Tổng Thống Obama Ca Ngợi “người Bạn Tốt” Của Ông - Đức Đạt Lai Lạt Ma

05/02/20159:12 SA(Xem: 9873)
Tổng Thống Obama Ca Ngợi “người Bạn Tốt” Của Ông - Đức Đạt Lai Lạt Ma
BẤT CHẤP SỰ PHẢN ĐỐI CỦA TRUNG QUỐC,
TỔNG THỐNG OBAMA CA NGỢI “NGƯỜI BẠN TỐT” CỦA ÔNG -
ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA
Zeke J Miller @ZekeJMiller 9:57 AM ET Tinh Thủy dịch

Dalailama in USA
Đức Đạt Lai Lạt Ma bắt tay cố vấn cao cấp của Tổng thống
Barack Obama nhân sự kiện "Bữa điểm tâm
cầu nguyện quốc gia" tại Washington ngày 05/02/2015.

Ảnh Reuters
Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama chào đón "người bạn tốt" của ông - Đức Đạt Lai Lạt Ma tới Washington hôm thứ năm trong một dịp xuất hiện chung chưa từng thấy ở các Buổi Điểm Tâm Cầu Nguyện Quốc Gia hàng năm ở Hoa Kỳ.

Sự kiện này đánh dấu lần đầu tiên tổng thống Obama và nhà lãnh đạo Tây Tạng đã xuất hiện cùng nhau trước công chúng, sau ba cuộc họp kín trong vòng năm năm qua. Nó diễn ra bất chấp sự phản đối của chính quyền Trung Quốc tới bất kỳ nhà lãnh đạo nào trên thế giới có các cuộc gặp gỡ với các nhà lãnh đạo tôn giáo mà họ cho là những người bất đồng chính kiến.

blank
President Barack Obama bows his head towards the Dalai Lama
as he was recognized during the National Prayer Breakfast

in Washington, Thursday, Feb. 5, 2015. (AP Photo/Evan Vucci)
Tổng thống Obama và Đức Đạt Lai Lạt Ma đã không trực tiếp gặp nhau tại sự kiện này, nhưng dường như thừa nhận lẫn nhau từ các bàn ngồi của họ. (Đức Đạt Lai Lạt Ma được xếp ngồi ở vị trí cử tọa, cách không xa bục phát biểu của Tổng thống Obama) Cố vấn cao cấp của Tòa Bạch Ốc Valerie Jarrett ngồi chung bàn với Đức Đạt Lai Lạt Ma trong một dấu hiệu của sự hỗ trợ.

Trong phần phát biểu của mình, Tổng thống Obama đã gọi Đức Đạt Lai Lạt Ma là "một tấm gương sáng chói về ý nghĩa của việc thực hành hạnh từ bi để truyền cảm hứng cho chúng ta xiển dương nhân phẩmtự do của con người" 

Buổi Điểm Tâm Cầu Nguyện Quốc Gia được tổ chức tại khách sạn Washington Hilton, là một sự kiện đại đoàn kết, nhưng phần lớn người tham dự là những người Kitô Giáo quy tụ khoảng 3.300 nhà lãnh đạo đức tin Tin Lành và các nhà lãnh đạo tinh thần các đức tin khác. Nhà vô địch giải đua xe NASCAR Darrell Waltrip đã phát biểu quan trọng.

"Không có nhiều cơ hội mà có thể mang Đức Đạt Lai Lạt Ma đến cùng dưới một mái nhà như NASCAR," Obama nói đùa. "Có thể điều này là lần đầu tiên ... nhưng Thượng đế hoạt động theo những cách bí ẩn."

Tịnh Thủy dịch
Theo TIME: http://time.com/3697021/barack-obama-dalai-lama-china/




Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
13/08/2024(Xem: 3331)
17/05/2024(Xem: 4055)
03/01/2024(Xem: 4604)
Tôi hôm nay hân hạnh được góp một vài ý kiến trong Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An, vị đạo sư đã khai sáng Bửu Sơn Kỳ Hương, một tôn giáo nội sinh trong lòng dân tộc và vì ngài có một thời gian cư trú ở Chùa Tây An (Thiền phái Lâm Tế) dưới chân núi Sam (Châu Đốc), nên vị đạo sư họ Đoàn được người dân một cách tôn kính gọi là Đức Phật Thầy Tây An. Từ gốc rễ đó, Phật Giáo Hòa Hảo do Đức Huỳnh Giáo Chủ sáng lập, thường được coi là sự kế thừa và phát triển của Bửu Sơn Kỳ Hương trong bối cảnh mới. Truyền thống Phật Giáo Hòa Hảo mỗi năm đều có Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An. Ngài đã từng được nhìn theo nhiều phương diện khác nhau. Nhưng hôm nay, tôi xin phép trình bày về một bản văn quan trọng do Đức Phật Thầy Tây An để lại. Đó là bài thơ Mười Điều Khuyến Tu.
Nam Mô Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn Quán Thế Âm Bồ Tát Tâm thư KHẨN THIẾT KÊU GỌI cứu trợ đồng bào nạn nhân bão lụt Miền Bắc VN Một đồng.. giữa lúc nguy nan Hơn giúp bạc triệu lúc đang yên bình.. Bão giông tan tác quê mình.. Ơi người con Việt đoái nhìn, sẻ chia.... Như Nhiên- Thích Tánh Tuệ
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :