Động đất ở Nepal nhà sư Matthieu Ricard kêu gọi lòng hào hiệp của chúng ta

05/05/20158:12 SA(Xem: 11404)
Động đất ở Nepal nhà sư Matthieu Ricard kêu gọi lòng hào hiệp của chúng ta

ĐỘNG ĐẤT Ở NEPAL

Nhà sư Matthieu Ricard kêu gọi lòng hào hiệp của chúng ta

Alain Delaporte-Digard

Hoang Phong chuyển ngữ

            Matthieu RicardMatthieu Ricard là một nhà sư được nhiều người biết đến với tư cách là thông dịch viên của Đức Đạt-lai Lạt-ma và riêng ông cũng đã viết rất nhiều sách, đã đứng ra kêu gọi lòng hảo hiệp của chúng ta trước trận động đất ở Nepal. Tất cả tiền nhuận bút của quyển sách mới nhất của ông sẽ được xung vào việc cứu trợ những nạn nhân này.  

Phản ứng của ngài ra sao khi hay tin động đất xảy ra trong một xứ sở đã dành cho ông một nơi "cư trú chính thức"?

            Matthieu Ricard: Tôi vô cùng kinh hoàng thế nhưng thật ra đấy không phải là một sự kiện đáng ngạc nhiên. Không một tuần nào, không một ngày nào mà người dân ở đây lại không bàn với nhau về nguy cơ có thể xảy ra một trận động đất thật lớn. Họ nói với nhau: Biết đâu động đất sẽ xảy ra vào đêm hôm nay? Họ hiểu rằng chuyện động đất cứ khoảng 70 năm thì lại xảy ra một lần. Các chuyên gia địa chấn học người Pháp đã cảnh báo các người tu hành trong nhóm chúng tôi. Dân chúng đã chuẩn bị chờ đón thiên tai.

(Theo lời tường thuật của ông trong một cuộc phỏng vấn ở Pháp - được đưa lên YouTube và báo chí - thì ông vừa rời khỏi Kathmandu trước khi động đất xảy ra. Ông rất tiếc là đã không ở lại với 600 vị đồng tu của mình trong ngôi chùa Schechen trong lúc ấy. Bệnh viện do ông sáng lập cũng không xa chùa và hàng năm đã chăm sóc miễn phí cho 40.000 người bệnh. Trong chùa, các nhà sư đã chuẩn bị trước thực phẩm, nước uống, đánh trống đánh chuông để tập báo động. Ngôi chùa Schechen được xây dựng theo tiêu chuẩn chống động đất. Có khoảng 1000 người trú ngụ trong ngôi chùa Shechen khi động đất xảy ra. Các nhà sư tích cực tham gia vào việc cứu thương, giúp đưa các người già yếu và trẻ em ra khỏi các nơi nguy hiểm, họ rất bình tĩnh và đoàn kết và đó cũng là bản chất của họ. Nhà sư Matthieu Ricard nói rằng "Người tu hành khi gặp những hoàn cảnh như thế thì phải tham gia. Học hỏi từ bi để làm gì nếu không mang ra thực hành". Nhà sư Ricard còn cho biết là ngôi chùa không hề hấn gì chỉ có tường vách bị nứt nẻ, dân chúng chung quanh đến ẩn trú trong chùa. Sau cùng ông có trình ra với mọi người quyển sách mới nhất của ông mang tựa là "Bài hát ngợi ca những điều tốt đẹp"(Hymne à la beauté) gồm các hình ảnh nghệ thuật và rất ý nghĩa do ông chụp, với sự hợp tác của hai nhà xuất bản La Martinière và YellowKorner. Tất cả tiền nhuận bút sẽ được xung vào việc cứu trợ nạn nhân động đất và sau đó là các cơ quan từ thiện của ông ở Tây Tạng, Nepal và Ấn Độ. Cũng xin nhắc thêm là tiền nhuận bút của tất cả các sách của ông từ trước đến nay đều xung vào việc từ thiện, ông không tiêu dùng một đồng nào cho bản thân ông).

Thế nhưng nhà cửa thì nào có được xây cất để chống lại...

            nepal earthquake 1Matthieu Ricard: Rất nhiều nhà cửa sụp đổ tương tự như những tòa nhà xếp bằng quân bài. Trong một nước mà việc xây cất chẳng cần giấy phép, và cũng chẳng ai tôn trọng các tiêu chuẩn an toàn. Tất cả cũng chỉ vì họ quá nghèo! Ngay cả trong lúc bình thường, dân chúng ở thủ đô Kathmandu cũng chỉ có điện 12 tiếng mỗi ngày. Dân chúng nào có phương tiện xây dựng nhà cửa chống động đất đâu. Chỉ có vài tòa nhà được xây dựng theo các tiêu chuẩn này.

            Trong quá khứ nhà sư Matthieu Ricard đã từng thiết lập nhiều bệnh viện hầu giúp đỡ người dân trong vùng đất này của thế giới. Theo ông: "Sự bình tĩnh và tương trợ là các phẩm tính của người dân Nepal".

            Việc liên lạc bằng điện thoại thật khó khăn, sở dĩ nhà sư Matthieu Ricard nhận được tin tức là nhờ vào hệ thống WebChat (trên mạng). Ông cho biết: "Khu phố trong đó có bệnh viện và ngôi chùa mà tôi thường trú ngụ, dù bị thiệt hại thế nhưng số người chết thì không nhiều. Hầu hết những nơi có số tử vong cao là thuộc các vùng ngoại ô của thủ đô Kathmandu". Ông cũng cho biết thêm là các con số thống kê cũng chỉ mang tính cách tạm thời. "Trước đây trong trận động đất năm 1934, ít ra cũng phải có đến 10.000 người chết, và lúc đó Kathmandu cũng chỉ có khoảng 100.000 dân, ngày nay là 2,5 triệu người". Hậu quả [của việc gia tăng dân số ấy] là gỉ? Nhà cửa ngày càng mong manh. "Giấy phép xây cất chỉ là có lệ, do đó nhà cửa thường sụp đổ tương tự như những tòa nhà xếp bằng quân bài".

            Mục đích trước mặtcần phải trợ giúp xứ Nepal, và các cộng đồng quốc tế cũng đang  được huy động. Nhà sư Matthieu Ricard cảnh báo: "Cứu trợ không phải chỉ gồm có việc cứu cấp y kkoa. Việc huy động mọi người thường cũng chỉ kéo dài được một tháng là nhiều, sau đó thì tất cả tự động rút lui". Ông đứng ra kêu gọi một sự giúp đỡ lâu dài hơn.

Nếu các bạn nghĩ rằng có thể góp phần mình thì xin liên lạc với tổ chức:

Karuna Schechen của nhà sư Matthieu Ricard - http://karuna-shechen.org/publications

"Với những lời ước mong và nguyện cầu của chúng tôi gửi về các nạn nhân Nepal"

Alain Delaporte-Digard

(Hoang Phong chuyển ngữ)

 

Alain Delaporte-Digard người viết các dòng kêu gọi trên đây là giám đốc trang mạng Phật Giáo Buddhachannel. Các lời kêu gọi này đã được nhiều trang mạng khác và báo chí ở Pháp thay nhau đăng tải từ ngày 27 tháng 4 năm 2015 đến nay. Người đọc có thể xem bản gốc bằng tiếng Pháp trên trang mạng Buddhachannel:

http://www.buddhachannel.tv/portail/spip.php?article24186

hoặc bằng tiếng Anh trên trang mạng Karuna-Schechen của nhà sư Matthieu Ricard:

http://karuna-shechen.org/news/help-earthquake-victims-in-nepal/  

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
13/08/2024(Xem: 2978)
17/05/2024(Xem: 4013)
03/01/2024(Xem: 4563)
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :
Một hình chụp văn bản lan truyền qua mạng xã hội hôm 12 Tháng Tám được cho là thư thông báo rời bỏ Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam (giáo hội quốc doanh) của Thượng Tọa Thích Minh Đạo, trụ trì tu viện Minh Đạo ở thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.
Từ chuyện xuất hiện của sư Minh Tuệ, nếu Phật giáo và một số cá nhân tu sỹ không có những sai lầm do chủ quan thiếu khiêm tốn trong quyền lực, phát ngôn ỷ thị và hành chánh thiếu cẩn trọng, vô tình đẩy sự kiện sư Minh Tuệ lên cao trào trong khi quần chúng dành sự ngưỡng mộ một tu sỹ khổ hạnh không thuộc Giáo hội Phật giáo, và lại thêm một hình ảnh như chiếc bóng thứ hai của sư Minh Tuệ là sư Minh Đạo tiếp nối lòng tôn kính của người dân có đủ mọi thành phần sau khi sư Minh Tuệ bị khiển trách rồi ẩn tu. Còn Chân Quang không thọ cụ túc chính thức một giới đàn nào, bằng cấp ba, bằng Tiến sỹ còn giả thì điệp đàn thọ giới chả là gì đối với người thiếu minh bạch. Hiện nay Chân Quang có hai bản lý lịch khác nhau và Điệp đàn thọ giới cũng không giống nhau đã bị cộng đồng mạng phanh phui.