Bilingual. 250. Tran Van Chuong (Madame Nhu’s father) scolded Mrs. Nhu. Possibilities: Further church admonition to Archbishop Thuc; “Leave of absence” for Madame Nhu, perhaps in Rome / Đại sứ Trần Văn Chương (thân phụ của bà Nhu) rầy bà Nhu. Có thể: Giáo hội CG sẽ có thêm lời rầy đối với TGM Ngô Đình Thục; Đưa bà Nhu "nghỉ phép," có lẽ ở Rome.
Bilingual.
250. Tran Van Chuong (Madame Nhu’s father) scolded Mrs. Nhu. Possibilities: Further church admonition to Archbishop Thuc; “Leave of absence” for Madame Nhu, perhaps in Rome /Đại sứ Trần Văn Chương (thân phụ của bà Nhu) rầy bà Nhu. Có thể: Giáo hội CG sẽ có thêm lời rầy đối với TGM Ngô Đình Thục; Đưa bà Nhu "nghỉ phép," có lẽ ở Rome.
250. Telegram From the Embassy in Vietnam to the Department of State 1
Saigon, August 10, 1963, 7 p.m.
204. This report dictated before receipt Deptel 178.2
Regret my delay reporting series talks with Diem, Nhu and others in effort curb Madame Nhu and make clear GVN policy conciliation on Buddhist issue. This business has been fast-moving, and Dept will appreciate difficulties keeping reporting up to date.
Fact is Madame Nhu is out of control of everybody—her father, mother. husband and brother-in-law.
President Diem promised me, after talks in which I pulled no punches (Deptel 178), to “consider” what he could do about her; said he’s been thinking she ought to take a rest. That is as far as he would go. Results to date have been worse than negative. At same time, there have been positive developments on side of GVN: reaffirmations by Diem, as well as Nhu, that GVN through Tho committee intends faithfully to pursue policy of conciliation. Tho committee’s announcement of investigation of all complaints and request for details,3 keeping door open for joint investigations—measures which are having, I think, noticeable effect on Vietnamese public opinion, despite Madame Nhu.
I told President Diem very frankly, when he said that she spoke only as a private citizen, that this would not wash in the outside world and I did not think it would wash in Viet-Nam. I told him he could not expect to maintain present relationship with US Government if he would not take this matter into his own hands, back-up his Ambassador in Washington,4 and remove the appearance of schizophrenia from his government. He took this seriously and promised to consider what he could do. I also bore down heavily on the UN aspect.
In talks with Vice President, Thuan, Nhu, Mau, [less than 1 line not declassified], Buu Hoi, and others, have been trying to line up ideas and solid front on next moves.
Following are possibilities:
(a) “Leave of absence” for Madame Nhu, perhaps in Rome;
(b) Further church admonition to Archbishop Thuc;
(c) Direct approach to Madame Nhu by me, after telling Diem that I intend doing so.
Re Deptel 178, action proposed para 2, 3 and in part 5 already taken and being pressed. I do not think it is a good idea to urge Diem to have Nhu make public statement of support for Diem’s policy, as this brings into question who is running the GVN and related problems. [Page 562]Please reconsider.5 Meanwhile I am seeking another appointment with President Diem.
Nolting
NOTES:
(1) Source: Department of State, Central Files, POL 15-1 S VIET. Secret; Priority; Limit Distribution. Repeated to CINCPAC.
(2) Document 248.
(3) In telegram 191 from Saigon, August 8, the Embassy reported that on August 7 the Interministerial Committee on the Buddhist problem, headed by Vice President Tho, issued a communique inviting relatives of any person detained as a result of the events of July 16-17 in Saigon to write or telephone the Committee and provide details so that the Committee could begin any necessary investigation. (Department of State, Central Files, SOC 14-1 S VIET)
(4) Apparent reference to the statement by the Vietnamese Ambassador in Washington, Tran Van Chuong (Madame Nhu’s father), that Madame Nhu’s remarks that all the Buddhists had done was “barbeque a bonze” with “imported gasoline” were impertinent and disrespectful. Ambassador Choung’s remarks were broadcast by the Voice of America in Vietnam, August 6. (Telegram 190 from Saigon, August 8; Ibid.)
(5) According to telegram 185 to Saigon, August 12, the Department of State, including Ambassador-designate Henry Cabot Lodge, reconsidered and agreed with the Embassy that Diem himself should make a gesture in support of the policy of conciliation with the Buddhists. (Ibid.,POL 15-1 S VIET)↩
Source:
https://history.state.gov/historicaldocuments/frus1961-63v03/d250
.... o ....
250. CÔNG ĐIỆN TỪ ĐẠI SỨ QUÁN HOA KỲ TẠI VN
GỬI BỘ NGOẠI GIAO HOA KỲ (1)
Sài Gòn, 10 tháng 8, 1963, lúc 7 giờ tối.
204. Báo cáo này được viết trước khi nhận Công điện 178 từ Bộ Ngoại Giao. (2)
Rất tiếc tôi (Đại sứ Nolting) đã chậm trễ tường trình các buổii nói chuyện với Tổng thống Ngô Đình Diệm, Cố vấn NGô Đình Nhu và những người khác trong nỗ lực kiềm chế bà Nhu và làm rõ chính sách hòa giải của Chính phủ Việt Nam về vấn đề Phật giáo. Chuyện này đang chuyển biến nhanh và Bộ Ngoại Giao sẽ hiểu những khó khăn trong việc cập nhật báo cáo.
Sự thật là bà Nhu nằm ngoài tầm kiểm soát của tất cả mọi người—kể cả thân phụ và thân mẫu của bà Nhu, chồng bà Nhu và anh rể bà Nhu.
Sau những cuộc nói chuyện mà tôi nói thẳng thắn với ông Diệm, Tổng thống Diệm đã hứa với tôi sẽ “xem xét” những gì ông có thể làm đối với bà ta; ông Diệm nói rằng ông đang nghĩ bà Nhu nên nghỉ ngơi. Đó là tất cả những gì ông Diệm sẽ làm. Kết quả cho đến nay đã tệ hại hơn cả tiêu cực. Đồng thời, đã có những diễn biến tích cực về phía Chính phủ Việt Nam: những lời tái khẳng định của ông Diệm, cũng như ông Nhu, rằng Chính phủ Việt Nam thông qua ủy ban của Phó Tổng Thống Nguyễn Ngọc Thơ có ý định trung thành theo đuổi chính sách hòa giải với PG. Thông báo của ủy ban của ông Thơ về việc điều tra tất cả các khiếu nại và yêu cầu cung cấp thông tin chi tiết,(3) để ngỏ khả năng điều tra chung—các biện pháp mà tôi nghĩ đang có ảnh hưởng rõ rệt đến dư luận Việt Nam, bất chấp bà Nhu.
Tôi đã nói rất thẳng thắn với Tổng thống Diệm, khi ông Diệm nói rằng bà Nhu chỉ nói với tư cách là một công dân riêng tư, rằng điều này sẽ không rửa sạch dư luận [bất lợi] ở thế giới bên ngoài và tôi không nghĩ nó sẽ rửa sạch dư luận ở cả Việt Nam. Tôi nói với ông Diệm rằng ông Diệm không thể mong đợi duy trì mối quan hệ hiện tại với Chính phủ Hoa Kỳ nếu ông Diệm không tự đích thân ông giải quyết vấn đề này, để ủng hộ Đại sứ của ông Diệm tại Washington,(4) và để loại bỏ biểu hiện của bệnh tâm thần phân liệt ra khỏi chính phủ của ông Diệm. Ông Dịệm nói ông coi việc này là nghiêm túc và hứa sẽ xem xét khả năng của ông. Tôi cũng rất lo lắng về khía cạnh Liên Hợp Quốc.
Trong các cuộc nói chuyện với Phó Tổng thống Nguyễn Ngọc Thơ, Bộ Trưởng Nguyễn Đình Thuần, cố vấn Ngô Đình Nhu, Bộ Trưởng Ngoại Giao Vũ Văn Mẫu, [ít hơn 1 dòng không được giải mật], Đại sứ VN tại LHQ Bửu Hội, và những người khác, đã cố gắng sắp xếp các ý tưởng và tiền đề vững chắc cho các bước tiếp theo.
Sau đây là các khả năng có thể xảy ra:
(a) “Nghỉ phép” cho bà Ngô Đình Nhu, có lẽ sẽ ở Rome;
(b) Giáo hội Công giáo sẽ khiển trách thêm đối với Tổng Giám Mục Ngô Đình Thục;
(c) Tôi dự tính trực tiếp gặp bà Nhu, sau khi nói với ông Diệm rằng tôi có ý định làm như vậy.
Về công điện 178 của Bộ Ngoại Giao, hành động được đề xuất cho đoạn 2, 3 và trong phần 5 đã được thực hiện và đang được thúc đẩy. Tôi không nghĩ đó là ý kiến hay, nếu thúc giục ông Diệm yêu cầu ông Nhu tuyên bố công khai ủng hộ chính sách của ông Diệm, vì điều này đặt ra câu hỏi ai đang điều hành Chính phủ Việt Nam và các vấn đề liên quan. Xin vui lòng xem xét lại.(5) Trong khi đó tôi đang tìm kiếm một cuộc hẹn khác với Tổng thống Diệm.
Nolting (Đại sứ Hoa Kỳ tại VN)
GHI CHÚ:
(1) Nguồn: Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, Hồ sơ Trung ương, POL 15-1 S VIỆT. Bí mật; Ưu tiên; Phân phối giới hạn. Lặp lại với CINCPAC.
(2) Tài liệu 248.
(3) Trong điện văn 191 từ Sài Gòn, ngày 8 tháng 8, Đại sứ quán báo cáo rằng vào ngày 7 tháng 8, Ủy ban Liên bộ về vấn đề Phật giáo, đứng đầu là Phó Tổng thống Nguyễn Ngọc Thơ, đã ra thông cáo mời thân nhân của bất kỳ người nào bị giam giữ do hậu quả của các sự kiện hai ngày 16-17 tháng 7/1963 tại Sài Gòn hãy viết thư hoặc điện thoại cho Ủy ban và cung cấp các chi tiết để Ủy ban có thể bắt đầu bất kỳ cuộc điều tra cần thiết nào. (Bộ Ngoại giao, Hồ sơ Trung ương, SOC 14-1 S VIỆT)
(4) Rõ ràng là tham chiếu đến lời phát biểu của Đại sứ Việt Nam tại Hoa Thịnh Đốn, Trần Văn Chương (thân phụ của bà Ngô Đình Nhu) nói rằng tuyên bố của bà Nhu rằng tất cả những gì Phật tử đã làm là “nướng sư” bằng “xăng nhập cảng” là xấc xược và thiếu tôn trọng. Lời phát biểu của Đại sứ Chương được Đài Tiếng nói Hoa Kỳ tại Việt Nam phát đi vào ngày 6 tháng 8. (Điện tín 190 từ Sài Gòn, ngày 8 tháng 8; Sđd.)
(5) Theo điện tín 185 gửi từ Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ tới Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Sài Gòn, ngày 12 tháng 8, Bộ Ngoại giao, kể cả Đại sứ tân nhiệm Henry Cabot Lodge, đã xem xét lại và đồng ý với Đại sứ quán rằng đích thân ông Diệm nên có một cử chỉ cho thấy ủng hộ chính sách hòa giải với Phật tử. (Sđd.,POL 15-1 S VIỆT)
.... o ....