Tiểu Sử Đức Jigten Sumgon Tổ Sáng Lập Dòng Truyền Thừa Drikung Kagyu

10/04/201212:00 SA(Xem: 19807)
Tiểu Sử Đức Jigten Sumgon Tổ Sáng Lập Dòng Truyền Thừa Drikung Kagyu

TIỂU SỬ ĐỨC JIGTEN SUMGON
TỔ SÁNG LẬP DÒNG TRUYỀN THỪA DRIKUNG KAGYU

blankNgài Phagmodrupa vinh quang có năm trăm đệ tử sở hữu chiếc dù trắng; nhưng như ngài đã từng lập đi lập lại rằng người kế thừa ngài sẽ là một Upasaka (Cận sự nam, Cư sĩ) đã đạt được Thập địa của một Bồ Tát. Đây là tiểu sử của vị kế thừa đó - Đức Drikungpa vô song Vĩ đại Jigten Sumgon. Trong vô số kiếp trước, Jigten Sumgon ra đời là Chakravartin (Chuyển Luân Vương) Tsib-Kyi Mu-Khyu. Là thân phụ của một ngàn công chúa nhưng ngài đã từ bỏ vương quốc, giác ngộ và được gọi là Đức Như Lai Lurik Dronma. Mặc dù ngài đã đạt được Giác ngộ, sau này ngài thị hiệnBồ Tát Kunsar Wangkur Gyalpo. Vào thời của Đức Phật Kashyapa (Ca Diếp), ngài thị hiện là người thợ gốm Gakyong. Vào thời của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, ngài thị hiện là Licchavi bất nhiễm, bậc bất khả phân với chính Đức Phật. Sau này ngài sinh ra là Đạo sư Nagarjuna (Long Thọ). Qua những lần nhập thế này, ngài đã làm lợi lạc cho Phật phápvô số chúng sinh.

Như thế, để tinh túy của Phật pháp có thể phát triển, ngài được sinh ra trong một gia đình tôn quý thuộc bộ tộc Kyura ở Tây Tạng. Thân phụ của ngài là Naljorpa Dorje, một đại hành giả Yamantaka, và thân mẫu là Rakyisa Tsunma. Nhiều dấu hiệu kỳ diệu đã xuất hiện khi ngài ra đời. Từ thân phụ, ngài học giáo lý Yamantaka, đọc và viết thông thạo khi ngài lên bốn tuổi. Từ người chú là Tu viện trưởng Ra-Dreng Gom-Chen vĩ đại, Đức Khorwa Lung-Khyer và những vị Thầy khác, ngài học nhiều Kinh điển và tantra (Mật điển). Vào lúc này ngài được gọi là Tsunpa Kyab, và sau này là Dorje Pal. Việc Jigten Sumgon xuất hiện đã được tiên tri trong nhiều Kinh điểnMật điển. Chẳng hạn như trong Kinh Yeshe Yongsu Gyepa có nói:

“Nơi rặng núi tuyết ở phương bắc sẽ xuất hiện một bậc tên là Ratna Shri. Ngài sẽ làm lợi lạc cho Giáo Pháp của ta và lừng danh khắp ba cõi.”

Trong Kinh Gongdu có nói: “Ở một nơi tên là Dri, Cội nguồn của Giáo Pháp, Ratna Shri sẽ xuất hiện vào Năm Hợi. Ngài sẽ tập hợp một trăm ngàn Tỳ kheo. Sau đó, ngài sẽ đi tới Cõi Phật Ngonga. Ngài sẽ được gọi là Đấng Thiện Thệ Trắng Bất Nhiễm và sẽ có một đoàn tùy tùng đông đảo.”

Trong Gyalpo Kaithang có nói: “Từ Tu viện Samye vinh quang về hướng đông bắc, tại mội nơi tên là Drikung, cội nguồn của Giáo Pháp, Đức Pháp Vương Trisong Desen sẽ ra đời trong năm Hợi là Đấng Thiện Thệ Ratna Shri. Ngài sẽ tập hợp một trăm ngàn Bồ Tát. Ngài sẽ đi tới Cõi Phật Ngonga và được gọi là Đấng Thiện Thệ Trắng Bất nhiễm. Trong Cõi Phật đó, ngài sẽ trở thành Đức Vua Đại Viên mãn.” Như thế ngài đã được tiên tri thật rõ ràng.

Khi Jigten Sumgon còn nhỏ tuổi, thân phụ ngài qua đời; gia đình ngài trở nên sa sút và ngài phải phụ giúp gia đình bằng việc tụng đọc Kinh điển. Có lần ngài được tặng một con dê. Khi ngài đang dẫn con dê đi thì nó cố gắng thoát ra. Ngài kéo nó lại nhưng con dê kéo ngài đi một quãng ngắn và dấu chân của ngài vẫn còn in trên đá cho tới ngày nay. Khi ngài lên tám, ngài có một linh kiến về Yamantaka và trong một dịp khác, trong khi thiền định tại Tsib Lungmoche, ngài nhận ra mọi pháp của sinh tửNiết bàn như sự xuất hiện không có bản chất, như một phản chiếu trong một tấm gương. Ngay cả khi ngài ở tỉnh Kham ngài đã lừng danh là một yogin (hành giả). Jigten Sumgon đã chứng ngộ các thực hành Quang minh và Đại Ấn (quang minhKhông tánh), và trong giấc ngủ ngài đã viếng thăm Cõi Phật Arakta Padmai. Từ Đức Ra-dreng Gom-Chen vĩ đại ngài học mọi giáo lý của truyền thống Khadampa. Từ Lạt ma Lhopa Dorje Nyingpo, ngài nhận giáo lý Guhyasamaja và những giáo lý khác. Có một lần khi tỉnh Kham bị hạn hán, ngài mang thực phẩm đã được cúng dường cho ngài phân phát cho những người đang bị đói, nhờ đó cứu được nhiều sinh mạng.

Nhiều nhân vật quan trọng bắt đầu đến với Jigten Sumgon để giảng dạy Giáo Pháp. Có lần, Học giả Gonda ở miền trung Tây Tạng nói với ngài về Phagmodrupa. Chỉ nghe đến danh hiệu của Phagmodrupa là Jigten Sumgon đã thấy rung động giống như lá cây kengshu bị gió lay động. Trải qua rất nhiều khó khăn, ngài đi từ Kham tới miền Trung Tây Tạng. Một cầu vồng trải rộng suốt hành trình của ngài và vị bảo hộ Dorje Lekpa trong hình tướng của một con thỏ và một đứa trẻ đã chăm lo những nhu cầu của ngài. Khi đi tới một con đường nhiều đá và nguy hiểm ở Kyere, ngài tìm thấy một vật tự nhiên có hình dạng thần chú Sáu-Âm tự biến hóa thành một linh kiến về khuôn mặt của Phagmodrupa.

Jigten Sumgon đi suốt cả ngày lẫn đêm. Trên đường đi, ngài gặp một người đàn bà và một người đàn ông, họ nói: “Chúng tôi từ Phagmodru tới.” Ngài lễ lạy khi nhìn họ như những hiện thân của Đạo sư. Khi đến Tu viện Phagdru lúc nửa đêm, ngài được một Khampa (người tỉnh Kham) mời vào trong. Khi ngài gặp Phagmodrupa, vị Đạo sư nói: “Bây giờ tất cả các đệ tử của ta đã có mặt.” Sau đó Jigten Sumgon cúng dường vị Thầy của ngài một súc lụa, một súc vải và con ngựa của mình, nhưng ngài Phagmodrupa từ chối không nhận con ngựa, ngài giải thích rằng ngài không nhận những món cúng dườngthú vật. Jigten Sumgon cũng dâng cúng một túi thực phẩm, và Phagmodrupa sử dụng nó để cử hành một tiệc cúng dường cho Chakrasamvara. Sau đó Phagmodrupa ban cho Jigten Sumgon Hai Nhánh Bồ Tát Giớidanh hiệu Bồ Tát Ratna Shri. Như một chiếc bình trút hết sang chiếc bình khác, Phagmodrupa ban cho Jigten Sumgon tất cả những giáo lý Kinh điểnMật điển.

Vào lúc này có một người đàn bà là hiện thân của Vajrayogini (Kim Cương Phật Mẫu). Phagmodrupa gợi ý với Taklung Thangpa là vị Thầy này nên sống với bà; nhưng Taklung Thangpa đã từ chối vì không muốn từ bỏ các giới nguyện tu sĩ, và vì thế hiện thân đó đã mất. Sau đó một đệ tử khác là Lingje Repa đã tạo một cái chén làm bằng chiếc sọ của người đàn bà. Điều này khiến cho Lingje Repa đến nơi tập họp trễ, và thực phẩm cúng dường đã được phân phối trong thời gian ngài đến đó. Cầm chén sọ người, Lingje Lingpa đi vòng quanh các tu sĩ, nhận thực phẩm cúng dường từ mỗi người. Các tu sĩ chỉ cho những phần thực phẩm nhỏ nhưng Phagmodrupa thì cho một số lượng lớn, làm đầy chén sọ người, và thậm chí Jigten Sumgon còn cho thêm nữa, làm thành một lượng thực phẩm bao phủ miệng chén như một cái dù. Sau đó Lingje Repa đi qua hội chúng một lần nữa, và vừa đi ngài vừa sáng tác và hát một bài tán thán gồm hai mươi câu kệ một cách tự nhiên. Cuối cùng ngài dừng lại trước mặt Jigten Sumgon, cúng dường thực phẩm và bài ca cho Jigten Sumgon. Từ lúc đó trở đi Jigten Sumgon được thừa nhậnĐệ tử Chính yếu của Phagmodrupa.

Một hôm Phagmodrupa muốn biết những dấu hiệu đặc biệt nào xuất hiện liên quan tới ba đệ tử thân thiết nhất của ngài. Ngài ban cho mỗi người trong ba đệ tử này 0,3m vải đỏ để làm một chiếc mũ thiền định. Taklung Thangpa chỉ sử dụng số vải được cho. Lingje Repa thêm một miếng vải bông ở phía trước mũ, và Jigten Sumgon dùng thêm 0,3m vải nữa, khiến cho chiếc mũ của ngài lớn hơn. Điều này được coi là hết sức tốt lành. Trong một dịp khác, Phagmodrupa gọi Jigten Sumgon và Taklung Thangpa và nói: “Ta nghĩ là hôm nay Sông Tsangpo sẽ tràn ngập. Hãy đến xem.” Hai đệ tử nhìn thấy dòng sông trôi chảy theo cách bình thường, họ quay trở về. Nhưng Jigten Sumgon nghĩ rằng câu hỏi của vị Đạo sư có mục đích nào đó nên nói với Thầy: “Dòng sông đã đầy tràn, giờ đây miền Trung Tây Tạng và tỉnh Kham bị ngập chìm dưới nước.”

Điều này tiên đoán sự phát triển các hoạt động của Jigten Sumgon, và ngài nổi danh là một Đạo sư của Lý Duyên Khởi. Vào lúc này, phù hợp với những tiên tri của Phagmodrupa, Jigten Sumgon vẫn chỉ giữ các giới nguyện của một Cư sĩ. Một hôm, Phagmodrupa bảo ngài ở lại sau khi hội chúng giải tán và chỉ dẫn cho ngài tư thế bảy điểm của Vairochana. Khi chạm vào đầu, cổ họng, và trái tim ngài, Phagmodrupa nói “OM, AH, HUNG” ba lần và nói với ngài: “Ông sẽ là một đại thiền giả, và ta hoan hỉ về điều này.”

Jigten Sumgon phục vụ Thầy Phagmodrupa hai năm rưỡi. Trong thời gian đó, Jigten Sumgon nhận lãnh tất cả các giáo lý của vị Thầy và Phagmodrupa nói rằng Jigten Sumgon sẽ là vị kế thừa của ngài. Vào lúc Đức Phagmodrupa nhập Niết bàn, một chày kim cương vàng năm chấu hóa hiện từ trung tâm tim của ngài và tan hòa vào trung tâm tim của Jigten Sumgon. Tất cả những đệ tử khác đều chứng kiến điều này. Jigten Sumgon hiến cúng mọi vật sở hữu của ngài để làm lợi lạc cho tu viện và giúp xây dựng một bảo tháp kỷ niệm rộng lớn cho Đạo sư của ngài.

Sau sự kiện này, ngài gặp nhiều vị Thầy khác. Ngài nhận Bốn Pháp Du già của Mahamudra (Đại Ấn) từ Thầy Dakpo Gomtsul. Sau đó một nữ tín chủ hứa cung cấp thực phẩm cho ngài trong ba năm và Jigten Sumgon, tha thiết được thực hành những giáo lý đã nhận lãnh, đã lui về động Echung để thiền định. Trong ba năm này, ngài có được một sự hiểu biết thô sơ về những phương diện nội, ngoại và bí mật của lý duyên khởi. Sau đó ngài nhận ra rằng nguyên nhân của việc lang thang trong sinh tử là bởi prana (sinh lực) gặp khó khăn khi đi vào avadhuti (kinh mạch trung ương), và vì thế, khi thực hành prana, ngài được diện kiến chư Phật và Bồ Tát, và có những linh kiến về việc tâm thức của ngài tịnh hóa sáu cõi. Sau đó ngài thực hiện một chuyến hành hương đến Phagmodru và những thánh địa khác.

Khi trở về Động Echung, ngài nhất tâm thiền định. Giống như cách ma quân xuất hiện như những chướng ngại cho Đức Phật vào thời điểm Ngài thành tựu giác ngộ và Tsering Chenga cùng những người khác nỗ lực gây trở ngại cho Milarepa; nghiệp quả sau cùng của Jigten Sumgon đã xuất hiện và ngài bị mắc bệnh cùi. Vô cùng tuyệt vọng, ngài nghĩ: “Giờ đây ta nên chết ở chốn cô tịch này và chuyển di tâm thức của ta.” Ngài lễ lạy một pho tượng của Đức Avalokiteshvara (Quán Thế Âm) mà Thầy Phagmodrupa đã gia hộ nhiều lần. Vào cái lạy đầu tiên, ngài nghĩ: “Trong số chúng sinh, ta là kẻ tệ hại nhất.” Khi lễ lạy lần thứ hai, ngài nghĩ: “Ta đã có mọi giáo lý của Đạo sư, kể cả giáo huấn bardo và pháp chuyển di tâm thức, và cần phải vô úy trước cái chết.” Sau đó, khi nhớ lại rằng những chúng sinh khác không có những giáo lý này, một lòng bi mẫn mãnh liệt phát khởi trong ngài. Trong tâm thái đó, ngài ngồi xuống và phát triển những tư tưởng bi mẫn đối với chúng sinh. Bệnh tật đã rời khỏi ngài, như những đám mây bị thổi dạt khỏi mặt trời và ngay lúc đó ngài đạt được Phật quả. Ngài đã thực hành tại Động Echung trong bảy năm.

Không lâu sau sự kiện này, ngài có một linh kiến về Bảy Đức Tara. Vì ngài hoàn toàn thấu suốt về lý duyên khởi, và đã chứng ngộ sự hợp nhất của giới luật (shila) và Đại Ấn, ngài đã thọ giới Tỳ kheo. Từ lúc này Jigten Sumgon không ăn thịt. Bởi Đức Phagmodrupa đã chỉ định ngài là vị kế thừa nên các tu sĩ cao cấp của Tu viện của Đạo sư của ngài đã mời ngài trở về. Sau khi nhận chức vụ Tu viện trưởng của tu viện, Jigten Sumgon yêu cầu mọi người triệt để tuân thủ giới luật tu sĩ. Một hôm, một vài tu sĩ nói: “Chúng ta là ‘cháu’ của Milarepa và hẳn là ta được phép uống bia chang.” Khi nói điều này, họ uống bia. Khi Jigten Sumgon khuyên bảo họ, họ trả lời: “Ngài nên giữ giới không làm hại người khác.” Sau đó Phagmodrupa xuất hiện với Jigten Sumgon trong một linh kiến và nói với ngài “Hãy rời bỏ chiếc ghế lụa cũ kỹ này và đi về phương bắc. Ở đó con sẽ làm lợi lạc nhiều chúng sinh.”

Jigten Sumgon đi về phương bắc và trên đường đi, tại Nyenchen Thanglha, ngài được vị bảo hộ của địa điểm này đón chào. Tại Namra, một vua tinh linh và đoàn tùy tùng của ông ta thọ giới Cư sĩ từ ngài, và Jigten Sumgon để lại cho họ một trong những dấu chân của ngài như đối tượng của lòng sùng mộ. Ngài ban giáo huấn thiền định cho những con chim kên kên bay trên đầu, và chúng thực hành theo những giáo lý đó. Có lần khi Jigten Sumgon thốt ra một lời, một con ngựa đang chạy trốn đã quay trở lại với ngài. Ngài cũng gởi một hiện thân của chính ngài để làm an dịu một cuộc chiến tranh ở Bodhgaya (Bồ Đề Đạo Tràng) do những thành viên của bộ lạc Duruka phát khởi.

Trong một dịp khác, tại Dam, ngài ban giáo lý và nhận nhiều vật cúng dường. Lúc cuối ngày dường như rất dài, ngài nói với đám đông: “Hãy lập tức về nhà của quý vị,” và thình lình trời sắp rạng đông. Để chấm dứt Pháp thoại của ngài, ngài đã làm mặt trời ngừng lại. Khi ngài ở Núi Namra, Vua trời Phạm Thiên đã thỉnh cầu ngài ban những giáo lý bao lasâu xa. Trên đường tới Drikung, trời Bar-lha vĩ đại tiếp đón ngài. Những trẻ em ở Jenthang xây một Pháp tòa cho ngài, và an tọa trên Pháp tòa, ngài giảng dạy cho dân chúng của thành phố đó. Thậm chí nước, là vật không có tâm thức, đã nghe giáo lý của ngài và tạo thành âm thanh Nagarjuna.

Sau đó ngài tới Drikung Thil. Năm ngài ba mươi bảy tuổi, ngài thiết lập Drikung Jangchubling, tu viện lớn nhất và là trụ xứ chính của Drikungpa Kagyupa ở Tây Tạng. Ngài đã bổ nhiệm Pon Gompa Dorje Senge làm người giám sát việc xây cất tu viện. Nhiều tu sĩ tụ hội ở đó và vui hưởng trận mưa Pháp sâu xa.

Tây Tạng, có chín đại Hộ Pháp. Trong số đó, Barlha, Sogra, Chuphen Luwang, Terdrom Menmo, và Namgyal Karpo đã lễ lạy dưới chân Jigten Sumgon, thọ giới nguyện Cư sĩ, và thệ nguyện bảo vệ giáo lýhành giả của Dòng Drikung Kagyu.

Có một lúc ở Drikung rất khan hiếm nước, và để làm an dịu tình hình, Jigten Sumgon đã đưa cho thị giả Rinchen Drak của ngài 108 miếng lam ngọc và chỉ thị chôn dấu chúng ở những địa điểm khác nhau. Rinchen Drak đã chôn dấu tất cả lam ngọc trừ một miếng ông giữ cho riêng mình và dấu trong áo. Những miếng lam ngọc được chôn dấu đã trở thành các suối nước và miếng ngọc mà Rinchen Drak cất giữ biến thành một con ếch. Rinchen Drak giật mình, ông ném con ếch đi, và khi rơi xuống nó bị mù một con mắt. Nơi con ếch rơi xuống đất xuất hiện một con suối được gọi là Chumik Shara. Khi Drikung Thil bị hủy hoại vào giữa thế kỷ mười bốn, hầu hết các dòng suối này bị lửa làm khô cạn, nhưng một vài con suối vẫn còn tồn tại.

Mỗi tháng vào ngày trăng thượng tuần và ngày rằm, Jigten Sumgon và các tu sĩ của ngài cử hành một buổi lễ tịnh hóa được gọi là Sojong. Có lần khi vài tu sĩ đến muộn và Jigten Sumgon quyết định đình chỉ thực hành, nhưng Trời Phạm Thiên khẩn cầu ngài duy trì truyền thống này, và ngài đã đồng ý.

Jigten Sumgon tiếp tục coi sóc Densa Thil, tu viện cũ của ngài. Ngài cũng viếng thăm Dakla Gampo, tu viện của Gampopa. Từ pho tượng của Gampopa trong tu viện, những tia sáng tuôn ra, hợp nhất bất khả phân với Jigten Sumgon và ngài đã đạt được những thành tựu thông thường và phi thường của Kho tàng Không gian. Có lần các dakini ở Tsari đến mang theo Dakpar Shri, một tập hội gồm 2.800 Bổn Tôn trên một cái lưới bằng lông ngựa và dâng cúng ngài. Để tưởng nhớ Đức Phagmodrupa, ngài đã xây một bảo tháp kiết tường nhiều cửa và an vị 2.800 Bổn Tôn trong đó, với một chiếc cửa cho mỗi dakini.

Sự kiện này đã bắt đầu truyền thống xây dựng các bảo tháp theo cách thức này. Trong một linh kến, ngài gặp Đức A Nanthảo luận về Giáo Pháp. Có một lần Lama Shang nói: “Năm nay các dakini ở Oddiyana sẽ tới mời ta và Drikungpa vĩ đại kết hợp với họ. Ngài là một Đạo sư của Lý Duyên khởi và không phải đi tới đó nhưng ta thì nên đi.” Không lâu sau sự kiện này, các dakini tới gặp Lama Shang và vị Thầy này viên tịch; nhưng khi họ tới mời Jigten Sumgon thì ngài từ chối, và các dakini thay đổi lời thỉnh mời của họ thành một khẩn cầu Đạotrường thọ. Sau đó tất cả các daka và dakini cúng dường ngài và hứa sẽ hướng dẫn các đệ tử của ngài.

Jigten Sumgon có nhiều đệ tử quan trọng, trong đó có hai vị Chenga, Đại Tu viện trưởng Gurawa, Nyo Gyalwa Lhanangpa, Gar Choding, Palchen Choye, Drubtob Nyaske, hai vị Tsang-tsang, và những người khác. Đây là những thủ lãnh của các triết gia. Các vị hộ trì Luật tạng là Thakma Dulzin, Dakpo Duldzin và những vị khác. Các Geshe Kadampa là Kyo Dorje Nyingpo và những vị khác. Các dịch giả là Nup, Phakpa v.v.. Các vị lãnh đạo các tantrika (hành giả Mật thừa) là Tre, Ngok, và v.v.. Thủ lãnh của các hành giả là Dudsi, Belpo, và v.v… Mỗi khi Jigten Sumgon giảng dạy, các cầu vồng xuất hiệnchư thiên rải hoa xuống từ không trung. Machen Pomra và các vị Bảo hộ khác lắng nghe ngài giảng dạy, và các vị vua Tây Tạng, Ấn Độ, và Trung quốc hết sức sùng mộ ngài. Vào lúc này Jigten Sumgon có 55.525 môn đệ. Để nuôi dưỡng những đệ tử đông đảo như biển cả này, Matro, Vua loài Rồng và suối nguồn của mọi tài bảo của cõi Diêm phù đề, đã trở thành vị bảo trợ của tu viện.

Gần Drikung Thil có một tảng đá tên là “Vai-Sư tử”, Jigten Sumgon đã nhìn nó như mạn đà la Chakrasamvara. Ngài thiết lập một tu viện ở đó và để truyền bá giáo lý làm lợi lạc tất cả chúng sinh, ngài xây dựng một Bảo Tháp Kiết tường Nhiều Cửa khác và sử dụng một phương pháp đặc biệt. Vào lúc này ngài cũng sửa chữa Tu viện Samye.

Năm Bổn Tôn Chakrasamvara là thực hành Bổn Tôn chính yếu của Jigten Sumgon và đôi khi ngài đã hiển lộ trong thân tướng này để đào tạo các đệ tửtâm thức phức tạp. Khi một cuộc chiến tranh nổ ra ở Minyak tại miền đông Tây Tạng, ngài đã bảo vệ người dân sống ở đó bằng năng lực huyền diệu của ngài. Con số đệ tử của ngài lên đến 70.000 người. Trong các đệ tử này, nhiều người trong số những người thông tuệ nhất đã đạt được giác ngộ trong một đời, trong khi những người ít thông tuệ hơn đạt được những quả vị (địa) khác nhau, và những người khác đều đã chứng ngộ, ít nhấtbản tánh của bổn tâm.

Trong một tiên tri về Jigten Sumgon có nói: “Một trăm ngàn Bậc vĩ đại hóa thân (Tulku) sẽ tụ hội.” Ở đây. “Tulku” có nghĩa là các ngài là tu sĩgiữ giới hạnh hoàn hảo, và “Bậc vĩ đại” có nghĩa là tất cả các ngài là những Bồ Tát. Trong những tiểu truyện khác có nói rằng Jigten Sumgon đã viếng thăm tất cả các Cõi Phật trong chốc lát, nhìn thấy chư Phật như Đức Phật A Di ĐàĐức Phật Bất Động, và nghe giáo lý của các ngài. Chính Jigten Sumgon nói rằng thậm chí những người có cơ hội tới Layel, ở Drikung, sẽ không bị sinh trong những cõi thấp, và những ai khẩn cầu ngài – dù ở gần hay từ xa – sẽ được gia hộ, và việc thiền định của người ấy sẽ phát triển kiên cố hơn nữa. Ngài cũng nói rằng tất cả chúng sinh sống trong núi non ở Drikung, ngay cả những con kiến, sẽ không bị sinh trong những cõi thấp một lần nữa. Từ cốt tủy của những giáo huấn Kinh điểnMật điển, Jigten Sumgon ban giáo lý do đệ tử của ngài là Chenga Sherab Jungne (Chenga Drikung Lingpa) biên soạn thành một bản văn tên là “Gongchig”, gồm 150 chủ đề và 40 phụ lục

Xưa kia một long vương tên là Meltro Zichen tới Drikung để cầu Pháp. Jigten Sumgon gởi một thông điệp yêu cầu các đệ tử của ngài ở yên trong ẩn thất để những người có các năng lực huyền diệu đó không làm hại long vương và những người không có năng lực như thế không bị tổn hại. Mọi người đều nhận được thông điệp ngoại trừ Đại Thành tựu giả Gar Dampa, khi đó đang thiền định ở đáy một hang động dài. Khi long vương tới nơi, ông ta tạo ra một âm thanh như sấm rền khiến mọi người đều nghe thấy kể cả Gar Dampa. Gar Dampa ra ngoài hang để xem điều gì xảy ra và thấy một con rắn khủng khiếp màu xanh dương đậm, thân nó dài tới mức bao quanh tu viện ba vòng và cái đầu của nó ló ra trong cửa sổ của cung điện. Không xem xét tình hình, ông nghĩ là long vương đến để hãm hại Đạo sư của ông và vì thế ông tự hiển lộ như một garuga (kim xí điểu) khổng lồ và đuổi long vương đi. Tại Rolpa Trang có một dấu vết nhẵn thín và rõ ràng do garuda để lại khi nó đáp xuống một tảng đá. Gần sông Kyung-Ngar Gel vẫn còn những dấu vết của chim garuda và long vương.

Một A La Hán người Tích Lan, là một môn đồ của Đức Phật, nghe nói rằng Đại Thành tựu giả Shakya Shri Bhadra đang đi tới Tây Tạng, đã đưa cho anh của Đại Thành tựu giả một hoa sen trắng và nhờ ông này trao nó cho Đại Thành tựu giả, sau đó Đại Thành tựu giả sẽ trao cho Nagarjuna (Long Thọ) ở Tây Tạng. Khi Shakya Shri Bhadra đến Tây Tạng, ngài truyền giới tu sĩ cho nhiều người nhưng không biết phải tìm Nagarjuna ở đâu. Khi truyền giới, ngài phân phát các bộ Pháp phục và có lần một đệ tử bình thường của Jigten Sumgon đến gần ngài để thọ giới và sau đó hỏi xin một bộ nhưng được cho biếtPháp phục đã hết. Ông ta tha thiết nài nỉ. Một thị giả của Shakya Shri Bhadra đẩy ông ra ngoài; ông ngã xuống và chảy máu mũi. Trước khi việc này xảy ra, mỗi sáng khi tụng Bài Nguyện Bảy Chi, Shakya Shri Bhadra đều nhìn thấy Đức Tara, nhưng trong sáu ngày sau việc rắc rối này thì Đức Tara không tự hiển lộ nữa. Sau đó vào ngày thứ bảy Đức Tara xuất hiện, quay lưng về phía ngài. Shakya Shri Bhadra hỏi Đức Tara: “Con đã làm điều gì sai lầm?” Đức Tara trả lời: “Thị giả của ông đánh một đệ tử của Nagarjuna và làm người ấy chảy máu mũi.” Khi hỏi là ngài có thể làm gì để tịnh hóa hành động xấu này, Đức Tara bảo ngài: “Hãy may càng nhiều càng tốt các Pháp phục khi ông có thời gian, và tặng chúng cho các vị Tỳ kheo không có Pháp phục.”

Sau đó Shakya Shri Bhadra tìm kiếm vị tu sĩ đã bỏ đi. Khi ngài tìm thấy người này và biết tên vị Thầy của ông ta, ngài nhận ra rằng Jigten Sumgon là hóa thân của Nagarjuna. Ngài phái một thị giả tới dâng hoa sen trắng cho Jigten Sumgon. Để đáp lại, Jigten Sumgon gởi nhiều món cúng dường của riêng ngài và mời Shakya Shri Bhadra viếng thăm Drikung, nhưng vị Đại Thành tựu giả này không thể đi được, dù Jigten Sumgon đã gởi nhiều bài kệ tán thán. Mặc dù Nagarjuna đã có chủ ý khi tái sinh là Jigten Sumgon để giải trừ những tà kiến và đang giảng dạy ở Tây Tạng, nhưng Học giả Shakya Shri thấy là không cần phải tới thăm ngài. 

Vào lúc này nhiều Học giả cấp thấp hơn đang viếng thăm Tây Tạng. Một người trong số đó tên là Bi Bhuti Chandra nói: “Hãy để chúng tôi nói chuyện với những Kadampa; các môn đồ của Mahamudra nói láo.” Học giả Shakya Shri nói: “Đừng nói thế,” và thuật lại câu chuyện trên. Ngài nói tiếp: “Bởi Jigten Sumgon là một bậc Thầy vĩ đại, bây giờ các ông nên xin lỗi vì đã nói những điều này.” Sau đó Bi Bhuti Chandra đi tới Drikung, hết sức xin lỗi, và xây dựng một hình tượng của Chakrasamvara tại Núi Sinpori.

Một hôm có một đại học giả tên là Dru Kyamo từ Sakya đến Drikung để tranh luận với Jigten Sumgon. Khi ông ta nhìn thấy mặt của Đạo sư, ông thấy ngài chính là Đức Phật và hai đệ tử chính yếu của ngài là Chenga Sherab Jungne và Chenga Drakpa Jungne thì như Xá Lợi PhấtMục Kiền Liên. Sau sự kiện này ông ta không thể tranh luận với Jigten Sumgon. Ông phát triển lòng sùng mộ vô cùng mãnh liệt và trở thành một trong những đệ tử chính yếu của Jigten Sumgon. Sau này ông được gọi là Ngorje Repa và đã soạn một bản văn tên là "Thegchen Tenpai Nyingpo" là một luận giảng về giáo lý của Jigten Sumgon. Số đệ tử của Jigten Sumgon tiếp tục gia tăng và trong một khóa nhập thất vào mùa mưa, 100.000 “thẻ giới đức” đã được phân phát để biết được số tu sĩ tham dự. Không lâu sau sự kiện này, 2.700 tu sĩ được gởi tới Lachi và 2.700 tu sĩ khác được gởi tới Tsari và Núi Kailash (Ngân Sơn), nhưng qua năm sau 130.000 tu sĩ đã tụ hội một lần nữa tại Drikung.

Đức Karmapa (Thứ Nhất) Dusum Khyenpa đã tới Drikung sau khi viếng thăm Daklha Gampo. Tại Bamthang ở Drikung, Jigten Sumgon và các đệ tử đã đón tiếp ngài thật nồng nhiệt. Vào lúc đó Đức Karmapa nhìn Jigten Sumgon như Đức Phật, và hai đệ tử chính của ngài như Xá Lợi PhấtMục Kiền Liên được các A La Hán vây quanh. Khi họ trở về Serkhang, Chánh điện, Đức Karmapa lại nhìn thấy Jigten Sumgon như Đức Phật, cùng với hai đệ tử của ngài xuất hiện như Đức Di Lặc và Đức Văn Thù, vây quanh là các Bồ Tát. Vì thế Dusum Khyenpa bày tỏ lòng sùng mộ lớn lao và thọ nhận nhiều giáo lý. Đức Karmapa cũng nhìn thấy toàn vùng Drikung như Mạn đà la của Chakrasamvara.

Một vấn đề đã nảy sinh là ai sẽ hộ trì dòng truyền thừa sau khi Jigten Sumgon viên tịch. Jigten Sumgon tin cậy nhiều đệ tử nhưng ngài đã suy nghĩ trong một thời gian dài là ngôi kế vị nên được truyền cho một người trong thị tộc Drugyal Kyura của ngài. Bởi ngài sinh ra ở tỉnh Kham, ngài đã phái một đệ tử của ngài là Palchen Shri Phukpa giảng dạy cho những người trong gia đình ngài. Khi phô diễn những năng lực huyền diệután thán thanh danh của Đạo sư, Palchen Shri Phukpa đã giảng dạy cho chú của Jigten Sumgon là Konchok Rinchen và Anye Atrak, con của chú ngài và tất cả những người cháu trai. Khi tâm của họ đã chuyển hóa và họ trở nên lôi cuốn, họ di chuyển tới miền Trung Tây Tạng. Tiểu sử của họ đã được thuật lại trong Chuỗi Hạt Vàng của dòng Drikung Kagyu.

Một hôm Jigten Sumgon bảo đệ tử của ngài tên là Gar Choling đi tới Cầu Soksum và tặng torma cho các vị rồng sống trong nước. Ngài bảo Gar Choling: “Ông sẽ nhận được của cải đặc biệt.” Một vị long vương tên là Sokma Me đã tặng Gar Choling một chiếc răng Phật và ba viên ngọc đặc biệt. Nói chung, người ta nói rằng long vương Dradrok đã giữ chiếc răng này như một đối tượng của lòng sùng mộ. Cũng chính vị rồng này vẫn thường sống trong miền Magadha (Ma Kiệt Đà), nhưng đã vào Soksum bằng một chiếc cổng ở dưới mặt đất. Gar Choling cúng dường chiếc răng và những viên ngọc cho Jigten Sumgon. Vị Thầy nói: “Thật là tốt khi hoàn trả của cải cho chủ nhân của nó,” ngụ ý rằng đã có lúc chiếc răng này là của ngài. Ngài nói tiếp: ‘Khi ông giàu có, ông nên tạo một pho tượng của ta và để chiếc răng trong trái tim của nó.” Sau đó một thợ thủ công khéo léo người Trung quốc đã được mời tới để tạo pho tượng, và chiếc răng được cất giữ như một xá lợi. Jigten Sumgon đã hiến cúng pho tượng này hàng trăm lần. Pho tượng được lưu giữ ở Serkhang và được gọi là Serkhang Choje (Pháp Vương của Serkhang). Năng lực gia trì của pho tượng này được coi như tương đương với năng lực của chính Jigten Sumgon. Nó đã nói chuyện với nhiều người giữ điện thờ và đã dạy Sáu Pháp Du già của Naropa cho một Lạt ma tên là Dawa. Sau này khi Drikung bị lửa thiêu hủy, pho tượng được chôn vùi trong cát để không bị hủy hoại. Khi Đức Drikung Kyabgon trở về để xây dựng lại tu viện, người ta tìm kiếm pho tượng. Pho tượng đã tự xuất hiện trên cát và nói “Ta đang ở đây.” Theo cách đó, pho tượng này có một năng lực vĩ đại. Gar Choling đã thực hiện nhiều hình tượng khác của Jigten Sumgon trong thời gian này.

Bây giờ Jigten Sumgon quá già và không thường xuyên đi Debsa Thel được nữa, vì thế Chenga Drakpa Jungne được phái tới đó như Nhiếp chính Kim cương của ngài và những hoạt động của Chenga Drakpa Jungne ở đó thành công mỹ mãn. Dưới sự dẫn dắt của Panchen Guya Kangpa, Jigten Sumgon đã gởi 55.525 đệ tử tới sống ở Núi Kailash. Dưới sự dẫn dắt của Geshe Yakru Paldrak, 55.525 đệ tử được gởi tới Lachi. Dưới sự dẫn dắt của Dordzin Gowoche, 55.525 tu sĩ được gởi tới Tsari. Ngay cả trong thời của Chungpo Dorje Drakpa, vị kế nhiệm thứ tư của Jigten Sumgon, cũng có 180.000 đệ tử tại Drikung.

Có lần khi Jigten Sumgon tới Động Dorje Lhokar, ngài nói rằng động quá nhỏ và quá dài. Ngài làm cho lòng động rộng thêm và để lại dấu vết y phục của ngài trên tảng đá. Vì động tối tăm, ngài đẩy một cây gậy xuyên qua tảng đá, tạo thành một cửa sổ. Sau đó ngài làm những ngăn kệ trong đá để cất những vật dụng cá nhân của ngài. Mọi người nhìn thấy thật rõ ràng tất cả những điều này. Trong những chuyến du hành của ngài, ngài đã để lại nhiều dấu chân ở bốn phía của miền Drikung.

Một hôm khi Jigten Sumgon ngã bệnh, Đức Phagmodrupa xuất hiện trước ngài trong một linh kiến và giảng một kỹ thuật yoga, nhờ đó ngài khỏe trở lại. Đối với nhiều đệ tử của ngài, Jigten Sumgon đã giảng dạy theo nhu cầu của họ và đối với một vài người khác, phù hợp với khuynh hướng của họ, ngài đã ban giáo huấn trong thực hành Tám Heruka của truyền thống Nyingma.

Sau đó vào cuối đời, ngài tiên đoán dòng Drikung sẽ có một thời kỳ suy tàn. Cầm một chiếc que nhỏ mà ngài thường dùng để xỉa răng, ngài trồng chiếc que trên mặt đất và nói: “Khi chiếc que này tới một độ cao nào đó, ta sẽ trở lại.” Điều này tiên đoán sự xuất hiện của Gyalwa Kunga Rinchen, vị kế thừa thứ 15 của Jigten Sumgon. Sau đó Jigten Sumgon yêu cầu Chenga Sherab Jungne là vị kế thừa của ngài, nhưng vị này khiêm tốn khước từ. Kế đó ngài yêu cầu Đại tu viện trưởng Gurawa Tsultrim Dorje và vị này đã đồng ý.

Vào năm Hỏa-Ngưu, ở tuổi bảy mươi lăm, Jigen Sumgon nhập Niết bàn để khuyến khích những người lười biếng thực hành Pháp. Nhục thân của ngài được hỏa thiêu vào ngày mười ba của tháng Vaishaka (tháng kỷ niệm sự kiện Đức Phật đản sanh, đạt được Giác ngộnhập Niết bàn). Chư thiên tạo những đám mây cúng dường và những trận mưa hoa từ không trung đổ xuống ngập tới đầu gối của mọi người. Lửa hoàn toàn không ảnh hưởng gì tới chiếc sọ của ngài và bộ não của ngài xuất hiện như Mạn đà la của Sáu mươi Hai Bổn Tôn Chakrasamvara. Hình ảnh này rõ ràng như thể do một người thợ khéo làm ra. Trái tim ngài cũng không bị lửa làm hư hỏng, đã biến thành một màu vàng tuyệt đẹp. Điều này cho thấy ngài là một hóa thân của chính Đức Phật. Tương tự như thế, vô số xá lợi đã xuất hiện.

Sau khi Jigten Sumgon thị tịch, hầu hết trách nhiệm chăm lo tang lễ do Chenga Sherab Jungne đảm trách, mặc dù trước đây vị này đã khước từ sự kế thừa. Chenga Sherab Jungne đi tới Núi Senge Phungpa để chiêm ngưỡng Mạn đà la của Chakrasamvara và ở đó ngài nhìn thấy Jigten Sumgon. Vì thế ngài có cảm tưởng là nên xây một đài kỷ niệm ở đó. Một lần nữa Jigten Sumgon xuất hiện trong một linh kiến trên ngọn núi có Động Thiền định và bảo Chenga Sherab Jungne: “Con trai của ta, hãy làm như con ước muốn, nhưng hãy luôn luôn theo ý hướng của ta.” Sau đó Jigten Sumgon biến mất. Thực hiện theo ước nguyện, Chenga Sherab Jungne xây một Bảo Tháp Kiết tường Nhiều Cửa tên là “Hiền giả, Bậc Điều phục Ba Cõi.” Trong bảo tháp đó, ngài an vị trái tim của Jigten Sumgon và nhiều xá lợi khác. Theo ý hướng của Đạo sư, Chenga Sherab Jungne xây bảo tháp “Tinh túy-Thân, Vật Trang hoàng Thế giới,” được làm bằng đất sét trộn với bụi đá quý, nghệ tây và những loại hương đốt khác nhau. Trong bảo tháp đó, Chenga Sherab Jungne an vị sọ và não của Jigten Sumgon cùng nhiều xá lợi khác như các bản văn Luật tạng do Đức Atisha mang về từ Ấn ĐộKinh Bát Nhã Ba La Mật 100.000 Bài Kệ.

Hiện nay Jigten Sumgon an trụ tại Cõi Phật Phương Đông Toàn Khắp Vĩ đại, bao quanh là vô số đệ tử trong trái đất này là những người đã chết với lòng sùng mộ mãnh liệt đối với ngài. Khi những người như thế mất đi, họ sẽ lập tức được tái sinh ở đó và khi đó Jigten Sumgon ân cần đặt bàn tay lên đầu họ, gia hộ và đón chào họ ở đó.

Dịch từ Kyobpa Jigten Sumgön – Founder of the Drikung Kagyu Lineage
A Brief Biography of Kyobpa Jigten Sumgön”
[được trích từPrayer Flags: The Life and Spiritual Teachings of Jigten Sumgön by Khenchen Konchog Gyaltsen” (Những Lá Cờ Cầu nguyện: Cuộc ĐờiGiáo lý Tâm linh của Jigten Sumgon) do Khenchen Konchog Gyaltsen biên soạn].
http://drikung.org/index.php/drikung-kagyu-lineage/lord-jigten-sumgon
Bản dịch Việt ngữ của Thanh Liên

 

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
08/08/2010(Xem: 109873)
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :
Một hình chụp văn bản lan truyền qua mạng xã hội hôm 12 Tháng Tám được cho là thư thông báo rời bỏ Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam (giáo hội quốc doanh) của Thượng Tọa Thích Minh Đạo, trụ trì tu viện Minh Đạo ở thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.
Từ chuyện xuất hiện của sư Minh Tuệ, nếu Phật giáo và một số cá nhân tu sỹ không có những sai lầm do chủ quan thiếu khiêm tốn trong quyền lực, phát ngôn ỷ thị và hành chánh thiếu cẩn trọng, vô tình đẩy sự kiện sư Minh Tuệ lên cao trào trong khi quần chúng dành sự ngưỡng mộ một tu sỹ khổ hạnh không thuộc Giáo hội Phật giáo, và lại thêm một hình ảnh như chiếc bóng thứ hai của sư Minh Tuệ là sư Minh Đạo tiếp nối lòng tôn kính của người dân có đủ mọi thành phần sau khi sư Minh Tuệ bị khiển trách rồi ẩn tu. Còn Chân Quang không thọ cụ túc chính thức một giới đàn nào, bằng cấp ba, bằng Tiến sỹ còn giả thì điệp đàn thọ giới chả là gì đối với người thiếu minh bạch. Hiện nay Chân Quang có hai bản lý lịch khác nhau và Điệp đàn thọ giới cũng không giống nhau đã bị cộng đồng mạng phanh phui.