Ôn Trí Quang

28/02/20205:33 CH(Xem: 3678)
Ôn Trí Quang

Ôn Trí Quang

Kính Bạch Giác Linh Đại Lão Hòa Thượng,

Cho phép con tôn xưng Cố Đại Lão Hòa Thượng thượng Trí hạ Quang là Ôn, vừa tôn kính, đạo vị, vừa gần gũi thiền môn xứ Huế. Cũng xin tôn xưng Ôn là Ân Sư vì được thọ hưởng ân đức giáo huấn qua Kinh, sách và thân giáo của Ôn cho Đời, cho Đạo Pháp và Dân Tộc. “Nhất tự vi Sư, bán tự vi Sư”, huống chi Kinh, sách, Sám Pháp, Giới Luật do Ôn phiên dịch, chú giải và trước tác lớn lao như núi và rộng sâu như biển, không những soi sáng cho đời này mà còn đóng góp công đức cùng đông tây kim cổ lịch đại Pháp Sư.

Con là cựu Sĩ Quan Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa (QLVNCH). Theo thăng trầm vận nước, con vào tù “cải tạo” 5 năm rưỡi, rồi trở về làm “phó” thường dân cuối năm 1981. Ban ngày làm đủ nghề kiếm sống cho bản thân và ba mẹ già yếu: làm ruộng, bán lá nón, bán vị tâm xì dầu, đạp xe thồ v.v…, ban đêm ngồi đọc Kinh, sách dưới ngọn đèn dầu. Trong những ngày gian khổ cùng cực ấy, tác phẩm “Ngài La Thập” của Ôn đã soi sáng và giúp con lướt qua nghịch cảnh, nhất là ý nghĩa nghịch hành Pháp Hoa qua phẩm Đề Bà Đạt Đa. Con đã thành tâm chép tay Kinh Dược Sư, Từ Bi Thủy Sám Pháp và cùng quý đạo hữu lễ lạy Lương Hoàng Sám Pháp do Ôn dịch.

Nhớ năm 1963, con lên dự lễ Phật Đản tại chùa Từ Đàm Rằm tháng Tư âm lịch. Như thường lệ, từ sáng sớm, Chư Tôn Thiền Đức Tăng Ni cùng rất đông đạo hữu, Gia Đình Phật Tử rước Phật Sơ Sinh từ chùa Diệu Đế, qua thành phố Huế hướng về Từ Đàm. Chùa Từ Đàm vừa là trụ sở Tỉnh Hội, vừa là văn phòng Tổng Hội Phật Giáo Miền Trung. Buổi lễ trang nghiêm thanh tịnh vừa hoàn tất thì đột nhiên, hàng chục biểu ngữ và cờ Phật giáo giương cao giữa rừng người đông nghẹt cả sân chùa và các con đường quanh chùa trong im lặng tuyệt đối! Với tư cách Hội Trưởng Tổng Trị Sự Hội Phật Giáo Miền Trung, Ôn đứng trên khán đài, thông báo rằng chiều hôm qua, nhiều chùa, tự viện, tư gia trong thành phố Huế, quyền môn bị giựt sập, nhiều cờ, đèn bị xé, bị đạp, và lệnh cấm treo cờ Phật Giáo trong ngày đại lễ Phật đản đã được chính quyền ban hành. Thay mặt toàn thể Phật tử, Ôn đọc lên từng câu biểu ngữ với lời giải thích rõ ràng, trong đó con nhớ nhất là câu: cờ Phật Giáo Quốc Tế không bao giờ bị triệt hạ. Rồi Ôn thông báo là nội dung buổi lễ Phật Đản sáng nay sẽ được truyền thanh lại tại Đài phát thanh Huế như mọi năm và khuyên mọi người bình tỉnh ra về.

Tối hôm đó, nhiều Phật tử kéo đến Đài phát thanh nghe phát bản tin như thường lệ, nhưng Đài phát thanh Huế có lệnh không được phát thanh chương trình Phật đản như đã phổ biến, và rồi xảy ra đàn áp đẩm máu do Thiếu Tá Đặng Sĩ chỉ huy làm tám thiếu niên nam nữ tử nạn, về sau được tôn xưng là Thánh Tử Đạo Phật Giáo Việt Nam. Trong số tám em tử nạn oan khuất nầy, có người cháu gọi con bằng chú là Trần Thị Yến, nhưng ba cháu Vị Quốc Vong Thân sớm, mẹ tái giá với người họ Nguyễn nên đổi tên cháu là Nguyễn Thị Yến.

Trong bút ký “Sáu Tháng Pháp Nạn 1963”, Cựu Bộ Trưởng Ngoại Giao Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) Vũ Văn Mẫu đã đưa ra chứng từ của ông Trần Hữu Thế, nguyên Bộ Trưởng Giáo Dục VNCH, về trách nhiệm của Tổng Giám Mục Ngô Đình Thục như sau: “Chính tối hôm Phật Đản cũng đã có một bữa tiệc tại nhà Ngô Đình Cẩn với sự hiện diện của Tổng Giám Mục Ngô Đình Thục, một số bộ trưởng và nhiều nhân vật cao cấp trong chính phủ. Đang giữa bữa ăn thì Tỉnh Trưởng Nguyễn Văn Đẳng và Phó Tỉnh Trưởng Đặng Sĩ hốt hoảng xin vào trình bày tình hình rất căng thẳng vì mấy ngàn Phật tử đang tụ họp trước Đài phát thanh. Vì phụ trách các vấn đề an ninh, Thiếu Tá Đặng Sĩ xin chỉ thị để đối phó. Ngô Đình Cẩn ngồi yên không nói gì, hay không muốn nói có lẽ vì đã đoán trước được ý kiến của ông anh Ngô Đình Thục thế nào cũng chống đối thái độ hòa hoãn của ông ta trong vụ này. Sau báo cáo của Đặng Sĩ, Tổng Giám Mục Ngô Đình Thục đang ăn bổng ngưng lại, giơ tay ra hiệu cho Thiếu Tá Đặng Sĩ “Dẹp…!”. Tỉnh Trưởng và Phó Tỉnh Trưởng lãnh chỉ thị lui ra. Sau đó thì các sự việc xảy ra như Bác Sĩ Erich Wulff đã tường thuật rõ ràng các điều mắt thấy tai nghe tại chỗ” (tr.215-216). Kính mời đọc trang web (https://thuvienhoasen.org/p60a16562/17-gioi-thieu-sach-sau-thang-phap-nan-1963-cua-minh-khong-vu-van-mau-minh-nguyen).

Hồi ký “Lễ Phật Đản 8/5/1963 Tại Huế” của Bác Sĩ Erich Wulff dạy tại Đại Học Y Khoa Huế 1961-1967 trong khuôn khổ viện trợ giáo dục của Tây Đức kể (Minh Nguyện dịch): “Trong khuôn viên của Đài phát thanh Huế, một đám đông quần chúng khoảng 6000 người đã tụ tập chờ nghe phát thanh lại buổi lễ Phật Đản sáng hôm nay tại chùa Từ Đàm. Sau đó có một tin đồn miệng nói rằng buổi phát thanh đã bị cấm vào phút chót và quý Thầy đang thương lượng. Thình lình có một đoàn xe chạy lại. ‘Chúng ta cám ơn vị Tỉnh Trưởng đã đến với chúng ta, yêu cầu đồng bào nhường chỗ’, đó là giọng nói Thầy Thích Trí Quang truyền qua loa phóng thanh. Dưới tràng pháo tay, Ông Tỉnh Trưởng tìm một lối đi giữa đám đông với vị Sư vào trong tòa nhà.

Vài phút sau đó có năm xe thiết giáp xuất hiện. Một chiếc tìm cách đi thẳng vào trong khuôn viên Đài phát thanh. Tôi và người thông dịch là Tý tìm cách vượt qua hàng rào của Đài ra ngoài. Hàng trăm người cũng cảm thấy tình hình trở nên đáng lo ngại nên tìm cách chạy ra khỏi cổng. Một xe chữa lửa đang xịt nước lên đám đông đang thưa dần. Và rồi những phát đạn đầu tiên được bắn ra từ nòng súng ca nông của xe thiết giáp; có khoảng 10 phát súng nổ kêu vang và khô khan. Tôi nhìn thấy rõ ràng đầu ngọn lửa phát ra từ họng súng của hai chiếc xe án ngự nơi đầu cầu Trường Tiền. Sau tiếng súng là một chập yên lặng. Rồi một loạt súng trường bắt đầu nhả đạn. Một chiếc xe thiết giáp bắt đầu tìm cách phân tán những đám nhỏ người trên sân.

Chúng tôi tìm cách trốn đi, rồi đến bệnh viện Trung Ương Huế. Tại nhà xác, chúng tôi thấy có bảy thân người đầy máu me được đặt trên ba bàn khám nghiệm bằng đá. Từ chân đến ngực thân thể họ còn nguyên vẹn. Nhưng năm cái xác - tất cả là trẻ em - thì không còn đầu. Nơi một người phụ nữ thì có những vết đạn bắn vào cánh tay, vai và cổ. Các xe thiết giáp đã bắn nát đầu các em thiếu nhi. Cha mẹ của những người tử nạn thút thít khóc.

Khi về đến cư xá giáo sư đại học, tôi vội đến căn phòng của gia đình Giáo Sư Krainick. Tình cờ lúc đó bà Krainick đang đọc vào máy ghi âm bức thư gia đình hỏi thăm các người con. Trong khi hốt hoảng lúc bà và ông chồng nghe tôi kể lại những biến cố vừa xảy ra, bà đã quên tắt máy. Do đó có được lời tường thuật đầu tiên ghi lại chỉ không đầy một giờ đồng hồ sau các biến cố trên. Cuộn băng nhựa ghi âm này đã được dùng làm bằng cớ vào tháng 9/1963 trước Ủy Ban Việt Nam của Liên Hiệp Quốc, kèm theo với lời khai danh dự chứng thật nguyên bản của Giáo Sư Krainick (https://thuvienhoasen.org/a5252/le-phat-dan-8-5-1963-tai-hue).

Ôn trở thành người đứng mũi chịu sào trong Pháp nạn Phật Giáo 1963. Thật sự, Ôn chỉ là người đại diện cho Chư Tôn Hòa Thượng, Chư Thượng Tọa, Đại Đức Tăng Nitoàn thể Phật Giáo đồ cùng nhất tề đứng lên tranh đấu cho tự dobình đẳng tôn giáo. Nếu một Thầy nào khác đứng vào cương vị của Ôn cũng hành động như vậy thôi. Công điện bất công của Chính phủ cấm treo cờ Phật giáo vào đại lễ Phật Đảnsự kiện thảm khốc tại đài phát thanh Huế chỉ là giọt nước làm tràn ly nước đã đầy.

Trong đêm dài tăm tối của lịch sử Việt Nam dưới sự đô hộ của thực dân Pháp, nhiều ngôi chùa bị chiếm đoạt làm nhà thờ Thiên Chúa giáo, Tăng Ni, Phật tử bị đàn áp, bức hại. Như chùa Lá Vằng tỉnh Quảng Trị, nơi Bồ Tát Quán Thế Âm nhiều lần thị hiện cứu người bệnh nặng. Chùa Lá Vằng xây dựng bên cạnh cây đa có từ thời vua Minh Mạng, vậy mà các con chiên Thiên Chúa giáo đã chiếm cứ và biến ngôi chùa thành nhà thờ Đức Mẹ La Vang ngày nay! (https://sachhiem.net/TONGIAO/TOAKHAM/ThichChonTe.php).

Nền đạo lý cổ truyền của dân tộc, qua hơn 2000 năm đồng lao cộng khổ với quê hương đất nước, đã góp phần xứng đáng vào công cuộc đánh thắng giặc Tàu Hán, Tống, Nguyên, Minh, Thanh, bảo vệ non sông gấm vóc cũng như xây dựng nền văn hóa Đại Việt hùng mạnh qua các triều đại Hùng Vương, Trưng Vương, nhà Lý, Ngô, Đinh, Lê, Lý, Trần, Lê, Nguyễn. Nền đạo lý cổ truyền đó chính là Phật giáo Việt Nam nhưng bị thực dân Pháp ép Vua Bảo Đại ban hành Đạo Dụ số 10, đặt pháp lý Phật giáo ngang hàng với các hội đá banh, hội đua ngựa, trong khi Thiên Chúa giáo thì ưu tiên ngoại lệ!

Theo luận án Tiến Sĩ Quốc Gia tại Pháp “Giáo Sĩ Thừa Sai và Chính Sách Thuộc Địa Pháp Tại Việt Nam” của  Giáo Sư Cao Huy Thuần (Nguyên Thuận dịch), trước sức chống trả mãnh liệt và bền bỉ của quân dân Việt Nam đã gây cho Pháp nhiều tổn thất nặng nề về nhân mạng và quân phí, Vua Napoléon III và triều thần đã định từ bỏ tham vọng xâm chiếm Việt Nam. Thế nhưng, nhiều Linh Mục lợi dụng việc truyền đạo để thu lượm tin tức tình báo gởi về Pháp khẩn nài Napoléon III đem quân sang đánh nước ta. Ví dụ văn thư của Linh Mục Huc trình bày ba mối lợi mà việc chiếm Việt Nam có thể mang lại cho Pháp:

- “Lợi về chiến lược: Đà Nẵng nằm trong tay người Pháp sẽ là một hải cảng không ai tấn công nổi và là cứ điểm quan trọng nhất để chế ngự Bắc Á.

- Lợi về kinh tế và thương mại: Lãnh thổ mầu mỡ có thể sánh được với các vùng nhiệt đới giàu có nhất. Các sản phẩm chính hiện có là đường, gạo, gỗ xây dựng, ngà voi; sau hết là vàng và bạc mà các mỏ rất phong phú đã được khai thác từ lâu.

- Lợi về tôn giáo: Dân chúng hiền hòa, cần mẫn, rất dễ dãi đối với việc truyền bá đức tin Gia Tô. Chỉ cần một ít thời gian là có thể cải hóa toàn bộ thành tín đồ Gia Tô và con dân trung thành với Pháp. Mặt khác, việc chiếm đóng xứ này là việc dễ nhất trên đời, không tốn kém gì cả cho nước Pháp” (Trang 26)!

Linh Mục Legrand de la Liraye tiết lộ bí mật quân sự nước ta: “Quân đội thiếu tổ chức và khí giới, họ không biết dùng đại bác và súng, chỉ có một số rất hiếm là có khả năng sử dụng. Quân đội đó có khoảng 60.000 hay 70.000 người cho toàn xứ, không thể tập hợp tại một địa điểm quá số 10.000 hay 15.000 tinh binh, mà theo ý tôi, kỹ thuật chiến đấu và lòng can đảm không thể chống nổi một trung đoàn Pháp. Sau hết: Thành lũy bị hư nát, chỉ còn các lũy tre bao bọc thành phố và làng mạc là còn đáng ngại đôi chút, nhưng với các chất liệu dễ cháy đó, không có gì khó khăn cho việc chiến thắng. Kết luận: trái đã quá chín rồi, không thể không rụng; lạy Chúa đừng để nó rơi vào tay người Anh! Mọi người, tôi nói là vua quan, dân chúng, con chiên sốt ruột, mong đợi từng ngày được thấy tàu chiến của chúng ta đến dùng súng đại bác đòi hỏi những quyền lợi mà hiệp ước 1787 đã dành cho Pháp” (trang 30). (https://sachvui.com/sachvui-686868666888/ebooks/2018/pdf/Sachvui.Com-giao-si-thua-sai-va-chinh-sach-thuoc-dia-cua-phap-tai-viet-nam-1857-1914--cao-huy-thuan.pdf).

Than ôi, nếu khôngnhững tên chỉ điểm đội lốt Linh Mục như vậy thì biết đâu Pháp đã không xâm chiếm nước ta, và nội chiến Quốc Cộng đã không có cơ hội bùng nổ, và hằng triệu con dân Việt Nam khỏi phải chết oan uổng, và Việt Nam đã trở thành một con rồng Đông Nam Á từ lâu!!!

Sau khi được Hồng Y Spellman vận động với Mỹ (đang thay thế vai trò của Pháp tại Việt Nam), Ông Ngô Đình Diệm được bổ nhiệm Thủ Tướng dưới quyền Quốc Trưởng Bảo Đại. Một năm sau, Ông Diệm tổ chức trưng cầu dân ý với lời hướng dẫn “xanh bỏ giỏ, đỏ bỏ bì”, truất phế Bảo Đại để Ông Diệm lên làm Tổng Thống. Dưới áp lực của người anh là Tổng Giám Mục Ngô Đình Thục nuôi tham vọng làm Hồng Y, Tổng Thống Ngô Đình Diệm đã áp đặt nền thống trị của Thiên Chúa giáo ngay từ trong Hiến Pháp VNCH.

Trong bài “Sự Thiên Vị Thiên Chúa Giáo Về Phương Diện Pháp Lý”, Ông Vũ Văn Mẫu nhận xét: “Lời Nói Đầu Hiến Pháp Việt Nam Cộng Hòa đã minh định ‘hoàn thành sứ mạng của đấng Tạo Hóa’. Đoạn văn nầy đã tạo cho Thiên Chúa giáo một địa vị ưu đãi đặc biệt tại Việt NamHiến Pháp 1956 nói rõ là nhằm mục đích hoàn thành sứ mạng trước Chúa tức là Đấng Tạo Hóa đã tạo dựng ra trời đất và vạn vật theo như Thánh Kinh  của Thiên Chúa giáo đã chép” (trang 122).

Tuy Hiến Pháp 1956 ghi là bình đẳng tôn giáo nhưng ngược lại, Đạo Dụ số 10 vẫn được áp dụngưu tiên cho Thiên Chúa giáo! Đau đớn nhất là hằng ngàn vụ hành hung, đàn áp Phật Tử và hàng trăm người bị đánh chết dã man tại các khu dinh điền do các con chiên gây ra; ngày giờ, địa điểm, người gây tội, người bị hại đều có hồ sơ cụ thể và đã được Tổng Hội Phật Giáo Việt Nam gởi đến Liên Hiệp Quốc năm 1963.

Cuốn sách Phật Giáo Tranh Đấu best seller tại Việt Nam của nhà báo Quốc Oai (Thanh Thương Hoàng, Tổng Thư Ký nhật báo Chính Luận) dẫn chứng: “Ngày 12/12/1961, Hội Đồng xã Sơn Trung, tỉnh Quảng Ngãi, tổ chức lớp học về thuyết Duy Linh trong 4 ngày tại thôn Hà Nhai. Sau khóa học tập chính quyền địa phương đã bắt buộc các Phật tử phải bỏ Phật giáo và ký giấy theo Thiên Chúa giáo. Đơn thưa của Ban Trị Sự Khuôn Hội Phật Giáo Hòa Vĩnh, tỉnh Phú Yên, ngày 27/11/1961 v/v chính quyền địa phương đã bắt cóc thủ tiêu, bắt giam trái phép, thu thẻ kiểm tra ép buộc theo Thiên Chúa giáo 8 hội viên, trong đó bà Hà Thị Voi bị cán bộ tư pháp xã là Võ Xuân Chính vu cho là Việt Cộng và bắt ép theo Thiên Chúa giáo mới toàn mạng sống v.v… Trên đây là hồ sơ đại cương của 21 vụ trong số 50 vụ của 3 tỉnh Quảng Ngãi, Bình Định và Phú Yên từ năm 1960-1961, còn những năm về sau chưa kể tới”. (https://thuvienhoasen.org/a12808/cuon-sach-bi-bo-quen-phat-giao-tranh-dau-dao-van-binh).



Trước thảm cảnh đau thương như vậy nhưng mục đích cuộc tranh đấu của Phật Giáo năm1963 chỉ là đòi bình đẳng tôn giáo, bất bạo động, và, chỉ giới hạn trong 5 nguyện vọng:

1. Yêu cầu Chính Phủ Việt Nam Cộng Hòa thu hồi vĩnh viễn công điện triệt hạ giáo kỳ của Phật giáo.

2. Yêu cầu Phật giáo được hưởng một chế độ đặc biệt như các Hội Truyền giáo Thiên Chúa

3. Yêu cầu Chính Phủ chấm dứt tình trạng bắt bớ, khủng bố tín đồ Phật giáo.

5. Yêu cầu Chính Phủ đền bồi một cách xứng đáng cho những kẻ bị giết oan vô tội, và kẻ chủ mưu giết hại phải bị xét xử đúng mức.

 

Chiều 21/5/1963 quý Đại Lão Hòa Thượng chùa Tây Thiên, Thiền Tôn, Từ Hiếu, Vạn Phước, Tường Vân, Châu Lâm, Trúc Lâm cùng chư Tôn Thiền Đức Tăng Ni và Phật tử tại Huế đã đi bộ từ chùa Từ Đàm đến tòa hành chánh tỉnh để trao kiến nghị 5 điểm trên đây đến Ông Tỉnh Trưởng, nhờ đệ trình lên Tổng Thống. Cuộc vận động cho 5 nguyện vọng trên đây của Phật giáo đã được đồng bào các giới, giáo sư, sinh viên, học sinh ủng hộ và lan rộng nhanh chóng đến Sài Gòn và các tỉnh, thành phố, mặc cho dùi cui, dây kẽm gai, lựu đạn cay, súng bắn đạn thật, và đàn áp khốc liệt của cảnh sát và quân đội. Tại Sài Gòn, Ủy Ban Liên Phái Phật Giáo được thành lập do Ôn Tâm Châu làm Chủ Tịch, Ôn Thiện Hoa là Phó Chủ Tịch, Cụ Mai Thọ Truyền làm Tổng Thư Ký, Ôn Đức Nghiệp là Phát Ngôn Viên.

Ngày 11/6/1963, Hòa Thượng Thích Quảng Đức tự thiêu ngay tại Thủ Đô Sài Gòn. Trước khi tự thiêu, Hòa Thượng để lại di bút rất nhẹ nhàng:

Linh Mục Cao Văn Luận, Viện Trưởng Viện Đại Học Huế, nói với Tổng Thống Diệm: “Trước khi Cụ về, số giáo dân chỉ vài trăm ngàn, nhờ phong trào di cư, có thêm một triệu giáo dân từ Bắc vào. Tỷ lệ Công giáo trong toàn quốc vẫn là thiểu số, mà nay Tổng Thống và các chức vụ lớn trong chính quyền đều do người Công giáo đảm trách. Mặt khác, ai cũng thấy từ khi Cụ cầm quyền, thì nhà thờ mọc lên khắp nơi, các nhà thờ bị phá hủy trong chiến tranh đã được tái thiết gần hết, cả những nơi không có giáo dân bao nhiêu cũng có nhà thờ đồ sộ. Số người theo đạo mới cũng tăng lên nhanh chóng’’ (Bên Giòng Lịch Sử, trang 318, Nhà xuất bản Trí Dũng, Sài Gòn, 1972).

Tác phẩm “Thập Giá và Lưỡi Gươm” Chương III, Mục 1 củaViện Sĩ Viện Hàn Lâm Hoàng Gia Canada), Công Các Linh Mục, Giám Mục lợi dụng hằng chục triệu dollars viện trợ của Hoa Kỳ giúp các trung tâm di cư, dinh điền để lôi kéo sinh viên, học sinh, cô nhi, bệnh nhân, người nghèo cải đạo theo ngạn ngôn đã có từ thời Pháp: ‘theo đạo lấy gạo mà ăn’. Phong trào theo đạo đó chấm dứt với năm 1963, ngay khi Tổng Thống Diệm bị lật đổ.

CôngCôngCôngCôngCôngCônghttp://hoangnamgiao.blogspot.com/2016/11/lm-tran-tam-tinh-phe-phan-che-o-ngo-inh.html).


Thiếu Tá Ph cư ngụ tại Sacramento, California, thường kể: Lúc Ông làm Trung Úy Đại Đội Trưởng mà quyền hành không bằng viên Thượng Sĩ Thường Vụ Đại Đội vì viên Thượng SĩCần Lao Nhân Vị! Anh ruột con là Trung Sĩ Tý, Trưởng Ban Quân Xa thiết đoàn 17 đóng tại Quảng Trị. Cấp số Trưởng Ban là một Sĩ Quan, và Thiết Đoàn Trưởng đã nhiều lần đề nghị cũng như bằng cấp chuyên môn anh Tý đều có thừa, nhưng vẫn không thăng lên được Trung Sĩ Nhất suốt 9 năm trời “vì mang tội”: vận động xây dựng Niệm Phật Đường cho quân nhân Phật tử tại cây số 17!

https://thuvienhoasen.org/a16502/1-nhan-xet-ve-hien-phap-de-nhat-cong-hoa-nguyen-van-bong).

Cựu Bộ Trưởng Ngoại Giao VNCH Vũ Văn Mẫu đã cạo đầu và từ chức Bộ Trưởng phản đối cuộc tấn công chùa chiền đêm 20/8/1963, đã tổng kết trong “Sáu Tháng Pháp Nạn 1963: “Ba nhân tố chính yếu đã đưa chế độ đến sự suy tàn:

1. Ngô Đình Diệm đã quá nhu nhược trước các hành động thao túng của gia đình, từ Ngô Đình Thục đến vợ chồng Ngô Đình Nhu và Ngô Đình Cẩn, dung túng gia đình lạm dụng quyền thếbóc lột tài nguyên quốc giađàn áp tàn bạo những phần tử yêu nước phản đối các hành vi bất chính.

2. Ngô Đình Thục quá thiết tha với tham vọng làm Hồng Y giáo chủ và mang ảo vọng muốn biến Việt Nam thành một nước hoàn toàn theo Thiên Chúa giáo.

3. Vợ chồng Ngô Đình Nhu nung nấu tham vọng kế vị Ngô Đình Diệm và không sờn lòng lùi bước trước bất cứ hành vi và mưu kế tàn bạo nào để thực hiện cho được mưu đồ ấy”.

Ôn chia sẻ kinh nghiệm tuyệt thực 100 ngày với lời nguyện: “Chúng con nguyện đem xương máu để trang trải cho Phật Pháp và nếu chết là chết như cái chết của Chân Lý trước bạo lực, chứ không phải bạo lực này chết vì kém bạo lực khác”.

“Tôi bị bắt từ Huế đem vào Sài Gòn, giam tại 1 bệnh viện tư. Tại đây, tôi tự ý tuyệt thực 100 ngày, tiếp theo thì gian đã làm 2 ngày ở Huế. Tôi tuyệt thực rất nghiêm túc. Trước hết tâm tư thanh thảnthanh lương, xả bỏ tất cả. Kế đến chỉ uống nước trong. Viết được 2 tiểu phẩm: (1) Bình luận Tây Du theo Duy Thức học; (2) Khái luận về Khởi Tín Luận, dầu lúc đó đâu có tài liệu, nhưng ký ức tôi lại sắc hơn lên. Tôi vẫn trì niệm hồng danh đức bổn tôn A Di Đà. Có lúc ngẫm nghĩ về việc Thánh Cam Địa áp dụng phương pháp tuyệt thựcbất bạo động. Đến ngày 70 thì thị lực kém sút khá nặng, 10 ngày sau đó nữa thì phải ngưng hẳn nghĩ và viết. Gần đủ 100 trăm ngày thì nhức mỏi, nhất là 2 cổ tay. Cả ngày 98 ấy tôi mệt kỳ lạ, rã rời nhưng cảm thấy vui tuyệt diệu nếu đi khỏi cuộc đời trong cái vui nầy. Thế nhưng ngày 99, rồi ngày 100, đột nhiên khỏe khoắn. Và tôi chấm dứt vào 0 giờ ngày 101, mừng vì thiện nguyện thành tựu” (Sđd, trang 207).

(https://vi.wikipedia.org/wiki/T%E1%BB%95n_th%E1%BA%A5t_nh%C3%A2n_m%E1%BA%A1ng_trong_Chi%E1%BA%BFn_tranh_Vi%E1%BB%87t_Nam#Vi%E1%BB%87t_Nam_C%E1%BB%99ng_h%C3%B2a).

Theo hồi ký “Biến Loạn Miền Trung” của Thiếu Tá Cảnh Sát Đặc Biệt Lê Xuân Nhuận, Giám Đốc Đặc Cảnh Vùng I, “Phong Trào Chống Tham Nhũng do Linh Mục Trần Hữu Thanh cầm đầu, các Linh Mục  Đinh Bình Định và Nguyễn Học Hiệu cùng Bác Sĩ Nguyễn Thị Thanh phụ lực, qua một bản ‘Tuyên Ngôn’ được sự bảo trợ của 301 Linh Mục khác, kể cả ‘Tuyên Úy Công Giáo’, ra mắt tại Giáo Xứ Tân Việt, Sài Gòn, từ năm 1973, là một tập hợp tương đối lớn, có nhiều tín đồ nhất, và tại nhiều địa phương nhất.

Cuối năm 1974, nhất là đầu năm 1975, những cuộc biểu tình chống chính phủ của nhóm Linh Mục Trần Hữu Thanh, có sự tham gia của một số chính khách, lãnh tụ đảng phái, cộng với việc Hội Đồng Giám Mục Việt Nam phổ biến ‘Thư Chung’, kêu gọi các Nhà Thờ toàn quốc ‘chống tham nhũng’, thúc đẩy giáo dân xuống đường rầm rộliên tục, có khi có hàng chục ngàn người tham dự tại Huế, Đà Nẵng, Quy Nhơn, Nha Trang, Cam Ranh, Sài Gòn, Mỹ Tho, Cần Thơ v.v... đã khiến cho các binh sĩ ngoài tiền tuyến chán nản, mất tinh thần, và ảnh hưởng tai hại đến sự sống còn của đất nước, đặc biệt là chính phủ Hoa Kỳ không còn tin tưởng vào Tổng Thống Thiệu nên đã cắt giảm viện trợ quân sự. Đầu tháng 2/1975, Phong Trào Chống Tham Nhũng phổ biến tiếp bản ‘Cáo Trạng số 2’ hô hào lật đổ Tổng Thống Thiệu bằng vũ lực. 

Ngoài ra còn có các Nhóm Linh Mục tay sai Cộng Sản và thân Cộng, là các Linh Mục Trương Bá Cần, Thanh Lãng, Huỳnh Công Minh, Vương Đình Bích, Hồ Thành Biên, Nguyễn Thành Trinh; Nhóm ‘Đối Diện’ của 11 Linh Mục phản chiến Nguyễn Ngọc Lan, Chân Tín, Phan Khắc Từ, Nguyễn Hữu Khai, v.v... trong mấy tháng cuối cùng của VNCH đã lợi dụng các buổi thuyết giảng tại các Nhà Thờ để công khai tuyên truyền cho ‘người anh em bên kia’.

Trong khi Tổng Thống Thiệu đến Tòa Thánh Vatican nhưng không được Giáo Hoàng tiếp kiến mà lại tiếp kiến cặp Nguyễn Thị Bình và Xuân Thủy, Trưởng Phái Đoàn Cộng Sản tại Hòa Hội Paris. Vào tháng 6/1971, đang lúc tên gián điệp Cộng Sản Vũ Ngọc Nhạ bị VNCH cầm tù ở Côn Đảo, mà Tòa Thánh và Giáo Hoàng Phaolô VI lại tặng Bằng Khen và Huy Chương ‘Vì Hòa Bình” cho y. Tức là Giáo Hoàng đã biến Vatican và nhiều Giáo Hội địa phương thành một guồng máy chính trị, ngoại giao, tình báo, tuyên truyền khổng lồ để giúp Hà Nội tiến chiếm Miền Nam. 

Như thế thì: Cả một khối lớn, gồm có: (1) Giáo Hoàng Phao Lồ Đệ Lục, (2) Tòa Thánh Vatican, (3) 100% Giáo Hội Ky Tô Giáo Hoàn Vũ, (4) 20 nước Ky Tô Giáo  Quốc Tế, (5) 100% Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, và (6) Phong Trào Chống Tham Nhũng, đã tạo biến loạn vào chính những năm 1974-1975, muốn sử dụng vũ lực lật đổ tức thời Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu, tức là chống cả chính thể VNCH, mà không có tội đối với Quốc Dân, lại đi gán hết trách nhiệm cho: một Thượng Tọa Thích Trí Quang, vốn đã chấm dứt tranh đấu sau khi đã có Hiến Pháp từ 1967” (http://lexuannhuan.tripod.com/BienLoan.html).

hủ phạm quấy rối an ninh trật tự công cộng nhất, lũng đoạn tình hình chính trị quốc gia nhất, gây cho tinh thần dân chúng hoang mang nhất, khiến cho ý chí chống Cộng của chiến sĩ giao động nhất, vào mấy năm cuối cùng của Chiến Tranh Việt Nam -- tức là đâm một nhát dao chí tử vào Việt Nam Cộng Hòa khi đang hấp hối -- thì số người đó rõ ràng, không thể chối cãi được, phải là thành phần cực đoan trong Nhóm ‘Giáo Dân Tranh Đấu’ -- các Linh Mục Cộng Sản nằm vùng, tay sai và thân Cộng, cùng với Ban Lãnh Đạo của ‘Phong Trào Chống Tham Nhũng’ -- dù là một bộ phận nhỏ -- của giới tín đồ Ky Tô giáo Miền Nam Việt Nam” (Sđd, bìa sau).

cho Trung Cộng thuê đất 99 năm tại 3 đặc khu Vân Đồn, Vân Phong, Phú Quốc  Nói phải đi đôi với làm; nói mà không làm được thì im lặng còn hơn. (https://m.facebook.com/DUYENGIACNGO/posts/1223511754519319).

“Một niệm không sanh, muôn pháp đều dừng” (Nhất tâm bất sanh, vạn pháp câu tức) Quy Sơn Cảnh Sách. Con cũng hoàn toàn tin tưởng rằng Chư Phật quá khứ, đức Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni, 1250 Thánh Tăng, ngài A Nan và các vị chứng quả A La Hán sau khi đức Thế Tôn nhập Vô Dư Niết Bàn, vẫn đang hiện diện giữa cuộc đời nầy qua vô lượng thân tướng để hóa độ chúng sanh. Trong Kinh Kim Cang đức Phật dạy rằng Ngài, cũng như các bậc Giác Ngộ khác, “không từ đâu đến mà cũng không đi về đâu” (Vô sở tùng lai diệc vô sở khứ cố danh Như Lai).

Định luật bảo toàn năng lượng của khoa học cũng phát biểu tương tự: Trong toàn thể vũ trụ, “Năng lượng không thêm vào cũng không bớt đi mà chỉ thay đổi từ dạng này sang dạng khác”. (Energy can neither be created nor destroyed; rather, it transforms from one form to another). Ở bình diện tục đế thì cuộc đời này luôn sanh, trụ, dị, diệt, vô thường, khổ đau trong từng giây phút; nhưng ở bình diện chân đế thì ngay nơi cuộc đời này là Niết Bàn, thường, lạc, ngã, tịnh, không hệ lụy thời giankhông gian. Như sóng âm thanh, sóng truyền hình không ai cảm xúc được, nhưng mở radio hay TV thì bắt được âm thanh hay hình ảnh ngay.

Từ nơi đất khách quê người, con nghe tin Ôn viên tịch với những lời di huấn thật tự tại: Sau giờ chết rồi độ 6 giờ là liệm; Liệm rồi các Pháp tử lạy 3 lạy rồi đưa ra xe tang; Không bàn thờ, bát nhang, báo tang, thành phục, đưa đám, phúng điếu; Chuyển đến lò thiêu, thiêu rồi đem về làm tuần; Mỗi lễ đều không thông báo và mời ai dự cả. Như vậy trọn vẹn di huấn của Ôn đều là Tam Pháp ấn: không, vô tướng, vô tác. Nhưng từ chân không khởi lên diệu hữu: Ôn để lại “xá lợi đầu trắng tinh” sau lễ hỏa táng!

Vậy là trong vòng 56 năm, Phật Giáo Việt Nam có đến hai vị Thánh Tăng lưu xá lợi rất có ý nghĩa. Năm 1963, Hòa Thượng Quảng Đức lưu xá lợi TIM, tượng trưng cho từ bi; năm 2019, Hòa Thượng Trí Quang lưu xá lợi ĐẦU, tượng trưng cho trí tuệ. Từ bitrí tuệ chính là nền tảng của lời Phật dạy.

Ôn viên tịch ngày 8/11/2019 tại chùa Từ Đàm, Huế, thọ 97 tuổi, tuổi đạo đến 73 năm! Ngần ấy tuổi thọ và tuổi đạo cũng đã xứng đáng để những người hiền lương cung kính đảnh lễ cúng dường. Ngày 26/12/2019, Lễ Chung Thất của Ôn được tổ chức trang nghiêm tại chùa Tâm Từ, San Jose. Chư Tăng Ni cùng Phật tử thành tâm tụng Kinh Di Giáo do Ôn dịch. Hòa Thượng Minh Đạt đã tán dương Ôn là bậc Nhục Thân Bồ Tát, là Nghịch Hạnh Bồ Tát, là bậc Thánh Tăng. Nhất tâm cầu nguyện Giác Linh Ôn Mau Trở Lại Cuộc Đời để tiếp tục hóa độ chúng sanh.

Nam Mô Lâm Tế Chánh Tôn Tứ Thập Nhất Thế Thượng Trí Hạ Quang Đại Lão Hòa Thượng Giác Linh.

Cúng Dường 100 Ngày Ôn Viên Tịch 15/2/2020

Nguyên Thành

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Hiện tượng của thầy Thích Pháp Hòa là hợp với logic của cuộc sống bất cứ thời nào. Bên cạnh ma quỷ luôn có thánh thần, bên cạnh ác tăng luôn có những cao tăng kềm chế. Nếu kẻ lợi dụng mảnh áo cà sa để hướng dẫn Phật tử vào chốn u minh nhằm bóc lột tiền tài, công sức của họ, bằng cúng dường bằng tà thuyết phải cúng Phật mới được siêu sinh thì thầy Pháp Hòa mở ra từng pháp thoại có khả năng giác ngộ người nghe thầy thuyết giảng. Thầy khẳng định những điều đơn giản nhưng hiếm người hiểu rõ, đó là: “Phật Giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.”
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.