Phật Giáo Vùng Mê-kông: Lịch Sử Và Hội Nhập

11/08/20191:01 SA(Xem: 4420)
Phật Giáo Vùng Mê-kông: Lịch Sử Và Hội Nhập

PHẬT GIÁO VÙNG MÊ-KÔNG: LỊCH SỬ VÀ HỘI NHẬP

Kỷ Yếu Hội Thảo Khoa Học Quốc Tế
Phật Giáo Vùng Mê-Kông: Lịch Sử Và Hội Nhập

Ban biên tập: PGS.TS. Võ Văn Sen (TB)
PGS.TS. Trương Văn Chung
PGS.TS. Nguyễn Công Lý
TT.TS. Thích Nhật Từ
TT.TS. Thích Bửu Chánh
ĐĐ.TS. Thích Thiện Minh

Nhà Xuất Bản Đại Học Quốc Gia Thành Phố Hồ Chí Minh – 2015

 

MỤC LỤC

Phật Giáo Vùng Mê-kôngPhát biểu khai mạc của Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam - HT. Thích Trí Quảng  

Diễn văn khai mạc Hội thảo Khoa học Quốc tế Phật giáo vùng Mêkông: lịch sử và phát triển - PGS.TS. Võ Văn Sen

Báo cáo đề dẫn Hội thảo Khoa học Quốc tế ‘Phật giáo vùng Mêkông: lịch sử và phát triển’ - TT. Thích Nhật Từ

PHẦN 1: PHẬT GIÁO VÙNG MÊ-KÔNG: QUÁ TRÌNH DU NHẬP

Phật giáo tiểu vùng mê-kông: du nhập, phát triển và hội nhập - HT. Thích Thiện Nhơn

Vai trò của Phật giáo Nguyên thủy trong việc đoàn kết Phật giáo các nước vùng sông Mê-kông - HT.TS. Thích Thiện Tâm

Sự truyền thừa của Phật giáo vào vùng châu thổ sông Mê-kông qua cứ liệu thời kỳ vương quốc Phù Nam và văn hóa Óc Eo - những vấn đề khoa học đặt ra cần nghiên cứu hiện nay - ThS. Bạch Thanh Sang - TT.ThS. Lý Hùng

Sự du nhập và phát triển của Phật giáo ở vùng đất Nam Bộ trong bối cảnh quan hệ giữa Phù Nam với Ấn Độ và Trung Hoa - TS. Trần Thuận 

PHẦN 2: PHẬT GIÁO VÙNG MÊ-KÔNG: QUÁ TRÌNH GIAO LƯU VÀ HỘI NHẬP

Phát triển Thiền Nguyên thủy tại các nước hạ lưu sông Mê-kông - HT. Viên Minh

Sự dị biệt và hòa hợp tôn giáo tại các nước tiểu vùng Mê-kông - TT.TS. Thích Nhật Từ

Nghiên cứu nguồn gốc hai dòng Thiền An Nam tông trên dòng sông Mê-kông tại Thái Lan - ĐĐ.ThS. Nguyên Chơn - ĐĐ.ThS. Đạo Bình .

Hội đoàn kết sư sãi Khmer yêu nước - một tổ chức gắn đạo với đời của Phật giáo Nam tông Khmer Việt Nam - PGS.TS. Nguyễn Hồng Dương  .

Phật giáo với sự phát triển bền vững xã hội đồng bằng sông Cửu Long - TS. Trần Hoàng Hảo - ThS. Dương Hoàng Lộc 

Khảo sát ảnh hưởng của Phật giáo ở lưu vực Mê-kông và vùng châu thổ sông Cửu Long - Chơn Minh Lê Khắc Chiếu

Phật giáo Nam tông Khmer An Giang trong phát triển kinh tế xã hộixây dựng nền văn hóa mới - TS. Nguyễn Nghị Thanh - ThS. Đỗ Thu Hường 

Phật giáo Nam tông Khmer Nam Bộ với quá trình giao lưu và hội nhập văn hóa vùng đồng bằng sông Cửu Long - ThS. Tiền Văn Triệu   

Mối quan hệ giữa Phật giáo Nam tông Khmer với Phật giáo Nam tông Khmer Campuchia trên con đường hội nhập và phát triển - một số vấn đề đặt ra - ThS. Nguyễn Thị Bích Thúy 

Sự giao lưu và tiếp biến văn hóa trong đời sống tinh thần của cộng đồng người Khmer ở Nam Bộ - ThS. Nguyễn Thị Tâm Anh

Giáo dục Phật giáo Nam tông Khmer trên đường hội nhập và phát triển - ThS. Hoàng Văn Khải

Ảnh hưởng của đạo Phật (Tịnh Độ tông) trong sự hình thành một số tôn giáo nội sinh ở Nam Bộ cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX - ThS. Nguyễn Văn Quý

So sánh sự giao lưu - tiếp biến Phật giáo và phong tục tập quán ở Việt Nam và Campuchia vùng Mê-kông - ThS. Võ Văn Dũng - ThS. Đỗ Thị Thùy Trang - Trương Thị Thạnh

Về một số điểm tương đồng và khác biệt giữa Phật giáo Việt NamPhật giáo Thái Lan - ThS. Võ Văn Thành - ThS. Lê Thị Thanh Tâm ..269 Sự hội nhập của Phật giáo trong văn hóa dân gian Việt Nam - TS. Lê Thị Ngọc Điệp 

PHÁT BIỂU KHAI MẠC CỦA
VIỆN TRƯỞNG VIỆN NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC VIỆT NAM

HT.TS. Thích Trí Quảng

Lời đầu tiên, tôi kính gửi đến chư Tôn đức Tăng Ni, các nhà Phật học, các nhà nghiên cứu tại Hội thảo quốc tế “Phật giáo vùng Mêkông: Lịch sử và phát triển” vạn sự an lành, pháp hỷ sung mãn.

Trong xu thế hợp tác quốc tế giữa các nước tại tiểu vùng Mê-kông, các nước Campuchia, Lào, Miến Điện, Thái Lan và Việt Nam đã chủ động hợp tác với Nhật Bản, thông qua nhiều hội nghị cấp cao Mê-kông, nhằm đẩy mạnh các trụ cột hợp tác phát triển hạ tầng cơ sở để nối kết khu vực, thúc đẩy thương mại nhà đầu tư, giao lưu, đào tạo nguồn nhân lực, bảo vệ môi trường và phòng chống thiên tai. Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, hội thảo quốc tế “Phật giáo vùng Mê-kông: Lịch sử và phát triển” do Viện nghiên cứu Phật học Việt Nam phối hợp với trường Đại học KHXH&NV TP.HCM đồng tổ chức trong hai ngày 13-14/11/2015, có ý nghĩa lịch sử trong việc khởi xướng cầu nối học thuật cho lãnh đạo Phật giáo tại các nước tiểu vùng Mê-kông cùng cam kết thúc đẩy sự gây tạo ý thức toàn cầu về hòa bình, an ninh, môi trường và phát triển bền vững vùng Mê-kông.

Đây là lần đầu tiên hội thảo quốc tế về Phật giáo trong vùng Mê-kông được tổ chức tại Việt Nam. Đứng trước các thách thức về những hiểm họa về môi trường tại khu vực Mê-kông, các nhà nghiên cứu Phật học và các học giả thể hiện sự quan tâm đến các mục tiêu xây dựng môi trường hòa bình và ổn định trong khu vực, định hướng sự phát triển kinh tế vững chắc, đồng thời đảm bảo sự hài hòa và cân bằng giữa tăng trưởng kinh tế của các quốc gia tiểu vùng Mê-kông và bảo vệ môi trường của toàn khu vực. Bên cạnh các mục tiêu chiến lược nêu trên, việc quản lýsử dụng bền vững nguồn nước sông Mê-kông cần được thực hiện trong bối cảnh hợp tác giữa các nước tiểu vùng Mê-kông, trong đó, vai trò của cộng đồng Phật giáo trong khu vực không nên bị bỏ quên.

Trong bối cảnh Trung Quốc độc chiếm biển Đông, tạo ra các tranh chấp chủ quyền biển đảo tại biển Đông, những nỗ lực của các chính phủ trong khu vực trong đó có Việt Nam về việc cam kết ngăn chặn sự bồi đắp làm thay đổi nguyên trạng cấu trúc của các đảo, đá và bãi ngầm… sẽ góp phần làm giảm căng thẳng trong khu vực. Sự cam kết duy trì hòa bình, an ninh, an toàn ở biển Đông, trên nền tảng tôn trọng luật pháp quốc tế, không chỉ là trách nhiệm chung của các nước tiểu vùng Mê-kông mà còn là chính sách khôn ngoan mang lại nhiều lợi ích cho các nước trong và ngoài khu vực Mê-kông.

Các học giả tại hội thảo “Phật giáo vùng Mê-kông” đã nghiên cứu một cách hệ thống những lời Phật dạy về bảo vệ môi trường và ứng xử với môi trường, góp phần mang lại hòa bình trong khu vực, tăng trưởng sự phát triển kinh tế theo hướng bền vữngthân thiện với môi trường. Theo tôi, ngoài những hợp tác chặt chẽ của chính phủ của các nước tiểu vùng Mê-kông, các Giáo hộicộng đồng Phật giáo trong khu vực cần hợp tác chặt chẽ, góp phần duy trì hòa bình, bảo vệ môi trường, giữ gìn các di sản văn hóa, phát triển bền vững trong khu vực và trên thế giới.

Tôi cho rằng, sáng kiến hợp tác kinh tế giữa các nước tiểu vùng Mê-kông về môi trường, năng lượng, giao thông, thương mại, đầu tư, phát triển nguồn nhân lực, nông nghiệp, du lịch và bưu chính viễn thông,… là xu thế tất yếu để phát triển thịnh vường vùng Mê-kông. Tuy nhiên, có quá ít các hội thảo khoa học về các hợp tác Phật giáo tại 5 nước vùng Mê-kông. Sự khởi xướng cầu nối về hợp tác toàn diện của các cộng đồng Phật giáo tiểu vùng Mê-kông sẽ góp phần gây tạo ý thức bảo vệ môi trường, bảo tồnbảo vệ các di sản văn hóa, ngăn chặn sự suy thoái đạo đức, nâng cao chất lượng sống cho các cộng đồng tiểu vùng Mê-kông. Sự thúc đẩy hợp tác giữa Phật giáo tiểu vùng Mê-kông một mặt cung ứng nền tảng lý luận về việc bảo vệ môi trường, sinh thái lưu vực sông Mê-kông trên nền tảng học thuyết duyên khởi, cộng tồn, còn đề xuất mô thức sống “hài lòng, biết đủ để giảm hưởng thụ cực đoan”, dẫn đến ý thức cam kết bảo vệ nguồn tài nguyên nước và môi trường sinh thái tại tiểu vùng Mê-kông.

Với trí tuệ và tiếng nói tập thể, tôi kỳ vọng và tin tưởng rằng thông qua hội thảo quốc tế này, chúng ta cùng nỗ lực hướng đến các mục tiêu: (i) tăng cường kết nối Phật giáo trong tiểu vùng Mê-kông với Phật giáo trong khu vực và trên thế giới; (ii) tăng cường hợp tác bảo vệ môi trường vì Mê-kông xanh; (iii) tăng cường các chương trình giao lưu văn hóa, giao lưu Giáo hội Phật giáo, giao lưu quần chúng Phật tử giữa các nước tiểu vùng Mê-kông; (iv) đẩy mạnh sự hợp tác về phát triển nguồn nhân lực, củng cố tình hữu nghị, đoàn kết giữa các nước lưu vực sông Mê-kông.

Những ý tưởng, sáng kiến và nội dung được các học giả thảo luậnđề xuất tại các Tiểu ban trong hai ngày hội thảo, bên cạnh các nghiên cứu thuần túy, nên chú trọng đến những khởi xướng về hợp tác song phươngtoàn diện liên hệ các vấn đề nêu trên. Có được như thế, hội thảo của chúng ta sẽ góp phần mang lại những lợi ích và thay đổi tích cực trong khu vực, đồng thời tạo ra sự gắn kết, chia sẻ lợi ích, trách nhiệm của các quốc gia, các cộng đồng trong đó có cộng đồng Phật giáo thuốc các nước tiểu vùng Mê-kông. Kính chúc hội thảo Phật giáo vùng Mê-kông của chúng ta thành công tốt đẹp!

HT. Thích Trí Quảng

Phó Pháp chủ và Phó chủ tịch GHPGVN, Viện trưởng Viện nghiên cứu Phật học Việt Nam


pdf_download_2
Phật giáo vùng Mêkông Lịch sử và phát triển - Hội Thảo Khoa Học


Xem thêm:
Đất Phương Nam Tập 1 & 2 (Người Long Hồ)

Hào Kiệt Đất Phương Nam (Người Long Hồ
Thời điểm du nhập Phật Giáo tại Chămpa
Tính Chất Phật Giáo Đại Thừa Phù Nam
Lại Bàn Về Tên Gọi Phù Nam
Biển trong sự tồn vong của vương quốc Phù Nam
Đất Phú Nam (TS. Nguyễn Thúy LOan)

 

 

 




Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.