Thư Viện Hoa Sen

Đất Phật Phù Nam

09/08/20191:02 SA(Xem: 8603)
Đất Phật Phù Nam

ĐẤT PHẬT PHÙ NAM
Nguyễn Thúy Loan, Ph. D



phu nam
Bản đồ xứ Phù Nam (ảnh: Wikipedia)

Phù Nam là vùng đất rất dễ thươnghiền hòa bên dòng sông Cửu Long, mặc dù tên không còn nữa, nhưng hình ảnh của Phù Nam không dễ xoá mờ trong trí của người Việt Nam khi nghĩ về hoặc nhắc đến. Lịch sử đã chứng minh nó thuộc về vùng đất Việt Nam, nhưng những nước chung quanh vẫn muốn dành trong lịch sử của họ. Như vậy nó thuộc về ai, thực sự nó tên gì? Bài viết này khơi lại lịch sử một vùng đất Phật đầu tiên của Việt Nam, mặc dù thời đó nó thuộc về đế quốc Phù Nam.

Đất Phù Nam (Funan) bao trùm cả một phần Việt Nam, Căm Bốt (Cambodia), Mã Lai (Malaysia) và Thái Lan (Thailand). Phù Nam hiện hữu khoảng 6 thế kỷ, từ thế kỷ thứ nhất đến khoảng giữa thế kỷ thứ 6. Sau đó mất hẳn tên trên bản đồ vì sự suy sụp của nền kinh tế phồn thịnh một thời. Ngày qua ngày, Phù Nam đã chia ra thành nhiều khu vực. Phù Nam mang nhiều nét văn hoá của Ấn độ và Căm Bốt.

Theo lịch sử Phật Giáo, Vua A-Dục (Asoka) của Ấn Độ thời 269–237 trước công nguyên đã phái 9 phái đoàn đi ra nhiều nước để phổ biến rộng rãi về Phật Giáo. Một trong 9 phái đoàn do 2 vị tăng Sona and Uttara đi về Đông Nam Á, đã đến Suvarna Bhumi (Có nghĩa là vùng đất vàng) từ đây Phật giáo bắt đầu truyền rộng đến Thái Lan (Thailand), Lâm Ấp (Champa), Lào (Laos) Miến Điện (Myanmar), và Phù Nam (Funan). Đoạn sử này được viết lại từ vua Tích Lan (Sri Lanka).

Theo truyền thuyết thì hai vị này theo tàu thương buôn đã đến Óc Eo, Phù Nam. Suvarna Bhumi thật sự là vùng nào, đến giờ vẫn là những cuộc tranh luận. Ở Thái Lan thì có tháp Phra Pathom Chedi (Tháp Đầu Tiên) ở Nakkorn Pathom, họ cho là hai vị này đã đến đây đầu tiên; vùng Thaton ở Burma (Miến Điện) thì cho rằng đất của họ chính là thủ đô của Suvarna Bhumi, và 2 vị tu sĩ Sona và Uttara đã đến đó.

Ở Óc Eo, Việt Nam thì cho rằng hai vị đã sống trên núi Ba Thê để truyền giáo, sau khi 2 vị rời núi thì núi này đặt là Phnom Pathe (Tu sĩ đã rời khỏi núi). Như vậy lịch sử cho thấy Phật Giáo đã đến Đông Nam Á rất sớm, từ thời vua A Dục tức là vào khoảng thế kỷ thứ 3 trước công nguyên. Chiều dài Phật giáo trãi rộng trên những đất Phật được những học giả, khảo cổ nghiên cứu liên tục không ngừng nghỉ. Chúng tôi năm người từ Hoa Kỳ hăm hở đi Phù Nam để nghiên cứu về đất Phật vào đầu tháng 6, năm 2015.

Trưởng phái đoànTiến Sĩ Giáo sư Lancaster, người nghiên cứu về Phật Học 60 năm, là giáo sư trường Đại Học nổi tiếng của Mỹ UC Berkeley 33 năm. Ông cũng là một học giả nổi tiếng thế giới về công trình nghiên cứu Phật Học. Ông dẫn theo Howie, phụ tá chuyên môn từ trường Berkeley để bỏ hồ sơ tài liệu lên mạng, Tiến sĩ Đại Đức Thiện Tâm thông dịch và 2 nghiên cứu sinh (Magaret và tôi) về hải cảng của đất Phù Nam.

Sau khi khám phá ra Phật giáo truyền theo con đường hàng hải, ông đã bắt đầu cho sinh viên nghiên cứu những hải cảng lớn thời đó, để tìm hiểu về sự phát triển của Đạo Phật. Trường Đại Học Vạn Hạnh cũ tức Viện Nghiên Cứu Phật Học bây giờ mời ông thuyết trình về sự khám phá mới này. Khi mọi việc được chuẩn bị xong thì chương trình lại dời về tháng 9, vì sinh viên đã nghỉ hè. Tiến sĩ Lancaster đã quyết định cho phái đoàn đi Óc Eo, để quan sát hải cảng nổi tiếng ở Phù Nam, thuộc tỉnh An Giang, Việt Nam hiện nay. Hải cảng này có thể là nơi đầu tiên Phật Giáo Việt Nam truyền đến. Những nhà khảo cổ đã đến Óc Eo, Việt Nam khoảng 1942 bắt đầu từ L.Malleret, đào xới để tìm những di tích lịch sử. Đến bây giờ, nó vẫn là nơi có nhiều bí mật chưa được giải thích, vì lịch sử không được viết lại nhiều thời đó. (xem tiep ban PDF bên dưới)
Nguyễn Thúy Loan, Ph. D.

Vài nét về tác giả:

TH-VanNinh-VoThuyLoan-01Bút hiệu : Thúy Vũ
Học sinh  Trung học Vạn Ninh (1968 - 1975)
Cao đẳng Sư phạm Nha Trang ( 1976 - 1977)
Cử nhân Toán và Computer - USA
Cao Học Quản Trị Kinh Doanh -USA
Tiến sỹ Phật Học - USA



Xem tiếp:

pdf_download_2

Dat Phat Phu Nam


Xem thêm:
Thời điểm du nhập Phật Giáo tại Chămpa
Tính Chất Phật Giáo Đại Thừa Phù Nam
Lại Bàn Về Tên Gọi Phù Nam
Biển trong sự tồn vong của vương quốc Phù Nam
Phật Giáo Vùng Mê-kông: Lịch Sử Và Hội Nhập







Tạo bài viết
06/03/2025(Xem: 6433)
free website cloud based tv menu online azimenu
Sau những ngày Miến Điện nghỉ Tết, nhóm thiện nguyện Ánh Sáng Từ Bi do Sư Cô Tn Như Hiếu điều hành đã tiếp tục dấn thân cứu trợ. Hôm nay 22. April 2025 chúng con xin tiếp tục tường trình hình ảnh cứu trợ động đất Myanmar đợt 5. Cũng như 4 đợt cứu trợ vừa qua, lần này chúng con cũng kết hợp cùng với chư vị Bhante, chư Tăng Ni VN tại Myanmar (Nhóm thiện nguyện Ánh Sáng Từ Bi, Quỹ Phụng Sự Tâm An, Quỹ Từ Tâm, nhóm Sư Cô Thích nữ Như Hiếu- Suriyavati) Xin tường trình Lộ trình đi cứu trợ miền động đất Myanmar.
Kính gửi : Chư tôn Hòa thượng Trưởng lão,Chư Hòa thượng,Chư Thượng tọa, Đại đức Tăng ni,Quý Phật tử trong vả ngoài nước : THÔNG BẠCH ĐẠI LỄ PHẬT ĐẢN PHẬT LỊCH 2569 của HĐGPTƯ Chánh thư ký Xử lý Thường vụ Viện Tăng Thống,Tỳ kheo Thích Đức Thắng
Khởi sự với lòng từ mong muốn đem nguồn nước của đức “Đại Bi” khơi nguồn nơi khô cằn sỏi đá và thiếu nguồn nước vào mùa khô ở Đăk Nông, từ ngày 19 tháng Giêng năm Ất Tỵ (19/2/2025) chúng con đã đi tiền trạm, khảo sát các trường học/ khu dân cư cần giếng nước sạch ở Đăk Nông. Sau khi tiến hành khảo sát đợt 1 vào ngày 19/2/2025 và đợt 2 vào ngày 17/3/2025, chúng con đã chọn lọc trong số các trường đã khảo sát và quyết định tặng 18 giếng nước/công trình lọc nước phèn/máy phát điện cho 20 trường học thuộc tỉnh Đăk Nông (có 4 trường trong cùng khuôn viên đất ở 2 địa điểm sẽ sử dụng chung công trình được tặng).