Đức Đạt Lai Lạt Ma Hướng Dẫn Lễ Cầu Nguyện Tại Thượng Viện Hoa Kỳ

07/03/201412:00 SA(Xem: 14270)
Đức Đạt Lai Lạt Ma Hướng Dẫn Lễ Cầu Nguyện Tại Thượng Viện Hoa Kỳ

ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA 
HƯỚNG DẪN
LỄ CẦU NGUYỆN TẠI THƯỢNG VIỆN HOA KỲ

WASHINGTON - Đức Đạt Lai Lạt Ma đã hướng dẫn lễ cầu nguyện truyền thống tại Thượng viện Hoa Kỳ. Đây là lần đầu tiên nhà lãnh đạo tinh thần của người Tây Tạng hướng dẫn buổi lễ cầu nguyện, tuy ngài đã nhiều lần tới thăm Điện Capitol.

Ngài đã mở đầu phiên họp Thượng Viện vào hôm thứ Năm với lời cầu nguyện đến Đức Phật và tất cả mọi người. Ngài gợi ý rằng tâm là chủ thể, dẫn tới hành động của con người.

Với áo cà sa mầu vàng nghệ của mình, Đức Đạt Lai Lạt Ma đã bước lên lễ đài Thượng viện và khởi đầu cầu nguyện, đầu tiên bằng ngôn ngữ Tây Tạng, sau đó bằng tiếng Anh. Ngài cười khúc khích và xin lỗi việc phát âm tiếng Anh không được chuẩn của mình trên hệ thống phát âm.

Tâm của chúng ta tạo nên thế giới này”, ngài nói tiếp "Xin cầu nguyện cho thế giới an lạc. Mọi điều may mắn sẽ đến và tất cả ước muốn của chúng ta được thành tựu. Tâm của chúng ta dẫn đến hành động của chúng ta. Lời nói hay hành động với một tâm ý trong sạch sẽ đem đến hạnh phúc và sẽ theo chúng ta mãi mãi như bóng theo hình.”

"Đây là lời cầu nguyện yêu thích của tôi ", Ngài nói khi duyệt đến dòng cuối cùng, chỉ vào sổ tay ghi chép của mình. “Tôi cầu nguyện hàng ngày. Nó mang lại cho tôi sức mạnh nội tâm. Vì vậy, tôi được yêu cầu để phục vụ nhân loại cho đến khi không gian vẫn còn và nhân loại vẫn còn, cho đến khi đó, có thể tôi cũng vẫn còn và tôi vẫn giúp xóa tan nỗi khổ đau trên thế gian này.

Lễ cầu nguyện đã trở thành hoạt động thường xuyên tại Thượng viện Mỹ kể từ năm 1789 , khi Thượng viện đầu tiên bầu Mục sư Samuel Provost Giám Mục New York, như là tuyên úy đầu tiên của mình. Thỉnh thoảng các vị Tuyên Úy khách cũng được thỉnh mời nhưng hôm thứ năm vừa qua đã đánh dấu lần đầu tiên Đức Đạt Lai Lạt Ma (Tuyên Uý khách Phật Giáo) đã mở đầu tại đây, theo Văn phòng Lịch sử Thượng viện cho biết.

Đức Đạt Lai Lạt Ma đã được mời bởi Lãnh tụ khối đa số Thượng viện Harry Reid (D-Nev.) và được chào đón trên sàn Thượng viện bởi một vị Phật tử duy nhất trong Thượng Viện, Thượng nghị sĩ Mazie Hirono (D- Hawaii), và Thượng nghị sĩ Dianne Feinstein (D- Calif.), một đồng minh lâu năm của nhà sư nổi tiếng thế giới và vô địch về nhân quyềnTây Tạng.

Không có mặt nhiều Thượng nghị sĩ – chỉ có một số Nghị Sĩ đảng Dân chủ và một ít nghị sĩ đảng Cộng hòa trên sàn Thượng viện trong dịp này. Đức Đạt Lai Lạt Ma cũng có kế hoạch viếng thăm và làm việc với các nhà lãnh đạo Quốc hội vào ngày hôm thứ Năm tại điện Capitol Hill.

Trung Quốc đã kêu gọi Tổng thống Obama hủy bỏ cuộc họp với Đức Đạt Lai Lạt Ma – Khôi nguyên Nobel Hòa bình – người “kích động một chiến dịch độc lập cho Tây Tạng tách ra khỏi Trung Quốc.” Tuy nhiên, ông Obama vẫn tiếp Đức Đạt Lai Lạt Ma hồi tháng trước tại tòa Bạch Ốc bất chấp sự phản đối của Trung Quốc. Tại hội đàm này, Tổng thống Obama đã nhấn mạnh sự ủng hộ của Mỹ đối với việc bảo vệ ngôn ngữ, tôn giáo, văn hóa đặc thù của người Tây Tạng, đặc biệt là việc bảo vệ nhân quyền đối với người Tây Tạng trong Trung Quốc. Trong những dịp trước đây Đức Đạt Lai Lạt Ma nói rằng ngài không hề đòi cho Tây Tạng tách khỏi Trung Quốc để độc lập mà chỉ muốn tự trị trong Trung Quốc và Ngài cũng muốn thực hiện lại một cuộc đối thoại với các nhà lãnh đạo Trung Quốc.

dalai_lama_usa_070314Theo AFP, sau cuộc hội kiến với tổng thống Obama vào ngày 21/02/2014 vừa qua, Đức Đạt Lai Lạt Ma trở lại Washington và vào thứ năm hôm nay, khai mạc một phiên họp Thượng viện Mỹ bằng một đoạn kinh cầu nguyện. Lãnh đạo tinh thần Tây Tạng lưu vong tuyên bố là Hoa Kỳ là « nhà vô địch bảo vệ tự dodân chủ , là lãnh đạo của thế giới tự do ». Với tư cách là « người bạn cố tri » của Mỹ, Ngài kêu gọi Wasington cần phải « bảo vệ giá trị phổ quát của nhân loại một cách tự tin ».

Trong cuộc gặp gỡ sau đó, chủ tịch Hạ viện Mỹ, dân biểu đảng Cộng hòa John Boehner cam kết với Đức Đạt Lai Lạt Ma sự ủng hộ của cả hai đảng chính trị tại Mỹ, trong khi lãnh đạo khối Dân chủ tại Hạ viện, bà dân biểu Nancy Pelosi thẩm định những áp bứcTây Tạng là « một thách thức đối với lương tâm nhân loại ».

Trong phái đoàn Tây Tạng còn có thủ tướng chính phủ lưu vong Lobsang Sangay, được bầu vào năm 2011.

(Hình bên phải: Chủ tịch Ủy ban đối ngoại thượng viện Mỹ Robert Menendez (phải) gặp Đức Đạt Lai Lạt trước cuộc họp tại điện Capitol, Washington, 06/03/2014. (ảnh: REUTERS/Yuri Gripas)

Tịnh Thủy

(Theo ABC News, La Time & AFP)


Dưới đây là một số ảnh của AFP, AP, Reuters và Cspan:

dalailama_2014-03-06-02

dalailama_2014-03-06-06
Đức Đạt Lai Lạt Ma nói chuyện với lãnh đạo khối đa số Thượng Viện Harry Reid (D-NV) and Sen. Patrick Leahey (D-VT) (L) trong buổi tiệc trưa tại điện Capitol Hill on March 6 (Ảnh AP)
dalailama_2014-03-06-04dalailama_2014-03-06-03
Đức Đạt Lai Lạt Ma nói chuyện với ông chủ tịch Hạ Viện và bà lãnh đạo khối thiểu số Hạ Viện Nancy Pelosi tại điện Capitol Hill in Washington, Thursday, March 6, 2014. (AP Photo/Charles Dharapak)
dalailama_2014-03-06-01
Đức Đạt Lai Lạt Ma chụp hình với bà Nancy Pelosi (D-CA) và Thủ tướng chính phủ Tây Tạng lưu vong Dr. Lobsang Sangay tại điện Capitol Hill in Washington DC on March 6, 2014. Photo/Sonam Zoksang



Tạo bài viết
13/08/2024(Xem: 3841)
17/05/2024(Xem: 4364)
Bản tin ngày 3 tháng 12/2014 trên báo Global New Light of Myanmar (GNLM) của Bộ Thông Tin Myanmar loan tin rằng Trung tâm Giáo dục Phật giáo Quốc tế (IBEC: International Buddhist Education Centre) đã công bố sự tham gia của IBEC vào dự án Vườn Lumbini (Lumbini Garden) tại Tây Ban Nha, nơi sẽ trở thành Công viên Phật giáo lớn nhất châu Âu. Sáng kiến quan trọng này sẽ có sự đóng góp từ nhiều quốc gia, bao gồm Myanmar, Thái Lan, Campuchia, Lào, Sri Lanka, Trung Quốc, Hồng Kông, Nepal, Bhutan và Đài Bắc Trung Hoa (Ghi nhận của người dịch: không thấy Việt Nam). Dự án sẽ có các chương trình giáo dục Phật giáo cấp cao hỗ trợ bởi IBSC (Thái Lan), SSBU, SIBA và IBEC-Myanmar.
Bhutan, vương quốc ở vùng núi Himalaya đã mang đến cho thế giới khái niệm về hạnh phúc quốc gia, chuẩn bị xây một "thành phố chánh niệm" (mindfulness city) và đã bắt đầu gây quỹ từ hôm thứ Hai để khởi động dự án đầy tham vọng này. "Thành phố chánh niệm Gelephu" (Gelephu Mindfulness City: GMC) sẽ nằm trong một đặc khu hành chánh với các quy tắc và luật lệ riêng biệt nhằm trở thành hành lang kinh tế nối liền Nam Á với Đông Nam Á, theo lời các quan chức.
Những phương tiện thông tin đại chúng, các trang mạng là mảnh đất màu mỡ cho đủ loại thông tin, là nơi để một số người tha hồ bịa đặt, dựng chuyện, bé xé ra to và lan đi với tốc độ kinh khủng. Họ vùi dập lẫn nhau và giết nhau bằng ngụy ngữ, vọng ngữ, ngoa ngữ…