Giáo Pháp Về Đức Quan Âm

18/04/201312:00 SA(Xem: 9224)
Giáo Pháp Về Đức Quan Âm

GIÁO PHÁP VỀ ĐỨC QUAN ÂM,
SỰ HỢP NHẤT CỦA TỪ BITRÍ TUỆ

blank

Thứ 5 ngày 18/04, Đức Nhiếp Chính Vương Gyalwa Dokhampa và Tăng đoàn Truyền thừa quang lâm, cầu nguyện quốc thái dân an và ban đại lễ gia trì quán đỉnh cộng đồng Quan Âm tại chùa Nam Hải, phường Hòa Hiệp Bắc, quận Liên Chiếu, TP Đà Nẵng.

Nhân dịp này, Drukpa Việt Nam xin đăng tải lại bài giảng của Đức Pháp Vương về Đức Quan Âm tại chùa Quan Âm (Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng) trong lần đầu tiên Ngài và Tăng đoàn Truyền thừa viếng thăm miền Trung vào năm 2010. Qua thời pháp này, Đức Pháp Vương không chỉ khai thị về Đức Quan Âm, vị Phật của tâm Đại từ Đại bi với hạnh nguyện độ sinh bao trùm khắp pháp giới, mà còn nhấn mạnh về sự hợp nhất của từ bitrí tuệ nơi tâm giác ngộ và trong các thiện hạnh của Ngài. Đức Pháp Vương cũng đồng thời nhấn mạnh khía cạnh tâm linh không tôn giáo của Đạo Phật, vốn là triết học về chân lý vũ trụ với mục đích mang lại nhân sinh quan và điều kiện sống lành mạnh, bình an, giúp trưởng dưỡng hạnh phúc chân thực, bền lâu lợi ích bản thân và môi trường xung quanh mỗi người!

 

Giảng pháp và ban gia trì Đức Quan Âm
tại chùa Quan Âm, Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng, tháng 3/2010


ducquantheam

Lời đầu tiên, tôi xin chân thành cảm niệm công đức của Ban tổ chức đã thỉnh mời tôi tới đây chia sẻ giáo pháp. Đây là cơ hội hiếm có để chúng ta chia sẻ những tri thức căn bản bởi trí tuệ và tình yêu thương là những điều rất cần thiết trong cuộc sống. Chúng ta phải nỗ lực cố gắng rất nhiều như thực hành các buổi lễ cầu nguyện, quán đỉnh, gia trì và lắng nghe giáo pháp,… để biết cách tìm lại trí tuệ và tình yêu thương nơi chính mình cũng như ban trải hạnh phúc đến cho mọi người.

Trong Đạo Phật, khi nói về sự gia trìchúng ta đề cập đến trí tuệtừ bi. Nếu khôngtrí tuệtừ bi thì không có Đức Quan Âm. Có những người vẫn giữ quan kiến sai lầm cho rằng Đức Quan Âm là một vị thiên nữ hay nữ thần. Thực tế Ngài không phải là thiên nữ hay thần, không phải duy nhất thuộc về Đạo Phật mà chính là trí tuệ và tình yêu thương vũ trụ. Giáo lý của Đạo Phật luôn luôn đề cập đến từ bitrí tuệ, đến trí tuệ bình đẳngtình thươngđiều kiện. Đó cũng là tình thương mà tất cả mọi người, mọi loài, đến ngay cả những loài động vật như bò ngựa, chó mèo,… cũng đều có. Chúng ta muốn chuyển hóa tình cảm này thành tình yêu thương bình đẳng, ban trải đến khắp mọi loài một cách không phân biệt. Trên thực tế, tình thương yêu nguyên thủy vốn là năng lượng vũ trụtình thương này là vô hạn không thể đo lường tính toán được. Tình thương này thực sự là món quà tự nhiên sẵn có từ vô thủy cho đến ngày nay, đó chính là chân lýĐức Phật Thích Ca đã dạy sau khi chứng ngộ được. Lúc này, chúng ta không trải nghiệm tình thương rộng lớn đó vì không có trí tuệ. Chúng ta cần trưởng dưỡng trí tuệ để có thể sống được tình thương yêu chân thực diệu kỳ.

Có thể so sánh trí tuệ giống như một cái ống nhòm, nếu bạn có một cái ống nhòm nhỏ hẹp thì bạn chỉ có thể nhìn thấy một chút bầu trời. Điều đó không có nghĩa là bầu trời thực sự nhỏ như bạn nhìn thấy. Giống như thế, nếu trí tuệ chúng ta nhỏ hẹp thì tình thương yêu cũng sẽ hạn hẹp. Bởi vậy những gì chúng ta làm thường không hợp với tự nhiên, khi thì chúng ta sát sinh, lúc lại ăn thịt, ngược đãi mọi loài, Chỉ vì trí tuệ hạn hẹp nên chúng ta luôn luôn khăng khăng chỉ nghĩ đến bản thân, luôn muốn mình được may mắn, hạnh phúc mà không bao giờ nghĩ về hạnh phúc, lợi ích của người khác. Đó là lý do tại sao tôi nói tình thương của chúng ta lúc này còn hạn hẹp. Là những Phật tử, chúng ta hãy đừng bao giờ làm tổn hại bất kỳ hữu tình nào trên thế giới này, thậm chí cả những côn trùng nhỏ nhất chúng ta cũng không được sát hại. Nếu không biết quan tâm, thương xót, mà cứ làm việc sát hại thì chúng ta không phải là người thực hành giáo pháp của Đức Phật một cách chân chính. Đạo Phậttrí tuệ, là sự thực hành tình thương yêu. Đạo Phật không phải là một tôn giáo thờ phụng các vị Thần thánh hay Thiên đế,…mà chỉ tôn thờ Từ biTrí tuệ. Bởi thế, chúng ta cần đặt trọn niềm tin kính vào Đức Quan Âm. Trong Kinh điển khi nhắc tới Đức Quan Âm, Đức Phật Thích Ca đã dạy rằng Ngài chính là hiện thân sự kết hợp trọn vẹn giữa Từ biTrí tuệ.

Khi nói về sự gia trì của Đức Quan Âm là chúng ta mong nguyện đón nhận sự gia trì để có được trí tuệ rộng lớn như vũ trụ. Khi có được trí tuệ này, tình thương yêu của chúng ta sẽ trở nên vô hạn một cách nhậm vận tự nhiên và bạn có thể có thành tựu rất nhiều mong nguyện như tiền bạc, cuộc sống đầy đủ, sức khoẻ, sự giàu có, trường thọ… Mặc dù sự gia trì chính mà bạn mong nguyện là trí tuệ vũ trụ, nhờ có trí tuệ này chúng ta sẽ đạt được tình thương vô lượng. Như thế trí tuệ cũng giống như một cái cửa sổ trong căn phòng nọ. Căn phòng sáng hay tối hoàn toàn phụ thuộc vào cửa sổ, không phụ thuộc vào mặt trời bởi vì mặt luôn chiếu sáng, ánh sáng mặt trời luôn có đó nhưng nếu đóng kín thì căn phòng sẽ tối suốt ngày. Tương tự như vậy, trí tuệ là quan trọng nhất trong tất cả! Sự gia trì của tình thương, sự gia trì để có được sức khoẻ, của cải... hay bất kỳ sự gia trì nào mà bạn mong đợi sẽ sẵn ở đó nếu bạn cố gắng phát triển cửa sổ trí tuệ.

Bây giờ chúng ta hãy thử dành thời gian để quán chiếu dòng chảy cuộc sống của mình. Cuộc sống này vốn gắn liền với những thăng trầm thịnh suy. Ví dụ, đất nước Việt Nam đã trải qua bao thảm kịch chiến tranh và những khó khăn vất vả, nhưng ngày nay mọi chuyện đã qua, đất nước đang phát triển, nhân dân bắt đầu có hạnh phúc. Tất cả những thăng trầm đều là một phần trong cuộc sống của chúng ta. Những khó khăn cuộc sống này cần được trải nghiệm như những bài học quý giá để tiến bước trên con đường đoạn trừ khổ đau. Chúng ta cần học hỏi tìm hiểu xem những khó khăn này có nguyên nhân từ đâu, để trong đời này và đời sau chúng ta không còn phải trải nghiệm khổ đau đó nữa. Đây cũng là ý nghĩa Đạo Phật bởi triết lý của Đức Phật không nhằm mục đích nào khác ngoài giúp đỡ chúng ta quán chiếu học hỏi kinh nghiệm từ quá khứ, thực hành trong hiện tại để cải thiện đời sống tương lai. Đó cũng là giáo pháp căn bản từ Đức Quan Âm, nương theo hạnh nguyện của Ngài chúng ta trưởng dưỡng được trí tuệ và tình yêu thương tự thân để chuyển hóa ý nghĩa cuộc sống hiện tại.

 Chúng ta thường nghĩ rằng: Đạo Phật là một tôn giáo, là sự thờ phụng một bậc siêu phàm nào đó bên ngoài. Quan niệm như thế thật là sai lầm. Thực ra đạo Phật không phải là một tôn giáo, Đạo Phật luôn trợ giúp sự phát triển những phẩm hạnh trong cuộc sống của mỗi người. Những phẩm hạnh này cần được cải thiện, không phải chỉ về mặt tâm linh hay kỹ thuật thiền định, mà còn cần phải phát triển về cả khía cạnh thế giới vật chất. Phật pháp chính là cách giúp chúng ta phát triển cuộc sống của mình. Nếu bạn coi đạo Phật đơn thuần như một tôn giáo thì Đạo Phật sẽ không có nhiều ý nghĩa giá trị. Chúng ta cần thay đổi cách nhìn này để có được quan kiến đúng đắn về Đạo Phật!

 Nói về Đức Quan Âm, chúng ta luôn đề cao về lòng từ bi hay tình yêu thương. Từ bitrí tuệ là hai đề mục quan trọng nhất mà chúng ta nhắc đến ở khắp mọi nơi, đặc biệt trong truyền thống Đại thừa. Khi nói về Đức Quan Âm là nói đến sự kết hợp trọn vẹn của từ bitrí tuệ, khi nhắc đến từ bitrí tuệ tức là nói đến cuộc sống chúng ta cần cải thiện mỗi phút, mỗi giờ, mỗi ngày. Nhưng làm thế nào để có thể cải thiện phẩm chất cuộc sống của chúng ta? Đó là nhờ vào trí tuệ, nhờ vào sự hiểu biết, chúng ta cần tư duy ngay những gì xảy ra trong quá khứhiện tại để thấy được sự thật. Trí tuệ chính là một trong hai khía cạnh chính thuộc phẩm hạnh của Đức Quan Âm. Khi có trí tuệ thì tình yêu thương nhậm vận sẽ xuất hiện, dẫn dắt những thiện hạnh yêu thương lợi ích không chỉ cho bản thân, người thân, cộng đồng mà đến cả đất nước và tất cả hữu tình trên cõi đời này. Ví dụ rất nhiều người sử dụng quạt khi trời nóng, như thế là người trí tuệít nhất họ cũng hiểu được rằng, chiếc quạt sẽ giúp họ làm giảm cơn nóng. Khi hiểu rằng quạt sẽ giúp bạn hết nóng, thì bạn sẽ tìm ngay một cái quạt, đó là hành động của trí tuệ hay tình thương yêu. Dẫn chứng tôi vừa nói thuộc phạm trù cuộc sống chứ không phải tôn giáo. Cũng như việc sử dụng quạt, bạn cải thiện cuộc sống của mình, làm cho nó dễ chịu, thoải mái hơn. Nếu không hiểu được điều này, bạn sẽ không biết cách nào làm hết cái nóng, và cứ phải tiếp tục chịu khổ từ cái nóng này sang cái nóng khác. Bởi vậy nếu khôngtrí tuệ, bạn sẽ mãi mãi chịu khổ đau trên thế giới này, từ các loại khổ đau khác nhau đến từ môi trường hoàn cảnh bên ngoài như lạnh rét, bão lụt, nạn cháy,… đến rất nhiều xúc tình phiền não bệnh hoạn khác nơi thân tâm mình. Tôi xin nói lại một lần nữa khi sử dụng quạt, bạn cần phải hiểu rõ tác dụng của quạt, giúp loại bỏ cái nóng. Bạn cũng cần biết cái nóng từ đâu mà có, và phương pháp làm thế nào để cảm thấy thoải mái, mát mẻ hơn, rồi bạn hiểu ra rằng giải pháp đang cần là sử dụng một cái quạt, sự hiểu biết này là trí tuệ, nó rất quan trọng. Nếu khôngtrí tuệ, có thể bạn sử dụng nhầm sang một cái máy sưởi chẳng hạn, thì khiến cho cái nóng càng tăng thêm. Tình thương yêu có năng lực nhất, nhưng nếu khôngtrí tuệ thì nó trở thành rất nguy hiểm. Bởi vậy trí tuệ là điều quan trọng nhất, chính vì thế chúng ta cần nương tựa và thực hành về Đức Quán Thế Âm, vị Phật của lòng từ bi. Ngài là sự kết hợp trọn vẹn của trí tuệtừ bi.

 Hôm nay, nhân ngày vía Bồ Tát Quán Thế Âm, chúng ta nói về sự gia trì của Ngài. Sự gia trì của Đức Quán Âm là bắt đầu thực hành lòng từ bi, bắt đầu thực tập đem tình yêu thương hướng về khắp loài chúng sinh. Chúng ta gọi sự “bắt đầu” này là ý nghĩa lễ thọ Quán đỉnh, bắt đầu cho phép chúng ta thực hành Pháp tu của đức Quan Âm, tức là bắt đầu thực hành trưởng dưỡng trí tuệ và các hoạt động của tình yêu thương. Mỗi chúng tatrách nhiệm phục vụ mọi người, phục vụ dân tộc của mình và mọi loài, trong đó có cả cây cối và các loại côn trùng, tất cả thiên nhiên cần phải được bảo vệ, giữ gìn. Nếu hủy hoại thiên nhiên môi trường, chúng ta sẽ tạo ra những ảnh hưởng tiêu cực như thiên tai, lũ lụt và các thảm họa khác và điều này đe dọa sự sống tính mạng của rất nhiều người và chúng sinh khác. Bởi vậy chúng ta cần tránh phá hoại rừng, tôn trọng, bảo vệ cây cối và cố gắng trồng thêm cây nữa, cố gắng giữ gìn màu xanh càng nhiều càng tốt cho đất nước, cho tài sản của quốc gia, cũng như cho sức khoẻ của tất cả mọi người. Đây gọi là sự trưởng dưỡng trí tuệthực hành các thiện hạnh yêu thương. Bởi hiểu tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường, của việc trồng cây gây rừng, nên chúng ta cố gắng bảo vệ cây cối, trồng thêm nhiều cây, tôn trọng thiên nhiên, đó là những cách thực hành phát triển trí tuệtình thương, hay còn gọi là thực hành hạnh Quan Âm. Như thế trí tuệ và tình yêu thương luôn cần thiết, không phải chỉ cho mỗi cá nhân, mà còn cần được phát triển cho mục đích xây dựng một đất nước an bình, hạnh phúc.

Tôi vẫn thường nói rằng: đạo Phật không phải là một tôn giáo, mà đạo Phật rất hợp với khoa học. Đức Phật Thích Ca nói về hai chân lýchân lý tương đốichân lý tuyệt đối (chân đếtục đế), hai chân lý này cần phải được thực hành kết hợp song song. Không nên hiểu nhầm rằng: Ta chỉ cần thực hành chân lý tuyệt đối mà bỏ qua chân lý tương đối, đó không phải là thông điệp của Đức Phật. Thông điệp của Đức Phật là cần thực hành cả hai chân lý trong cuộc sống của chúng ta, đây là vấn đề rất quan trọng bạn cần phải hiểu. Đáng tiếc có nhiều Phật tử không hiểu điều này, họ nghĩ rằng đạo Phật chỉ là một tôn giáo, quả là một ý tưởng sai lầm. Thật sự đạo Phật là một khoa học sống thực tế, tràn đầy hạnh phúcan lạc, chính vì lý do đó, ngày nay mọi người trên thế giới, bắt đầu hiểu biết và ngưỡng mộ nhiều hơn về Phật giáo, như ở Tây phương, ở phía Đông châu Á, ở Úc và rất nhiều quốc gia khoa học phát triển, họ bắt đầu tìm hiểu giá trị giáo pháp của Đức Phật, họ bắt đầu hiểu giáo lýĐức Phật Thích Ca đã giảng dạy hơn hai nghìn năm trước, thực sự ý nghĩa chân lý rốt ráo là gì? Họ đã hiểu rõ thông điệp của Đức Bản sư nên họ thực hành giáo pháp một cách thiết thực. Tại đất nước Việt Nam, nền tảng căn bản Phật pháp đã tồn tại trên hai nghìn năm, vì vậy mỗi người dân Việt Nam nói chung và đặc biệt là những Phật tử, phải hiểu đầy đủ trọn vẹn ý nghĩa cao quý của đạo Phật. Chúng ta cần phải nhận ra được con đường của đạo Phật giúp cho chúng ta vững đi trên đường đời bằng năng lực trí tuệtừ bi của chính mình.

 Tôi tha thiết mong mỏi mọi người hãy biết nhận ra ý nghĩa đích thực của đạo Phật, để có thể đưa giáo pháp vào cuộc sống, áp dụng thực hành ngay hiện tại để trải rộng tình thương yêu, an bình cho bản thân, cho xã hội và muôn loài. Nếu chúng ta có thể tiếp cận với Phật gíáo một cách khoa học thực tế, thì đó là cách duy nhất phát triển đất nước, đem đến sức khoẻ và vật chất dồi dào cho từng gia đình, sự hòa bình cho nhân loạihạnh phúc cho xã hội. Theo chỗ hiểu biết của tôi, nếu chúng ta bảo thủ, cố chấp thì tôn giáo sẽ không đem lại hòa bình, hạnh phúc mà còn gây ra rất nhiều rắc rối, điều này rất đáng buồn. Sự bảo thủcố chấp tôn giáo một cách mù quáng đã và sẽ còn đem lại những thù hận chiến tranh và những chia rẽ, hiểu lầm. Cho nên chúng ta cần phải tiếp cận một cách hết sức khoa khọc với giáo lý của Đức Phật.

 Khi nói về Đức Quan Âm, vị Phật của lòng từ bi, chính là tượng trưng cho sự kết hợp trọn vẹn giữa từ bitrí tuệ của loài người, đó là lý do tại sao chúng ta thực hành hạnh Quan Âm. Trì chân ngôn và niệm danh hiệu Đức Quan Âm giúp chúng ta dễ dàng có được sự phát triển Trí tuệTừ bi, vì thế pháp tu Đức Quan Âm rất phổ biến trong truyền thống Phật giáo Đại ThừaKim Cương thừa. Thực hành theo hạnh của Ngài, chúng ta sẽ sống một cách an bình, hạnh phúchòa hợp trong cuộc đời này. Tôi cũng được biết rằng rất nhiều người Việt Nam có thâm duyên và thực hành theo hạnh nguyện của Đức Quan Âm, tức là thực hành về từ bitrí tuệ. Chúng ta nên tự hào về điều này bởi được tu tập theo Đức Quan Âm là một phúc duyên vô cùng thù thắng. Chúng ta cũng nên tự hào được sinh vào đất nước Việt Nam, một đất nước có đức tin sâu sắc vào Quan Âmthực hành theo hạnh từ bi, trí tuệ của Ngài. Tuy có hàng tỷ người trên thế giới này, nhưng mấy ai có được may mắn như chúng ta, những người có được sự gia trì của Ngài, có được hiểu biết về tầm quan trọng của cuộc sống, đặc biệt có nguồn cảm hứng thực hành các thiện hạnh yêu thương, hướng về tất cả mọi người, lợi ích gia đình và cho chính bản thân mình. Số người này rất hiếm, chỉ khoảng một đến hai phần trăm dân số thế giới, nên chúng ta cần trân trọng phước đức mình đang có.

 Trong truyền thống Kim Cương thừa, câu chân ngôn “Om Mani Padme Hung” là phương pháp thực tập để tiếp cận kết nối với Đức Quan Âm, còn trong Đại Thừa thì phương pháp thực hành là trì tụng cầu nguyện đến danh hiệu của Ngài. Cả hai pháp này thực sự vẫn là trì danh hiệu của Ngài. Tên của Ngài tức là bản chất tâm trong sạch nguyên sơ của chính chúng ta. Trong câu chân ngôn “Om Mani Padme Hung” thì "MANI" tức là kim cương, một loại ngọc như ý, còn "PADME" tức là hoa sen. Hoa sen là một loài hoa vô cùng trong sạch vì nó mọc từ bùn nhưng không hề ô nhiễm bởi bùn tanh hôi. Hoa sen tượng trưng cho sự thanh tịnh nguyên thủy của tâm. Mặc dù tâm chúng ta đang hiện hữu ở thân này, trên thế giới uế trược này và đã vô số kiếp trôi lăn trong sáu đạo, nhưng bản chất tâm của chúng ta thì vốn không hề bị nhiễm ô và vẫn hoàn toàn thanh tịnh như thuở nguyên sơ, vì thế hoa sen được tượng trưng cho tâm của chúng ta. Vậy thì chúng ta có được hai nghĩa “Ngọc như ý” và “Thanh tịnh”. Viên mãn mọi ước nguyện là một phần rất quan trọng trong cuộc sống. Chúng ta luôn cầu nguyện điều này, điều khác, người cầu có con, người cầu nhà cửa, sức khoẻ, của cải và rất nhiều thứ khác, vì thế viên mãn mọi sở cầu là một phần cuộc sống. Còn phần kia chính là phần thanh tịnh. Thanh tịnh là quan trọng nhất để có được sự viên mãn mọi sở cầu. Nếu tâm của bạn cứ liên tục bị ô nhiễm, bởi những xúc tình tiêu cực, thì bạn sẽ không thể làm viên mãn mong nguyện của mình, bạn không thể thực hành hạnh Quan Âm. Vì sự thanh tịnh là phần quan trọng giúp bạn có được cuộc sống như ý, nên bạn cần thanh tịnh hoá tâm mình, đó là bước đầu tiên bạn cần phát triển. Khi bạn đã phát triển trạng thái thanh tịnh của tâm thì kết quả là mọi sự như ý, mọi mong nguyện đều thành tựu được như ý.

 Chữ MANI tức là ngọc như ý, khi có ngọc như ý thì cuộc sống của bạn sẽ rất dễ dàng hoan hỷ. Như vậy danh hiệu của Đức Quan Âm nêu biểu cuộc sống của chính con người. Những gì chúng ta mong nguyện cần được phát triển bằng cách thanh tịnh hoá tâm mình, vì thế khi chúng ta trì niệm danh hiệu của Đức Quan Âm với tâm chí thành tha thiết, chúng ta sẽ chuyển hoá được cuộc sống sinh tử luân hồi đau khổ thành cuộc sống an bình hạnh phúcnhư ý.

 Trong Đại thừa chúng ta thường niệm bắt đầu bằng chữ "Nam mô" để thể hiện Tâm chí thành. Tâm chí thành được thể hiện qua cả thân, khẩu, ý. Thân đỉnh lễthể hiện sự chí thành của thân, miệng trì tụng “Nam mô…” là thể hiện sự chí thành của khẩu, tâm chúng ta tha thiết hướng về Đức Quan Âm là sự chí thành của ý, như thế chữ “Nam mô” là thể hiện tâm chí thành của cả Thân, Khẩu, Ý. Trong truyền thống Kim Cương thừa, câu trì chú bắt đầu bằng chủng tử "OM". Chữ OM là tượng trưng cho năng lượng của vũ trụ vô cùng mạnh mẽ và to lớn, theo cách gọi của người thế tụcnăng lượng của âm dương, còn trong Kim Cương thừanăng lượng của phụ tính và mẫu tính, hay là năng lượng vi tế mạnh mẽ hài hòa của từ bitrí tuệ. Vì thế khi câu chân ngôn chúng ta bắt đầu bằng chữ OM để thu gom năng lượng tinh tế mạnh mẽ của vũ trụ, hay là thu gom năng lượng hài hòa của từ bitrí tuệ để trợ giúp cho sự thực hành của mình dễ dàng phát triển trí tuệ, từ bi, mới hy vọng đạt được kết quả tốt đẹp. Khi bạn sử dụng năng lượng vũ trụ để cứu độ chúng sinh với trí tuệtừ bi thì công năng sẽ rất mạnh mẽ, bởi vì năng lượng của vũ trụsức mạnh rất lớn. Chữ OM tượng trưng cho năng lượng của vũ trụ, hoặc tượng trưng cho toàn bộ vũ trụ. Khi chúng ta nói về vũ trụ tức là nói về sức mạnh thực sự của vũ trụ, trong hình thức năng lượng phụ tính và mẫu tính giúp phát triển sự hiểu biết về các thiện hạnh của từ bitrí tuệ. Ví dụ hoạt động thiện hạnh yêu thương chúng ta cần có năng lượng thuộc phụ tính, cùng lúc chúng ta cần sự phát triển của trí tuệ, nếu khôngtrí tuệ tất cả mọi thiện hạnh sẽ không thành công. Muốn phát triển trí tuệ chúng ta cần sự trợ giúp của năng lượng mẫu tính, thuộc năng lượng vũ trụ. Hai năng lượng này rất cần để phát triển sự thực hành yoga, Yoga Mantra, Yoga Sutra,… Vấn đề quan trọng là làm thế nào đưa hai loại năng lượng này vào sự thực hành phát triển từ bi trí tuệ của chúng ta. Đây là một trong những lý do chúng ta thực hành sự trân trọng lẫn nhau. Chúng ta tôn trọng tất cả mọi năng lượng, tất cả mọi thứ. Ví dụ chúng ta tôn trọng động vật, tôn trọng con người, tôn trọng cây cối, cho đến cả những côn trùng bé nhất chúng ta cũng đều tôn trọng bình đẳng như nhau. Chúng ta không nên nói rằng: “Loài người có quyền ngược đãi, đối xử tàn tệ với các loài khác hoặc có quyền giết hại mạng sống các loài” Điều này hoàn toàn sai! Chúng ta cũng không nên nói rằng: “Nam giới rất tuyệt, chúng ta cần tôn trọng phái nam, không cần tôn trọng phái nữ”. Điều này càng sai! Đức Phật Thích Ca đã từng dạy rằng: người nữ có quyền chứng ngộ bình đẳng với người nam không khác. Cho nên Ngài không chỉ cho người nam xuất gia thọ giới Tỳ kheo để chứng quả A la hán, mà Ngài còn cho phép người nữ xuất gia làm Tỳ kheo ni và cũng có thể chứng A la hán như các vị Tỳ kheo không khác. Không chỉ thế trong Kim Cương thừa còn có các hành giả Yogi, Yogini, hay các vị Bản tôn như Daka, Dakini và chư Phật trong hình tướng nam và cả trong hình tướng nữ. Vì vậy tất cả mọi người, mọi loài bao gồm cả cây cối, côn trùng,…đều cần được tôn trọng như nhau. Đó chính là giáo lý của Đức Phật, là từ bitrí tuệ của Ngài, và cũng là thông điệp của Đức Quan Âm.

 Buổi lễ gia trì quán đỉnh về Đức Quan Âm đến đây tạm kết thúc. Chúng tôi mong rằng tất cả quý vị có duyên được thọ Quán đỉnh, hãy cố gắng duy trì năng lượng của Ngài, bằng cách nuôi dưỡng và phát triển từ bi, trí tuệ, để thực sự chuyển hoá cuộc sống khổ đau thành an bình hạnh phúcthiết thực đem sự an lạc đến cho mọi người, mọi loài trên thế giới. Đó là hạnh chân thật của Đức Quan Âm. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn Thành hội Phật giáo Hà Nội, Thành hội Phật giáo Đà Nẵng, các ban ngành, lãnh đạo, các cấp Chính quyền, cùng tất cả quý vị chư Tăng Ni Phật tử đã ủng hộ và tạo mọi điều kiện thuận duyên, để chúng tôi có cơ hội chia sẻ giáo pháp tôn quý của Đức Phật. Cầu nguyện mỗi người chúng ta sẽ trở thành một Đức Quan Âm đem bàn tay yêu thương xoa dịu cho cuộc đời bớt đau khổ, đem sự bình an hạnh phúc đến cho muôn loài.

(Trích từ: Mandala, sự hợp nhất của Từ biTrí tuệ theo quan kiến Kim Cương thừa, NXB Tôn giáo, 2011)

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
28/10/2011(Xem: 15567)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.