Phật giáo: Tôn giáo cho người không thích tôn giáo?

12/09/20174:02 SA(Xem: 16855)
Phật giáo: Tôn giáo cho người không thích tôn giáo?
PHẬT GIÁO:
TÔN GIÁO CHO NGƯỜI KHÔNG THÍCH TÔN GIÁO?

Melvin Mcleod | Trần Trọng Hiếu chuyển ngữ

ngoi thien ngoai troi
Năm nhân viên của một công ty công nghệ
cao đang ngồi thiền trong giờ nghỉ tại vườn hoa
ngoài trời
Cách đây không lâu, hầu hết người dân Hoa Kỳ đều có cho riêng mình một tôn giáo. Bạn được sinh ra với một tôn giáo, sống với tôn giáo đó và chết đi với tôn giáo đó.

Ngoại trừ một số ít những người dám suy nghĩ khác đi, bắt đầu từ khoảng những năm 50 của thế kỷ trước thì đây vẫn đang là một thực tế ở nhiều nơi trên thế giới. Đó là cách chúng ta liên hệ với tôn giáo, vốn có lịch sử từ hàng ngàn năm trước đây và cho tới bây giờ. Ngày nay, số lượng đáng kể và ngày càng gia tăng người dân Hoa Kỳ không đồng nhất bản thân mình như là tín đồ của bất kỳ một tôn giáo nào.

Theo Báo cáo Nghiên cứu Pew, 20% dân số Hoa Kỳ, tức 1/5 dân số trưởng thành mô tả bản thân mình là không tôn giáo. Con số này tăng lên từ mức 15% cách đây năm năm, và tỷ lệ này tăng cao hơn ở những người trẻ hơn, chiếm khoảng 72% dân số trẻ.

Có nhiều lý do khiến người ta không mặn mà với những tôn giáo có tổ chức, trong đó có sự kéo dài nhàm chán của các buổi kinh cầu - ngoài một đời sống vật chất dư dật, đa số lại khát khao điều gì đó có ý nghĩa sâu sắc, hạnh phúc hơn và cho điều mà họ mô tả là “tâm linh”.

Bên cạnh 1/3 dân số mô tả bản thân là người vô thần, khoảng 30 triệu người Hoa Kỳ vẫn duy trì một hình thức và sự thực hành tâm linh nào đó mặc dù họ không cảm thấy thật sự thoải mái như ở nhà khi thực hiện các sinh hoạt tôn giáo ở nhà thờ, thánh đường. Đây là một đặc điểm nhân khẩu học phổ biến đang phát triển rất nhanh ở Hoa Kỳ. Nhìn chung, họ là những người có học thức, tự do và cởi mở, với ý thức sâu sắc về sự kết nối với vũ trụniềm tin rằng có điều gì đó ý nghĩa hơn, lớn lao hơn trong cuộc sống so với những gì biểu hiện trên bề mặt.

Có phải Phật giáo là “tôn giáo dành cho những người không thích tôn giáo”?

Phật giáotôn giáo duy nhất trên thế giới không có đấng sáng thế. Điều này làm thay đổi mọi thứ. Cũng giống như các tôn giáo khác, Phật giáo mô tả hiện thực phi vật chất, tâm linh và chỉ rõ điều gì xảy ra sau khi chúng ta chết đi. Nhưng đồng thời, Phật giáo thực tế và có giá trị ứng dụng: Phật giáo nói về chúng ta, về tâm chúng ta và về sự khổ đau của chúng ta.

Phật giáo nói về con người một cách đầy đủ, sâu sắc. Tín đồ Phật giáo là những con người tâm linh nhưng không giáo điều, ý thức được bản thân mình là phi vật chất vì họ biết được giá trị của sự hiện hữutỉnh thức.

Phật giáo được thực hành bởi con người với nhiều mức độ vi tế khác nhau. Chúng ta tìm đến đạo Phật bằng đúng hành trạng của mình, nên chắc chắn sẽ có cái tôi đi theo cùng. Không vấn đề gì cả - đó chính là sự “làm việc” cơ bản trên con đường tu tập. Mấu chốt là chúng ta đi đến đâu từ khởi điểm đó.

Ngoài ra, Phật giáo hướng đến đời sống tĩnh lặng. Sự tu tập hướng đến sự định tĩnh cho cá nhân người thực hành hơn là trong tương quan với những người khác cùng tôn giáo với mình. Sự thực hành này giúp mở rộng tình thương và sự tỉnh giác.

Phật giáo liên quan đến sự nhận thức, giác ngộ và trải nghiệm; không có sức mạnh của một tổ chức hay một thần thánh nào cả. Chính điều này làm cho Phật giáo đặc biệt phù hợp với những người mong muốn đời sống tâm linh đích thực chứ không phải muốn có một tôn giáo.

Dưới đây là mười lý do cho thấy Phật giáotôn giáo của những người không thích tôn giáo, theo Melvin McLeod:

1- Không có đấng sáng thế trong Phật giáo

Các trường phái Phật học khác nhau có quan điểm dị biệt về Đức Phật. Một số nói rằng Ngài là một con người bình thường và đã khám phá ra con đường giác ngộ; số khác lại cho rằng Ngài vốn dĩ đã là một bậc Giác ngộ nhưng thực hành con đường tu tập để chỉ dẫn cho con người cách thành tựu sự tu tập đó.

Nhưng có một điều chắc chắn: Đức Phật không phải là đấng sáng thế, không phải thần thánh. Cấu trúc sinh học của Ngài thuần nhất là một con người, bất kỳ ai trong chúng ta cũng có thể đi theo con đường của Ngài và sự giác ngộ của chúng ta cũng sẽ giống hệt như của Ngài.

Vũ trụ dưới nhãn quan Phật giáo vô cùng to lớn với hằng hà chúng sanh với tâm, thân, kết cấu và các cảnh giới khác nhau. Một số rất thông tuệgiác ngộ, số khác thì thô thiểnmờ mịt hơn. Tuy nhiên, đây chỉ là những sự đa dạng vô tận trên thực tếchúng ta đang trải nghiệm được. Nó có thể rộng lớn và cao sâu hơn, đằng sau những khái niệm, có thể khác với cách nghĩ của chúng ta nhưng dù thực tế thế nào thì nó cũng như thế. Không có bất cứ gì và bất kỳ ai nằm bên ngoài đó cả.

2- Phật giáo là về sự tốt đẹp nền tảng cho bản thân mỗi người

Phật giáo không nói đến sự cứu rỗi, sự trở thành một ai đó khác hay đi đến một nơi nào khác. Bởi vì cả bạn và thế giới, về cơ bản là tốt đẹp. Cùng với những thăng trầm của nó, thế giới bên trong của chúng ta hoạt động. Nó làm ấm chúng ta, nó trưởng dưỡng chúng ta, nó mang lại cho chúng ta những sắc màu, thanh âm và những sự xúc chạm. Chúng ta không phải đấu tranh để chống lại thế giới của chúng ta. Thế giới này không thiên vị và cũng không chống báng chúng ta mà là một thế giới sống động, đơn giản của những trải nghiệm mà chúng ta thâm nhập vào, quan tâm tới, thưởng thức và gần gũi.

Trong Phật giáo, tự nhiên tánh của chúng ta được gọi bằng nhiều cách khác nhau như Phật tánh, tự tánh Phật,… hay chỉ đơn giản là Phật - sự giác ngộ nền tảng. Chúng ta không thể gia cố, đồng nhất hay khái niệm hóa nó theo bất cứ cách nào. Chúng ta hay suy nghĩ rằng mình không sở hữu cái tâm của mình. Nó không ở bên trong chúng ta, không ở bên ngoài chúng ta, nó ở ngoài sự nắm bắt của tâm thế gian. Nó trống rỗng về hình thức nhưng mọi thứ chúng ta trải nghiệm chính là sự biểu hiện của nó. Nó không là gì nhưng là nguồn gốc của mọi thứ - làm thế nào chúng ta bao bọc được cái tâm của mình? Tất cả những gì bạn có thể làm là nhìn thẳng vào nó, thư giãn và buông bỏ.

3- Vấn đề là khổ đau, câu trả lời là sự tỉnh thức!

Phật giáo tồn tại để chỉ ra một sự thật: khổ đau. Đức Phật gọi sự thật về khổ đau là “khổ đế” vì nhận diện được khổ đau của chúng ta là nơi bắt đầu và gợi mở của con đường tâm linh.

Thánh đế thứ hai là nguyên nhân của sự khổ. Ở phương Tây, người theo Phật giáo gọi đây là cái ngã. Đó chỉ là một từ nhỏ bé nhưng chứa đựng tất cả những điều bất ổn của thế giới. Theo Đức Phật, tất cả khổ đau, lớn hay nhỏ, đều bắt đầu từ tri kiến sai lầm trong cái tôi cứng nhắc, phân biệtliên tục để chúng ta duy trì sự sống còn của mình trên cuộc đời.

Cảm giác giống như chúng ta đang bị mắc kẹt một cách vô vọng trong sự bất an của cái “tôi và bọn họ” do mình tạo ra nhưng lại không thể tỉnh thoát khỏi nó. Và chân lý thứ ba, sự đoạn trừ đau khổ. Chúng ta làm điều này bằng cách nhận diện sự vô minh của mình, sự sai lầm trong tri kiến về cái “tôi” này.

Sau cùng, Đức Phật nói rằng có một con đường cụ thểchúng ta có thể đi đến đó; về cơ bản gồm có giới luật, sự nỗ lực, thiền tậptrí tuệ. Đây là Tứ Thánh đế, chân lý của con đường tu tập.

4- Để làm được điều đó, hãy “làm việc” với tâm của bạn

Theo Đức Phật, nguyên nhân của khổ đau là vô minh, giải pháp chính là sự tỉnh thứccon đường tu tập là sống một cách chánh niệm, hành thiền và tu dưỡng để có trí tuệ. Thật sự có một nơi mà tất cả mọi thứ diễn ra: trong tâm của chúng ta. Tâm là nguồn gốc của cả đau khổhỷ lạc của chúng ta. Thiền tập - thuần tâm, làm chuyển biến chúng ta từ người này thành người khác. Thiền tậptrị liệu cơ bản của Phật giáo cho con người và những bậc xuất chúng đặc biệt.

Con đường thiền tập của Phật giáo bắt đầu với sự thực hành định tĩnh cái tâm hoang dại của chúng ta. Một khi tâm được tập trung đủ để nhìn một cách không bị phân tán vào thực tại, chúng ta phát triển được sự hiểu biết sâu sắc trong trải nghiệm của mình vốn luôn bị chi phối bởi vô thường, khổ, vô ngã và cái không.

Chúng ta phát triển lòng bi mẫn một cách tự nhiên cho mình, cho tất cả chúng sanh khổ đau và sự hiểu biết sâu sắc cho phép chúng ta giúp đỡ họ một cách thiện xảo. Sau cùng, chúng ta trải nghiệm chính bản thân mình và thế giới của chúng ta đối với những gì chúng ta đã từng là từ vô thỉ, đang là trong hiện tại và sẽ luôn là - không có gì ngoại trừ sự giác ngộ, một sự hoàn hảo vĩ đại và toàn diện.

5- Không ai có thể làm điều đó thay bạn, nhưng bạn có thể làm được!

Trong Phật giáo, không có người cứu thế. Không có một ai khác sẽ làm điều đó cho chúng ta, không nơi nào chúng ta có thể ẩn náu để được an toàn. Chúng ta phải đối diện sự thật một cách thẳng thắn và phải tự mình làm điều đó. Thậm chí khi quy y Phật, những gì mà Phật tử đang thực sự nương trú vào chính là vào sự thật rằng không có chỗ nương trú. Không đi tìm kiếm sự bảo hộ chính là sự bảo hộ duy nhất.

Vì thế, chính chúng ta phải làm điều đó, tự thân. Và chúng ta có thể làm được. Là con người, chúng ta có các tài nguyên cần thiết: trí thông minh, sức mạnh, một trái tim yêu thương và các phương pháp hiệu quả được thực chứng. Vì thế, chúng ta có thể đánh thức được niềm tinphục hồi, cải đổi sự khủng hoảng và oán đối của mình.

Nhưng dù không ai có thể làm điều đó cho chúng ta, sự giúp đỡ và hướng dẫn luôn sẵn có. Có những vị thầy đã tiến xa trên con đường ấy sẽ mang đến cho chúng ta sự hướng dẫn và niềm cảm hứng. Họ cho chúng ta thấy đó là điều khả dĩ. Những hành giả chung đường sẽ khuyến tấn chúng ta nhưng không bao giờ cho phép chúng ta “trưng dụng” họ như những chiếc nạng đỡ. Những lời dạy của Đức Phật cho chúng ta trí tuệ mà Ngài đã tự mình thành tựu cách đây 2.600 năm. Chúng ta có thể thẳng tiến đến tài nguyên này.

6- Có thực tại tâm linh chứ không phải thực tại phi vật chất!

Một số người mô tả Phật giáo là một tôn giáo khoa học và chặt chẽ, giúp chúng ta có cuộc sống tốt đẹp hơn, yêu thương hơn mà không hề gây ra sự đối lập nào với thế giới quan hiện đại của chúng ta. Điều này hoàn toàn đúng, nhiều người theo đạo Phật thực hành mỗi ngày thật tốt đẹp ngay trong đời sống hiện đại mà không cần đến bất kỳ niềm tin ngoại lai nào và có được những lợi ích trông thấy.

Phật giáo xác quyết rằng có một thực tại phi vật chất. Các tôn giáo khác cũng nói như vậy; sự khác biệt là trong Phật giáo, thực tại tâm linh không phải là đấng sáng thế. Mà đó chính là cái tâm.

Bạn có thể tự mình thâm nhập bằng những sự quán tưởng: Tâm của tôi có được tạo thành từ vật liệu nào hay tâm tôi có là gì khác không?; Tâm của tôi có các đặc trưng như suy nghĩ, cảm xúc, những sự đồng nhất hay nó là không gian bên trong mà những thứ này khởi sanh lên?; Tâm của tôi có thường xuyên thay đổi hay nó liên tiến? Nó là một thứ hay nhiều thứ?; Đâu là ranh giới của tâm của tôi? Nó rộng hay nhỏ? Có phải nó ở bên trong tôi quan sát ra thế giới vật chất bên ngoài? Hay sự tri nhận hoặc trải nghiệm của tôi về chúng đều là tâm?...

7- Nhưng bạn không cần phải tìm điều gì đó để tin vào!

Không có trí tuệ được trao gửi trong Phật giáo, không có bất cứ gì chúng ta phải chấp nhận một cách thuần túy trên nền tảng sức mạnh tâm linh của một người khác.

Ngài Dalai Lama đã từng nói, Phật giáo phải từ bỏ bất cứ niềm tin nào mà khoa học hiện đại bác bỏ. Đức Phật đã nói: “Hãy là ngọn đuốc của chính mình”, và nói với các môn đồ của mình rằng họ phải kiểm chứng mọi thứ mà Ngài nói bằng chính trải nghiệm của họ.

Cái ngã của con người hiện đại chúng ta rất hăm hở tận dụng lời khuyên này. Chúng ta không nên chấp nhận những gì người khác nói ở mức độ bề nổi, không có nghĩa rằng chúng ta chỉ nên chấp nhận những gì chúng ta nói với chính bản thân mình. Chúng ta phải kiểm chứng những lời dạy của Đức Phật bằng sự trải nghiệm trực tiếp cuộc sống của mình, chứ không phải đối nghịch lại với những lập trường của bản thân.

Và trong khi khoa học hiện đại có thể đồng tình hay bác bỏ những niềm tin cũ kỹ về chiêm tinh học hay sinh lý người, nó vẫn không thể đo lường hay kiểm chứng được tính phi vật chất. Phật giáo đề cao sự tư duy hợp lýtìm kiếm không phải để đối lập nó ngay bên trong bối cảnh của nó.

Cuối cùng, chỉ có tự thân mỗi người lèo lái một mình trên con đường tâm linh mà thôi. Trong khi duy trì sự tự tôn và phán xét, chúng ta phải chấp nhận sự hướng dẫn hay thậm chí là sự dẫn dắt của những người đã tiến xa trên con đường tu tập này. Trong một xã hội đề cao cá nhân và tính thứ cấp trong quan hệ thầy-trò, thật sự là một thử thách để tìm kiếm một con đường trung dung giữa quá nhiều cái ngã và cái không đủ.

8- Phật giáo mang đến một tài sản gồm các phương tiện thiện xảo cho nhiều nhu cầu khác nhau

Phật giáo mang tính thực tế cao vì liên quan tới bất cứ điều gì giúp làm giảm khổ đau. Chúng sanh là vô hạn vô biên. Các bất ổn và các trạng thái tâm của chúng sanh cũng vậy. Phật giáo mang đến một tài sản gồm những phương tiện thiện xảo cho những nhu cầu khác nhau.

Những lời dạy của Đức Phật là nhu hòa, nhưng cũng có thể dữ dội. Chúng ta cần đối diện với cách mà chúng ta gây ra đau khổ cho chính mình và cho người khác.

Hành giả thiền Phật giáo đã nghiên cứu tâm hàng ngàn năm qua. Thời đó, họ đã kiểm chứng và thực chứng nhiều kỹ thuật để thuần dưỡng tâm, làm vơi bớt khổ đau và khám phá ra chúng ta là ai và cái gì là thực (và không thực). Có nhiều phương pháp hành thiền để an tâm và tập trung tâm, định tĩnh để cởi mở trái tim và những phương pháp mang đến sự dễ chịu và uyển chuyển cho thân. Có thể nói rằng, Phật giáo là khoa học về tâm phát triển nhất trên thế giới.

Ngày nay, con người muốn khám phá Phật giáo đều dễ dàng có được những nguồn tài nguyên. Lần đầu tiên trong lịch sử, tất cả các trường học và truyền thống Phật giáo tựu trung ở một nơi. Sẵn có sách, những vị thầy xuất sắc (nhiều người hiện giờ là người Hoa Kỳ), các trung tâm, cộng đồng thực hành, văn hóa phẩm Phật giáo,…

Tất cả những thứ này đều có sẵn để bạn khám phá theo nhu cầu và con đường của riêng mình. Bạn có thể hành thiền ở nhà, đến một trường thiền và cùng thực hành với người khác. Bạn có thể đọc một quyển sách, tham gia các lớp học, nghe các bài thuyết giảng của một vị thầy, bất cứ cách nào hiệu quả với bạn.

9- Phật giáo rất cởi mở!

Những người theo Phật giáo phương Tây nhìn chung tự do hơn, về mặt xã hội lẫn chính trị. Dù rằng đây có thể do một dị biệt của lịch sử hay một sự phản ánh tự nhiên của lời Phật dạy, các cộng đồng Phật giáo đều rộng mở với sự đa dạng và chống lại sự phân biệt sắc tộc, giới tính.

Tất nhiên, Phật tử là những con người tĩnh lặng nhưng vẫn là một phần của xã hội vì thế nó cũng là một hoạt động diễn tiến

10- Phật giáo giúp ích cho con người

Không thể nhìn thấy hay đo lường những trải nghiệm chủ quan, vì thế chúng ta không thể đánh giá một cách trực tiếp tác dụng của Phật giáo đối với tâm và con tim của người khác. Nhưng chúng ta có thể nhìn thấy cách họ hành động và ứng xử với người khác. Chúng ta có thể nghe thấy những điều họ nói về sự trải nghiệm nội tại của mình.

Điều chúng ta nhận thấyPhật giáo thật sự hữu ích. Phật giáo đang giúp cho con người tỉnh thức hơn, biết quan tâm hơn và thiện xảo hơn. Tất cả những gì bạn phải làm là gặp gỡ ai đó đang hành thiền để biết rõ điều đó. Hàng trăm ngàn người Hoa Kỳ chia sẻ rằng, một sự thực hành Phật giáo nhỏ nhoi cũng làm cho đời sống của họ tốt đẹp hơn - họ trở nên điềm tĩnh hơn, hạnh phúc hơn và không diễn tiến xấu khi các cảm xúc mạnh mẽ khởi lên. Họ tử tế hơn với bản thân và người khác.

Nhưng điều vô cùng quan trọng là không nên tự tạo áp lực cho chính mình với những sự kỳ vọng phi thực tế. Sự thay đổi đến rất chậm. Bạn sẽ nhận thấy điều này khi bạn gặp một hành giả thiền Phật giáo, thậm chí với người đã hành thiền một thời gian dài. Đừng kỳ vọng sự hoàn hảo. Chúng ta đang làm việc với những cấu trúc của sự vô minh, tham và sân đã phát triển từ đời trước hoặc thậm chí lâu dài hơn nữa. Sự thay đổi đến chậm đối với hầu hết chúng ta. Nhưng nó sẽ đến. Nếu bạn kiên định với nó, đó là điều chắc chắn.

Đây không phải một sự nỗ lực cải đạo. Không cần làm điều này. Nhưng những người nghĩ về bản thân mình là những người tâm linh nhưng không phải tôn giáo có thể tìm thấy nhiều điều mà Phật giáo có thể giúp ích trên con đường của cá nhân họ cho dù họ định nghĩa thế nào về Phật giáo.

Kết thúc bài viết, tác giả chia sẻ rằng: Khi tôi lần đầu tiên tiếp xúc với đạo Phật, điều làm tôi kinh ngạcPhật giáo vô cùng chánh trực. Tôi thấy Phật giáo không cố gắng để lôi kéo tôi bằng việc nói với tôi điều tôi muốn được nghe. Phật giáo luôn nói về sự thật. Đôi khi sự thật dịu hòa, làm dịu dàng con tim chúng ta và làm chúng ta rưng rưng nước mắt. Đôi khi nó dữ dội, buộc chúng ta phải đối diện với các vấn đề của mình và xé tan những sự ảo tưởng dễ duôi. Nhưng đạo Phật luôn thiện xảo, luôn mang đến điều chúng ta cần. Chúng ta tự do có được điều mình ước muốn.

(theo Lion’s Roar: Are You Spiritual But Not Religious? 10 Reasons Why Buddhism Will Enrich Your Path) | Giác Ngộ (Thư Viện Hoa Sen)

Tạo bài viết
13/08/2024(Xem: 3838)
17/05/2024(Xem: 4363)
Bản tin ngày 3 tháng 12/2014 trên báo Global New Light of Myanmar (GNLM) của Bộ Thông Tin Myanmar loan tin rằng Trung tâm Giáo dục Phật giáo Quốc tế (IBEC: International Buddhist Education Centre) đã công bố sự tham gia của IBEC vào dự án Vườn Lumbini (Lumbini Garden) tại Tây Ban Nha, nơi sẽ trở thành Công viên Phật giáo lớn nhất châu Âu. Sáng kiến quan trọng này sẽ có sự đóng góp từ nhiều quốc gia, bao gồm Myanmar, Thái Lan, Campuchia, Lào, Sri Lanka, Trung Quốc, Hồng Kông, Nepal, Bhutan và Đài Bắc Trung Hoa (Ghi nhận của người dịch: không thấy Việt Nam). Dự án sẽ có các chương trình giáo dục Phật giáo cấp cao hỗ trợ bởi IBSC (Thái Lan), SSBU, SIBA và IBEC-Myanmar.
Bhutan, vương quốc ở vùng núi Himalaya đã mang đến cho thế giới khái niệm về hạnh phúc quốc gia, chuẩn bị xây một "thành phố chánh niệm" (mindfulness city) và đã bắt đầu gây quỹ từ hôm thứ Hai để khởi động dự án đầy tham vọng này. "Thành phố chánh niệm Gelephu" (Gelephu Mindfulness City: GMC) sẽ nằm trong một đặc khu hành chánh với các quy tắc và luật lệ riêng biệt nhằm trở thành hành lang kinh tế nối liền Nam Á với Đông Nam Á, theo lời các quan chức.
Những phương tiện thông tin đại chúng, các trang mạng là mảnh đất màu mỡ cho đủ loại thông tin, là nơi để một số người tha hồ bịa đặt, dựng chuyện, bé xé ra to và lan đi với tốc độ kinh khủng. Họ vùi dập lẫn nhau và giết nhau bằng ngụy ngữ, vọng ngữ, ngoa ngữ…