'RỒI MẸ NHƯ SƯƠNG' bài hát nhớ mẹ mùa Vu Lan 2015 Wednesday, August 26, 2015 4:34:19 PM | Người Việt
SANTA ANA, California (NV) - Nhạc sĩ Trần Chí Phúc vừa hoàn tất việc phổ nhạc 10 bài thơ thiền của cư sĩ Nguyên Giác Phan Tấn Hải, và sẽ in thành tập nhạc với phần chuyển sang Anh Ngữ của thi sĩ tác giả.
Cư sĩ Nguyên Giác Phan Tấn Hải (phải) ngồi nghe nhạc sĩ Trần Chí Phúc hát “Rồi Mẹ Như Sương” trong phòng phát thanh Hương Sen. (Hình: Trần Chí Phúccung cấp)
Cuốn CD Thiền Ca - Hoa Bay Khắp Trời - Phan Tấn Hải & Trần Chí Phúc, đang được thực hiện với các tiếng hát Phật tử Nam Bắc California, dự tính sẽ ra mắt trong vòng vài tháng tới.
Nét nhạc xuôi chảy theo từng câu thơ man mác hương vị thiền, sẽ là một đóng góp sinh động vào dòng thơ nhạc Phật Giáo Việt Nam.
Nguyên Giác Phan Tấn Hải là một cư sĩthấm nhuầnPhật học, tác giả nhiều bài viết và sách về thiền và cũng là một nhà văn, nhà thơ.
Nhạc sĩ Trần Chí Phúc tâm sự rằng có một nhân duyên đưa đẩy để ông khuyến khích người bạn thi sĩ viết thơ thiền và đưa vào ca khúc.
Mười bài thiền ca này là một nét mới trong dòng nhạc tị nạn, vượt biển, thương nhớ Sài Gòn, quê hương đấu tranh và tình yêu của cư sĩ.
Nhân mùa Vu Lan 2015, nhạc sĩ Trần Chí Phúc đã thu âm ca khúc “Rồi Mẹ Như Sương” tại phòng phát thanh Hương Sen, Santa Ana, để tưởng nhớ tới mẹ hiền.
Bài thơ được giữ nguyên văn, lồng vào câu nhạc đằm thắm tình mẫu tử, bàng bạc gió mây, vang vọng lời kinh Phật dạy.
Thi sĩ kể rằng thời còn ở Việt Nam, trước khi vượt biển, ghé thăm mẹ người bạn thấy bà tóc trắng ngồi tụng kinhcầu nguyện cho đứa con trai đang bị tù ở rừng núi xa xôi, nước mắt mẹ hiền chảy dài.
Hình ảnh đó đã đưa vào bài thơ của cư sĩ Nguyên Giác Phan Tấn Hải.
Nhạc sĩ cho biết khi hát mấy câu giữa bài, mắt cũng rươm rướm nước mắt. Mẹ là sương, là hương, là mây, là nắng hòa vào thiên nhiên đất trời để mãi mãi con cảm nhận lúc nào mẹ cũng bên cạnh.
'Rồi Mẹ Như Sương'
Thương con trăm sông ngàn núi trang kinh mẹ chép cúng dường bốn thời sớm trưa chiều tối nhớ ơi nước mắt lăn dòng
Thương con mãi xa ngàn dặm tụng kinh mẹ khóc mưa nguồn gió đưa tới rừng xa thẳm lạnh ơi mưa ngấm vào hồn.
Rồi mẹ như sương, tan vào nắng trưa rồi mẹ như hương, ẩn hiện trong mơ rồi mẹ như mây, tóc trắng cuối trời rồi mẹ như nắng, bóng khuất sau đồi
Nửa khuya trở mình viễn phố con đọc trang kinh cuối dòng chữ mẹ ngút ngàn thương nhớ chép lời Phật dạy qua sông
Thương ơi một rừng tóc trắng bay về che khắp tử sinh nghe chim kêu ngàn xa vắng ngẩng đầu rơi tiếng bất sinh. (Đ.D.)
Mời quý độc giảthưởng thứcbài hát nhớ mẹ 'Rồi Mẹ Như Sương', trích từ: Cuốn CD Thiền Ca - Hoa Bay Khắp Trời - Phan Tấn Hải & Trần Chí Phúc:
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :
Một hình chụp văn bản lan truyền qua mạng xã hội hôm 12 Tháng Tám được cho là thư thông báo rời bỏ Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam (giáo hội quốc doanh) của Thượng Tọa Thích Minh Đạo, trụ trì tu viện Minh Đạo ở thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.
Từ chuyện xuất hiện của sư Minh Tuệ, nếu Phật giáo và một số cá nhân tu sỹ không có những sai lầm do chủ quan thiếu khiêm tốn trong quyền lực, phát ngôn ỷ thị và hành chánh thiếu cẩn trọng, vô tình đẩy sự kiện sư Minh Tuệ lên cao trào trong khi quần chúng dành sự ngưỡng mộ một tu sỹ khổ hạnh không thuộc Giáo hội Phật giáo, và lại thêm một hình ảnh như chiếc bóng thứ hai của sư Minh Tuệ là sư Minh Đạo tiếp nối lòng tôn kính của người dân có đủ mọi thành phần sau khi sư Minh Tuệ bị khiển trách rồi ẩn tu.
Còn
Chân Quang không thọ cụ túc chính thức một giới đàn nào, bằng cấp ba, bằng Tiến sỹ còn giả thì điệp đàn thọ giới chả là gì đối với người thiếu minh bạch. Hiện nay Chân Quang có hai bản lý lịch khác nhau và Điệp đàn thọ giới cũng không giống nhau đã bị cộng đồng mạng phanh phui.
Chúng tôi sử dụng cookie để cung cấp cho bạn trải nghiệm tốt nhất trên trang web của chúng tôi. Nếu tiếp tục, chúng tôi cho rằng bạn đã chấp thuận cookie cho mục đích này.