TRƯỞNG LÃOHÒA THƯỢNGTHÍCH TÂM CHÂU Viên Tịch thọ 95 tuổi
Trưởng LãoHòa ThượngThích Tâm Châu. (Ảnh: Việt Báo)
WESTMINSTER (VB) – Trưởng LãoHòa ThượngThích Tâm Châu, Nguyên Đệ Nhất Viện Trưởng Viện Hóa ĐạoGiáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất, đương kim Thượng ThủGiáo Hội Phật Giáo Việt Nam Trên Thế Giới, đã viên tịch vào lúc 10:15 phút sáng giờ địa phương ngày 20 tháng 8 năm 2015 tại Tổ Đình Từ Quang, thành phố Montreal, Canada, hưởng thọ 95 tuổi, theo tin từ Văn PhòngThường TrựcHội ĐồngĐiều Hành GHPGVNTNHK. Tang lễ của Trưởng LãoHòa ThượngThích Tâm Châu sẽ được diễn ra như sau: Lễ Nhập Kim Quan sẽ được cử hành vào lúc 10 sáng ngày 22 tháng 8 năm 2015. Lễ Trà Tỳ sẽ được long trọngcử hành vào lúc 8 giờ sáng ngày 26 tháng 8 năm 2015.
Theo bộ Văn HọcPhật Giáo Việt Nam Hải Ngoại Sưu Khảo được ấn hành tại California, Hoa Kỳ, năm 2010, thì tiểu sử của Trưởng LãoHòa ThượngThích Tâm Châu được ghi như sau. Trưởng LãoHòa ThượngThích Tâm Châu, thế danh Đoàn Văn Hoành, sinh năm 1921 tại tỉnh Ninh Bình, Việt Nam. Hòa Thượngxuất gia nhập đạo năm 11 tuổi. Ngài đã từng đảm nhận nhiều trọng trách trong các tổ chức Phật Giáo Việt Nam trong và ngoài nước.
Trong pháp nạn Phật Giáo Việt Nam năm 1963, Ngài đảm nhận chức vụ Chủ Tịch Ủy Ban Liên Phái Bảo VệPhật Giáo. Trong Đại Hội Thống Nhất Phật Giáo Việt Nam vào ngày 4 tháng 1 năm 1964, Ngài đã được suy tôn lên ngôi vị Viện Trưởng Viện Hóa ĐạoGiáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất.
Ngài là một trong những vị giáo phẩm vận độngthành lậpGiáo Hội Phật Giáo Tăng Gia Thế Giới và đảm nhiệm chức vụ Phó Thủ Tịch của tổ chức Phật GiáoThế Giới này từ năm 1964.
Trong biến cố 30 tháng 4 năm 1975, Ngài đã ra nước ngoài tị nạn và sau đó về trú tại Tổ Đình Từ Quang, Montreal, Canada. Ngài là Thượng ThủGiáo Hội Phật Giáo Việt Nam Trên Quốc Tế từ năm 1979 tới năm 1984.
Đến năm 1984 Ngài được cung thỉnh vào ngôi vị Thượng ThủGiáo Hội Phật Giáo Việt Nam Trên Thế Giới từ đó tới nay. Từ đó đến nay, Trưởng LãoHòa ThượngThích Tâm Châu không ngừng vân du trên các châu lục tại hải ngoại để kiến lập hàng chục ngôi già lam, tiếp độ hàng chục Tăng, Ni xuất gia và hàng ngàn Phật Tửtại gia. Dù bận việc Phật sự như thế Ngài vẫn không bỏ mất thì giờquý báu để phiên dịch, giảng giải và sáng tác hàng chục kinh sách Phật Giáo hầu góp phần hoằng dương Chánh Pháp trong và ngoài nước.
Theo tài liệu trong bộ Văn HọcPhật Giáo Việt Nam Hải Ngoại Sưu Khảo, các tác phẩm mà Ngài đã sáng tác từ trước năm 1975 ở trong nước và sau đó tại hải ngoại gồm: Đạo Phật Và Con Người, Kinh Bốn Mươi Hai Chương (Việt dịch), Phật Học Chính Cương (Việt dịch), Kinh Di Giáo (Việt dịch), Kinh Di LặcHạ Sinh (Việt dịch), Kinh Văn Thù Sư Lợi Thỉnh Vấn Bồ Đề (Việt dịch), Sa DiLuật Nghi Yếu Lược (thượng hạ, dịch), Quy Sơn Cảnh Sách (dịch), Bồ Đề Tâm Ly Tương Luận (dịch), Nhân Duyên Tâm Luận Tụng (dịch), Bước Đầu Học Phật, Đường Vào Cửa Phật, Tiếng Vọng Thời Gian (thơ), Nét Tinh Thần (thơ), Cánh Hoa Tâm (thơ), Tỉnh Mộng Đời (thơ), v.v...
Dường như linh cảm được ngày về cõi Phật không xa, nên vào đầu năm nay, Trưởng LãoHòa ThượngThích Tâm Châu đã không ngại tuổi già sức yếuthực hiện một chuyến thăm viếng tất cả chùa chiền, tăng, ni và Phật từ tại Miền Nam California. Trước ngày viên tịch, Ngài lâm trọng bệnh và đưa vào bệnh viện để điều trị, nhưng cảm nhận được lẽ vô thường sắp tới nên Ngài đã xin về nằm tịnh dưỡng tại Tổ Đình Từ Quang ở Motreal, Canada để viên tịch vào lúc 10:15 phút sáng ngày 20 tháng 8 năm 2015. Hưởng đại thọ 95 và 70 Hạ Lạp. (Việt Báo)
Tôi hôm nay hân hạnh được góp một vài ý kiến trong Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An, vị đạo sư đã khai sáng Bửu Sơn Kỳ Hương, một tôn giáo nội sinh trong lòng dân tộc và vì ngài có một thời gian cư trú ở Chùa Tây An (Thiền phái Lâm Tế) dưới chân núi Sam (Châu Đốc), nên vị đạo sư họ Đoàn được người dân một cách tôn kính gọi là Đức Phật Thầy Tây An. Từ gốc rễ đó, Phật Giáo Hòa Hảo do Đức Huỳnh Giáo Chủ sáng lập, thường được coi là sự kế thừa và phát triển của Bửu Sơn Kỳ Hương trong bối cảnh mới.
Truyền thống Phật Giáo Hòa Hảo mỗi năm đều có Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An. Ngài đã từng được nhìn theo nhiều phương diện khác nhau. Nhưng hôm nay, tôi xin phép trình bày về một bản văn quan trọng do Đức Phật Thầy Tây An để lại. Đó là bài thơ Mười Điều Khuyến Tu.
Nam Mô Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn Quán Thế Âm Bồ Tát
Tâm thư KHẨN THIẾT KÊU GỌI cứu trợ đồng bào nạn nhân bão lụt Miền Bắc VN
Một đồng.. giữa lúc nguy nan
Hơn giúp bạc triệu lúc đang yên bình..
Bão giông tan tác quê mình..
Ơi người con Việt đoái nhìn, sẻ chia....
Như Nhiên- Thích Tánh Tuệ
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :
Chúng tôi sử dụng cookie để cung cấp cho bạn trải nghiệm tốt nhất trên trang web của chúng tôi. Nếu tiếp tục, chúng tôi cho rằng bạn đã chấp thuận cookie cho mục đích này.