Thông Bạch Vu Lan Phật Lịch 2560

05/08/20163:45 SA(Xem: 5686)
Thông Bạch Vu Lan Phật Lịch 2560
blank

logo GHPGVNTNHKGIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM THỐNG NHẤT HOA KỲ
VIETNAMESE AMERICAN UNITED BUDDHIST CONGREGATION 

HỘI ĐỒNG GIÁO PHẨM
CHÁNH VĂN PHÒNG
704. East “E” Street., Ontario, CA 91764 – U.S.A.  |  Tel. & Fax: (909) 986-2433

  

THÔNG BẠCH VU LAN PHẬT LỊCH 2560 

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật

Kính bạch chư tôn đức Tăng, Ni,

Kính thưa quý thiện nam tín nữ Phật tử,

Mùa Vu Lan Thắng Hội đang về trong tâm thức hiếu hạnh của người con Phật khắp nơi. Thay mặt Hội Đồng Giáo Phẩm Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Hoa Kỳ, xin thành tâm khánh thọ chư tôn Trưởng Lão, Hòa Thượng, Thượng Tọa, Đại Đức Tăng, Ni vừa được thêm một hạ lạp với đạo nghiệp tròn đầy, Phật sự thành tựu. Đồng kính chúc quý thiện nam tín nữ Phật tử giữ tròn đạo hiếu và luôn luôn tinh tấn trên con đường phụng sự Phật Pháp.

Tâm thức con người thời đạichúng ta đang sống có nhiều bất an, hỗn loạnđảo điên. Những giá trị nền tảng cao quý của nhân loại về đạo đức, tôn giáovăn hóa bị thách thức nghiêm trọng trước tâm thức thác loạn của con người. Những kẻ cuồng tín tôn giáo xem việc tàn sát tập thể đồng loạicông trạng để được lên cõi thiên đường huyễn ão. Học đường không chú trọng đến việc giáo dục con em lễ nghĩa làm người. Truyền thông phổ biến tràn ngập hình ảnh bạo động, giết chóc, thù hận. Xã hội dẫy đầy tình trạng tham nhũng, bóc lột, lừa gạt, cường hào ác bá, và xem việc kiếm tiền như mục đích cao cảtối thượng của đời người bất chấp mọi hậu quả. Luân thường đạo lýlòng hiếu thảo của con người đã không được tôn trọng đúng mức.

Vì lẽ đó, hơn lúc nào hết, thực hiệnhoàn thành Nhân Thừa của Phật Giáo là nhu cầu cần thiết để dựng lại những gì bị ngã đổ nơi mảnh đất tâm và nhân cách làm người. Lòng tri ân, báo ân và hiếu hạnh mà đức Phật đã dạy trên hai mươi sáu thế kỷ trước, vì vậy, vẫn còn là những nguyên tắc đạo đức vô giá để xây dựng nền tảng nhân cách con người. Là con người, chúng ta không thể nào quên được công lao sanh thành và dưỡng dục cao dày của cha mẹ. Chúng ta cũng không thể nào quên ơn dạy dỗ khai thị của Thầy Tổ. Chúng ta lại càng không thể quên ơn quốc gia dân tộc là nơi chúng ta sinh ra và lớn lên trong cái nôi di sảntruyền thống cao đẹp. Và, khi sinh ra làm người trên thế gian này, chúng ta đã cưu mang ơn nghĩa rộng lớn của tất cả mọi người trong xã hội, cũng như tất cả chúng sinh trên cõi đời. Từ đó, nhớ ơn và báo đáp ơn nghĩađạo lý làm người làm cho chúng ta trở thành con người cao đẹp, đáng yêu và đáng quý.

Trong tâm thức tri ânbáo ân đó, mỗi người đệ tử Phật xin hãy nỗ lực và làm hết khả năng của mình để báo đáp bốn ơn sâu trong đời: Tinh tấn tu học để báo đáp thâm ân Tam Bảo; hiếu thảo phụng dưỡng song thân đầy đủ để báo đáp ơn sinh thành dưỡng dục; tận khả năng góp phần vào việc làm cho dân giàu, nước mạnh để đển ơn quốc gia xã tắc; và dũng mãnh phát khởi bồ đề tâm cứu giúp chúng sinh thoát khỏi khổ đau vật chấttinh thần để báo ân rộng lớn cho chúng sinh trong pháp giới.

Mùa Vu Lan Báo Hiếu cũng là cơ hội để người con Phật chúng ta suy nghiệm về con đường thực hiện hiếu đạo trong gia đình. Theo lẽ tương quan tương duyên, nếu muốn cho con cháu có lòng hiếu thảo, thì những bậc cha mẹ không phải chỉ dạy con cái mình đạo lý hiếu thảo không thôi, mà còn phải đích thân làm gương hiếu hạnh cho con cái soi. Cha mẹ không thể hiện lòng hiếu thảo với các đấng sinh thành của mình thì làm sao con cháu có thể làm tròn chữ hiếu với mình là cha mẹ của chúng. Hơn nữa, cha mẹ còn phải biết thương yêudưỡng dục con cái đúng mức. Chính nền giáo dục đúng mức và tình yêu thương vô bờ đó của cha mẹ là chất liệu quý giá nuôi dưỡng nhân cách, lòng yêu thươnghiếu thảo chân thật của con cái mình.

Xin chí thành đốt nén tâm hương dâng lên mười phương Tam Bảo, nguyện cầu cho cửu huyền thất tổ đa sanh phụ mẫu, còn sinh tiền thì tật bệnh tiêu trừ, thân tâm an lạc, đã qua đời thì xa lìa ba đường dữ, sinh vào các cõi lành và đời đời thường gặp Phật Pháp.

Nguyện cầu mưa thuận gió hòa, thế giới hòa bình, chúng sinh an lạc, mọi người đều sống với nhau bằng lòng yêu thươnghiếu thuận.

Nam Mô Đại Hiếu Mục Kiền Liên Bồ Tát tác đại chứng minh.

Phật Lịch 2560, California, ngày 1 tháng 8 năm 2016, 

TM. Hội Đồng Giáo Phẩm GHPGVNTNHK

Chánh Văn Phòng

thich thang hoan 2logo GHPGVNTNHK

Sa môn Thích Thắng Hoan

 

 

 







Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
15/08/2010(Xem: 124335)
05/08/2011(Xem: 80835)
18/08/2016(Xem: 9400)
10/10/2017(Xem: 10151)
Tôi hôm nay hân hạnh được góp một vài ý kiến trong Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An, vị đạo sư đã khai sáng Bửu Sơn Kỳ Hương, một tôn giáo nội sinh trong lòng dân tộc và vì ngài có một thời gian cư trú ở Chùa Tây An (Thiền phái Lâm Tế) dưới chân núi Sam (Châu Đốc), nên vị đạo sư họ Đoàn được người dân một cách tôn kính gọi là Đức Phật Thầy Tây An. Từ gốc rễ đó, Phật Giáo Hòa Hảo do Đức Huỳnh Giáo Chủ sáng lập, thường được coi là sự kế thừa và phát triển của Bửu Sơn Kỳ Hương trong bối cảnh mới. Truyền thống Phật Giáo Hòa Hảo mỗi năm đều có Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An. Ngài đã từng được nhìn theo nhiều phương diện khác nhau. Nhưng hôm nay, tôi xin phép trình bày về một bản văn quan trọng do Đức Phật Thầy Tây An để lại. Đó là bài thơ Mười Điều Khuyến Tu.
Nam Mô Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn Quán Thế Âm Bồ Tát Tâm thư KHẨN THIẾT KÊU GỌI cứu trợ đồng bào nạn nhân bão lụt Miền Bắc VN Một đồng.. giữa lúc nguy nan Hơn giúp bạc triệu lúc đang yên bình.. Bão giông tan tác quê mình.. Ơi người con Việt đoái nhìn, sẻ chia.... Như Nhiên- Thích Tánh Tuệ
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :