Bilingual. 188. Talk between the US Secretary of State and the French Foreign Minister. Couve de Murville: Chinese influence there undoubtedly had increased. Ho Chi Minh remained basically anti-Chinese but many of the newer ministers belonged to the pro-Chinese faction. The economic situation was rather bad, but the regime remained strong politically. In view of the increased Chinese role, it therefore seemed likely that the U.S. in Vietnam would gradually come increasingly face to face with the Chinese. The French had made this experience in the past and had found it necessary to reach most of the major agreements on Vietnam with the Chinese. The Secretary [Dean Rusk] said that an error had perhaps been made in the past when insufficient attention had been paid to the joint strategic evaluation of the key importance of the Red River Valley. M. Couve de Murville said that the destiny of Vietnam was to be neutral. Such a solution might come about in the long run. The problem was how to get rid of the communist regime in North Vietnam.//Nói chuyện giữa Ngoại Trưởng Mỹ và Ngoại Trưởng Pháp. Couve de Murville: Ảnh hưởng của Trung Quốc ở Bắc VN chắc chắn đã tăng lên. Hồ Chí Minh về cơ bản vẫn chống Trung Quốc nhưng nhiều bộ trưởng mới thuộc phe thân Trung Quốc. Tình hình kinh tế khá tệ hại, nhưng chế độ vẫn mạnh về mặt chính trị. Do vai trò ngày càng tăng của Trung Quốc, có vẻ như Mỹ ở Việt Nam sẽ dần dần đối mặt với Trung Quốc. Người Pháp đã rút ra kinh nghiệm này trong quá khứ và nhận thấy cần phải đạt được hầu hết các thỏa thuận lớn về Việt Nam với người Trung Quốc. Bộ trưởng Rusk nói rằng một sai lầm trong quá khứ có lẽ là không quan tâm đầy đủ đến việc đánh giá chiến lược chung về tầm quan trọng then chốt của Thung lũng sông Hồng. Bộ Trưởng Pháp Couve de Murville cho rằng vận mệnh của Việt Nam là trung lập. Một giải pháp như vậy có thể lâu dài mới xảy ra. Vấn đề là làm thế nào để gỡ bỏ chế độ cộng sản ở miền Bắc Việt Nam.
188. Memorandum of Conversation (1)
Washington, October 7, 1963—10:30 a.m.
SUBJECT
Southeast Asia
PARTICIPANTS
French
Foreign Minister Couve de Murville
Ambassador Alphand
M. Charles Lucet, Director of Political Affairs, Foreign Ministry
M. Pierre Pelen, French Emb.
U.S.
The Secretary
Ambassador Bohlen
Mr. William R. Tyler
Mr. Johannes V. Imhof, WE
In response to an earlier question by the Secretary, M. Couve de Murville briefly discussed Laos and Vietnam. Vietnam was the key because there would be no trouble in Laos were it not for North Vietnamese activities. M. Couve de Murville said that he understood that the Secretary had earlier been interested in what information the French had from North Vietnam. Actually, the French had very little information. Chinese influence there undoubtedly had increased. Ho Chi Minh remained basically anti-Chinese but many of the newer ministers belonged to the pro-Chinese faction. The economic situation was rather bad, but the regime remained strong politically. In view of the increased Chinese role, it therefore seemed likely that the U.S. in Vietnam would gradually come increasingly face to face with the Chinese. The French had made this experience in the past and had found it necessary to reach most of the major agreements on Vietnam with the Chinese.
The Secretary said that if the Chinese and the North Vietnamese would leave South Vietnam alone, our troops could be withdrawn. This was, however, not the case. The Secretary said that an error had perhaps been made in the past when insufficient attention had been paid to the joint strategic evaluation of the key importance of the Red River Valley.
M. Couve de Murville said that the destiny of Vietnam was to be neutral. Such a solution might come about in the long run. The problem was how to get rid of the communist regime in North Vietnam.
The Secretary agreed. He said that North Vietnam was now taking the position that a settlement would require changes in the regime in South Vietnam but none in the North. M. Couve de Murville said [Page 389]that this was obviously an unrealistic position. Perhaps the increased dependence of North Vietnam on Communist China might in the long run provide some hope for the formation of a government of national union. The population in North Vietnam remained strongly anti-Chinese.
NOTES:
Source: Department of State, Secretary’s Memoranda of Conversation: Lot 65 D 330, Oct. 1963. Secret. Drafted by Johannes Imhof. The meeting was held at the Department of Stat.
Source:
https://history.state.gov/historicaldocuments/frus1961-63v04/d188
.... o ....
188. Biên bản đối thoại (1)
Washington, ngày 7 tháng 10 năm 1963— lúc 10 giờ 30 sáng
CHỦ ĐỀ
Đông Nam Á
THAM DỰ BUỔI HỌP
Phía chính phủ Pháp:
Couve de Murville, Bộ trưởng Ngoại giao Pháp
Herve Alphand, Đại sứ Pháp tại Hoa Kỳ
Ông Charles Lucet, Vụ trưởng Vụ Chính trị, Bộ Ngoại giao
Ông Pierre Pelen, viên chức Tòa Đại sứ Pháp.
Phía Hoa Kỳ:
Dean Rusk, Bộ Trưởng Ngoại Giao Hoa Kỳ
Charles E. Bohlen, Đại sứ Hoa Kỳ tại Pháp
William R. Tyler, Phụ Tá Ngoại Trưởng về Châu Âu Vụ
Johannes V. Imhof, Sở Tây Âu Vụ, Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ
Trả lời câu hỏi trước đó của Bộ Trưởng Ngoại Giao Hoa Kỳ, Bộ Trưởng Ngoại Giao Pháp Couve de Murville đã thảo luận ngắn gọn về Lào và Việt Nam. Việt Nam là chìa khóa vì sẽ không có rắc rối nào ở Lào nếu không có các hoạt động của Bắc Việt. Ông Couve de Murville nói rằng ông hiểu rằng trước đó Bộ trưởng Hoa Kỳ đã quan tâm đến những thông tin mà người Pháp có được từ miền Bắc Việt Nam. Trên thực tế, người Pháp có rất ít thông tin. Ảnh hưởng của Trung Quốc ở Bắc VN chắc chắn đã tăng lên. Hồ Chí Minh về cơ bản vẫn chống Trung Quốc nhưng nhiều bộ trưởng mới thuộc phe thân Trung Quốc. Tình hình kinh tế khá tệ hại, nhưng chế độ vẫn mạnh về mặt chính trị. Do vai trò ngày càng tăng của Trung Quốc, có vẻ như Mỹ ở Việt Nam sẽ dần dần đối mặt với Trung Quốc. Người Pháp đã rút ra kinh nghiệm này trong quá khứ và nhận thấy cần phải đạt được hầu hết các thỏa thuận lớn về Việt Nam với người Trung Quốc.
Bộ Trưởng Ngoại Giao Hoa Kỳ nói rằng nếu Trung Quốc và Bắc Việt không đụng tới Nam Việt Nam thì quân Mỹ có thể rút lui. Tuy nhiên, lại không có chuyện đó. Bộ trưởng Rusk nói rằng một sai lầm trong quá khứ có lẽ là không quan tâm đầy đủ đến việc đánh giá chiến lược chung về tầm quan trọng then chốt của Thung lũng sông Hồng.
Bộ Trưởng Pháp Couve de Murville cho rằng vận mệnh của Việt Nam là trung lập. Một giải pháp như vậy có thể lâu dài mới xảy ra. Vấn đề là làm thế nào để gỡ bỏ chế độ cộng sản ở miền Bắc Việt Nam.
Bộ Trưởng Hoa Kỳ đồng ý. Ông nói rằng Bắc Việt hiện đang giữ quan điểm rằng một giải pháp thương lượng sẽ đòi phải có thay đổi trong chế độ ở miền Nam VN chứ không phải ở miền Bắc. Bộ Trưởng Pháp Couve de Murville nói rằng đây rõ ràng là một lập trường không thực tế. Có lẽ sự phụ thuộc ngày càng tăng của miền Bắc VN vào CS Trung Quốc về lâu dài có thể mang lại hy vọng cho việc thành lập một chính phủ liên hiệp dân tộc. Người dân miền Bắc VN vẫn chống Trung Quốc mạnh mẽ.
GHI CHÚ:
(1) Nguồn: Department of State, Secretary’s Memoranda of Conversation: Lot 65 D 330, Oct. 1963. Bí mật. Bản ghi nhớ soạn bởi Johannes Imhof (Sở Tây Âu Vụ, Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ). Buổi họp giữa 2 Ngoại Trưởng Mỹ-Pháp được tổ chức tại Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ.
.
Kho sử liệu PHẬT GIÁO VIỆT NAM 1963 - SONG NGỮ:
https://thuvienhoasen.org/a39405/phat-giao-viet-nam-1963-song-ngu