Chuyện 31-40

01/01/201212:00 SA(Xem: 5728)
Chuyện 31-40


MỘT TRĂM LẺ MỘT CÂU 

CHUYỆN THIỀN 
Trần Trúc Lâm dịch


31. Mọi Thứ Đều Là Thượng Hảo Hạng

Khi Banzan đi qua chợ nghe được câu chuyện đối thoại giửa anh hàng thịt và người khách mua.

"Bán cho tôi miếng thịt ngon nhất trong hàng của ông," khách bảo.

"Món gì trong hàng của tôi cũng đều thượng hảo hạng cả," anh hàng thịt trả lời. "- đây, bà không thể tìm thấy miếng thịt nào mà không phải là thượng hảo hạng."Qua câu chuyện, Banzan chợt liu ngộ.

32. Thời GiờChâu Báu

Một Sứ quân hỏi Takuan, một vị thiền sư, một lời khuyên cách dùng thì giờ như thế nào. Ông ta cảm thấy thời gian trôi lâu quá, suốt ngày ngồi cứng người ở trướng để mọi người bái kiến.

Takuan viết tám chữ Hán để trao lại:

Một ngày không có hai

Thời giờchâu báu.

Ngày này không hề trở lại

Mỗi phút đáng giá một viên ngọc quí.

33. Bàn Tay Của CỦA MOKUSEN 

Mokusen Hiki trụ trì ở một tự viện thuộc tỉnh Tamba. Một trong nhưng đệ tử than phiền với ngài về tánh bủn xỉn của vợ mình. Mokusen đến viếng bà vợ của người đệ tử và giơ ra nắm đấm trước mặt người đàn bà.

"Vậy là có ý gì?" bà ta ngạc nhiên hỏi.

"Giả sử nắm tay của ta cứ như thế này mãi. Bà gọi nó là gì?" ngài hỏi.

"Dị dạng," người đàn bà trả lời.

Rồi ngài xòe bàn tay ra trước mặt bà và hỏi: Giả sử nếu nó cứ như thế này mãi, bà gọi thế nào?"

"Một loại dị dạng khác," bà ta trả lời.

"Nếu bà hiu được như vậy," Mokusen kết luận, "bà là một người vợ tốt." Xong ngài ra về.

Sau lần viếng thăm đó, người đàn bà hết lòng giúp chồng bố thítiết kiệm.
34. Một Nụ Cười Trong Đời

Suốt đời Mokugen, chưa ai thấy ngài cười cho đến khi sắp chết. Vào ngày cuối ngài bảo với các đệ tử trung thành: "Các con học với ta hơn mười năm nay. Giờ hãy cho ta thấy lối liu ngộ thiền của các con như thế nào. Ai biểu lộ rõ nhất sẽ được truyền y bátkế tục ta."

Mọi người đều chăm chú vào gương mặt nghiêm trọng của Mokugen mà không ai trả lời.

Encho, một đệ tử theo thầy đã lâu, bước đến cạnh giường. Ông đẩy chén thuốc tới vài phân. Đó là câu trả lời của ông khi được hỏi đến.

Nét mặt thầy càng thêm nghiêm trọng. "Con chỉ hiểu có vậy thôi ư?" Mokugen hỏi.

Encho lại đưa tay ra kéo lui chén thuốc.

Một nụ cười thật tươi lộ trên mặt Mokugen. "Thằng nhải," ngài nói với Encho. "Con đã theo ta mười năm mà chưa hề thấy toàn thân của ta. Hãy cầm lấy y bát. Chúng thuộc về con."

35. Mỗi Phút Đều Là Thiền

Mỗi thiền sinh phải sống cạnh thầy ít ra cũng phải mười năm trước khi thu dạy kẻ khác. Tenno, vừa trải qua thời kỳ học tập và nay trở thành thiền sư, đến thăm Nan-in. Hôm ấy trời mưa, nên Tenno mang guốc và cặp một cái dù. Sau khi chào hỏi, Nan-in lên tiếng: "Có lẽ

ông đã để guốc trước tiền đường. Ta muốn biết chiếc dù của ông nằm bên phải hay bên trái của đôi guốc."

Tenno bối rối không đáp lại ngay được. Ông ta hiểu ra rằng mình chưa sống thiền trong từng phút. Ông ta trở thành đồ đệ của Nan-in, và học trong sáu năm nữa để đạt đến mức thiền trong từng phút.

36. Mưa Hoa

Subhuti (Bồ Tát Quán Tự Tại) là một đệ tử của Đức Phật Thích Ca. Ngài có khả năng thấu triệt được tiềm năng của pháp KHÔNG, quan niệm cho rằng sự vật không hiện hữu, mà do tương tác giửa chủ thể và đối tượng.

Một ngày kia Subhuti, đang hành thâm bát nhã chiếu Không dưới một đại thụ. Hoa bỗng rơi xung quanh Ngài.

"Chúng tôi xin cúng dường bài pháp về Không của Ngài," các phạm thiên thì thầm bên Ngài.

"Nhưng ta chưa nói gì về Không mà," Subhuti nói.

"Ngài chưa nói đến Không, chúng tôi chưa nghe đến Không," thiên thần trả lời. "Đó thực sự là Không" Và hoa đổ xuống Ngài như mưa.

37. An Tống Kinh Điển

Tetsugen, một kẻ mộ Thiền ở Nhật, quyết định ấn tống kinh Phật, lúc bấy giờ chỉ bằng Hán ngữ. Bản in tạng kinh phải được khắc bằng bản gổ đến sáu ngàn tấm, một công tác to lớùn vô lường.

Tetsugen bắt đầu du hànhquyên tiền đóng góp của bá tánh thập phương. Vài kẻ có lòng, biếu ông cả trăm lượng vàng, nhưng hầu hết còn lại thì chỉ cúng vài xu. Ông cảm tạ mỗi khách bố thí lòng tri ân ngang nhau. Sau mười năm Tetsugen kiếm đũ số tiền để khởi sự

công tác.

Nhưng lúc ấy sông Uji gây lụt lội. Nạn đói kéo theo. Tetsugen dùng tiền đã quyên góp được để in kinh, phân phát cứu đói. Rồi ông ta lại bắt đầu đi quyên góp trở lại.

Vài năm sau, một trậỉn ôn dịch tràn lan khắp nơi. Lần nữa, Tetsugen lại phân phát hết tiền quyên góp để cứu nhân độả thế.

Ông lại khởi công lần thứ ba, và sau mười hai năm ông đạt được ước nguyện. Bản gỗ in bộ kinh đầu tiên hiện được trưng bày tại Tu viện Obaku ở Kyoto.

Người Nhật thường truyền tụng cho con cháu nghe rằng Tetsugen đã làm ra ba bộ kinh, và rằng hai bộ đầu còn vượt trội hơn bộ chót.

38. Sự Nghiệp Của GISHO

Gisho thọ giới sa di lúc mười tuổi. Côâ trải qua thời huân tập cũng giống như những chú tiểu khác. Khi đến tuổi mười sáu cô tìm học từ thiền sư này đến thiền sư khác.

Cô đã học với Unzan trong ba năm, với Gukei sáu năm, nhưng vẫn chưa thấy được nẽo sáng. Cuối cùng cô tìm đến thiền sư Inzan.

Inzan đối xử với cô không phân biệt phái tánh. Ngài quát mắng cô như sấm động. Ngài tát cô thẳng thừng cốt đánh thức bản lai diện mục của cô.

Ginsho lưu học với Inzan mười ba năm, và ở đó cô thấy ra điều cô bấy lâu tìm kiếm!

Để ca tụng cô, Inzan làm bài kệ:

Ni cô này học với ta mười ba năm.

Ban tối cô thiền quán chiếu công án sâu xa,

Ban sáng cô lại đắm chìm trong công án khác,

Sư cô người Hoa Tetsuma cũng không thể hơn cô,

Và kể từ Mujaku chẳng có ai thành khẩn như Gisho!

Còn rất nhiều cửa cô phải đi qua.

Cô còn phải nhận nhiều cú đấm từ bàn tay sắt của ta.

Sau khi Gisho giác ngộ, cô đến tỉnh Banshu lập ra thiền viện riêng, và thu dạy hai trăm sư nữ khác cho đến ngày cô viên tịch vào một năm giữa tháng Tám.

39. Ngủ Trưa

Thiền sư Soyen Shaku viên tịch lúc sáu mươi mốt tuổi. Hoàn thành sự nghiệp, ngài để lại một giáo pháp dồi dào hơn bất cứ thiền sư nào khác. Giửa mùa hạ, đồ đệ của ngài thường hay ngủ trưa, và ngài giả tảng lơ nhưng riêng ngài thì không bao giờ chểnh mảng.

Khi mới mười hai tuổi, ngài đã h�c thiền quán giáo pháp phái Tendai. Một buổi trưa hè, khí trời oi ả, cậu bé Soyen duổũi thẳng chân đánh một giấc khi thầy vừa đi khỏi.

Ba giờ sau, cậu chợt thức khi thầy trở vào, nhưng đã muộn. Cậu nằm đơ ra đấy ở ngưỡng cửa.

"Xin thứ lỗi cho, xin thứ lỗi cho," sư phụ của ngài thầm thì, bước cẩn thận qua thân cậu bé như thể là của bậc trưởng thượng. Sau lần ấy, Soyen không bao giờ ngủ trưa nữa.

40. Trong Cõi Mộng

"Sư phụ của chúng ta hay ngủ một giấc trưa," một đệ tử của Soyen Shaku kể. "Khi bọn trẻ chúng tôi hỏi tại sao thầy làm vậy thì thầy bảo: �, ta đi vào cõi mộng để gặp các bậc thánh nhân như Khổng Tử thường làm.’ Khi Khổng Tử ngủ, ngài hay gặp các bậc thánh và sau

đó kể lại với các đồ đệ."Một ngày nọ trời nóng quá, vài đứa chúng tôi đánh một giấc. Sư phụ quở trách. ‘Chúng con đến xứ mộng để gặp các bậc thánh nhân như Khổng Tử thường làm,’ chúng tôi vội giải thích. ‘Các thánh nhân nói sao? Sư phụ gắt. Một đứa trong bọn tôi trả
lời: ‘Chúng con đến xứ mộng gặp các thánh nhân và hỏi họ có gặp sư phụ của chúng con đến đấy mỗi buổi trưa không, nhưng họ bảo chẳng hề gặp ông ấy,"41. Thiền Của JOSHU

Joshu khởi sự học Thiền lúc ngài đã sáu mươi tuổi và tiếp tục đến mãi tám mươi tuổi thì liểu ngộ. Ngài dạy thiền từ khi tám mươi tuổi cho đến khi một trăm hai mươi tuổi.

Một lần có một thiền sinh hỏi: "Nếu chẳng có gì trong tâm thì con phải làm sao?"

Joshu trả lời: "Ném nó ra."

"Nhưng nếu con chẳng có gì thì làm sao con ném nó ra được?" thiền sinh tiếp.

"Vậy thì" Joshu bảo "Hãy khiêng nó ra."
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
23/07/2015(Xem: 13274)
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :
Một hình chụp văn bản lan truyền qua mạng xã hội hôm 12 Tháng Tám được cho là thư thông báo rời bỏ Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam (giáo hội quốc doanh) của Thượng Tọa Thích Minh Đạo, trụ trì tu viện Minh Đạo ở thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.
Từ chuyện xuất hiện của sư Minh Tuệ, nếu Phật giáo và một số cá nhân tu sỹ không có những sai lầm do chủ quan thiếu khiêm tốn trong quyền lực, phát ngôn ỷ thị và hành chánh thiếu cẩn trọng, vô tình đẩy sự kiện sư Minh Tuệ lên cao trào trong khi quần chúng dành sự ngưỡng mộ một tu sỹ khổ hạnh không thuộc Giáo hội Phật giáo, và lại thêm một hình ảnh như chiếc bóng thứ hai của sư Minh Tuệ là sư Minh Đạo tiếp nối lòng tôn kính của người dân có đủ mọi thành phần sau khi sư Minh Tuệ bị khiển trách rồi ẩn tu. Còn Chân Quang không thọ cụ túc chính thức một giới đàn nào, bằng cấp ba, bằng Tiến sỹ còn giả thì điệp đàn thọ giới chả là gì đối với người thiếu minh bạch. Hiện nay Chân Quang có hai bản lý lịch khác nhau và Điệp đàn thọ giới cũng không giống nhau đã bị cộng đồng mạng phanh phui.