Thư Mời Chuyển Dịch Giáo Pháp Mật Tông Sang Việt Ngữ

10/10/201112:00 SA(Xem: 35914)
Thư Mời Chuyển Dịch Giáo Pháp Mật Tông Sang Việt Ngữ

Thư Mời

Chuyển Dịch Giáo Pháp Mật Tông Sang Việt Ngữ

V/v Phiên dịch tài liệu Phật Pháp Tây Tạng sang tiếng Việt.

Kính thưa chư Thiện Tri Thức,

Trong vài năm qua người trình bày thư mời này có duyên gặp gỡ và liên lạc với học giả Alex Berzin (*), một Phật tử và là nhà nghiên cứu Phật học lớn, hiện đang sống tại Đức. Ông đã ngỏ ý tìm cách dịch kho dự trữ tại liệu Phật giáo Tây Tạng chính quy do ông sưu tập tên là “Berzin Archive” sang Việt ngữ.

(http://www.berzinarchives.com/web/en/index.html).

Hiện tại trang này đã lần lược được dịch sang hầu hết các ngôn ngữ chính của địa cầu bao gồm Anh, Pháp, Nga, Đức, Tây-ban-nha, Bồ-đào-nha, Ba-lan, và ngay cả tiếng Ả-rập. Việc giáo pháp trình bày trong trang WEB của giáo sư Berzin được chuyển dịch ra nhiều thứ tiếng như vậy chứng tỏ trang này đã đạt được một uy tín vững vàng về độ tin cậy. Trang WEB cũng đã được sự ủng hộ chuẩn y của Thánh Đức Dalai Lama đời thứ 14

(http://www.berzinarchives.com/web/en/about/about/message_from_holiness_dalai_lama.html)

Thế nhưng thật đáng tiếc là nội dung của trang này dù hoàn toàn cho phép sử dụng miễn phí, cho đến nay, cũng chỉ được chuyển dịch một số rất hạn hẹp các tựa đề sang Việt ngữ.

Vì đây là một công trình lớn, thiết nghĩ, một người hay vài người sẽ không thể nào hoàn thành; vì thế chúng tôi thay mặt cho GS. Berzin xin kính mời và thiết tha kêu gọi những vị nào có tâm muốn góp phần tham gia vào công trình này xin liên lạc trưc tiếp đến GS Alexander Berzin (azberzin@aol.com) hay gián tiếp qua người soạn thảo thư mời này là Làng Đậu (vo_quang_nhan@yahoo.com)

Những vị nào có thể tham gia:

- Tất cả những ai có hiểu biết về Phật giáo, thích phiên dịch và có khả năng tiếng Việt và một (hay nhiều) ngôn ngữ thứ hai như tiếng Anh, Pháp, Nga, Đức hay Tây-ban-nha.

- Có tâm muốn đóng góp cho sự phát triển phật giáo Việt Nam, nhất là muốn đóng góp vào sự phát triển kho tàng kinh sách phật giáo Mật Tông.

- Có một cái nhìn không chấp thủ vào một pháp môn hay một tông phái nào cố định.

Chúng tôi xin thưa trước như vậy để chư vị Thiện Tri Thức có thể phát tâm dễ dàng.

Vài dòng kính trình, kính chúc quý vị luôn được thân tâm an lạc, và thường hằng tỉnh thức.

kính thư

Làng Đậu

Chú Thích: (*) Tiểu sử Alexander Berzin có thể đọc tại đây http://en.wikipedia.org/wiki/Alexander_Berzin

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
18/03/2023(Xem: 947)
Gần đây trên các báo chí Hoa Kỳ và trên cộng đồng mạng có đề cập đến nhiều về từ ngữ WOKE và có nhiều độc giả hỏi về ý nghĩa của từ này. Chúng tôi cũng không biết rõ về ý nghĩa và xuất xứ của từ này, nên có cuộc trò chuyện với AI (trí thông minh nhân tạo) như sau:
Theo Biên niên sử Urangkhathat (Phrathat Phanom), bảo tháp cất giữ 9 xá lợi xương bàn chân của Đức Phật. Khách du lịch đã tụ tập trên lối đi dạo ven sông ở Nong Khai để xem bảo tháp trong khi những người khác đi thuyền để quan sát cận cảnh. Mực nước sông rút dần cho thấy cấu trúc cổ xưa đang bị xói mòn do dòng chảy của sông Mekong, đang bào mòn lớp đá bên ngoài của tháp.
Có phải bạn rất đỗi ngạc nhiên về tiêu đề của bài viết này? Có thể bạn nghĩ rằng chắc chắn có điều gì đó không ổn trong câu chuyện này, bởi vì lịch sử về cuộc đời của đức Phật xưa nay không hề thấy nói đến chuyện đức Phật đi tới Châu Âu và Châu Phi. Bạn nghĩ không sai. Không phải đức Phật bằng xương bằng thịt đã đến hai lục địa đó lúc Ngài còn tại thế. Nhưng đó là một câu chuyện vô cùng thú vị về một hiện tượng lịch sử đã được sử sách nói đến cách nay cả ngàn năm.