thời sự như: