10. Milarepa Nói Về Nghiệp

17/09/201212:00 SA(Xem: 10478)
10. Milarepa Nói Về Nghiệp

RECHUNG
ĐỖ ĐÌNH ĐỒNG dịch
MILAREPA
CON NGƯỜI SIÊU VIỆT
Nguyên tác Tây tạng: Mila Khabum - Tác giả: Rechung
Anh dịch: Lama Kazi Dawa-Samdup
Cô đọng và phóng tác: Lozang Jivaka
Việt dịch: Đỗ Đình Đồng

X

MILAREPA NÓI VỀ NGHIỆP

 

 Bây giờ một đệ tử khác thưa: “Bạch thầy, chúng con rất xúc động và ngưỡng mộ khi chúng con nghe nói về sự trì chí kiên tâm của thầy trong cuộc chiến đấu để có được những Chân lý nơi Sư phụ của thầy và tiếp tục không ngừng cuộc chiến đấu đó để sử dụng những gì đã thọ nhận mà thầy đã bất chấp tình trạng sức khỏe bản thân của thầy trong cô đơn và đói khổ. Bên cạnh sự hiến mình cầu Đạo của thầy, sự hiến mình cầu Đạo của chúng con dường như chỉ là trò trẻ con, khi hiện khi mất, chúng con cảm thấy như vậy, bằng sự hiến mình như thế chúng con sẽ không bao giờ đạt được Giải thoát như thầy. Xin thầy dạy cho chúng con phải làm gì?”

 

Sư phụ Milarepa đáp:

“Nếu các anh nghĩ đến tất cả những đau đớn, những buồn khổ trên thế gian này và dưới hạ giới thì sự đau khổ của tôi không có nghĩa gì cả. Những người biết suy nghĩ chỉ nghe nói về Giáo pháp Nghiệp một lần họ cũng đủ tin theo ngay và họ sẽ nỗ lực tu trì. Chỉ những ai chỉ nghe lời nói mà không lãnh ngộ được ý nghĩa của nó thì chính họ không thể bỏ được những trói buộc của các đường thế gian. Vì thế các anh có thể thấy sự tin tưởng nơi pháp môn này quan trọng đến đâu. Vài người không chấp nhận ngay cả những biến cố hiển nhiên nhất là những sự trừng phạt theo Nghiệp luật. Họ có thể học các bộ luận văn siêu hình cao cấp và nói về Tánh Không như Phật nói, nhưng họ không nhận thức được rằng Giáo pháp Tánh Không còn khó hiểu hơn Nghiệp nhiều lắm. Nếu một người thật sự có thể lãnh hội được cái thấy của Tánh Không thì chắc chắn tư tưởng Nghiệp phải nhường chỗ cho nó và rồi người đó sẽ có những năng lực nhận thức vi diệu hơn nhiều về nhiều vấn đề phẩm chất của những hành động. Một người như thế sẽ trở nên cẩn trọng hơn những người khác.

Tôi đã bắt đầu thọ nhận và lãnh hội Nghiệp lý rất lâu trước khi tôi lãnh hội Giáo lý Tánh Không; đó là lý do tại sao tôi cảm nhận rất sâu những hành vi độc ác mà tôi đã làm, việc thi triển Huyền thuật tàn sát quá nhiều người và tàn phá quá nhiều của cải của người khác. Theo Nghiệp luật, tôi biết rằng tôi sẽ bị đọa Địa ngục khi tôi chết. Đó là lý do tại sao tôi bám chặt vào Đạo sư của tôi dù phải trải qua bao gian nan nguy hiểm và hết sức kiên trì trong tu tập thiền định. Tôi phải làm như thế. Tôi khuyên tất cả các anh, những đệ tử của tôi, hãy tu tập thiền định trong cô tịch và khổ hạnh, rồi các anh cũng sẽ đạt được Giải thoát như tôi.”

Một đệ tử khác cất tiếng ca ngợi người Thầy kính yêu của chúng tôi, gọi là Rimpoche (một danh hiệu kính trọng nhất), và nói rằng ông phải là một vị Phật trước khi sanh ra, bởi vì cuộc đời của ông đã hiến trọn cho đạo, sẵn sàng hy sinh mọi sự kể cả những thứ cần thiết nhất. Anh ta tiếp tục:

“Hạng phàm phu như chúng con không thể hiểu được tại sao thầy giữ được sự quá lễ độ và luôn luôn trung thành với Đạo sư của thầy sau bao nhiêu đau khổ do ông ta gây ra. Chúng con không thể nghĩ được trong chúng con có ai có thể chịu đựng nổi quá nhiều gian nan cực khổ trong sự cầu Chân lý mà thầy đã chịu đựng. Và cả đến quỉ thần cũng không muốn để thân xác mình suy nhược đến như thế. Thầy chắc chắn là một vị Bồ-tá hay một vị Phật; và bây giờ chúng con may mắncơ duyên hạnh ngộ với thầy trong đời này. Chắc chắn chúng con có thể đạt được giải thoát theo gương thầy, dù cho chúng con không phải chịu nhiều lao khổ như thầy. Xin thầy cho chúng con biết trong những đời trước thầy là ai?

Sư phụ Milarepa đáp:

“Tôi không biết tôi là hóa thân của ai. Nhưng dù tôi có sinh ra từ một trong những thế giới thấp kém nhất, thấp hơn cả thế giới con người, song niềm tin các anh đối với tôi như là một cái gì cao cả hơn sẽ đưa các anh đến một chỗ đứng vững chắc. Tình thương cá nhân và sự quí trọng của các anh đối với tôi khiến các anh nghĩ rằng tôi là hiện thân của bậc đại nhân nào đó, nhưng cách anh phạm phải tội nghịch với Pháp và sự nghi ngờ của các anh bởi vì các anh không chân thành trong sự sùng mộ của mình. Đây chỉ vì đại lực của Pháp mà bây giờ tôi mới được ở nơi bờ mép của Phật tánh, mặc dù tôi đã xấu xa độc ác trong thời niên thiếu. Đó là vì tôi vững tin nơi Nghiệp hay những hành vi ác của một người trói buộc chính người đó. Tôi đã theo đuổi Chân lý một cách nhiệt thành và liên tục, tôi đã từ bỏ tất cả sự quyến rũ của thế gian.

“Nhất là tôi may mắn đã được một bậc Đạo sư hoàn hảo có thể cho tôi tất cả những gì tôi cần, tuyển chọn và truyền dạy những Chân lý thích hợp nhất với tôi, có thể đưa tôi theo Con Đường Ngắn của Chơn Ngôn Mật thừa (Mantrayana). Ông đã cho tôi những Chân lý không một nghi thức hay một lời lý thuyết nào không cần thiết. Ông đã ban cho tôi những cuộc Điểm Đạo Truyền Pháp và cho tôi năng lực thiền định đúng cách. Chắc chắc sự thiền định về các chân lý như thế sẽ đem lại sự giác ngộ cho bất cứ người nào khác trong một đời. Nhưng một cuộc sống phạm tội cũng phải chịu sự trừng phạt riêng của nó. Không tin vào Nghiệp luật, các anh sẽ thiếu sự khích lệ cho mình bằng những nỗ lựcước vọng vĩ đại trong sự đạt thành Phật tánh. Rồi niềm tin và sự khiêm tốn, lòng kính trọng bậc Đạo sư của các anh, nhiệt tâm và sự tu tập thiền định của các anh, cuối cùng phản ứng đối với những kinh nghiệm về sự phát triển tâm linh của các anh cũng sẽ bằng tôi, và chẳng bao lâu, các anh sẽ đạt được sự mở mang tinh thần nào đó và người ta sẽ bảo: ‘Ồ, ông ta sinh ra đã là Phật rồi!” Và họ sẽ không tin Con Đường Đốn Ngộ của Chơn Ngôn thừa.

“Vì thế, tôi khuyên các anh phải suy nghĩ về Nghiệp Luật này, hãy thiền định về nó, hãy suy tư về cuộc đời của các bậc Thánh hiền với những đau khổ và sầu buồn của các ngài. Hãy suy nghĩ về sự chắc chắn của cái chết sẽ đến và sự bất định của giờ chết không biết lúc nào; hãy hiến mình cho việc nghiên cứutu tập. Sự hiểu biết tâm linh của tôi đã đến qua sự khước từ thức ăn, quần áo, và ngay cả danh vọng nữa. Như thế lòng nhiệt thành của tôi đã khiến tôi chịu đựng được mọi cực nhọc, tập cho tôi quen với mọi hình thức thiếu thốn để đi vào những nơi cô tịch nhất để thiền định. Như thế tôi đã được tri thứckinh nghiệm. Các anh hãy đi theo con đường như thế, và hãy tu tập với lòng sùng mộ như tôi đã làm.”

 

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
08/08/2010(Xem: 108946)
Hiện tượng của thầy Thích Pháp Hòa là hợp với logic của cuộc sống bất cứ thời nào. Bên cạnh ma quỷ luôn có thánh thần, bên cạnh ác tăng luôn có những cao tăng kềm chế. Nếu kẻ lợi dụng mảnh áo cà sa để hướng dẫn Phật tử vào chốn u minh nhằm bóc lột tiền tài, công sức của họ, bằng cúng dường bằng tà thuyết phải cúng Phật mới được siêu sinh thì thầy Pháp Hòa mở ra từng pháp thoại có khả năng giác ngộ người nghe thầy thuyết giảng. Thầy khẳng định những điều đơn giản nhưng hiếm người hiểu rõ, đó là: “Phật Giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.”
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.