Ngày Lễ Độc Lập Nghĩ Về Phật Giáo

27/06/20234:46 SA(Xem: 1612)
Ngày Lễ Độc Lập Nghĩ Về Phật Giáo

NGÀY LỄ ĐỘC LẬP NGHĨ VỀ PHẬT GIÁO
Tiểu Lục Thần Phong

 

4 of julyHàng năm cứ đến ngày lễ độc lập là cả nước lại rực rỡ cờ hoa, tưng bừng pháo bông, dân chúng đốt giàn trời luôn. Ngày lễ độc lập cũng như những ngày lễ khác, thật sự là ngày lễ của người dân. Mọi người nghỉ ngơi, đi chơi xa, thăm viếng họ hàng, hoặc ở nhà mở tiệc BBQ sum họp gia đình, ăn uống, ca hát, nhảy múa… Ngày lễ xứ này không có hội họp, không có ông to bà lớn đọc diễn văn lòng thòng ngôn từ sáo rỗng, không có khẩu hiệu đao to búa lớn, không có những buổi biểu diễn   xạo sự và tốn kém…

 

Ngày lễ Độc Lập, bài quốc ca được hát lên một cách hào hứng đầy tự hào, bản tuyên ngôn cũng được nhắc nhở ôn lại. Đây là bản tuyên ngôn Độc Lập của Mỹ lừng danh thế giới được viết bởi John Adams, ngày nay bản tuyên ngôn này trở thành một di sản lịch sử, văn hóa cũa Mỹ cũng như của nhân loại. Tinh thần chính của bản tuyên ngôn:” Mọi người sinh ra bình đẳng. Ai cũng có quyền sống, quyền tự doquyền mưu cầu hạnh phúc… chính phủ có trách nhiệm bảo vệ các quyền này. Người dân có trách nhiệm bảo vệ các quyền này cho chính họ...”

 

Bây giờ ta thử nhìn dưới lăng kính Phật giáo xem sao. Đạo Phật khai sáng bởi đức bổn sư Thích Ca Mâu Ni. Ngài vì tình thương lớn mà buông xả đời tư để đi tìm một con đường giải thoát cho loài người. Ngài đã đi và đã đến. Giáo pháp của ngài đề cao tình thương, tôn trọng sự sống và mục đích tối hậugiác ngộ giải thoát.

 

Chúng ta đều biết, xã hội Ấn cổ đại ( và cả một phần nào đó bây giờ) với chế độ đẳng cấp vô cùng khắc nghiệt và tàn bạo, có thể nói khắc nghiệt nhất thế gian này. Người của đẳng cấp dưới làm nô lệ cho đẳng cấp trên, bị bóc lột, đánh đập và thậm chí bị giết chết nếu chỉ vì vô tình để cái bóng của họ chạm phải người của đẳng cấp trên. Người Ấn mặc nhiên chấp nhận cái thuyết của Hindu giáo: tầng lớp trên Bà La Môn, Sát Đế Lợi… sinh ra từ đầu và miệng của thần Brahma nên là quý tộc thượng lưu. còn tầng lớp nô lệ, thợ thuyền sanh ra từ bàn chân của thần Brahma nên là nô lệ phục vụ giai cấp trên vĩnh viễn như thế. Sanh ra như thế và chết đi cũng như thế, đời truyền đời như thế. Đức Phật đã bác bỏ thuyết này, ngài tuyên bố:” Không có giai cấp trong khi nước mắt cùng mặn và dòng máu cùng đỏ”. Trong kinh Suy niệm về nghiệp dạy:” Không phải do dòng dõi thọ sanh mà một người cao quý hay thấp hèn. Chính hành vi tạo tác khiến người thấp hèn hay cao quý”. Trong suốt cuộc đời hoằng hóa, ngài đã độ vô số người, không phân biệt giàu, nghèo, sang, hèn, quý tiện. Trong giáo pháp cũng dạy:” mọi người bình đẳng, chỉ có nghiệp mới sanh ra sự dị biệt cao thấp trong đời..” Con người sanh ra với nhân dáng như thế nào, hoàn cảnh sống như thế nào, trí huệ ra sao… hoàn toàn là do chính nghiệp báo của mình tạo ra, không có thượng đế hay thần thánh nào có thể ban phước hay giáng họa cả.

 

Mọi người sinh ra bình đẳng và có quyền sống như nhau, không ai có quyền hay tự cho mình cái quyền tước đoạt mạng sống của kẻ khác. Đức Phật cảnh báo:” Chính mình làm việc ác nên khiến mình uế trước, chính mình làm việc lành nên khiến mình thanh tịnh”. Quyền sống thiêng liêng, giết người tức là đoạt đi một cơ hội học đạo giải thoát của một con người. Đức Phật còn sâu xa hơn, bao la, vĩ đại hơn không chỉ quyền sống của con người mà còn tôn trọng quyền sống của muôn loài sinh vật. Ngài chế ra giới cấm sát sanh, khuyến khích ăn chay, dạy phóng sanh. Trong ba tháng mùa mưa phải an cư để khỏi phải đạp chết côn trùng nhỏ nhít và mần non… Người thấp kémphước báo ít, động vật muôn loài vì hết phước và vì nghiệp mà đọa… Tuy nhưng người và vật đều tham sống sợ chết vì thế không được giết, phải tôn trọng quyền sống của người và cả vật.

 

Con người sanh ra ai cũng muốn tự do, đây là cái quyền của con người. Tuy nhiên lịch sử loài người cho thấy, dưới những chế độ chiếm hữu nô lệ, phong kiến hay những thể chế côn đồ, độc tài, thần quyền… quyền tự do bị cướp , bị tước đoạt mất. Nước Mỹ khai sinh và bản tuyên ngôn đã dõng dạc công nhận quyền tự do của con người. Chính phủ có trách nhiệm bảo vệ và người dân cũng phải bảo vệ quyền tự do của chính mình. Nước Mỹđã thực hiện một cuộc cách mạng lớn trong lịch sử, công nhậntôn trọng quyền tự do của con người ( cũng chính vì điều này mà đã xảy ra cuộc nội chiến và cuối cùng đã giải phóng nô lệ hòan toàn). Quyền tự do có nhiều thứ: Tự do sinh sống, tự do hội họp, tự do ngôn luận, tự do di trú, tự do tín ngưỡng, tự do sáng tạo, tự do tư tưởng... Trong đạo Phật chữ tự do còn tuyệt vời hơn, vĩ đại hơn, rốt ráo hơn, giải phóng con người thoát khỏi khổ đau, ràng buộc của thế gian, tự do tuyệt đối không còn sanh tử luân hồi. Đạo Phật tôn trọng tự do lựa chọn đức tin của mọi người, khuyến khích mọi người kiểm nghiệm và thực hành chứ không phải tin một cách mù quáng. Đạo Phật không có giáo điều, không bắt buộc ai phải theo hay buộc  ai phải tuân thủ phép tắc điều lệ… Mọi người tự do lựa chọn. Tự do gia nhậptự do rời bỏ… tất cả phụ thuộc vào cái duyên của chính người ấy! Tự do lựa chọn tương lai của mình, hạnh phúc hay khổ đau, thăng hay đọa đều do chính mình:” Chính mình làm việc ác nên khiến mình uế trược, chính mình làm việc thiện nên kiến mình thanh tịnh, thanh tịnh hay uế trược đều do chính mình, khôgn ai có thể làm cho người khác uế trượcc  hay thanh tịnh” ( Kinh Suy niệm về nghiệp). Đạo Phật giải phóng con người khỏi thế quyền và thần quyền, giải phóng con ngườ khỏi ràng buộc vật chất ngũ dục lục trần. Đạo Phật đã làm rốt ráo, chỉ con đường đi đến tự do tuyệt đối cho mọi người.

 

Chữ hạnh phúc rất rộng tùy quan niệm của mỗi người, mỗi thời đại và mỗi tập quán văn hóa, nhưng nhìn chung thì cho hạnh phúc không ngoài hưởng thụ ngũ dục lục trần, thõa mãn cái mình mong muốn. Người dân Mỹ quả là hạnh phúc so với người dân ở các nước nghèo đói, lạc hậu hay độc tài. Người Mỹ hạnh phúcđời sống vật chất quá phong phú, phương tiện hỗ trợ quá hiện đại. Họ hạnh phúc vì được pháp luật công nhậnbảo vệ quyền sống, quyền tự doquyền mưu cầu hạnh phúc của họ. Cái hạnh phúc của con người có điểm chung là: Có tài sản, có gia đình, có đời sống đầy đủ, được gắn bó với người yêu thương… Đạo Phật quan niệm hạnh phúc khác với quan niệm thế gian, không đặt nặng vào sự phụ thuộc vật chất, thậm chí còn buông xả mới là hạnh phúc, với một mức phát triển cao hơn nữa là phải cắt giảm những mối ràng buộc… Cái hạnh phúc tuyệt đối chính là niết bàn tịch tĩnh. Nói niết bànhạnh phúc cũng là một cách nói thô thiển, không chính xác nhưng ngôn ngữ con người chỉ có thể nói thế không thể nào hơn được. Niết bàn là một cảnh giới vừa là một trạng thái tâm thức, thật khó mà giải nghĩa, diễn tả hay cảm nhận được. Hạnh phúc của Phật giáo chính là:” Lánh xa kẻ xấu ác/ Thân cận bậc trí hiền/ Tôn kính bậc đáng kính/ Sống trong môi trường tốt/ Được tạo tác nhân lành/ Được đi trên đường chánh/ Có học có nghề hay/ Biết hành trì giới luật/ Biết nói lời ái ngữ/ Được cung phụng mẹ cha/ Yêu thương gia đình mình/ Được hành nghề thích hợp/ Biết khiêm cung lễ độ/ Tri túc và biết ơn/ Không bỏ dịp học đạo/ Biết kiên trì phục thiện/Thân cận giới xuất gia/Dự pháp đàm học hỏi/ Sống tinh cần tỉnh thúc/ Học chân lý nhiệm màu/ Thực chứng được niết bàn/ Sống ngay thẳng bố thì/ Giúp quyến thuộc thân bằng/ Hành xử không lỗi lầm/ Chung đụng trong nhân gian/ Tâm không hề ô nhiễm/ Đi đâu cũng an toàn/ Tới đâu cũng vững mạnh….( Kinh hạnh Phúc)

 

Ngày lễ rộn ràng vui nhộn rồi cũng qua, cuộc chơi tưng bừng rồi cũng lắng xuống. Mọi người lại quay về với công việc hàng ngày. Mọi người ai cũng cần phải làm việc để nuôi dưỡng bản thân mình và gia đình mình. Mình Sống bình đẳng, sống tự do, sống hạnh phúc, mình còn phải “ Sống và để kẻ khác sống” ( Lời của một vị thủ tướng Ấn Độ)

 

Tiểu Lục Thần Phong

Ất Lăng thành, 07/22

 

 

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
04/04/2013(Xem: 19116)
11/06/2014(Xem: 9742)
12/03/2018(Xem: 14797)
17/04/2018(Xem: 9082)
03/06/2018(Xem: 7733)
23/11/2022(Xem: 54592)
04/02/2016(Xem: 10026)
28/02/2015(Xem: 6343)
Hiện tượng của thầy Thích Pháp Hòa là hợp với logic của cuộc sống bất cứ thời nào. Bên cạnh ma quỷ luôn có thánh thần, bên cạnh ác tăng luôn có những cao tăng kềm chế. Nếu kẻ lợi dụng mảnh áo cà sa để hướng dẫn Phật tử vào chốn u minh nhằm bóc lột tiền tài, công sức của họ, bằng cúng dường bằng tà thuyết phải cúng Phật mới được siêu sinh thì thầy Pháp Hòa mở ra từng pháp thoại có khả năng giác ngộ người nghe thầy thuyết giảng. Thầy khẳng định những điều đơn giản nhưng hiếm người hiểu rõ, đó là: “Phật Giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.”
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.