Drubwang Shakya Shri 1853 - 1919

04/07/201212:00 SA(Xem: 25487)
Drubwang Shakya Shri 1853 - 1919

DRUBWANG SHAKYA SHRI 
1853 – 1919

 

drubwang_shakya_shriNgài Drubwang Shakya Shri sinh ra trong một gia đình du mục giản dị ở vùng Kham, Tây Tạng. Ngài bắt đầu cuộc đời tâm linhtu viện Dugu, như một vị tăng bình thường, người chuyên về nấu nướng. Tuy nhiên, ngài không bao giờ bị xao lãng bởi các hoạt động thế tục, và vào buổi tối sau các nhiệm vụ hàng ngày, ngài lại ngồi bên bếp lửa, cột tóc lên trần, thực hành không ngừng nghỉ suốt đêm.

Những khả năng của một vị yogi trong ngài Shakya Shri không được nhận ra trong nhiều năm. Khi ngài đang dâng trà trong buổi thuyết giảng cao cấp được ban bởi vị yogi vĩ đại, Đức Drubwang Tsoknyi (1828 – 1904), tức Tsoknyi Rinpoche đệ nhất và cũng là hóa thân của đệ tử của Đức Milarepa, ngài Rechungpa và của Terton Ratna Lingpa. Những vị tulku và tăng khác nhận ra rằng Shakya Shri nghe trộm buổi giảng và họ chế nhạo ngài là “Petsa Naring, ông sẽ không nhận được gì từ giáo lý này bởi vậy tốt hơnquay về bếp đi!” Drubwang Tsoknyi ngay lập tức ngăn họ lại, nói rằng, “Đừng chế nhạo ông ấy! Trong tương lai, các con sẽ mong mỏi chỉ một giọt nước tiểu của ông ấy đấy!” Những lời của bậc Đại đạo sư này đã trở thành hiện thực.

Shakya Shri đã thực hành tinh tấn dưới sự chỉ dạy của Khamtrul Rinpoche đời thứ sáu, Tenpai Nyima (1849 – 1907), người trở thành bậc thầy gốc của ngài, và đã truyền cho ngài mọi chỉ dẫn cao cấp về Đại thủ ấn. Shakya Shri cũng là người cùng thời với Đức Jamyang Khyentse Wangpo (1820 – 1892), và ngài cũng thọ nhận toàn bộ trao truyền và giáo lý dòng Nyingma từ Đức Khyentse, và đã làm chủ Dzogchen.

Trong nhiều năm, ngài Shakya Shri đã sống và thực hành trong một hang động xa xôi bên trên tu viện Khampagar ở Kham cùng với vị phối ngẫu và những đứa con của ngài. Cả gia đình sống hạnh phúcthực hành ở nơi cô tịch và trong sự nghèo khó. Lời chế nhạo của những vị tăng hẹp hòi vẫn tiếp tục và họ trở thành “gia đình yogi bẩn trong thung lũng phía trên, những kẻ làm ô nhiễm nguồn nước của thung lũng.”

Mãi đến khi Yongdzin Rinpoche đời thứ sáu, Sheja Kunkhyen đến thuyết giảng ở vùng đó thì sự chứng ngộ vĩ đại của Đức Shakya Shri mới được biết tới. Yongdzin Rinpoche cắm trại cùng với đoàn tùy tùng trên bãi cõ phía dưới hang động của Đức Shakya Shri, và khi thiền định, ngài đã có một linh kiến về toàn bộ mạn đà la của mười ba vị Chakrasambhara thị hiện chính xác ở động của Đức Shakya Shri. Khi hỏi những người địa phương sống gần đó, họ đáp rằng, “vị yogi bẩn.” Yongdzin Rinpoche sau đó thỉnh mời Đức Shakya Shri xuống tu việnkiểm tra sự chứng ngộ của ngài, sau đó vô cùng ngạc nhiên trước những điều mà ngài đã chứng ngộ. Sau đó Rinpoche đặt cho ngài Pháp danh “Drubwang Shakya Shri” (Drubwang nghĩa là vị yogi vĩ đại) và biên soạn một lời cầu nguyện tán thán sự vĩ đại của vị yogi, bài tán thán này vẫn được tụng đọc bởi các đệ tử của ngài và đệ tử của đệ tử ngài khắp mọi nơi. Ngài cũng thường được biết đến là “Shakya Shri Jnana,” một danh hiệu được ban tặng bởi Mipham Rinpoche, sau khi nhận ra sự hiểu thâm sâu của ngài về tri kiến Dzogchen.

 

Sau sự kiện này, ngài Shakya Shri trở nên vô cùng nổi tiếng khắp xứ Kham và hoạt động của ngài phát triển, đến mức ngài có hàng nghìn vị đệ tử yogi. Trung tâm chính của ngài trở thành Siddhikha ở Kham. Khoảng bảy năm trước khi ngài thị tịch, ngài được Pháp vương Gyalwang Drukpa đời thứ mười thỉnh mời đến tu viện Druk Sangag Choeling ở miền Nam Tây Tạng vì những giảng dạy cá nhân và cũng để phát triển truyền thừa Drukpa. Tuy nhiên, bởi ngài Shakya Shri thích một lối sống khổ hạnh hơn, ngài yêu cầu sống ở một nơi hẻo lánh gần đó, và bởi thế Pháp vương Gyalwang Drukpa giúp đỡ ngài ổn định ở Kyiphuk (nghĩa là “Động Hạnh phúc”). Đức Shakya Shri trở thành vị thầy gốc của ngài Pháp vương Gyalwang Drukpa thứ mười, và rất nhiều đệ tử từ khắp vùng Hi Mã Lạp Sơn đến thọ Pháp từ ngài. Như thế, Kyiphuk trở thành trung tập tu tập yogi lớn, nơi mà mọi hành giả – tăng, ni, hành giả cư sĩ – tất cả thực hành tinh tấn trong những thời khóa chặt chẽ, sống trong các hang động, lều trại, vì không việc xây dựng nào được cho phép. Mỗi người được đào tạo tùy theo căn cơ trong Dzogchen và Mahamudra, và có một đồi dành cho hành giả Dzogchen và một cho hành giả Mahamudra. Rất nhiều dấu hiệu của sự chứng ngộ đã hiển bày lúc đó, và tâm mọi người được chuyển hóa chỉ bởi việc viếng thăm nơi này. Mọi thứ thấm nhuần trong Pháp.

Có rất nhiều thần thôngđệ tử của ngài đã chứng kiến và kể lại, bao gồm một lần khi mà thân của ngài hoàn toàn trong suốt đến mức ngọn đèn bơ có thể được thấy qua nó và ngài không có bóng. Mỗi học trò lúc đó sau này đều đã thị hiện những dấu hiệu vĩ đại lúc chết, cho thấy cấp độ chứng ngộ vô cùng cao của họ. Các học trò và học trò của học trò vẫn rải rác khắp vùng Hi Mã Lạp Sơn, Tây Tạng và Bhutan. Lòng sùng mộ của họ vô cùng sâu sắc, vẫn còn cho đến ngày hôm nay.

Cho đến tận cuối đời, ngài đã sử dụng toàn bộ tài sản để phục hồi ba Bảo tháp linh thiêng của Bhutan – Boudhanatha, Swayambhunath và Namo Buddha. Mặc dù không phải mọi công việc phục hồi đều hoàn thành khi ngài còn sống, các con trai ngài đã hoàn thành sau khi ngài thị tịch. Ngài có mười người con – sáu trai và bốn gái, và tất cả đều là các bậc Đạo sư vĩ đại và trì giữ dòng truyền thừa linh thiêng.

Những người con gái của ngài đều là những yogini chứng ngộhóa thân của Dakini trí tuệ, và họ đều hiển bày sức mạnh diệu kỳ.

Con gái lớn của ngài, Ashi Lhuncho, là vị phối ngẫu tâm linh của Khamtrul Rinpoche đời thứ sáu và có một con trai là Setrul Dondrup, người vô cùng nổi tiếng ở tỉnh Kham.

Con gái thứ hai, Ashi Drolkar, kết hôn với một Đạo sư Nyingma và hậu duệ của bà có Namkha Drimed Rinpoche và Azin Rinpoche cùng gia đình.

Con gái thứ ba, Ashi Apay, trở thành vị phối ngẫu tâm linh của Dugu Choegyal Rinpoche đời thứ bảy, và cũng là một yogini vĩ đại.

Con gái út, Ashi Phurla, trở thành vị phối ngẫu tâm linh của Pháp vương Gyalwang Drukpa thứ mười và con trai của họ là Thuksey Rinpoche đời thứ nhất, không có Thuksey Rinpoche thì dòng truyền thừa Drukpa đã mất vào thời điểm khó khăn của cuộc Cách mạng Văn Hóa. Thuksey Rinpoche đã nuôi nấng Pháp vương Gyalwang Drukpa hiện tại và tái thiết tu viện Druk Sangag Choeling ở Darjeeling, Ấn Độ.

Tất cả những người phụ nữ này, cùng với những nữ hậu duệ khác đều hiển bày những phẩm tính Dakini trong cuộc đời và lúc chết. Rất nhiều câu chuyện về những người phụ nữ của trí tuệ vĩ đại này vẫn còn chưa được kể.

Sự đóng góp của cuộc đờigiáo lý của Drubwang Shakya Shri khiến ngài trở thành phần quan trọng của truyền thừa Drukpa, đặc biệttruyền thống yogi. Ngài đã truyền cảm hứng cho mọi người tiếp tục và làm sâu sắc hơn thực hành ở những thời điểm khó khăn, và như thế dòng truyền thừa Togden và Togdenma, dù ở Bhutan, Tây Tạng, Hi Mã Lạp Sơn hay Nepal đều có thể truy nguyên về ngài.

Rất nhiều các đệ tử của ngài là những người bình thường, như chính ngài, đã đạt cấp độ chứng ngộ cao chỉ trong một đời. Ngài cũng có rất nhiều lạt ma mặc y lụa là học trò, bao gồm Taktsang Rinpoche từ Ladakh, Drukpa Yongdzin Rinpoche đời thứ bảy và Drukpa Choegon Rinpoche đời thứ tám, cũng như hoàng gia và nhiều học giả. Tuy nhiên, thực hành đơn giản, giản dị và tinh tấn của ngài là nguồn cảm hứng cho hàng nghìn chúng sinh bình thường đạt đến cấp độ cao nhất của thực hành.

Nguồn: http://www.khachodling.org/documents/SS%20Apho%20R%20Interview.pdf
Việt dịch: Tuệ Tạng.

 





Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
08/08/2010(Xem: 109931)
Tôi hôm nay hân hạnh được góp một vài ý kiến trong Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An, vị đạo sư đã khai sáng Bửu Sơn Kỳ Hương, một tôn giáo nội sinh trong lòng dân tộc và vì ngài có một thời gian cư trú ở Chùa Tây An (Thiền phái Lâm Tế) dưới chân núi Sam (Châu Đốc), nên vị đạo sư họ Đoàn được người dân một cách tôn kính gọi là Đức Phật Thầy Tây An. Từ gốc rễ đó, Phật Giáo Hòa Hảo do Đức Huỳnh Giáo Chủ sáng lập, thường được coi là sự kế thừa và phát triển của Bửu Sơn Kỳ Hương trong bối cảnh mới. Truyền thống Phật Giáo Hòa Hảo mỗi năm đều có Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An. Ngài đã từng được nhìn theo nhiều phương diện khác nhau. Nhưng hôm nay, tôi xin phép trình bày về một bản văn quan trọng do Đức Phật Thầy Tây An để lại. Đó là bài thơ Mười Điều Khuyến Tu.
Nam Mô Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn Quán Thế Âm Bồ Tát Tâm thư KHẨN THIẾT KÊU GỌI cứu trợ đồng bào nạn nhân bão lụt Miền Bắc VN Một đồng.. giữa lúc nguy nan Hơn giúp bạc triệu lúc đang yên bình.. Bão giông tan tác quê mình.. Ơi người con Việt đoái nhìn, sẻ chia.... Như Nhiên- Thích Tánh Tuệ
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :