Cậu Bé 9-Tuổi Ở Minnesota, Người Sẽ Trở Thành Một Nhà Lãnh Đạo Phật Giáo Trong Tương Lai

07/05/20193:24 SA(Xem: 15384)
Cậu Bé 9-Tuổi Ở Minnesota, Người Sẽ Trở Thành Một Nhà Lãnh Đạo Phật Giáo Trong Tương Lai
CẬU BÉ 9-TUỔI Ở MINNESOTA,
NGƯỜI SẼ TRỞ THÀNH MỘT NHÀ LÃNH ĐẠO PHẬT GIÁO TRONG TƯƠNG LAI
Chuyển Ngữ: Nguyễn Văn Tiến - Source-Nguồn: pbs.org - Bài Đăng Ngày 27/10/2016
(Meet The Minnesota 9-Year-Old Destined To Be A Buddhist Spiritual Leader)

cau be 9 tuoi o minnesotaGiống như bất kỳ cậu bé lớp 4 nào, cậu bé Jalue Dorje thích bóng đá, bơi lội và thẻ Pokemon. Tuy nhiên, không giống như hầu hết các cậu bé 9-tuổi khác, cậu bé được xác nhận bởi Đức Đạt Lai Lạt Ma, cho rằng cậu là sự tái sinh của một vị lạt ma cao cấp nổi tiếng đã mất cách đây chín năm. Sau đây là bài tường trình của phóng viên đặc biệt Fred de Sam Lazaro.  

HARI SREENIVASAN: Truyền thống tái sinh là một giáo lý quan trọng trong Đạo Phật. Và, khi một vị lãnh đạo tinh thần, hoặc là một vị lạt ma qua đời, thì sẽ có một quá trình phức tạp để xác định sự tái sinh của họ.

Và người được xác định thường là một cậu bé còn nhỏ tuổi. Cách đây vài năm, có một vị lạt ma còn trẻ như vậy đã được xác định, ở một nơi rất xa cách với nguồn gốc Himalayas của cậu (ở cao nguyên trên dãy núi Hy Mã Lạp Sơn).

Sau đây là bài tường trình của phóng viên đặc biệt Fred de Sam Lazaro từ tiểu bang Minnesota.   

FRED DE SAM LAZARO: Họ đang tụng chú, giống như chúng ta thường nghe thấy từ một tu viện theo truyền thống Himalayas, hơn là từ một vùng ngoại ô ở Mineapolis, trong khu của một tầng lớp lao động.

Tuy nhiên, đây là vùng Columbia Heights, ở tiểu bang Minnesota, cậu bé 9-tuổi Jalue Dorje đã được dạy bảo bởi bố cậu, bắt đầu một ngày bằng thói quen đọc các bài thần chú của Phật Giáo Tây Tạng.

Một lát sau đó, có một vị thầy giáo tình nguyện đến nhà cậu, dạy cậu viết thư-pháp các kinh điển cổ xưa của Tây Tạng, qua lối diễn dịch hiện đại.

Thầy Giáo THINLY WORSER: Cậu bé nầy thật sự rất ham học hỏi, ngay cả khi tôi biết cậu đang mệt mỏi, nhưng cậu lại nói là chưa mệt. Rồi cậu nói là cậu muốn học tiếp tục, ông có hiểu không?

Vì vậy, đây cũng là động lực thúc đẩy tôi dạy cậu bé học.

FRED DE SAM LAZARO: Đấy là một đặc tính phù hợp (với sự tiên đoán), bởi vì Jalue Dorje đã được công nhận là sự tái sinh của Takshem Karma Yongdu Choekyi Nima, một vị lạt ma cao cấp nổi tiếng, và cũng là một vị lãnh đạo tinh thần, đã mất cách đây chín năm. Cậu bé sẽ là sự tái sinh lần thứ tám, tính từ vị lạt ma Takshem đầu tiên, vị nầy đã sống vào thế kỷ thứ 16.

Theo truyền thống Tây Tạng, quá trình công nhận một sự tái sinh có nhiều điều khác biệt, tùy theo hoàn cảnh. Các vị đạo sư tiên đoán từ các tín hiệu khác nhau. Trong trường hợp của Jalue Dorje, đấy là giấc mơ của một vị trưởng lão đã đến thăm căn nhà của Jalue ở tiểu bang Minnesota, nơi đó là một trong 3000 căn nhà của người Mỹ gốc Tây Tạng, nơi mà có cộng đồng Tây Tạng lớn thứ nhì chỉ sau tiểu bang ở Nữu Ước (New York).

Trong giấc mơ nầy của trưởng lão, các con hổ chạy khắp nơi trong ngôi nhà của Jalue. Đây là đầu mối quan trọng trong việc đi tìm kiếm sự tái sinh của Lạt Ma Takshem.

THINLY WORSER: Các vị lạt ma Takshem, họ thường hay mặc váy da hổ. Sau đó, tôi cũng nghĩ rằng, có thể vị lạt ma Takshem đã qua đời những năm trước đây, và mọi người đang cố gắng đi tìm sự tái sinh của ông.

FRED DE SAM LAZARO: Câu hỏi là Jalue Dorje có đúng là vị lạt ma nầy tái sinh không, đã được trình lên tới Đức Đạt Lai Lạt Ma, vị lãnh đạo tinh thần của Phật Giáo Tây Tạng.

THINLY WORSER: Sau đó, sự tiên đoán của Đức Đạt Lai Lạt Ma, và các vị lạt ma cao cấp khác cũng giống như nói trên, do đó, nguồn tin nầy đã được khẳng định.

FRED DE SAM LAZARO: Nếu giống như là những ngày xa xưa, cậu bé nầy sẽ được đưa đến một tu việnTây Tạng, hoặc là đến Ấn Độ theo thời bây giờ, nơi mà Đức Đạt Lai Lạt Ma và hàng ngàn đệ tử theo ngài, đã sống lưu vong kể từ năm 1959.

Tuy nhiên, Đức Đạt Lai Lạt Ma đề nghị rằng sự giáo dục trong tu viện của Jalue được trì hoãn lại, cho đến khi nào cậu bé nầy lớn hơn một chút. Vị lãnh đạo tinh thần đã nhấn mạnh rằng, người dân Tây Tạng và tất cả các Phật Tử nên sắp xếp lại sự khác biệt giữa hệ thống tin tưởng truyền thốnghiện đại.

ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA: Tôi luôn luôn mong mỏi Phật Tử chúng ta sẽ là các Phật Tử của thế kỷ 21.

FRED DE SAM LAZARO: Đối với Jalue Dorje, một mặt cậu bé sẽ sống trong các nghi thứckinh điển (Phật Giáo Tây Tạng), và một mặt khác, cậu có một nếp sống khá điển hình của một cậu bé sống ở tiểu bang Minnesota trong thế kỷ thứ 21.

Bóng đá và bơi lội là hai thú tiêu khiển yêu thích của cậu, và cùng với các trò tiêu-khiển ít vận-động khác như là dùng tai-nghe (headphones) và máy vi tính xách tay. Trong vài năm tới sẽ có nhiều thay đổi đáng kể, một khi cậu đến sống tại một tu viện theo truyền thống Himalayas, mặc dù ngày giờ chính xác vẫn chưa được xác định.

Sau khoảng 10 năm cậu bé sống ở Ấn Độ, cậu sẽ trở về Minnesota như là một nhà lãnh đạo tinh thần.

Khi cậu lớn lên, rồi cậu hoàn tất việc học (Phật Giáo Tây Tạng), cậu nghĩ cậu sẽ làm gì cho mọi người?

JALUE DORJE: Tôi sẽ cầu nguyện cho họ. Và, tôi sẽ tụng kinh cho họ.

FRED DE SAM LAZARO: Khi tôi hỏi cậu về các bài kinh tụng đó có ý nghĩa gì, cậu bé tham khảo ý kiến của bố cậu, mà đang ngồi trong buổi hội thoại của chúng tôi.

JALUE DORJE: Ý nghĩa của các bài kinh là làm thế nào để giúp đỡ (mọi người), thân thể của chúng ta hoạt động như thế nào, hãy dễ thương, và hãy sống an lạc.

FRED DE SAM LAZARO: Không phải tất cả các vị lạt ma trẻ hoàn toàn sống từ bi qua thiền định, và phục vụ cho mọi người khác. Bởi vì, thế giới hiện đại có quá nhiều các trò tiêu khiển.

Tất cả các điều nầy tạo thêm áp lực cho bố mẹ của Jalue, là những người làm lao công dọn dẹp nhiều giờ mỗi ngày ở vùng Minneapolis. Là những Phật Tử thuần thành, họ nói rằng họ cảm thấy vinh dựkinh ngạc khi hiểu biết về sự tái sinh của con họ, và thậm chí điều nầy đã mang họ đến gần hơn với Đức Đạt Lai Lạt Ma.

DECHEN WANGMO, Mẹ của Jalue Dorje (qua người thông dịch): Trong vòng 40 năm qua, đây là lần đầu tiên tôi được gặp Đức Đạt Lai Lạt Ma. Điều nầy mang lại cảm xúc sâu sắc trong tôi, bởi vì một người dân bình thường thì không có cơ hội được gặp ngài.

DORJE TSEGYAL, Bố của Jalue Dorje (qua người thông dịch): Tôi cảm thấy hạnh phúc bởi vì con tôi có cơ hội để học hỏi về thế giới hiện đại, cũng như trí tuệ của Phật Giáo phương Đông, kết hợp cả hai ngay từ thời thơ ấu. Đây thật là một điều tốt đẹp.

FRED DE SAM LAZARO: Nhưng cũng giống như bố mẹ của các cậu bé 9-tuổi khác, bố cậu có các chiến lược, chủ yếu là có một hệ thống khuyến khích cậu bé làm việc.

Nếu như mỗi lần cậu bé nhớ một bộ kinh điển, cậu sẽ được một món đồ chơi mua ở tiệm Target, hoặc là một bộ thẻ Pokemon, hoặc là một cái gì đó, có phải không?

JALUE DORJE: Dạ vâng, gần như là như thế.

FRED DE SAM LAZARO: Cậu bé đang học hỏi để có sự thăng bằng trong cuộc sống, thậm chí các bổn phận thuộc về nghi lễ đã được thêm vào sinh hoạt hàng ngày của cậu. Vào một buổi lễ mừng sinh nhật của vị Karmapa Lạt Ma, là một nhà lãnh đạo tinh thần quan trọng, Dorje đã chuẩn bị sẵn sàng mang theo một cuốn sách rất phổ biến với các học sinh tiểu học.

Vì vậy, cậu đã mang theo cuốn sách nào để đọc ngày hôm nay?

JALUE DORJE: "Nhật Ký Của Một Đứa Bé Nhút Nhát: Ngôi Trường Xưa"

FRED DE SAM LAZARO: Cậu có mang theo thẻ Pokemon không?

JALUE DORJE: Tôi lén mang theo.

FRED DE SAM LAZARO: Bố cậu có biết hay không?

JALUE DORJE: Dạ không.

FRED DE SAM LAZARO: Vì vậy, chúng tôi đã đồng ý xem đây là điều bí mật giữa cậu bé và các khán giả truyền hình.

Và, để nói cho đúng sự thật, cậu bé Jalue Dorje đã để các thẻ Pokemon ở ngoài tầm mắt, và giống như là các người lớn, cậu đã kiên nhẫn chú tâm vào buổi lễ kéo dài ba tiếng đồng hồ.

Đây là chương trình "PBS NewsHour," và tôi là Fred de Sam Lazaro đang ở Columbia Heights, tiểu bang Minnesota.

HARI SREENIVASAN: Bài tường trình của Fred là một sự hợp tác với Dự Án Về Các Đề Tài Quan Trọng (Under-Told Stories Project) của Trường Đại học St. Thomas ở Minnesota.

Và một phiên-bản của bài tường trình nầy được phát sóng trên chương trình PBS "Tôn Giáo & Đạo Đức Mỗi Tuần."

YouTube:

- Cậu Bé 9-Tuổi Sẽ Trở Thành Một Nhà Lãnh Đạo Phật Giáo - 9-Year-Old Destined To Be A Buddhist Leader

https://www.youtube.com/watch?v=YENfBzRSAKg

[Bấm nút 'CC' và chọn Settings / Subtitles / Vietnamese để xem phụ đề Việt Ngữ.

Click 'CC' button, and choose Settings / Subtitles / English to enable English subtitles.]

 

Meet The Minnesota 9-Year-Old Destined To Be
A Buddhist Spiritual Leader -
Source-Nguồn: pbs.org - Posted: 10/27/2016

 

Like any 4th grade boy, Jalue Dorje enjoys soccer, swimming and Pokemon cards. But unlike most 9-year-olds, he is believed to be - and confirmed by the Dalai Lama himself - the reincarnation of an eminent senior lama who died nine years ago. Special correspondent Fred de Sam Lazaro reports.

 

HARI SREENIVASAN: The tradition of rebirth is a central tenet in the Buddhist religion. And when spiritual leaders, or lamas, die, there’s an elaborate process of identifying their reincarnation.

 

It’s usually an infant. One such young lama was identified a few years ago far away from his Himalayan roots.

 

Special correspondent Fred de Sam Lazaro reports from Minnesota.

 

FRED DE SAM LAZARO: They are chants more likely heard in a Himalayan monastery than a working-class Minneapolis suburb.

 

But it’s here in Columbia Heights, Minnesota, that 9-year-old Jalue Dorje begins the day in a routine of Tibetan Buddhist mantras, coached by his father.

 

A bit later, there are house calls from volunteer teachers in modern Tibetan, in the calligraphy of the ancient scriptures.

 

THINLY WORSER, Teacher: He has really motivation to learn and especially - even I know him, he’s tired, but he says, no, I’m not tired. I want to continue, you know?

 

So that also motivated me also to teach him.

 

FRED DE SAM LAZARO: It’s a fitting trait, because Jalue Dorje has been recognized as a reincarnation of Takshem Karma Yongdu Choekyi Nima, an eminent senior lama, or spiritual leader, who died nine years ago. He would be the eighth reincarnation of the first Takshem lama, who lived in the 16th century.

 

In Tibetan tradition, the process of recognizing a reincarnate varies, depending on circumstances. Spiritual masters divine from a variety of signals. In the case of Jalue Dorje, it was the dream of a senior monk who had visited Jalue’s home in Minnesota, which is home to some 3,000 Tibetan-Americans, the second in size only to New York.

 

In that dream, tigers roamed in every room of Jalue’s house. It was a critical clue in the search for the Takshem Lama’s reincarnation.

 

THINLY WORSER: The Takshem lamas, they used to wear skirts of the tiger skin. Then I also thought, oh, it might be, you know, because Takshem lama was passed away year before, and everybody was trying to find out his reincarnation.

 

FRED DE SAM LAZARO: The question of whether that reincarnation is indeed Jalue Dorje went all the way up to the Dalai Lama, spiritual head of Tibetan Buddhism.

 

THINLY WORSER: Then His Holiness’ prediction was the same, and many other high lamas, and so he was confirmed.

 

FRED DE SAM LAZARO: In the old days, the boy would be moved to a monastery in Tibet, or now in India, where the Dalai Lama and thousands of followers have lived in exile since 1959.

 

However, the Dalai Lama suggested that Jalue’s monastic education be deferred until he’s a bit older. The spiritual leader has emphasized that Tibetans or all Buddhists must reconcile their traditional belief system with the modern world.

 

DALAI LAMA: I always appealing we Buddhists should be 21st century Buddhists.

 

FRED DE SAM LAZARO: For Jalue Dorje, that means immersion in ceremony and scripture, on one hand, and, on the other, a fairly typical 21st century Minnesota upbringing.

 

Soccer and swimming are favorite pastimes, as are more sedentary ones, isolated in headphones and a laptop computer. All this will soon change drastically in a Himalayan monastery perhaps in a couple of years, though an exact date has not yet been determined.

 

After about 10 years in India, he is to return to Minnesota as a spiritual leader.

 

When you grow older and you’ve completed your studies, what do you think you’ll be doing for people?

 

JALUE DORJE: I will be praying for them. I will be chanting for them.

 

FRED DE SAM LAZARO: When I asked what those chants mean, he responded after consulting with his dad, who sat in on our conversation.

 

JALUE DORJE: It’s like meanings of how to help, how your body works, to be nice, to be - have peace.

 

FRED DE SAM LAZARO: Not every young lama fully embraces the rigorous, altruistic calling of meditation and service to others. The modern world can be filled with distraction.

 

All this adds pressure on Jalue’s parents, who labor long hours doing janitorial jobs in Minneapolis. Devout Buddhists, they say they were honored and a bit awed when they learned of the boy’s recognition, something that has even brought them into close quarters with the Dalai Lama.

 

DECHEN WANGMO, Mother of Jalue Dorje (through translator): It was the first time in my 40 years I got to see His Holiness, the Dalai Lama. It is overwhelming for me, because ordinary people don’t normally have the opportunity to meet him.

 

DORJE TSEGYAL, Father of Jalue Dorje (through translator): I’m happy that he has the chance to learn about the modern world, as well as the Eastern spiritual wisdom, both combined right from childhood. It’s going to be good.

 

FRED DE SAM LAZARO: But like every other parent of a 9-year-old, he has strategies, mainly an incentive system to keep his son on task.

 

Every time you memorize a set of scriptures, you get a toy at Target, like a set of Pokemon cards or something?

 

JALUE DORJE: Yes, mostly that.

 

FRED DE SAM LAZARO: He’s learning to strike a balance in life, even as ceremonial obligations are being added to his routine. At this gathering celebrating the birthday of the Karmapa Lama, a major spiritual leader, Dorje came prepared with a book that’s popular with grade school readers.

 

So, what did you bring to read today?

 

JALUE DORJE: “The Diary of a Wimpy Kid: Old School.”

 

FRED DE SAM LAZARO: Did you bring Pokemon cards?

 

JALUE DORJE: I snuck them.

 

FRED DE SAM LAZARO: Does dad know that?

 

JALUE DORJE: No.

 

FRED DE SAM LAZARO: So, we agreed to keep it a secret between him and the television audience.

 

For the record, the Pokemon cards remained out of sight, and Jalue Dorje remained as attentive as any adult through the three-hour ceremony.

 

For the “PBS NewsHour,” this is Fred de Sam Lazaro in Columbia Heights, Minnesota.

 

HARI SREENIVASAN: Fred’s reporting is a partnership with the Under-Told Stories Project at University of St. Thomas in Minnesota.

 

And a version of this report aired on the PBS program “Religion & Ethics Newsweekly.”
Tạo bài viết
13/08/2024(Xem: 3838)
17/05/2024(Xem: 4363)
Bản tin ngày 3 tháng 12/2014 trên báo Global New Light of Myanmar (GNLM) của Bộ Thông Tin Myanmar loan tin rằng Trung tâm Giáo dục Phật giáo Quốc tế (IBEC: International Buddhist Education Centre) đã công bố sự tham gia của IBEC vào dự án Vườn Lumbini (Lumbini Garden) tại Tây Ban Nha, nơi sẽ trở thành Công viên Phật giáo lớn nhất châu Âu. Sáng kiến quan trọng này sẽ có sự đóng góp từ nhiều quốc gia, bao gồm Myanmar, Thái Lan, Campuchia, Lào, Sri Lanka, Trung Quốc, Hồng Kông, Nepal, Bhutan và Đài Bắc Trung Hoa (Ghi nhận của người dịch: không thấy Việt Nam). Dự án sẽ có các chương trình giáo dục Phật giáo cấp cao hỗ trợ bởi IBSC (Thái Lan), SSBU, SIBA và IBEC-Myanmar.
Bhutan, vương quốc ở vùng núi Himalaya đã mang đến cho thế giới khái niệm về hạnh phúc quốc gia, chuẩn bị xây một "thành phố chánh niệm" (mindfulness city) và đã bắt đầu gây quỹ từ hôm thứ Hai để khởi động dự án đầy tham vọng này. "Thành phố chánh niệm Gelephu" (Gelephu Mindfulness City: GMC) sẽ nằm trong một đặc khu hành chánh với các quy tắc và luật lệ riêng biệt nhằm trở thành hành lang kinh tế nối liền Nam Á với Đông Nam Á, theo lời các quan chức.
Những phương tiện thông tin đại chúng, các trang mạng là mảnh đất màu mỡ cho đủ loại thông tin, là nơi để một số người tha hồ bịa đặt, dựng chuyện, bé xé ra to và lan đi với tốc độ kinh khủng. Họ vùi dập lẫn nhau và giết nhau bằng ngụy ngữ, vọng ngữ, ngoa ngữ…