Đức Đạt Lai Lạt Ma Nói Gì Về Vụ Xả Súng Đẫm Máu Nhất Lịch Sử Nước Mỹ?

14/06/20164:16 CH(Xem: 8505)
Đức Đạt Lai Lạt Ma Nói Gì Về Vụ Xả Súng Đẫm Máu Nhất Lịch Sử Nước Mỹ?

ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA NÓI GÌ
VỀ VỤ XẢ SÚNG ĐẪM MÁU NHẤT LỊCH SỬ NƯỚC MỸ?


dalai lama
Đức Đạt Lai Lạt Ma tại buổi nói chuyện ở Học viện Hòa bình
Hoa Kỳ. (ảnh chụp màn hình)

Hôm qua (13/6), trong buổi nói chuyện của mình, Đức Đạt Lai Lạt Ma đã thúc giục các khán giả Washington xây dựng một thế giới không bạo lực - một chủ đề rất nóng sau cuộc xả súng kinh hoàng ở Orlando khiến 50 người chết rạng sáng 12/6.

Khi được hỏi về vụ thảm sát Orlando, Đức Đạt Lai Lạt Ma cho biết những kẻ gây ra sự việc đẫm máu không phải là “người theo đạo Hồi chân chính”. Ông nói thêm rằng "ý nghĩa của cuộc thánh chiến không phải là làm tổn hại đến người khác, mà là để chống lại cảm xúc tiêu cực của chính mình."

Đức Đạt Lai Lạt Ma cũng lên tiếng chỉ trích chính sách của Mỹ ở Trung Đông sau vụ khủng bố 11/9 vì cho rằng sức mạnh quân sự không thể giải quyết tận gốc chủ nghĩa khủng bố.

“Sức mạnh quân sự Mỹ có thể dễ dàng đè bẹp bất cứ ai. Nhưng sức mạnh này không thể thay đổi tâm trí hay cảm xúc của người khác.” – ông nói.

Đức Đạt Lai Lạt Ma tin rằng một nền hòa bình lâu dàithể đạt được bằng cách trao quyền cho những người trẻ tuổi. Người dân phải tiếp xúckết bạn với những người đến từ các nền tảng và các tôn giáo khác nhau. Ông cũng bày tỏ sự hoài nghi về độ hiệu quả của những lời cầu nguyện nếu không đi cùng với hành động.

Trong tháng 5, nhà lãnh đạo Phật giáo Tây Tạng đã tổ chức một hội nghị ở Dharamsala (Ấn Độ) với 28 nhà lãnh đạo trẻ từ các vùng xung đột và bạo lực trên toàn thế giới

Soukaina Hamia, một trong những nhà lãnh đạo trẻ, đã nhiều năm tìm cách thay đổi suy nghĩ của những đứa trẻ dễ bị tổn thương ở Ma-rốc để ngăn cản họ chuyển sang chủ nghĩa khủng bố

Hamia, hiện là Phó giám đốc trung tâm dành cho thanh thiếu niên, cho biết có một mối liên hệ giữa việc trẻ em thiếu cơ hội khẳng định mình và hành vi khủng bố. Trước khi trung tâm của cô mở ra, nhiều đứa trẻ dễ bị tổn thương với suy nghĩ bị coi thường, không có tiếng nói, không có quyền lợi và tìm đến bạo lực như cách khẳng định mình.

"Những gì chúng tôi làm là tập trung nhiều hơn vào yếu tố con người. Những kẻ khủng bố lợi dụng tôn giáo để biện minh cho hành vi của mình, nhưng bạo lực là một hành động phản  tôn giáo. Những gì diễn ra ở Orlando không phụ thuộc vào bạn có phải là Hồi giáo hay không vì đó là tội ác chống lại loài người" – cô Hamia nói.
Thế Dương (theo Forein Policy)
(Vntinnhanh.vn)








Tạo bài viết
13/08/2024(Xem: 3842)
17/05/2024(Xem: 4365)
Bản tin ngày 3 tháng 12/2014 trên báo Global New Light of Myanmar (GNLM) của Bộ Thông Tin Myanmar loan tin rằng Trung tâm Giáo dục Phật giáo Quốc tế (IBEC: International Buddhist Education Centre) đã công bố sự tham gia của IBEC vào dự án Vườn Lumbini (Lumbini Garden) tại Tây Ban Nha, nơi sẽ trở thành Công viên Phật giáo lớn nhất châu Âu. Sáng kiến quan trọng này sẽ có sự đóng góp từ nhiều quốc gia, bao gồm Myanmar, Thái Lan, Campuchia, Lào, Sri Lanka, Trung Quốc, Hồng Kông, Nepal, Bhutan và Đài Bắc Trung Hoa (Ghi nhận của người dịch: không thấy Việt Nam). Dự án sẽ có các chương trình giáo dục Phật giáo cấp cao hỗ trợ bởi IBSC (Thái Lan), SSBU, SIBA và IBEC-Myanmar.
Bhutan, vương quốc ở vùng núi Himalaya đã mang đến cho thế giới khái niệm về hạnh phúc quốc gia, chuẩn bị xây một "thành phố chánh niệm" (mindfulness city) và đã bắt đầu gây quỹ từ hôm thứ Hai để khởi động dự án đầy tham vọng này. "Thành phố chánh niệm Gelephu" (Gelephu Mindfulness City: GMC) sẽ nằm trong một đặc khu hành chánh với các quy tắc và luật lệ riêng biệt nhằm trở thành hành lang kinh tế nối liền Nam Á với Đông Nam Á, theo lời các quan chức.
Những phương tiện thông tin đại chúng, các trang mạng là mảnh đất màu mỡ cho đủ loại thông tin, là nơi để một số người tha hồ bịa đặt, dựng chuyện, bé xé ra to và lan đi với tốc độ kinh khủng. Họ vùi dập lẫn nhau và giết nhau bằng ngụy ngữ, vọng ngữ, ngoa ngữ…