KHI HÌNH ẢNHĐỨC PHẬT BỊ ĐEM LÀM BIẾM HỌA Hương Trà
Câu chuyệnTuổi Trẻ Cười, phụ trương của nhật báo Tuổi Trẻlấy hình ảnhĐức Phật, đối tượng tín ngưỡngthiêng liêng nhất của tín đồPhật giáo dùng trong các biếm họa gây tiếng cười không phải là chuyện mới xảy ra; gần đây lại tiếp tục với tiểu phẩm“Ứng dụng lễ chùa, nạp tiền được phù hộ cả tháng” đăng trên phiên bản điện tử hôm 23-9 vừa qua (https://cuoi.tuoitre.vn/truyen-tranh/ung-dung-le-chua-nap-tien-duoc-phu-ho-ca-thang-2020092365123156.html), khiến dư luậnPhật tử bức xúc trên cộng đồng mạng.
Sự việc nghiêm trọng hơn rất nhiều, trước đây, Tuổi Trẻ Cười qua các ấn phẩm báo in, không chỉ một số, một tiểu phẩm như trên, mà nhiều trang, vài số liền đã dùng hình ảnhĐức Phật để trình bày biếm họa, lên cả bìa 1.
Tác giảHoàng Độ trong một bài viết trên Báo Giác Ngộliên quan tới hiện tượng tăng giảm số lượng tín đồ các tôn giáo tại nước ta qua số liệu được Cục Thống kê công bốchính thức, đã từng cảnh báo, rằng: “Trong truyền thống ở nước ta, chưa bao giờhình ảnhĐức Phật và tu sĩPhật giáotrở thànhchủ đề biếm họa trên một tờ báo có ảnh hưởng đối với dư luậnxã hội là Tuổi Trẻ - trong ấn phẩm Tuổi Trẻ Cười…”.
Vấn đề trên cũng đã được đại biểu thuộc đoàn đại diệnBan Trị sự GHPGVN TP.HCM báo cáo tại hội nghịsinh hoạtGiáo hội tại Văn phòng 2 - Thiền việnQuảng Đức vào tháng 4-2019.
Biếm họa phê phán, châm biếm các thói hư tật xấu, nhưng không vì thế mà bất chấp, sử dụnghình ảnhthiêng liêng nhất đối với tín đồđạo Phật, như các tiểu phẩm trên Tuổi TrẻCười, là khó chấp nhận đối với số đông người có tín ngưỡngPhật giáo. Điều đó dễ hiểu khi cộng đồng mạng trong mấy ngày qua đã bức xúc.
Là người quan tâm rất sớm, từ năm 2019, về việc lấy hình ảnhĐức Phật để biếm họa trên Tuổi Trẻ Cười, nhà nghiên cứu Trần Đình Sơn xót xa chia sẻ việc đó là rất nghiêm trọng xét trên phương diện ứng xử văn hóa, đặc biệt trong bối cảnh xã hội hiện nay có nhiều biểu hiện suy thoái đạo đứctruyền thống.
“Khi nhìn hình ảnhĐức Phật, người ta nghĩ ngay tới từ bi, hỷ xả - những giá trịđạo đứcđẹp đẽ, không chỉ riêng đối với tín đồPhật giáo mà của con người nói chung. Do đó, dùng hình ảnhĐức Phật để làm biếm họa, dù để lên án điều gì, thì không thể chấp nhận. Việc làm đó cũng có thể ví như hành động giật đổ đạo đứcxã hội, phá hủyniềm tintôn giáo của người khác”, nhà nghiên cứu Trần Đình Sơn nhận định.
Bài này là cuộc phỏng vấn qua email trong tháng 1/2023 với nhà sư Kunchok Woser (Don Phạm), người xuất gia theo truyền thừa Phật Giáo Tây Tạng, sau nhiều năm tu học ở Ấn Độ đã tốt nghiệp văn bằng Lharampa, học vị cao nhất của dòng mũ vàng Gelug, và bây giờ chuẩn bị học trình Mật tông.
Nhân dịp Tết cổ truyền dân tộc - Xuân Quý Mão, thay mặt Ban Thường trực Hội đồng Chứng minh Giáo hội Phật giáo Việt Nam, tôi có lời chúc mừng năm mới, lời thăm hỏi ân cần tới tất cả các cấp Giáo hội Phật giáo Việt Nam, tới chư tôn đức Hòa thượng, Thượng tọa, Ni trưởng, Ni sư, Đại đức Tăng Ni, cư sĩ Phật tử Việt Nam ở trong nước và ở nước ngoài; kính chúc quý vị một năm mới nhiều an lạc, thành tựu mọi Phật sự trên bước đường phụng sự Đạo pháp và Dân tộc!
Trong ngày hội truyền thống dân tộc, toàn thể đại khối dân tộc đang đón chào một
mùa Xuân Quý mão sắp đến, trước nguồn hy vọng mới trong vận hội mới của đất nước,
vừa trải qua những ngày tháng điêu linh thống khổ bị vây khốn trong bóng tối hãi hùng
của một trận đại dịch toàn cầu chưa từng có trong lịch sử nhân loại, cùng lúc gánh chịu
những bất công áp bức từ những huynh đệ cùng chung huyết thống Tổ Tiên; trong nỗi
kinh hoàng của toàn dân bị đẩy đến bên bờ vực thẳm họa phúc tồn vong,
Chúng tôi sử dụng cookie để cung cấp cho bạn trải nghiệm tốt nhất trên trang web của chúng tôi. Nếu tiếp tục, chúng tôi cho rằng bạn đã chấp thuận cookie cho mục đích này.