03 Tôi Chuẩn Bị Xuất Gia

27/12/201112:00 SA(Xem: 7296)
03 Tôi Chuẩn Bị Xuất Gia

TÂY TẠNG HUYỀN BÍ

Bản dịch: Nguyễn Hữu Kiệt
Nhà xuất bản Xuân Thu ấn hành

Tôi Chuẩn Bị Xuất Gia

Trong nhà tôi, vẫn còn sự hoạt động nhộn nhịp ồn ào. Trà bơ được rót ra như suối chảy và thức ăn được dọn ra vào giờ chót để đãi những quan khách còn ở lại đêm nay. Tất cả các gian phòng trong nhà đều bị chiếm đóng; không còn phòng nào cho tôi. Tôi đi thẩn thơ, lòng buồn man mác; để giết thời giờ, tôi vừa đi bách bộ vừa đá những viên sỏi và tất cả những gì nằm dưới chân tôi, nhưng sự bận rộn đó cũng không đủ làm cho tôi giải khuây. Không ai chú ý đến tôi: Những quan khách đều đã mỏi mê và hài lòng, còn những gia nô thì mệt nhoàibực bội. Tôi thầm nghĩ và cằn nhằn:

- Loài ngựa có lẽ dễ thông cảm hơn. Ta sẽ ngủ chung với ngựa đêm nay.

Những chuồng ngựa đều ấm áp, và nằm trên đống rơm rạ cũng êm lưng, nhưng giấc ngủ khó đến. Mỗi khi tôi chợp mắt thiếp đi, thì một con ngựa lại thúc đẩy tôi, hoặc tôi bị đánh thức một cách đột ngột bởi một tiếng động từ trong nhà. Lần lần, mọi vật đều đắm chìm trong im lặng. Tôi ngồi nhổm dậy nhìn ra ngoài, thấy đèn lửa lần lần đã tắt. Trong giây lát, chỉ còn lại ánh trăng lạnh lùng phản chiếu sáng ngời trên những ngọn núi đầy tuyết phủ. Những con ngựa đã ngủ, có con ngủ đứng, có con nằm nghiên qua một bên. Sau cùng tôi cũng đã ngủ thiếp đi. Sáng ngày hôm sau, tôi bị đánh thức dậy một cách phủ phàng, có người nói với tôi:

- Dậy đi Lâm Bá. Tôi còn phải thắng yên ngựa, mà cậu nằm choán hết chỗ.

Thành thử tôi đứng dậy đi về nhà để kiếm thức ăn đỡ dạ. Trong nhà, đang có sự náo động ồn ào. Các quan khách sửa soạn ra về và mẹ tôi chạy từ nhóm này sang nhóm khác để tiễn đưa khách. Cha tôi thì bàn về việc sửa nhà và vườn cho đẹp thêm. Người nói cho một ông bạn già biết ý định sẽ nhập cảng kiếng thủy tinh từ Ấn Độ để làm cửa sổ. Ở Tây Tạng không có kiếng, người ta không chế tạo kiếng trong xứ, và thật là tốn kém mà nhập cảng kiếng từ Ấn Độ. Cửa sổ các nhà ở Tây Tạng có những khuôn gỗ trên đó có căn một thứ giấy sáp sáng đục nhưng không trong suốt. Những cánh cửa sổ bằng gỗ nặng được gắn ở ngoài, không phải để phòng kẻ gian mà để tránh những cơn bão cát. Cơn bão cát này, đôi khi có quện theo những viên sỏi nhỏ, có thể làm gãy nát những cửa sổ trơn, không có phòng vệ. Nó cũng có thể cắt đứt da thịt trên mặt và trên bàn tay với những vết cắt rất sâu; bởi vậy thật rất nguy hiểm mà đi du lịch trong những mùa gió lớn. 
Dân chúng thủ đô Lahassa luôn luôn để ý coi chừng ngọn núi của điện Potala. Nếu thình lình nó biến mất dưới một đám sương mù đen kịt, mọi người sẽ lo kiếm chổ ẩn núp an toàn để tránh bão. Nhưng không phải chỉ có loài người là mới báo động: Loài vật cũng biết trước khi sắp có bão nên các loài chó, ngựa thường đi trước người ta để kiếm chổ ẩn núp. Loài mèo không bao giờ bị bão làm hại, còn loài Yak không có gì phải sợ. 
Sau khi người khách cuối cùng đã rời khỏi nhà, cha tôi cho gọi tôi và nói:

- Con hãy đi chợ mua sắm những thứ cần dùng, Ông Tzu biết con phải mua sắm những vật gì.

Tôi nghĩ đến những đồ dùng cần thiết: Một cái chén đựng tsampa bằng gỗ, một cái dĩa bạc và một xâu chuỗi gồm một trăm lẻ tám hột bằng gỗ đánh bóng. Số một trăm lẻ tám này là một con số linh thiêng, nó cũng chỉ bấy nhiêu những điều giới răn mà một vị sư sãi cần phải nhớ.

Chúng tôi lên đường ra chợ, ông Tzu cưỡi ngựa còn tôi cưỡi lừa. Sau khi qua nhiều khúc đường quanh co, chúng tôi đã đến khu chợ buôn bán tấp nập. Tôi nhìn quanh dường như đó là chuyến đi đầu tiên. Nhưng trong thâm tâm, tôi e ngại rằng đó là chuyến đi cuối cùng! Những tay thương buôn vừa đến Lhassa, tràn vào các cửa tiệm và tranh luận sôi nổi để định giá hàng. Có người đem trà sang đây từ Trung Hoa, những người khác đem tơ lụa từ bên Ấn Độ. Chúng tôi vạch đường đi xuyên qua đám rừng người đến những cửa tiệm có những đồ vật mà tôi cần dùng. Thỉnh thoảng ông Tzu trao đổi lời chào hỏi với một bạn già quen từ hồi niên thiếu.

Tôi cần mua một áo tràng màu đỏ sậm, cỡ lớn, không phải chỉ vì lý do tôi sẽ lớn thêm, mà cũng vì một lý do khác rất thực tế. Ở xứ này, những người lớn mặc áo rất rộng, nịt sát lưng. Phần trên chiếc áo có thể dùng như một cái túi đựng mọi thứ cần dùng. Một sư sãi "Trung bình" chẳng hạn, đem theo trong cái túi đó một chén ăn tsampa, một cái dĩa, một con dao, vài thứ bùa phép, một bao gạo mạch nha đã sấy và thường là một ít tsampa. Nhưng ta đừng quên rằng một sư sãi luôn luôn đem theo trong mình tất cả những gì y sở hữu trên thế gian này.

Ông Tzu kiểm soát việc sắm sửa của tôi. Tôi chỉ được mua những gì tối cần thiết, tất cả đều là những hạng rất xoàng, tương xứng với một "Chú tiểu sơ cơ nghèo": Một đôi dép bằng da con Yak, một cái bọc nhỏ để đựng gạo mạch nha sấy, một cái chén bằng gỗ, một cái dĩa cũng bằng gỗ (chứ không phải bằng bạc!) và một con dao. Thêm vào đó là một xâu chuỗi hạng thường mà tôi phải tự mình đánh bóng tất cả một trăm lẻ tám hột; đó là tất cả những gì mà tôi được mua sắm. Cha tôi là một nhà quý tộc tỷ phú, có những tài sản rộng lớn khắp nơi trong xứ, trong một thời gian tập sự làm một tu sĩ, và ngày nào cha tôi còn sống tôi phải là một chú tiểu nghèo mà thôi.

Tôi nhìn một lần cuối, đường xá và dãy nhà hai tầng ở hai bên. Tôi cũng nhìn cả những tiệm bán hàng hóa treo lủng lẳng những khúc vi cá mập và những yên ngựa ở trước cửa. Một lần nữa, tôi lắng tai nghe những lời nói đùa của những người lái buôn và những câu trả giá vui vẻ của những khách hàng. Tôi chưa từng thấy con đường này mang vẻ ấm cúng dễ chịu như thế bao giờ, tôi ước ao cái số phận của những người nhìn thấy nó hằng ngày và sẽ tiếp tục sống hằng ngày ở tại đây. Những con chó hoang đi rong khắp chốn, đưa mũi đánh hơi vật nọ vật kia, và cất tiếng sủa vang; những con ngựa đợi chủ ra lệnh cất vó, thỉnh thoảng lại hí lên một tràng dài. Những con Yak vừa thốt ra những tiếng kêu khàn giọng vừa len lỏi giữa những đám người bộ hành. Có bao nhiêu sự bí ẩn ở đằng sau những cửa sổ bọc giấy sáp kia! Có hằng bao nhiêu những hàng hóa lạ lùng đến từ bốn phương, đã được chở xuyên qua những cánh cửa gỗ chắc nịch kia, và có bao nhiêu giai thoại kỳ thú mà những cánh cửa sổ mở kia có thể thuật cho ta nghe nếu chúng biết nói. Tôi nhìn tất cả những vật ấy dường như là những vật đã quen thuộc từ lâu. Tôi không hề nghĩ rằng có ngày tôi sẽ tái ngộ những cảnh vật trên các đường phố nầy, dầu rằng thỉnh thoảng chỉ một đôi lần. Tôi nghĩ đến những gì tôi muốn làm, những gì tôi muốn mua. Sự mơ mộng của tôi bỗng nhiên bị gián đoạn một cách phũ phàng, một bàn tay vừa to lớn vừa hăm dọa, hạ xuống trước mặt tôi, kéo vành tai tôi và vặn xoay nó một vòng đau kinh khủng. Ông Tzu quát to, dường như muốn cho cả thế giới đều nghe:
 

- Lâm Bá, mi đã biến thành pho tượng đá rồi chăng? Ta tự hỏi không biết những thiếu niên đời nay nuôi những gì trong óc của chúng. Vào thời buổi của ta, không hề có như vậy.

Ông Tzu có vẻ bất cần về việc tôi sẽ bị đứt một vành tai nếu tôi cứ đứng yên một chỗ, hay tôi muốn giữ nó lại bằng cách đi theo ông. Tôi có thể làm gì được ngoài ra việc "Tranh thủ thời gian?" Trên đường về, ông Tzu vừa cưỡi ngựa đi trước vừa cằn nhằnchỉ trích rõ rệt "Cái thế hệ hiện kim, gồm toàn những bọn vô ích, lười biếng, bất trị, và luôn luôn mơ tưởng chuyện trên mây", nhưng khi vừa đến đường lộ Lingkhor, chúng tôi gặp một cơn gió lớn thổi mạnh; tôi bèn nép mình vào phía sau cái thớt lưng khổng lồ của ông Tzu để tránh cơn giông.

Khi tôi về đến nhà, mẹ tôi liếc mắt nhìn qua những đồ vật dụng mà tôi đã mua. Tôi lấy làm thất vọng khi mẹ tôi cho rằng những vật ấy cũng khá tốt đối với tôi. Tôi đã hy vọng rằng mẹ tôi sẽ quở trách ông Tzu, và sẽ cho phép tôi mua những đồ dùng có phẩm chất tốt hơn. Một lần nữa, những hy vọng của tôi về cái dĩa bằng bạc lại tiêu tan như mây khói, và tôi phải chấp nhận cái dĩa bằng gỗ mua ở một tiệm tạp hóa ở Lhassa.

Trong tuần lễ cuối cùng, người ta không để tôi sống yên lặng một mình. Mẹ tôi bắt buộc tôi phải đi theo người để viếng thăm các gia đình quý tộc ở Lhassa và để chào từ giã, trước khi tôi lên đường xuất gia để bước vào tu viện.

Mẹ tôi rất thích những dịp xuất hành như thế, những cuộc viếng thăm xã giao và nói chuyện hàn huyên, nó gồm một phần chương trình hằng ngày của mẹ tôi. Tôi cảm thấy chán ngấy; đối với tôi, những cuộc viếng thăm đó là những cực hình vì tôi không có năng khiếu để hòa mình một cách vui vẻ với những kẻ phàm tục. Tôi chỉ muốn chơi đùa thỏa thíchngoài trời trong những ngày còn lại, thả diều, nhảy sào hay bắn cung; nhưng thay vì được tự do tiêu khiển, tôi bị lôi kéo đi khắp nơi như một con Yak trúng giải hạng nhất, và trình diện với những bà nhạt nhẽo vô duyên, họ không có việc gì làm khác hơn là ngồi suốt ngày trên nệm nhung êm ấm và sai bảo kẻ tôi tớ.

Không phải chỉ có mẹ tôi mới làm tôi bực mình. Tôi còn phải đi theo cha tôi đến tu viện Lạt Ma Giáo Drebung. Tu viện này là tu viện lớn nhất thế giới, với tất cả mười ngàn sư sãi, với những ngôi đền cao vút, và nhà cửa dinh thự xây bằng đá. Đó là một cộng đồng tu viện, một thành phố có tường rào chung quanh, và cũng như mọi thành phố, nó có thể sống tự túc. Drebung có nghĩa là "Núi Gạo", và thật vậy, nó giống như một đống gạo chất lên thành núi nếu nhìn từ đằng xa, với những đài cao và mái bầu chiếu rạng ngời duới ánh nắng. Nhưng tôi không còn lòng dạ nào để thưởng thức cái đẹp của những công trình kiến trúc thẩm mỹ: Tôi cảm thấy se lòng mà phải lãng phí một thời giờ rất quý báu đối với tôi. Cha tôi có việc cần bàn luận với vị Sư Trưởng và các vị phụ tá, nên tôi chỉ có thể đi thất thiểu một mình trong tu viện, như một vật vô chủ trôi giạt lênh đênh sau cơn bão tố. Khi tôi thấy cách cư xử của người lớn đối với vài kẻ thiếu nhi sơ cơ, tôi có những cơn sợ hãi đến rùng mình.

Drebung thật là bảy tu viện sáp nhập làm một, gồm có bảy dòng tu, và bảy giáo đường khác nhau. Thật quá lớn lao đồ sộ để có thể đặt dưới sự điều khiển của một người; bởi vậy có đến mười bốn vị Sư Trưởng, tất cả đều chủ trương một kỷ luật sắt, đảm nhiệm lấy công việc cai quản tu viện này.

Khi cuộc viếng thăm kết thúc, tôi cảm thấy rất sung sướng, nhưng tôi còn hài lòng hơn khi được biết tôi sẽ không vào tu viện Drebung hay tu viện Sera, ở độ năm cây số phía bắc thủ đô Lhassa.

Tuần lễ cuối cùng đã chấm dứt. Người ta tịch thu những con diều của tôi để làm quà cho kẻ khác; những cung tên của tôi bẻ gẫy để làm cho tôi hiểu rằng tôi không còn là một đứa trẻ con, và bởi vậy tôi không còn cần những món đồ chơi đó nữa. Tôi có cảm tưởng rằng quả tim tôi muốn vỡ nát, nhưng dường như không ai chú ý đến điều ấy.

Đêm hôm ấy, cha tôi gọi tôi vào phòng giấy của người; đó là một gian phòng trang trí rất mỹ thuật, có bày những pho sách cổ rất quý giá. Cha tôi ngồi gần bên bàn thờ tổ tiên và ra lịnh cho tôi quì trước mặt người để bắt đầu nghi lễ đọc quyển Gia Phả của giòng họ nhà tôi. Lịch sử của gia đình tôi từ bao nhiêu thế kỷ trước, được ghi chép trong quyển sách khổng lồ đó, bề dày đến một thước rưỡi và bề ngang ba tấc. Trong ấy có ghi tên họ các vị tổ tiên sáng lập của giòng họ nhà tôi cùng những công lao hạn mã nhờ đó mà các vị ấy được ban quyền tước quý hiển. Trong đó cũng có ghi chép những công trạnggia đình tôi đã lập nên trong việc phục vụ xứ sở và phụng sự vị chúa tể của đất nước tôi, là đức Đạt Lai Lạt Ma. Đó là lần thứ nhì mà quyển Gia Phả được lật ra cho tôi, vì tôi thấy ngày sinh tháng đẻ của tôi đã có ghi chép sẵn trong đó. Các nhà chiêm tinh đã căn cứ vào những chi tiết đó để lập nên lá số và phán quyết những lời tiên tri về tương lai của tôi. Tôi phải tự mình ký tên vào bản Gia Phả, vì ngày hôm sau sẽ là ngày bắt đầu một cuộc đời mới, khi tôi bước chân vào tu viện.

Kế đó, quyển sách được xếp lại và để vào chỗ cũ. Quyển sách ấy rất nặng; cha tôi hơi lảo đảo dưới trọng lượng của nó khi người đứng dậy để đặt nó vào một cái hộp thiếp vàng. Người kính cẩn đặt cái hộp dưới bàn thờ, trong một cái ô vuông xây bằng đá rất sâu. Kế đó, người nấu sáp trong một cái "Soong" nhỏ bằng bạc, trãi sáp mỏng trên nắp ô và đóng triện của người lên đó để niêm phong lại. Sau đó, cha tôi mới ngồi nghiêm chỉnh lên tấm nệm ở giữa phòng. Người gõ một tiếng vào cái chuông nhỏ đặt gần bên, và một người nô bọc đem vào một cái khay trà pha với bơ. Sau một cơn im lặng kéo dài, cha tôi mới kể cho tôi nghe bí sử của sứ Tây Tạng, một chuyện lịch sử cổ xưa đến bao nhiêu nghìn năm và thậm chí được coi như cổ sử dẫu ở vào thời kỳ cuộc đại hồng thủy. Người thuật cho tôi nghe rằng đã có một thời kỳ sứ Tây Tạng chỉ là một vùng biển cả muôn trùng, điều này đã được chứng thực bởi những cuộc khảo cổ dưới lòng đất. Người nói rằng cho đến ngày nay, khi người ta đào đất ở chung quanh thủ đô Lhassa, họ có thể tìm thấy những bộ xương cá và những loại vỏ sò vỏ óc rất dị kỳ, cùng những đồ khí cụ lạ lùng làm bằng kim khí, mà người ta không biết rõ sự công dụng của nó. Những sư sãi thường tìm thấy những đồ khí cụ đó khi họ thám hiểm những hang động trong vùng, và họ đem đến cho cha tôi. Cha tôi mới đưa cho tôi xem vài món đồ khí cụ đó. Rồi người nói qua chuyện khác:

- Theo như luật định, con nhà quý tộc phải được nuôi trong sự khắc khổ, còn con nhà nghèo sẽ được hưởng mọi sự dễ dãi, khoan dung. Trước khi được nhận vào tu viện, con còn phải trãi qua một cuộc thử thách rất gian lao.

- Cha tôi cho tôi biết rằng tôi cần phải tỏ ra tuyệt đối dễ dạy và nhắm mắt tuân theo mọi lịnh trên sai khiến. Những lời cuối cùng của cha tôi không làm cho tôi yên lòng. Người nói:

- Con hỡi, chắc con sẽ nghĩ rằng cha là người nghiêm khắc và khô khan, lạnh lùng. Cha chỉ nghĩ đến danh dự của giòng họ nhà ta. Cha nói thật cho con biết: Nếu con không được thâu nhận vào tu viện thì con đừng trở về nhà. Chừng đó con sẽ bị đối xử như một người xa lạ ở cái nhà này.

Nói đến đó, cha tôi ra hiệu cho tôi lui ra, mà không nói thêm một lời nào. Lúc ban chiều, tôi đã từ giã Yaso, chị tôi. Chị tôi rất xúc động: Chúng tôi đã chơi chung với nhau từ thuở nhỏ, nay chị đã lên chín, lớn hơn tôi hai tuổi. Tôi không sao gặp được mẹ tôi. Mẹ tôi đã đi ngủ sớm và tôi không thể nào từ giã mẹ trước khi lên đường. Tôi bèn lui về phòng riêng một mình để nghỉ một đêm cuối cùng. Tôi nằm dài trên những chiếc nệm trải dưới đất, nhưng không sao ngủ được. Trí óc tôi nghĩ liên miên đến những điều cha vừa nói lúc ban chiều. Tôi nghĩ đến tính nghiêm khắc độc đáo của cha tôi, và tôi hồi hộp nghĩ đến đêm hôm sau, khi mà lần đầu tiên tôi sẽ ngủ xa nhà. Bên hè, vầng trăng vẫn tiếp tục soi bóng. Một con chim ăn đêm vừa nhảy vừa đập cánh trên khung cửa sổ. Sau cùng tôi ngủ thiếp đi lúc nào không hay. Khi trời chưa sáng, một người gia bộc đã đánh thức tôi dậy với một chén tsampa và một chén trà bơ. Ông Tzu thình lình bước vào phòng khi tôi đang ăn bữa điểm tâm thanh đạm đó, và nói:

- Con hỡi đây là giờ phút mà chúng ta phải ly biệt nhau. Ta sẽ có thể trở lại coi sóc bầy ngựa như trước. Con hãy ráng làm tròn bổn phận, và hãy nhớ tất cả những gì mà ta đã dạy con. Nói đến đây, ông ta quay gót lui ra.

Thái độ đó rất là cận nhân tình, tuy rằng hồi ấy tôi không được vừa ý. Những lời từ giã đầy cảm xúc có lẽ đã làm cho sự lên đường của tôi trở nên khó khăn hơn nhiều, đó lại là một chuyến ra đi đầu tiên, mà tôi nghĩ rằng không hẹn ngày trở lại. Nếu lúc ấy mẹ tôi thức dậy để nói với tôi mấy lời từ giã thì chắc chắn là tôi đã cố gắng thuyết phục mẹ tôi hãy giữ tôi ở lại bên người. Nhiều đứa trẻ Tây Tạng sống một cuộc đời rất dịu dàng êm ái, còn tôi phải sống một cuộc đời khắc khổ về đủ mọi phương diện. Về sau tôi phát hiện ra rằng sở dĩ mẹ tôi không từ giã tôi vào giờ phút chót, ấy là do lịnh của cha tôi, để cho tôi tập lấy tánh cương nghị và có kỷ luật trong những năm đầu tiên. Tôi ăn điểm tâm xong, bèn dồn cái chén và cái dĩa vào trong áo, và lấy thêm một cái áo tràng để thay đổi. Với cái áo này, tôi làm một cái bọc trong đó, tôi gói một đôi ủng lót bằng nỉ. Tôi vừa bước ra khỏi phòng thì một người gia nô dặn tôi nên đi nhẹ bước để khỏi làm mất giấc ngủ của người trong nhà. Tôi bước ra hành lang. Trong khi tôi bước xuống nấc thang tam cấp để đi ra đường lộ, thì bóng tối hãy còn dầy đặc trước khi ánh bình minh xuất hiện để mở đầu một ngày mới.

Tôi bước ra khỏi nhà trong tình trạng đó. Tôi đi lủi thủi một mình, băn khoăn lo ngại và lòng dạ se sắt. 

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
23/07/2015(Xem: 13274)
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :
Một hình chụp văn bản lan truyền qua mạng xã hội hôm 12 Tháng Tám được cho là thư thông báo rời bỏ Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam (giáo hội quốc doanh) của Thượng Tọa Thích Minh Đạo, trụ trì tu viện Minh Đạo ở thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.
Từ chuyện xuất hiện của sư Minh Tuệ, nếu Phật giáo và một số cá nhân tu sỹ không có những sai lầm do chủ quan thiếu khiêm tốn trong quyền lực, phát ngôn ỷ thị và hành chánh thiếu cẩn trọng, vô tình đẩy sự kiện sư Minh Tuệ lên cao trào trong khi quần chúng dành sự ngưỡng mộ một tu sỹ khổ hạnh không thuộc Giáo hội Phật giáo, và lại thêm một hình ảnh như chiếc bóng thứ hai của sư Minh Tuệ là sư Minh Đạo tiếp nối lòng tôn kính của người dân có đủ mọi thành phần sau khi sư Minh Tuệ bị khiển trách rồi ẩn tu. Còn Chân Quang không thọ cụ túc chính thức một giới đàn nào, bằng cấp ba, bằng Tiến sỹ còn giả thì điệp đàn thọ giới chả là gì đối với người thiếu minh bạch. Hiện nay Chân Quang có hai bản lý lịch khác nhau và Điệp đàn thọ giới cũng không giống nhau đã bị cộng đồng mạng phanh phui.