Nhật Ký Một Phật Tủ (9)

06/02/20235:19 CH(Xem: 1903)
Nhật Ký Một Phật Tủ (9)

NHẬT KÝ MỘT PHẬT TỦ (9)
Thanh Nguyễn

 

nhat kyNgày rằm, tháng này, năm nay

Ngày rằm là một ngày quan trọng và thiêng liêng đối với người Phật tử Việt Nam, ngay cả những người Việt không tôn giáo hay các tôn giáo khác cũng ít nhiều để tâm đến. Lịch sử ngàn đời của dân tộc và đạo Phật đã in sâu vào tâm khảm của mọi người. Những ngày rằm lớn như rằm tháng giêng, rằm tháng tư, rằm tháng bảy…hầu như tác động đến tất cả mọi người. Tuy nhiên ngày rằm tháng tư là trọng đại nhất, đây là ngày trăng tròn, ngày Vesak, ngày tam hợp, ngày ghi dấu ấn lớn không chỉ với Phật tử Việt mà là của toàn thể tín đồ Phật giáo trên thế giới. Ngày này là ngày thị hiện của một đấng “ Thiên nhơn chi đạo sư”, ngài đến thế gian để đem lại giáo pháp từ bigiải thoát cho loài người.

Con người từ lâu sống trong sự vô minh, trói buộc, phiền não, nay ngài đến để dùng từ bitrí huệ chỉ cho loài người nhận biết sự thậtcon đường giải thoát, giải thoát một cách triệt để những ràng buộc hệ lụy của đời người. Mục đích Phật thị hiện là để giáo hóa chúng sanh ngộ nhập Phật tri kiến ( Kinh Pháp Hoa)

Ngày rằm với người Việt từ xưa đến giờ là lên chùa dâng hương lễ Phật, hướng về tam bảo. Những ngày khác có thể tranh đấu hơn thua, có thể làm nhiều điều sai quấy… Nhưng chí ít ngày rằm mọi người cũng tạm dừng để mà hướng tâm về chùa, về cõi Phật, về điều thiện

Phật pháp truyền đến đâu thì giao thoa với văn hóa bản địa ở đấy. Việt Nam cũng không ngoại lệ, bởi vậy ở Việt Nam trong đạo Phật (nhất là chùa quê) có xin xăm, gieo quẻ, coi ngày giờ… Mình nhớ rất rõ ràng, ngày xưa ngoại mình rất tin, tin tuyệt đối ở vị sư già chùa làng, phàm việc gì bà cũng lên chùa xin thầy coi giúp cho ngày giờ tốt, thỉnh thầy cầu an, cầu siêu… Ngoại mình tin ở Phật, tin ở tam bảo nhưng cũng như mọi người dân quê khác, niềm tin ấy pha lẫn những yếu tố tín ngưỡng dân gian hay bản địa nên mới có chuyện xin xăm, gieo quẻ âm dương, coi ngày giờ, đeo bùa hộ mệnh...Ngoại mình tin một cách thành tâm, tin có Phật Bồ Tát gia hộ, có chư thiên, quỷ thần hộ vệ việc thiện, trừng phạt việc ác. Tin có ngày cát tường, có ngày xấu… Bà thường đọc câu ca dao:

Mười lăm mùng bốn hăm ba
Trong ba ngày ấy không ra ngoài đường

Hoặc là dị bản khác

Mùng năm mười bốn hăm ba

Đi chơi cũng thiệt nữa là đi buôn

Những ngày này bà kiêng kỵ cẩn thận lắm, nhất định không đi đâu xa, không làm việc gì lớn, ấy vậy mà đi lên chùa thì bà lại hăm hở sốt sắng mặc dù ngày mười lăm ( rằm) có trong danh sách những ngày không nên ra đường, cái tín tâm của bà thật mạnh và đơn sơ. Bà đâu được học giáo lý như bọn con cháu sau này nên đâu biết trong kinh Thắng Hạnh đức Thế Tôn đã dạy:
Khi nghiệp thân khẩu ý
Hiền thiện và thanh tịnh
Thì là ngày cát tường
Là giờ phút hanh thông
thời khắc hưng vượng.

Dân gian vẫn thường bảo nhau:” Lễ chùa quanh năm không bằng rằm tháng giêng”, người ta tin là rằm tháng giêng lớn nhất, quan trọng nhất; đi lễ chùa rằm tháng giêng được phước lớn hơn những rằm khác hay. Thật ra thì rằm tháng giêng theo văn hóa Trung Hoa là tết nguyên tiêu, ngày xưa người ta ngắm trăng mở hội mừng và dân gian bị ảnh hưởng theo chứ chẳng phải là rằm tháng giêng lớn nhất, quan trọng nhất. Rằm tháng tư cũng là ngày lễ Vesak hợp nhất ba cột mốc quan trọng trong cuộc đời đức Phật. Rằm tháng bảy là lễ Vu Lan, một ngày lễ báo hiếu và cũng theo quan niệm dân gian là lễ xá tội vong nhân. Những ngày rằm này quả thật thiêng liêng, quan trọng và đã in sâu vào tâm khảm của mọi người. Thật sự thì chẳng có rằm nào lớn hay rằm nào nhỏ cả, rằm nào cũng quan trọng, rằm nào cũng thiêng liệng vì đó là ngày mọi người về chùa lễ Phật, ngày nhắc nhở chúng taPhật tử hãy nhớ Phật, tưởng Phật và làm theo những điều Phật dạy. Đừng nói chi là ngày rằm, hễ ngày nào mà thân, khẩu, ý thanh tịnh thì ấy chính là ngày cát tường, là ngày quý nhất.

Khi mình còn nhỏ, mình được ba chở lên chùa những ngày rằm, mùng một. Mình thích lắm và còn nhớ rõ về ngôi chùa làng ấy. Một ngôi chùa cổ rất tiêu sái ở giữa đồng quê, trước mặt là cánh đồng xanh ngát, sau lưng là một gò hoang rộng mênh mông đầy mồ mả. Trong chùa có nhiều cỗ quan tài của dân quanh vùng ký gởi. Người dân có thói quen sắm sẵn quan tài để dành khi hữu sự nhưng lại sợ không dám để ở nhà nên đem gởi ở chùa. Rằm nào cũng lên chùa, sau khi lễ Phật xong, mình thơ thẩn khắp trong ngoài, khám phá đủ thứ cho thõa tánh tò mò. Mình đi quanh quẩn những ngôi mộ cổ của các tổ dựng chùa, ở đó rất nhiều chữ Hán dán bằng miểng sành, mình có biết chi đâu, thế mà lại thích và thấy thương chi lạ. Mình thấy hầu như các bà đều xin xăm, gieo quẻ, coi ngày giờ tốt xấu… y hệt như ngoại mình. Mình nghe ba và các chú lớn hơn bàn tán chuyện này là không đúng chánh pháp. Ba mình bảo:” Xưa các tổ dùng Phương tiện để dẫn dắt và độ người, giờ đã thành tập quán, khó loại bỏ”… Mình sợ tượng hộ pháp và ông Tiêu, sợ nhưng vẫn len lén nhìn. Mình thắc mắc:” Lễ Phật là đúng rồi vì ông Phật hiền và cứu người, sao lại còn đốt nhang lễ ông Tiêu Diện? Ông ấy như hung thần, trông dễ sợ quá”  Ba mình gảii thích:” Hộ pháp giữ chùa, ông Tiêu Diện cũng là bồ tát hóa thân để khuyến khích cái thiện, ngăn ngừa cái ác. Nếu người thiện nhìn thì thấy là hiền, người nào xấu thì nhìn vào sẽ thấy ác. Với người hiền thiện thì dùng thân Bồ tát để độ, với người ác thì dùng thân Tiêu Diện để hóa độ”. Lúc ấy còn nhỏ nên chẳng hiểu gì, sau này lớn lên mới hiểu  được chút ít ý nghĩa ẩn tàng cũng như triết lý thâm sâu: Thiện ác vốn không hai, mê ngộ chẳng tách rời, tất cả từ một niệm tâm mà ra, tỉnh thì giác, thì hiền; mê thì muội, thì ác. Cứ xem hai mặt của một bàn tay thì biết vậy! Trái phải vốn không hai mà cũng chẳng là một.

Phật thị hiện ở thế gian này để chỉ con đường giác ngộ cho loài người, để giáo hóa con người hướng về hiền thiện, thức tỉnh. Phật đã từng nói ngài không phải là thượng đế hay thần linh nên không có ban phước giáng họa. Ngài độ người bằng cách chỉ đường đi, dụng phương tiện đưa chúng sanh ra khỏi nhà lửa, bày phương pháp cho mọi người thức tỉnh mà dấn thân. Đức Phật Thích Ca Mâu Ni cũng như chư Phật ba đời mười phương đều là những vị thầy chỉ đường. Độ người bằng cách chỉ đường đi, chế ra phương thuốc để trị bệnh khổ. Chúng ta phải tự đi thì mới đến, phải uống thuốc thì mới hết bệnh. Các ngài không thể đi giúp hay uống thuốc giùm. Đường đi đã có, thuốc đã sẵn, phương pháp đã bày còn đi hay không là ở chúng ta. Phật là bậc đại hùng, đại lực, đại từ bi nhưng nếu chúng ta không chịu đi, thuốc không chịu uống thì các ngài cũng đành chịu mà thôi! Sở dĩ có nhiều tông môn pháp phái, nhiều phương pháp hành trì, nhiều phương thức lễ nghi...là vì căn cơ chúng ta vốn thiên sai vạn biệt, bản tánh vô cùng khác nhau, một con đường hay một phương pháp thì không thể nào thích ứng cho tất cả, bởi vậy mà mới có phương tiện chế ra để phù hợp với mọi người. Tuy có nhiều cách thức khác nhau nhưng cốt lõi căn bản vẫn duy trì được thì Phật pháp không suy hao. Con đường gíac ngộ vẫn rộng thênh thang phía trước.

Bây giờ mình sinh sống ở ngoai phương, phải tùy thuận theo phung tục tập quán địa phương, phải tùy thuận theo pháp độquốc độ. Ngày rằm nằm trong tâm tưởng nhưng không thể lên chùa vào ngày rằm, chỉ có thể lên chùa vào ngày cuối tuần mà thôi. Ngày rằm lên chùa dâng hương lễ Phật chỉ có thể duy trì nơi cố quận, đây có lẽ cái phước của người cố quận, người ngoại phương chịu thiệt ở điểm này Ngày rằm tháng trăng tròn, ngày rằm lễ Vesak là một ngày thiêng liêngtrọng đại cũng đành phải chờ ngày nghỉ cuối tuần.

 

Thanh Nguyễn

Ất Lăng thành, 04/22

Nhật Ký Một Phật Tủ (9)
Nhật Ký Một Phật Tử (8)
Nhật Ký Một Phật Tử (7)
Nhật Ký Một Phật Tử (6)
Nhật Ký Một Phật Tử (5)
Nhật Ký Một Phật Tử (4)
Nhật Ký Một Phật Tử (3)
Nhật Ký Một Phật Tử (2)
Nhật Ký Một Phật Tử (1)





Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
04/04/2013(Xem: 19078)
11/06/2014(Xem: 9707)
12/03/2018(Xem: 14749)
17/04/2018(Xem: 9066)
03/06/2018(Xem: 7706)
23/11/2022(Xem: 54536)
04/02/2016(Xem: 9977)
28/02/2015(Xem: 6305)
Hiện tượng của thầy Thích Pháp Hòa là hợp với logic của cuộc sống bất cứ thời nào. Bên cạnh ma quỷ luôn có thánh thần, bên cạnh ác tăng luôn có những cao tăng kềm chế. Nếu kẻ lợi dụng mảnh áo cà sa để hướng dẫn Phật tử vào chốn u minh nhằm bóc lột tiền tài, công sức của họ, bằng cúng dường bằng tà thuyết phải cúng Phật mới được siêu sinh thì thầy Pháp Hòa mở ra từng pháp thoại có khả năng giác ngộ người nghe thầy thuyết giảng. Thầy khẳng định những điều đơn giản nhưng hiếm người hiểu rõ, đó là: “Phật Giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.”
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.