Thuyết pháp cho cha mẹ

16/08/20164:00 SA(Xem: 7713)
Thuyết pháp cho cha mẹ
blank

THUYẾT PHÁP CHO CHA MẸ    
Quảng Tánh


Tôn giả Sariputta thuyết pháp hóa độ mẹ giàTrong năm việc mà Như Lai nên làm ở đời, có hai việc quan trọng là “thuyết pháp cho cha, thuyết pháp cho mẹ”.

Trước khi vượt thành xuất gia, Thái tử Tất-đạt-đa dù nung nấu chí nguyện cao cả tìm đạo giải thoát để cứu độ chúng sinh nhưng niềm riêng trách nhiệm, tình cảm gia đình vẫn là điều luôn ưu tư, khắc khoải. Đến khi xuất gia tu tập thành đạo, chuyển vận bánh xe Chánh pháp, thành lập Tăng đoàn, Đức Phật liền trở lại cố hương, kinh thành Ca-tỳ-la-vệ để thăm viếng, giáo hóa phụ vương Tịnh Phạn, di mẫu Ma-ha-ba-xà-ba-đề và hết thảy bà con thân tộc hoàng gia.

Đức Phật là tấm gương sáng ngời về hạnh hiếu. Đặc trưng hiếu đạo của Ngài là “thuyết pháp cho cha mẹ, giúp cha mẹ tin hiểu Chánh pháp nhằm an lạc lâu dài”. Ơn sinh thành dưỡng dục của cha mẹ thật to lớn, chúng ta dù là ai, nên danh với đời thành ông này bà nọ, hay thành bậc Giác Ngộ như Đức Phật - Tam thế đều xưng tôn, thì cũng phải lo đáp đền.

“Một thời Phật ở nước Xá-vệ, rừng Kỳ-đà, vườn Cấp Cô Độc.

…Bấy giờ Thế Tôn dùng ba việc này giáo hóa ngàn Tỳ-kheo. Các Tỳ-kheo kia nhận lời Phật dạy rồi, ngàn Tỳ-kheo đều thành A-la-hán. Khi ấy, Thế Tôn đã thấy ngàn Tỳ-kheo đắc A-la-hán. Bấy giờ trong cõi Diêm-phù có ngàn La-hán và năm Tỳ-kheo với Phật là sáu. Khi ấy Ưu-tỳ Cù-đàm liền nghĩ: ‘Thế Tôn vì sao ngồi hướng về Ca-tỳ-la-vệ?’.

Ưu-tỳ Cù-đàm liền quỳ trước Thế Tôn bạch:

- Chẳng rõ Như Lai vì sao ngồi hướng về Ca-tỳ-la-vệ?

Thế Tôn bảo:

- Như Lai ở đời nên làm năm việc. Thế nào là năm? Nên chuyển Pháp luân, nên thuyết pháp cho cha, nên thuyết pháp cho mẹ, nên dắt dẫn phàm phu lập hạnh Bồ-tát, nên thọ ký Bồ-tát. Đó là, này Cù-đàm, Như Lai ra đời nên hành năm pháp này.

Ưu-tỳ Cù-đàm lại nghĩ rằng: ‘Như Lai nhớ thân tộc và nước của mình nên ngồi hướng về đó’…”.

(Kinh Tăng nhất A-hàm, tập I, phẩm 24.Cao tràng [2.trích], VNCPHVN ấn hành, 1997, tr.489)

Thật nhân bản khi Đức Phật vừa thuyết pháp độ sinh lại không quên báo đáp thâm ân cha mẹ. Ngài khẳng định trong năm việc mà Như Lai nên làm ở đời, có hai việc quan trọng là “thuyết pháp cho cha, thuyết pháp cho mẹ”. Đức Phật đã rời bỏ tất cả sự nghiệp thế gian, chỉ còn ba y một bát, sống đời du hành thì có gì để cho cha mẹ. Cái mà Đức Phật có thể cho, và cha mẹ của Ngài cần chính là Giáo pháp.

Có thể xem đây là cơ sở quan trọng để thực hành hiếu đạo của người xuất gia đệ tử Phật. Người xuất gia hẳn nhiên khôngtài sản, nếu có chăng cũng là của đàn na tín thí, nên không thể đem tiền công đức, của Tam bảo về cho cha mẹ. Làm như vậy ắt không phải hiếu (nếu không muốn nói là bất hiếu), vì bản thân người xuất gia mắc tội với Tam bảo, cha mẹthọ dụng tiền của ấy thì mắc nợ tín thí, chịu quả báo nặng nề. (Trừ hoàn cảnh đặc biệt, người xuất gia có thể phụng dưỡng cha mẹ trong giới hạn cho phép mà thôi).

Người xuất gia chỉ có một thứ tài bảo duy nhất để mang về cho cha mẹGiáo pháp. Càng mang về cho cha mẹ nhiều Giáo pháp bao nhiêu thì công đức, phước báo của mình và cha mẹ tăng thêm bấy nhiêu. Hẳn người xuất gia nào cũng đã từng tự vấn và quán xét, từ ngày mình đi tu đến nay đã mang Giáo pháp gì về cho cha mẹ. Song thân của mình đã hiểu thêm điều gì trong Giáo pháp để có thể chuyển hóa nghiệp lực mà an vui hơn trong hiện đời cũng như đời sau.

Hiện nay, một số ít vị xuất gia đã có cách báo hiếu không đúng pháp như trên đã nói. Một số khác thì chờ khi cha mẹ chết mới tiến hành cầu siêu, cúng tế, làm phước linh đình…, tuy có tâm hạnh báo hiếu nhưng vẫn chưa xứng hợp với lời dạy “nên thuyết pháp cho cha mẹ” của Đức Phật. Vì ai cũng biết cầu siêu hay tạo phước để hồi hướng cho người chết chỉ là việc làm có tính ‘vớt vát’ khi nghiệp đã tạo, lúc sự đã rồi; nếu ác nghiệptà kiến sâu nặng thì sau khi chết liền đọa lạc, và thật không dễ để siêu độ họ.

Đúng đắnthiết thực nhất mà mỗi người xuất gia đều có thể làm để báo hiếu là “thuyết pháp cho cha mẹ”, như Đức Phật đã làm. “Thuyết pháp” ngoài giảng nói thông thường là tìm phương cách nào đó (như tụng kinh, đọc sách, nghe giảng v.v…) giúp cha mẹ thấu hiểu Chánh pháp, tin sâu nhân quả, hiểu rõ tội phước, bỏ ác làm lành, siêng năng tu niệm, chuyển hóa ba nghiệp, tịnh hóa thân tâm để cha mẹ hiện đời an vui, đời sau tái sinh vào cõi lành.

Quảng Tánh

 











Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
15/08/2010(Xem: 124316)
05/08/2011(Xem: 80828)
18/08/2016(Xem: 9397)
10/10/2017(Xem: 10146)
Tôi hôm nay hân hạnh được góp một vài ý kiến trong Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An, vị đạo sư đã khai sáng Bửu Sơn Kỳ Hương, một tôn giáo nội sinh trong lòng dân tộc và vì ngài có một thời gian cư trú ở Chùa Tây An (Thiền phái Lâm Tế) dưới chân núi Sam (Châu Đốc), nên vị đạo sư họ Đoàn được người dân một cách tôn kính gọi là Đức Phật Thầy Tây An. Từ gốc rễ đó, Phật Giáo Hòa Hảo do Đức Huỳnh Giáo Chủ sáng lập, thường được coi là sự kế thừa và phát triển của Bửu Sơn Kỳ Hương trong bối cảnh mới. Truyền thống Phật Giáo Hòa Hảo mỗi năm đều có Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An. Ngài đã từng được nhìn theo nhiều phương diện khác nhau. Nhưng hôm nay, tôi xin phép trình bày về một bản văn quan trọng do Đức Phật Thầy Tây An để lại. Đó là bài thơ Mười Điều Khuyến Tu.
Nam Mô Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn Quán Thế Âm Bồ Tát Tâm thư KHẨN THIẾT KÊU GỌI cứu trợ đồng bào nạn nhân bão lụt Miền Bắc VN Một đồng.. giữa lúc nguy nan Hơn giúp bạc triệu lúc đang yên bình.. Bão giông tan tác quê mình.. Ơi người con Việt đoái nhìn, sẻ chia.... Như Nhiên- Thích Tánh Tuệ
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :