Bừng Sáng Hoàng Thành Bừng Sáng Đạo Pháp Và Dân Tộc Trọng Hoàng

01/08/201012:00 SA(Xem: 37782)
Bừng Sáng Hoàng Thành Bừng Sáng Đạo Pháp Và Dân Tộc Trọng Hoàng

blank

BỪNG SÁNG HOÀNG THÀNH

BỪNG SÁNG ĐẠO PHÁP và DÂN TỘC

Tối nay, 31/7/2010, hàng chục triệu Phật tử Việt Nam khắp mọi miền đất nước đã được trải qua gần 1 giờ của những rung cảm thiêng liêng, tự hào, xúc động. Rung cảm ấy được truyền đến qua VTV1 từ hàng ngàn ánh nến, được những người con Phật thắp lên giữa Hoàng thành Thăng Long - nơi lưu dấu bao thăng trầm của lịch sử.

blank

Hàng ngàn ánh nến lung linh của từ bitrí tuệ ấy đã làm bừng sáng Hoàng thành, như một sự nhắc nhở, tái hiện lịch sử của 1.000 năm trước. Đó là khi Phật tử, Đức vua Lý Thái Tổ, dưới sự cố vấn của Thiền sư Vạn Hạnh, đã chọn nơi đây trở thành chốn định đô của muôn đời, mở ra thời kỳ phát triển rực rỡ, với nền tảng đạo đức dân tộc là Phật giáo. Cũng Hoàng thành ấy đã chứng kiến một vị vua xuất gia đi tu, đưa nền đạo đức, tâm linh dân tộc thăng hoa bằng triết lý “của báu trong nhà thôi tìm kiếm, đối cảnh vô tâm chớ hỏi Thiền”.

Thế rồi, khi mà vận nước suy vi, đất nước rơi vào tình trạng Trịnh Nguyễn phân tranh, rồi nhà Nguyễn định đô ở Phú Xuân, đặc biệt là khi thực dân Pháp bắn những phát đạn đại bác vào Thành Hà Nội, Hoàng thành Thăng Long cũng dần trở thành phế tích. Đó cũng là khi Phật pháp không được coi trọng, suy vi vì nhiều lý do.

Như một định mệnh, hay là nhân duyên của cả một dân tộc từ ngàn năm trước, Đại lễ Phật giáo kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long – Hà Nội lại diễn ra, “trở về” ngay tại chính Hoàng thành này. Tối nay, ánh sáng của hàng ngàn ngọn nến, và niềm cảm ứng trong hàng chục triệu trái tim đã bừng lên, không chỉ để thắp sáng quá khứ đầy tự hào của sự đồng hành, gắn kết giữa Phật giáo và dân tộc, mà còn là sự khẳng định, nhắc nhở người con Phật, và người con Việt hôm nay phải tiếp nối con đường ấy, đưa đạo Pháp và Dân tộc thăng hoa trong thái bình, thịnh trị.

Mong rằng, ánh sáng Phật pháp hôm nay, tại Hoàng thành Thăng Long này sẽ cháy mãi trong sự nhiệt huyết dấn thân, trong trí tuệ ngời sáng, trong lòng từ bi vô hạn của mỗi người Phật tử Việt Nam. Để rồi 1000 năm sau nữa, con cháu chúng ta lại có một Đại lễ Phật giáo kỷ niệm 2.000 năm Thăng Long – Hà Nội mang nhiều dấu ấn hơn đặc biệt hơn tại chính Hoàng thành. Và để Phật pháp mãi trường tồn cùng dân tộc Việt Nam.

blank

blank

blank

blank

Trọng Hoàng (Phattuvietnam.net)


Đại lễ PG kỷ niệm 1000 năm TL-HN thành tựu viên mãn
Trọng Hoàng; Ảnh: Cẩm Vân

Tối nay, ngày 2/8/2010, tại khu di tích Hoàng thành Thăng Long, lễ bế mạc Đại lễ Phật giáo kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội đã diễn ra trong không khí trang trọng, hoan hỉ xen lẫn những tiếc nuối.

Tới chứng minhtham dự có TT. Thích Thanh Nhiễu – Phó Chủ tịch HĐTS, TT. Thích Bảo Nghiêm – Phó Chủ tịch HĐTS, Trưởng ban Tổ chức Đại lễ, TT. Thích Quảng Tùng – Phó Chủ tịch HĐTS, TT. Thích Gia Quang – Phó Tổng thư ký HĐTS cùng hàng trăm chư Tôn đức trong HĐTS, Ban Trị sự các tỉnh thành trên cả nước.

Tới dự về phía quan khách có bà Nguyễn Thị Doan – Phó Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam, ông Nguyễn Thanh Sơn – Thứ trưởng bộ Ngoại giao cùng đại diện 60 đoàn ngoại giao, hơn 100 đại biểu kiều bào Việt Nam ở xa tổ quốc.



Hơn 7.000 Phật tửnhân dân cùng tham dự lễ bế mạc.

Mở đầu buổi lễ là trích đoạn “Vua Lý Thái Tổ dời đô” do các nghệ sĩ diễn viên Nhà hát Chèo Hà Nội trình diễn, tái hiện hình ảnh vị vua anh minh, với quyết định lịch sử dời đô từ Hoa Lư, khai sáng Kinh đô Thăng Long.

Sau nghi lễ chào Quốc kỳ và Phật kỳ, niệm Phật cầu gia bị, ông Nguyễn Thanh Sơn có một số phát biểu.

Tiếp đó, TT. Thích Bảo Nghiêm đọc báo cáo kết quả Đại lễ Phật giáo kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội.

Đánh giá về công tác tổ chức Đại lễ TT. Thích Bảo Nghiêm khẳng định đây là hoạt động lễ nghi tâm linh văn hóa truyền thống có quy mô, thời gian, không gian lớn nhất từ trước đến nay được tổ chức tại Hà Nội.

Trong suốt 1 tuần Đại lễ, nhiều hoạt động đã được tổ chức như rước long vị Quốc vương nhà Lý và lịch đại Tổ sư, cung nghênh ngọc xá lợi Phật; tổ chức khóa cầu an và cầu siêu; cầu truyền hình quốc tế và đêm hội hoa đăng đền đáp tứ trọng ân; hội thảo “Phật giáo thời Lý với 1000 năm Thăng Long – Hà Nội”; các hoạt động văn hóa nghệ thuật Phật giáo như trưng bày di sản Phật giáo, triển lãm nhiếp ảnh Phật giáo, mỹ thuật Phật giáo, nghệ thuật quần chúng, giao hưởng Phật giáo; thuyết 10 thời pháp; từ thiện xã hội…

Thượng tọa cũng không quên đề cập đến công tác hậu cần, nghi lễ, cơ sở vật chất – những yếu tố không kém phần quan trọng cho thành công của Đại lễ.

Thượng tọa Thích Bảo Nghiêm khẳng định Đại lễ Phật giáo kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội đã thành tựu viên mãn, và bày tỏ sự tri ân công đức tới chư Tăng Ni, Phật tử, các cơ quan ban ngành như UBND TP. Hà Nội, các nhà tài trợ cho Đại lễ, Ban Quản lý di tích Hoàng thành Thăng Long.

Sau lời tuyên bố bế mạc Đại lễ Phật giáo kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội, Trung ương GHPGVN, bà Nguyễn Thị Doan, ông Nguyễn Thanh Sơn đã trao bài vị chân linh binh sĩ nước ngoài tử trận trong chiến tranh Việt Nam đến đại sứ một số nước như Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ, Pháp, Úc, New Zealand, Thái Lan, Phillippines…

Trong 3 ngày cuối của Đại lễ, Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã tổ chức cầu siêu các chiến binh và những người tham gia phục vụ chiến tranh của một số nước đã tham chiến tại Việt Nam trước đây, thể hiện truyền thống từ bi, bình đẳng, nhân ái của Phật giáo, tinh thần gác lại quá khứ, hướng tới tương lai và chính sách tự do tôn giáo tín ngưỡng của Việt Nam.

Lễ bế mạc đã kết thúc, song nhiều người vẫn còn lưu luyến không muốn rời Hoàng thành. Đại lễ đã để lại dấu ấn thực sự sâu đậm, những trải nghiệm thiêng liêng, đầy xúc động và tự hào trong lòng mỗi người tham dự. Biết có duyên nào mới lại có một Đại lễ như vậy.

 

blank

blank

blank

blank

blank

blank

blank

blank

blank

blank

blank

blank

Tăng sinh rước bài vị binh sĩ nước ngoài trận vong trong chiến tranh Việt Nam

blank

Đại sứ các nước chuẩn bị lên nhận

blank

Trao bài vị cho đại sứ các nước. Một hình ảnh đậm chất nhân văn và tinh thần từ bi, bình đẳng của Phật giáo

Source : http://phattuvietnam.net/1/11269.html

 

 

 

 

 

 

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
03/01/2024(Xem: 3372)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.