Thư Viện Hoa Sen

Chiêu sinh khóa Phạn Ngữ Sơ Cấp trực tuyến tháng 9/2021

18/08/20215:14 SA(Xem: 4003)
Chiêu sinh khóa Phạn Ngữ Sơ Cấp trực tuyến tháng 9/2021
blankHương Tích Phật Việt hân hạnh giới thiệu chương trình đào tạo Cổ ngữ Sanskrit cơ bản lần đầu tiên được tổ chức học online theo tiêu chuẩn Châu Âu, do TS. ĐỖ QUỐC BẢO (Đại học Heidelberg, Đức quốc) phụ trách.

  • Quý vị có nhu cầu/ đủ điều kiện tham dự xin liên hệ trực tiếp qua hướng dẫn trên Thông báo chiêu sinh . [Hạn chót ghi danh: 05/9/2021]
  • Sách học: “Giáo trình Phạn văn” của Thomas Lehmann và Đỗ Quốc Bảo đồng biên soạn, [Hương Tích ấn hành tháng 5/2020, hiện có bán tại các nhà sách hoặc mua online tại trang nhà sachhuongtich.com]
  • Tác phẩm liên quan: “Ngữ pháp Phạn ngữ” của Franz Kielhorn, Đỗ Quốc Bảo soạn dịch.




blank

blankTìm hiểu thêm về TS. Đỗ Quốc Bảo

tại ĐH. Heidelberg:
https://www.sai.uni-heidelberg.de/krs/abteilung/
và https://www.sai.uni-heidelberg.de/krs/abteilung/do.html


Hương Tích Phật Việt

phatviet.info


 

Thông báo chiêu sinh: tải xuống.



CHIÊU SINH KHOÁ PHẠN NGỮ SƠ CẤP TRỰC TUYẾN THÁNG 9, 2021.
DEADLINE: 05.09.2021

anārambho hi kāryāṇāṃ prathamaṃ buddhilakṣaṇam |
prārabdhasyāntagamanaṃ dvitīyaṃ buddhilakṣaṇam॥

Chẳng [to gan] bắt đầu một công trình là dấu hiệu thứ nhất của trí huệ

Làm đến nơi đến chốn việc đã khởi công là dấu hiệu thứ hai của trí huệ.
(Trích Tiền ngôn của Kāmadhenuḥ, Giáo trình Phạn văn của E. P. Bharata Pisha¬radi.)


- Trách nhiệm tổ chức và hỗ trợ: Ban Bảo Trợ Hội Đồng Hoằng Pháp của GHPGVNTN qua chùa Viên Giác, Hannover, CHLB Đức.
- Người dạy: Tiến sĩ Cổ Ấn-độ học ĐỖ QUỐC-BẢO, Đại học Heidelberg, viện Nam Á.
Tài liệu học: GIÁO TRÌNH PHẠN VĂN của THOMAS LEHMANN và ĐỖ QUỐC BẢO. Ngôn ngữ dạy học là thuần Việt. Sách hiện tại có thể được mua tại VN. Học viên cư ngụ ở nước ngoài có thể nhờ người thân đặt mua, hoặc tự in từ bản PDF được cung cấp sau.
Thời gian học: Bắt đầu tháng 9 năm 2021 (ngày chính xác sẽ được công bố sau) đến tháng 8. 2022. Mỗi tuần một lần hai tiết, 90min. Mỗi nhóm học sẽ không có trên 8 học viên. Nếu số học viên vượt quá số tối đa này thì sẽ được phân làm 2, hoặc 3 nhóm.
Tốc độ và trình độ dạy/học: Theo Đại học châu Âu, đặc biệt là CHLB Đức (Đại học Heidelberg). Giáo trình sơ cấp bao gồm hai học kì (thu/đông A và xuân/hạ B) và học viên chỉ được nhận chứng chỉ sau khi học cả hai phần A và B và thi tổng kết có kết quả tốt, đạt tiêu chuẩn, và chỉ được tham dự khoá B khi đã thi đậu kì thi sau khoá A.
Theo kinh nghiệm thì giáo trình này rất khó cho đại đa số học viên Việt Nam vì những khái niệm ngôn ngữ Ấn-Âu cổ rất xa lạ. Tuy vậy, “rất khó” không đồng nghĩa với không thể học được, nhưng muốn học có kết quả tốt thì phải thật sự nỗ lực chuyên cần. Tuy chỉ lên lớp 90min mỗi tuần nhưng nếu làm hết những bài tập đi kèm và đọc/học những bài lí thuyết trước thật kĩ để hiểu đúng thì thời gian chuẩn bị cho 90min/tuần này có thể chiếm cả mấy ngày học trước đó. Nếu thật sự có nhu cầu thì mỗi tuần sẽ có thêm 60min dạy kèm được thực hiện bởi một trợ giảng, trả lời những thắc mắc không được giải đáp trong giờ học chính.
Khung thời gian học dự định sẽ nằm giữa 16:30 và 21:00 giờ Việt Nam vào một (hoặc hai) ngày nhất định trong tuần cho mỗi nhóm học. Tuy nhiên, vì chưa rõ số người tham dự học cũng như tỉ lệ người học ở VN so với tỉ lệ người ở những nước khác nên khung thời gian này có thể được biến đổi.

TÓM TẮT CHƯƠNG TRÌNH HỌC.


Giáo trình này bao gồm 40 bài học với phần bài tập đi kèm có tiến độ tương đối đều đặn. Từ bài 1 đến bài 7 thì các câu văn tiếng Phạn còn được ghi dưới cả hai dạng, Devanāgarī và dạng phiên âm La-tinh. Kể từ bài 8 trở đi thì chỉ còn những câu văn chữ Devanāgarī cho nên sinh viên phải nhanh chóng làm quen với chữ Devanāgarī và các dạng liên tự để không bị sốc khi bước sang bài 8. Việc tối kị là không đọc thẳng chữ Devanāgarī mà lại kí âm La-tinh trước khi đọc dịch, vì việc này rất tốn thời gian và làm giảm tốc độ học và hiểu bài sau này.
Việc kiểm tra ngữ pháp và từ vựng tuỳ theo người dạy và người học, nhưng sau khoảng 3 đến 4 bài có một bài kiểm tra nhỏ là thích hợp. Tuy nhiên, trong thời kì đại dịch và theo cách dạy trực tuyến thì thực hiện việc kiểm tra học viên như vậy không dễ (ví như kiểm tra từ vựng đột xuất v.v.) và vì vậy, một cách kiểm tra song tuyển khác sẽ được áp dụng. Sau một học kì thì có một bài kiểm và cuối năm học sẽ có một kì thi kết thúc tổng quát.
Trong các Đại học châu Âu, khoá Phạn văn sơ cấp được dạy trong hai học kì, đông và hè, tổng cộng chỉ khoảng 9 tháng, trong khi khoá Phạn văn dạy bằng tiếng Việt này được dạy trong đầy một năm, 12 tháng. 3 tháng thời gian có thêm này sẽ được dùng để làm hết tất cả những bài tập có trong giáo trình (sinh viên Đức chỉ làm khoảng 2/3 bài tập) và trau dồi thật kĩ ngữ pháp và cú pháp. Tất cả những bài tập đều phải được dịch qua và kiểm soát từng câu một. Mục lục của Giáo trình Phạn văn có thể được xem qua theo liên kết này:
https://www.facebook.com/baotichratnakarah/posts/167148162122468; https://sachhuongtich.com/giao-trinh-phan-van hoặc có được qua điện thư (email-addy bên dưới) theo yêu cầu.

ĐIỀU KIỆN THAM DỰ KHOÁ HỌC.
1. Cử nhân hoặc đang trong chương trình cử nhân Đại học.
2. Nắm vững một trong ba sinh ngữ Anh, Pháp hoặc Đức, tối thiểu là có khả năng đọc trôi chảy những chuyên luận về Phạn ngữsử dụng những bộ từ điển Phạn-Anh, Phạn-Đức hoặc Phạn-Pháp.
3. Trình độ Việt ngữ: Biết chút ít Hán văn trong ý nghĩa hiểu rõ những từ xuất phát từ Hán ngữ và đã trở thành Hán-Việt là một điều thuận lợi vì cách dùng thuật ngữ ngôn ngữ học trong những tài liệu dạy đa phần y cứ vào thuật ngữ Hán-Việt. Nếu chưa có khả năng như vậy thì nên trau dồi thêm trong khi học khoá Phạn ngữ này.
4. Vì bản chất phức tạp, khó và xa lạ của Phạn ngữ nên người học phải tập trung cao độ và siêng năng học tập. Nên tính với thời gian ít nhất là từ hai đến ba ngày ròng rã trong tuần để học Phạn văn mới có kết quả. Sau khoảng 10 (/40) bài học thì mới có thể có chút quen thuộc với ngôn ngữ này và cách học nó. Học viên nên đặc biệt lưu ý đến điều này trước khi ghi danh học.
5. Chương trình dạy/học Phạn ngữ này được thực hiện dưới sự tán trợ của Ban Bảo Trợ Hội Đồng Hoằng Pháp của GHPGVNTN qua chùa Viên Giác, Hannover, Đức quốc. Học phí là 2 x 400 = 800 $USD, được đóng hai lần trước khi nhập khoá. Học phí này được hiểu là học phí bảo vệ khoá học, đảm bảo chỉ những người thật sự muốn học Phạn ngữ tham dựtheo đuổi nó đến cùng, ít nhất là đến hết khoá sơ cấp. Chi tiết về tài khoản để chuyển tiền sẽ được cho biết sau. Nếu Tăng Ni sinh nào thi đậu cả 2 học kì thì số tiền học phí đã đóng bên trên sẽ được hoàn lại và điều khoản này chỉ có giá trị cho tu sĩ.
6. Sau khi liên lạc ghi danh qua điện thư: [email protected] thì những thủ tục cần thiết tiếp theo sẽ được cho biết.

Tạo bài viết
Vào năm 2015 ngôi chùa Linh Thứu tại thủ đô Berlin của xứ Đức, đã đảm nhận trọng trách tổ chức một khóa An Cư Kiết Đông cho hơn 100 vị Chư Tăng Ni đến từ các nơi, chủ yếu là Âu Châu. Gần mười năm sau, Chùa lại được hân hạnh đón tiếp lần thứ hai gần 100 Vị đến tu tập những 10 ngày từ mùng 9 đến 18 tháng 12 năm 2024, đó là khóa An Cư Kiết Đông kỳ thứ 12, nếu không trừ ra vài khóa vắng bóng thời Cô-Vít ngày nào!
Ngày 3/1, ngày thứ tư kể từ khi đặt chân tới đất Thái Lan, đoàn của sư Minh Tuệ đang đi bộ dọc đường 217 trên khu vực thuộc huyện Phibun Mangsahan, tỉnh Ubon Ratchathani ở miền đông bắc Thái Lan.
Thay mặt Ủy ban Quốc gia Đại lễ Vesak LHQ 2025, xin trân trọng kính mời quý cư sĩ học giả tham gia viết bài và trình bày tại Hội thảo Vesak Liên Hiệp Quốc 2025, diễn ra từ ngày 6 đến 8 tháng 5 năm 2025 tại Thành phố Hồ Chí Minh. Hội thảo năm nay với chủ đề chính: “Hợp nhất và Bao dung vì Nhân phẩm Con người: Tuệ giác Phật giáo cho Hòa bình Thế giới và Phát triển Bền vững” cùng các tiểu chủ đề mang tính thời sự như: