6. Thay Lời Kết – Dự Án Chùa Tây ThiênGiải Pháp Phát Triển Khả Năng Người Nữ Và Thiện Hạnh Sống Để Yêu Thương

21/07/201012:00 SA(Xem: 5526)
6. Thay Lời Kết – Dự Án Chùa Tây Thiên – Giải Pháp Phát Triển Khả Năng Người Nữ Và Thiện Hạnh Sống Để Yêu Thương

PHỤ NỮGIÁC NGỘ KHÔNG PHÂN BIỆT GIỚI TÍNH
TRONG QUAN KIẾN KIM CƯƠNG THỪA

Vô Úy – Drukpa Việt Nam

THAY LỜI KẾT – DỰ ÁN CHÙA TÂY THIÊNGIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KHẢ NĂNG NGƯỜI NỮ VÀ THIỆN HẠNH SỐNG ĐỂ YÊU THƯƠNG

Trong khuôn khổ bài viết này, chúng tôi xin được đề xuất một số giải phápý tưởng thông qua mô hình dự định của dự án chùa Tây Thiên (gồm ba ngôi: chùa Thượng Tây Thiên, Tây Thiên-Phù Nghì và chùa Thiên Ân) thuộc xã Đại Đình, huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc, được thiết kế và xây dựng theo truyền thống Truyền Thừa Drukpa thuộc Kim Cương ThừaĐại Thừa Phật Giáo.

Nằm trong thung lũng lòng chảo của hệ thống núi Tam Đảo, Tây Thiên là khu địa linh với cảnh quan hết sức nên thơ, hùng vĩ. Ba ngọn núi Thạch Bàn ở giữa, hai bên tả hữu là Phù Nghĩa và Thiên Thị đều cao hơn một ngàn kilomet với những dòng suối trong xanh đổ xuống từ trên cao và uốn lượn quanh co tạo nên một bức tranh thiên nhiên kỳ tú, diễm lệ. Tại nơi danh lam thắng cảnh tập hợp với mật độ dày đặc các di tích Phật Giáo và đình đền miếu mạo cổ này, dự án chùa Tây Thiên được quy hoạch trên quần thể của ba ngôi chùa cổ: chùa Thượng Tây Thiên, Tây Thiên-Phù Nghì và Thiên Ân Thiền Tự. Qua những nghiên cứu khảo cổ gần đây, ba ngôi cổ tự này được xác định có niên đại ít nhất từ thời Trần thế kỷ XIII sau Công Nguyên và ngoài Yên Tử, Tây Thiên chính là một trung tâm Phật Giáo mang tầm quốc gia thời Trần. Đặc biệt, căn cứ vào nhiều sử liệu cho biết Đạo Phật được truyền vào nước ta từ thời vua Hùng thứ VII (Hùng Chiêu Vương) vào khoảng thế kỷ thứ II-III trước CN và nhiều nhận định cho rằng Tây Thiên chính là chiếc nôi đầu tiên của Phật Giáo Việt Nam.

Theo kế hoạch, dự án chùa Tây Thiên sẽ là một quần thể kiến trúc tâm linh đặc biệt bao gồm tự viện, trung tâm nhập thất, khuôn viên cử hành các đại lễ, các nghi quỹ, cầu nguyện, tán tụng, trì chú, thiền định, vũ điệu Kim Cương Thừa; và có trung tâm giáo dục như giảng đường lớn nơi đào tạo ni chúngPhật tử học về mật điển, như các môn học về âm nhạc Kim Cương Thừa, kiến trúc, điêu khắc, hội họa Kim Cương Thừa, kiến lập Mandala. Chương trình trọng điểm trong dự án chùa Tây Thiên sẽ liên quan đến việc giáo dục nội điển, giáo pháp Kim Cương Thừa của truyền thừa Drukpa, đào tạo ni chúngPhật tử theo những căn cơ và nhóm đối tượng khác nhau. Ngoài việc được cung cấp kiến thứcthực hành tu trì các giáo pháp căn bảnsâu xa của Phật Pháp, từ cách tiếp cận trực diện của Kim Cương Thừa đối với vạn pháp, người nữ còn hiểu được bản chất Phật tính, các nguyên lý phụ tính và mẫu tính trong chính mình, hiểu được thân vật lý, tâm sinh lý, thân vi tế, cơ chế vận hành của thân tâm, những nguồn năng lượng, quá trình phát khởi, diễn tiến, kết thúc và chu trình, quy tắc vận động của các trạng thái xúc tình phiền não, phương thức nhận diệnchuyển hóa những năng lượng tiêu cực ấy thành mật ngọt cam lồ, trí tuệdũng lực, v.v…Thông qua nền giáo dục nội điển này, người nữ sẽ hiểu được bản chất tại sao mình lại thực sự bình đẳng với nam nhân, không chỉ là bình đẳng trên phương diện tự tính tuyệt đối hay về mặt lý thuyết, mà còn thật sự bình đẳng trên phương diện tương đối, về khả năng, tiềm năng, năng lực, sức mạnh, trí tuệ,…Trên cơ sở đó, người nữ mới có thể thiết lập và phát triển sự tự tin vững chắc, vô tác, bất thoái chuyển ở nơi chính nội tâm mình. Mặt khác, vì nam nhân cũng là đối tượng của chương trình giáo dục này nên họ cũng sẽ được trang bị một nền tảng nhận thức đúng đắn về bản thân mình cũng như về nữ giới, giúp họ từ đó không chỉ chuyển hóa một cách có ý thức những thành kiến sai lầm và sự bám chấp, phân biệt giới tính, phân biệt đối xử với nữ giới, mà còn tôn trọng, tự giác hỗ trợ và tạo điều kiện cho người nữ phát triển. 

Trên cơ sở được trang bị đầy đủ các giáo pháp nội điển cùng kiến thức và các kỹ năng hiện đại, các hoạt động nhập thế độ sinh cũng sẽ được tổ chức thông qua các dự án Sống Để Yêu Thương (Live To Love) do Đức Pháp Vương Gyalwang Drukpa đề khởi. Các dự án Sống Để Yêu Thương được chia thành năm nhóm chính: Giáo Dục, Y Tế, Bảo Vệ Môi Trường, Bảo Tồn Di Sản Văn Hóa và Cứu trợ.

Thứ nhất, về dự án Giáo Dục, đối tượng ưu tiên đầu tiên của chúng tôi sẽ là trẻ em nghèo. Trên cơ sở không phân biệt tôn giáothành phần xã hội, trẻ em sẽ được dạy văn hóa, ngoại ngữ, các kỹ năng sống, giao tiếp, phương pháp học tập, đặc biệt là phát triển nhân cách, phát triển lòng từ bi và trí tuệ để trở thành một công dân tốt và có ích cho gia đình cùng xã hội. Ngoài ra, chương trình Giáo Dục sẽ đặc biệt chú trọng hoằng dương chính pháp thông qua phối hợp đa dạng nhiều kênh truyền thông khác nhau như thành lập các website, phát hành các tập san định kỳ, tổ chức các diễn đàn trao đổi Phật Pháp và chia sẻ, nâng cao nhận thức của nhiều thành phần xã hội và để cùng nhau giải quyết các vấn đề thực tại của cuộc sống.

Thứ hai, về lĩnh vực Y Tế và chăm sóc sức khỏe, các sư ni sẽ chủ động trang bị cho người dân nhận thức chân thực về giá trị đời sống, những kỹ năng, phương pháp đặc trưng của Kim Cương Thừa như: lễ dài, Yoga, thiền định giữ tâm trong sáng, các phương pháp thiện xảo thanh lọc tâm thứcthể chất trong xã hội hiện đại; giới thiệu những phương pháp ăn chay thực dưỡng tự nhiên để thân tâm an lạc; chủ động hợp tác với các bệnh viện, các trung tâm chăm sóc y tế và sức khỏe truyền bá nhân rộng pháp tu Kim Cương Thừa về tạng thư sống chết, khai thị thân trung ấm, chuyển hóa tâm thức cho những người sắp chết. Ngoài ra, kết hợp với giáo dục kiến thứcđạo đức học Phật Giáo, chương trình Y Tế cũng chú trọng giúp cộng đồng giải quyết những vấn nạn nhức nhối của xã hội hiện đại như nghiện hút.

Thứ ba, công tác Bảo Vệ Môi Trường cũng là một nhiệm vụ vô cùng quan trọng có thể được thực hiện thông qua việc chủ động tạo một kênh thông tin giữa cộng đồng người dân, các doanh nghiệp, chính quyền địa phương và các cơ quan truyền thông đại chúng trong việc đề xuất, thông tin và xử lý các khu vực, vùng miền bị ô nhiễm môi trường, tuyên truyền, vận động người dân sử dụng tiết kiệm, hợp lí nguồn năng lượng tự nhiên như điện, nước. Tổ chức triển khai các hoạt động định kỳ như nhặt rác, dọn vệ sinh tại các nơi công cộng, các địa điểm du lịch tâm linh; triển khai dự án trồng cây gây rừng, phóng sinh...

Thứ tư, dự án Bảo Tồn Di Sản Văn Hóa sẽ được bắt đầu bằng bảo tàng trưng bày triển lãm văn hóa Phật Giáo Kim Cương Thừa với những tác phẩm nghệ thuật như tranh cuộn Thanka, Mandala, các pho tượng Phật, Bồ Tát và Truyền Thừa Thượng Sư, tranh ảnh, băng đĩa, ấn phẩm nhằm giới thiệu và bảo tồn nền nghệ thuật Phật Giáo Kim Cương Thừa. Ngoài ra, tại đây sẽ lưu giữ và trưng bày các giá trị truyền thống của nền văn hóa Phật Giáo Việt Nam, đặc biệt là những giá trị vật thể cũng như phi vật thể với nhiều yếu tố đặc trưng của Mật Giáo vốn đã bắt rễ sâu xa trong tiềm thức và được thể hiện ra ngoài đời sống thường nhật của Phật tử và người dân Việt Nam. Theo đó, những nghiên cứu lịch sử và các tác phẩm lịch sử sẽ được công bố và phổ biến rộng rãi.

Thứ năm, những công hạnh từ thiện cũng cần được đẩy mạnh bằng việc triển khai quyên góp, ủng hộ, cứu trợ đồng bào gặp lũ lụt, khó khăn, những học sinh nghèo, đồng bào miền núi, vùng sâu, vùng xa… Để nhân rộng được mô hình tới nhiều nhóm đối tượng đang cần được giúp đỡ, các sư ni và Phật tử sẽ chủ động tạo một kênh thông tin với chính quyền các địa phương, kết hợp với các tổ chức xã hội chuyên nghiệp, có uy tín và các phương tiện thông tin đại chúng, nhằm triển khai hoạt động này một cách có hiệu quả nhất.

Dù không phải là nhà hoạt động thế tục cũng như chưa đủ khả năng hoằng dương nhập thế, tuân theo những huấn từ của Đức Phật và Đức Pháp Vương, chúng tôi nguyện phát huy hết khả năng khiêm tốn của mình để phát triển ni chúng Tây Thiên với thành tâm hy vọng sẽ có những đóng góp thiết thực vì lợi ích của nữ giớibình đẳng hữu tình. Trên thực tế, khi kiến lập tịnh thất Tây Thiên, chúng tôi đã có tâm nguyện sẽ mở rộng cánh cửa nơi thâm sơn cô tịch này để khuyến khích và trợ giúp các sư ni trẻ tuổi trên bước đường vượt qua trở ngại, khó khăn tìm cầu ánh sáng giải thoát. Chúng tôi vui mừng nhận thấy ngày nay các ni sư trẻ tuổi đã nghiêm túc rèn luyện trong giới hạnh thanh tịnh, ngày càng tinh tấn tu tập để có thể hoằng dương Phật pháp vì lợi ích hết thảy hữu tình. Dù còn nhiều khó khăn, thiếu khuyết, chúng tôi cũng đang nỗ lực cân bằng giữa yêu cầu tu tập miên mật và những hoạt động Phật sự biến bi tâm thành hành động thuộc thiện hạnh Live To Love (Sống Để Yêu Thương) cao quý của Đức Pháp Vương.

Phụ nữ có một vai trò quan trọng bởi vì thiên chứcbản tính linh hoạt của họ góp sức vào hoạt động phụng sự nhân loại. Bởi lẽ phụ nữ vốn dĩ đã là chất xúc tác tự nhiên mang lại sự thay đổi cho xã hội ngay cả khi họ không có những nỗ lựcđặc biệt, cho nên người phụ nữ càng tích cực thì nhân loại càng được lợi ích lớn lao. Chúng tôi mong nguyện rằng dự án Tây Thiên sẽ góp một bàn tay nhỏ bé mang lại tầm ảnh hưởng tích cực, rộng lớn và dài lâu đến với cộng đồngxã hội, và nguyện rằng chúng ta sẽ không chỉ có một số ít những nữ nhân kiệt xuất mà là vô số những bậc nữ giác ngộ đầy lòng từ bitrí tuệ tuôn tràn về phía vô lượng khổ não chúng sinh.

 blank

Ni sư Tôn quý Jetsunma Tenzin Palmo cùng chư ni Tây Thiên 

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
28/10/2011(Xem: 15622)
Hiện tượng của thầy Thích Pháp Hòa là hợp với logic của cuộc sống bất cứ thời nào. Bên cạnh ma quỷ luôn có thánh thần, bên cạnh ác tăng luôn có những cao tăng kềm chế. Nếu kẻ lợi dụng mảnh áo cà sa để hướng dẫn Phật tử vào chốn u minh nhằm bóc lột tiền tài, công sức của họ, bằng cúng dường bằng tà thuyết phải cúng Phật mới được siêu sinh thì thầy Pháp Hòa mở ra từng pháp thoại có khả năng giác ngộ người nghe thầy thuyết giảng. Thầy khẳng định những điều đơn giản nhưng hiếm người hiểu rõ, đó là: “Phật Giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.”
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.