Hội Nghị Thượng Đỉnh Phật Giáo Toàn Cầu 2023 Ngày 21 Tháng 4, 2023

02/05/20232:47 CH(Xem: 18798)
Hội Nghị Thượng Đỉnh Phật Giáo Toàn Cầu 2023 Ngày 21 Tháng 4, 2023
Global Buddhist Summit 2023
HỘI NGHỊ THƯỢNG ĐỈNH
PHẬT GIÁO TOÀN CẦU 2023

NGÀY 21 THÁNG 4, 2023

New Delhi, Ấn Độ - Sáng nay, khi Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma quang lâm đến khách sạn Ashok - địa điểm tổ chức Hội nghị Thượng đỉnh Phật giáo Toàn cầu 2023 - Ngài đã được cung đón bởi Tiến sĩ Abhijit Halder - Tổng Giám đốc Liên đoàn Phật giáo Quốc tế (IBC) và Thượng tọa Dr Dhammapiya  - Tổng thư ký IBC. Ban tổ chức Hội nghị Thượng đỉnh đã cung cấp một chiếc xe golf để đưa Ngài đến khán phòng. Cả hội chúng đều đứng lên khi Ngài bước vào phòng.

blankCác đại biểu tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Phật giáo Toàn cầu 2023 đều đứng lên khi Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma quang lâm đến hội trường tại khách sạn Ashok ở New Delhi, Ấn Độ vào 21 tháng 4, 2023. Ảnh của Tenzin Choejor

Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma bước lên bục và kính lễ trước tượng Phật được an trí ở đó. Tiếp theo, Ngài chào đón Chư Tôn Giáo Phẩm của các truyền thống khác nhau - những người sẽ cùng tham gia với Ngài trên khán đài khi Ngài an toạ trên Pháp toà của mình. Trước khi an toạ, Ngài đã chào các thành viên của hội chúng đang vân tập trong hội trường.

Bên trái của Đức Ngài trên khán đài là Ngài Khamba Lama Gabju Choijamts Demberel (Mông Cổ), Chamgon Kenting Tai Situpa (Tây Tạng), Tỳ kheo Dhamma Shobhan Mahathero (Nepal) và Hòa Thượng Thích Thiện Tâm (Việt Nam). Bên phải Ngài là Ngài Waskaduwe Mahindawansa Mahanayake Thero (Sri Lanka), Hòa thượng Abhidhajamaharahthaaguru Sayadaw Dr Ashin Nyanissara (Miến Điện), Ngài Sakya Trizin đời thứ 43, Khöndung Gyana Vajra Rinpoché (Tây Tạng), Ngài Padma Acharya Karma Rangdol (Bhutan), Ngài Kyabjé Yongzin Ling Rinpoché Tenzin Lungtok Thinley Chöphak (Tây Tạng) và Thượng Toạ Tiến Sĩ Dhammapiya (Ấn Độ).

Thượng toạ Tiến sĩ Dhammapiya đã khai mạc buổi sáng bằng cách chào đón Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma, các vị khách Tăng Sĩ và các thành viên của khán giả. Thượng toạ lưu ý rằng ngày hôm qua, Hội nghị Thượng đỉnh đã nghe nói về các truyền thống Phật giáo khác nhau đã phát triển ở những nơi khác nhau trên thế giới. Mỗi một truyền thống như một bông hoa khác màu mọc ra từ cùng một nhánh, đó là lời dạy của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Đức Phật đã ban những giáo lý khác nhau cho những người khác nhau với khả năng căn cơ khác nhau ở những nơi khác nhau; Thượng toạ nói: Vì vậy, thật tốt khi nhắc nhở chúng ta về những điều đã được đề cập trong Kinh Pháp Cú 194:

“Hạnh phúc thay, đức Phật giáng sinh!
Hạnh phúc thay, giáo pháp cao minh!
Hạnh phúc thay, chúng Tăng hòa hợp!
Hạnh phúc thay, tứ chúng đồng tu!”

Ngài đề nghị rằng tất cả các cộng đồng của Tăng đoàn Phật giáo cần phải tiến lên phía trước để giải quyết những thách thức trước mắt trong thế giới ngày nay. Ngài nhận xét: Tất cả chúng ta đều là con người, chúng ta không khác biệt nhau. Chúng ta đều chia sẻ cùng một bầu không khí và cùng một nguồn nước. Do đó, chúng ta phải áp dụng quan điểm toàn cầu để thúc đẩy nền hòa bình thế giới, bảo vệ Mẹ Trái Đất và thực hành lòng từ bi. Chúng ta cần thực hiện các giá trị phổ quát tiềm ẩn trong tất cả các truyền thống tôn giáo để giúp đỡ tất cả chúng ta.

blankThượng toạ Tiến sĩ Dhammapiya - Tổng thư ký IBC, khai mạc các sự kiện tại Hội nghị Thượng đỉnh Phật giáo Toàn cầu 2023 tại khách sạn Ashok ở New Delhi, Ấn Độ vào 21 tháng 4, 2023. Ảnh của Tenzin Choejor

Ngài nói: “Hãy chung tay làm việc trong sự đoàn kết hài hòa để truyền bá giáo lý của Đức Phật vì lợi íchhạnh phúc của tất cả chúng sinh”.

Đại tá Rajesh Jindal - người điều hành - đã giới thiệu một nhóm Tăng sĩ Theraveda tụng những Bài kệ Cát Tường bằng tiếng Pali. Sau đó là chư Tăng thuộc truyền thống tiếng Phạn tụng kinh bằng tiếng Tây Tạng.

Jindal giải thích rằng Hòa thượng Abhidhajamaharahthaaguru Sayadaw Tiến sĩ Ashin Nyanissara (Miến Điện) đã được mời phát biểu nhưng không thể tham dự được. Thông điệp của Ngài ấy đã được vị đại diện đọc thay cho Ngài. Trong đó, Ngài nhấn mạnh về tầm quan trọng của việc nuôi dưỡng một trái tim nhân hậu và những phẩm chất tiềm ẩn của nó về tình yêu thương, lòng từ bi và sự tha thứ.

Ngài nhận xét rằng nếu không có sự bình yên trong tâm hồn của mỗi cá nhân thì sẽ không có sự hòa bình trên thế giới. Và cách duy nhất để đạt được sự bình an đó là thực hành thiền minh sát. Thiền định như vậy có thể giúp chúng ta đạt được một tâm trí cân bằng; cũng như trau dồi lòng từ bi giúp chúng ta thay đổi một tâm trí tiêu cực thành một tâm trí tích cực. Thông điệp của Hòa thượng được kết thúc với ước vọng hòa bình và hòa hợp sẽ lan toả trên khắp thế giới.

Đại tá Jindal đã giới thiệu Giáo sư Robert Thurman - một học trò cũ của Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma - đại diện cho giới nghiên cứu hàn lâm về Phật giáo tại Hội nghị Thượng đỉnh. Thurman bắt đầu với lời biện hộ rằng ông ấy cảm thấy hơi sợ khi thuyết trình trước mặt Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma, nhưng ông sẽ bổ khuyết cho điều đó bằng cách trì tụng lời cầu nguyện đến Đức Quán Thế Âm. Ông lưu ý rằng Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma cũng tuyên bố rằng nền hòa bình thế giới chỉ có được từ sự bình yên nội tâm; và mọi người cần được giáo dục theo những phương pháp để đạt được sự yên bình như thế.

blankGiáo sư Robert Thurman - đại diện cho giới nghiên cứu hàn lâm về Phật giáo - phát biểu tại Hội nghị Thượng đỉnh Phật giáo Toàn cầu 2023 tại khách sạn Ashok ở New Delhi, Ấn Độ vào 21 tháng 4, 2023. Ảnh của Tenzin Choejor

Thurman nhớ lại rằng trong bài phát biểu trước Hội nghị Thượng đỉnh ngày hôm qua, Thủ tướng Modi đã tuyên bố rằng, Ấn Độ từ trước đến nay luôn tận tâm với 'ahimsa' - “bất bạo động” hoặc “không gây hại”. Điều này rất quan trọng khi đề cập đến việc mọi người sẵn sàng chết hơn là tước đi mạng sống của người khác. Thurman lưu ý rằng Đức Phật đã được sinh ra trong một gia đình chiến binh, nhưng Ngài đã từ bỏ lối sống đó để vượt qua những che chướng trong tâm thức của mình.

Các trường đại học lớn của Ấn Độ như Nalanda đã phát triển một phương pháp giáo dục giúp những người tham gia hiểu được bản chất của thực tại và - về mặt tâm lý học - cách chuyển hóa tâm thức. Chương trình giảng dạy cốt lõi của Nalanda đã được bảo tồn trong các tu viện lớn Ganden, Drepung và Sera, hiện đang được tái lập ở miền Nam Ấn Độ.

Thurman đã đề cập đến tầm quan trọng của việc Phật tử tham gia thảo luận với các nhà khoa học. Ông gợi ý rằng một quan điểm duy vật và khoa học thông thường về cuộc sống - rằng - sau khi chết, chúng ta sẽ chẳng trở thành gì cả - là một quan điểm sai lầm liên quan đến vấn đề đạo đức. Nếu sau khi chết, chúng ta không trở thành gì cả, thì thật dễ dàng để tin rằng chúng ta sẽ không cần phải đối mặt với những hậu quả của những hành động của mình. Thay vào đó, ông kết luận, chúng ta phải tìm những phương pháp để chăm sóc mọi người.

Tiếp theo, Đại tá Jindal đã cung thỉnh Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma phát biểu tại Hội nghị Thượng đỉnh Phật giáo Toàn cầu năm 2023. Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma đã phát biểu bằng tiếng Tây Tạng, được Tiến sĩ Thupten Jinpa dịch sang tiếng Anh, và Ngài bắt đầu bằng việc trì tụng bài kệ kính Lễ Đức Phật Thích Ca Mâu Ni.

Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma tuyên bố: “Một điều xác định Giáo lý của Đức Phật là sự giải thích về lý Duyên Sinh. Trong hai âm tiết của thuật ngữ Tây Tạng được sử dụng cho Giáo Lý này là 'ten-jung', âm tiết đầu tiên có nghĩa là “phụ thuộc” và âm tiết thứ hai có nghĩa là “phát sinh”. Điều này cho chúng ta một cái nhìn sâu sắc vào thực tế. Mọi thứ đều phụ thuộc, chẳng có gì là độc lập cả. Mọi thứ phát sinh ra đều phụ thuộc vào các yếu tố khác. Vì không có gì là độc lập, nên mọi thứ xảy ra đều thông qua các mối quan hệ phụ thuộc.

blankThánh Đức Đạt Lai Lạt Ma nói chuyện với hội chúng tại Hội nghị Thượng đỉnh Phật giáo Toàn cầu 2023 tại khách sạn Ashok ở New Delhi, Ấn Độ vào 21 tháng 4, 2023. Ảnh của Tenzin Choejor

“Tại sao hiểu biết lý “Duyên Sinh” lại quan trọng như thế? Bởi vì khi chúng ta không có tuệ giác này, chúng ta sẽ bám chấp vào cái “ngã” như một thứ gì đó là “thực chất” và “có thật”. Quan điểm đó có thể dẫn đến việc chúng ta sẽ vẽ ra sự khác biệt giữa 'chúng ta' và 'bọn họ' - và điều này gây ra sự xung đột. Chúng ta phát triển sự ưa thích đối với những người giống mình; và khởi lòng ác cảm với những người khác mà chúng ta coi là khác biệt.

“Từ bi cũng là trọng tâm trong Giáo lý Đức Phật. Ngài Nguyệt Xứng đã thể hiện điều này khi Ngài bày tỏ lòng kính trọng đối với lòng từ bi khi mở đầu tác phẩm ‘Nhập Trung Quán Luận’ của mình. Ngài so sánh lòng từ bi như một hạt giống, với độ ẩm sẽ giúp cho hạt giống nẩy mầm, lớn lên và cuối cùng sẽ đơm hoa kết trái.

“Trọng tâm giáo lý của Đức Phật là sự kết hợp giữa từ bitrí tuệ; và là người Phật tử, nhiệm vụ của chúng tacần phải trau dồi hai phẩm chất này.

“Nhiều vấn đềchúng ta đang phải đối mặt đều liên quan đến cách mà chúng ta nhìn nhận về thực tế. Chúng taxu hướng chấp nhận rằng mọi thứ tồn tại theo cách mà chúng xuất hiện. Chúng ta phóng chiếu cảm giác về thực tế lên những gì xuất hiện trước mắt chúng ta. Giáo lý về Tánh Không của Đức Phật giúp chúng ta nhận ra rằng những gì chúng ta đang nhận thức không phản ánh được sự thực. Nhờ đó, chúng ta có thể khắc phục được cảm giác dính mắc và tham đắm. Và khi chúng ta thực hiện được như vậy, thì tâm chúng ta sẽ trở nên thanh tịnh.

“Là Phật tử, chúng ta cần chú ý đến quá trình mà chúng ta nắm bắt thực tế của sự vật. Nếu chúng ta không có giải pháp nào để giải quyết các vấn đề rắc rối của mình, thì việc chỉ tập trung vào sự đau khổ sẽ khiến chúng ta đánh mất tinh thần. Khi đạt được tuệ giác về thực tại, chúng ta cũng có thể thấy rằng mình có thể đạt được sự giác ngộ. Vì vậy, với kết quả của sự suy tư sâu sắc, chúng ta có được cảm giác tự do.

blankCác thành viên của khán giả đang lắng nghe bài phát biểu của Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma tại Hội nghị Thượng đỉnh Phật giáo Toàn cầu năm 2023 tại khách sạn Ashok ở New Delhi, Ấn Độ vào 21 tháng 4, 2023. Ảnh của Tenzin Choejor

“Tôi đấu tranh với điều này, và cảm thấy mình đang tiến bộ. Ngài Nguyệt Xứng nói rằng, khi bạn có thể đạt được sự hiểu biết sâu sắc về thực tại, thì lòng từ bi đối với những chúng sinh đau khổ sẽ phát sinh một cách tự nhiên. Ngài tuyên bố rằng, với đôi cánh của tuệ giáctừ bi, chúng ta sẽ bay vút xa hơn đến bến bờ giác ngộ giải thoát. Bây giờ tôi đã ở độ tuổi quá 80, nhưng tôi vẫn tiếp tục tu tập và khao khát đạt đến gia hành đạo.”

Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma đã đề cập rằng truyền thống Tây Tạng cũng bao gồm Mật tôngthiền định về các Bổn tôn, nhưng Ngài cảm thấy rằng điều thực sự có tác động đến tâm thức là sự trau dồi trí tuệ, hiểu biết sâu sắc về thực tạilòng từ bi đối với tất cả chúng sinh. Đây là những sự thực hành đã giúp Ngài chuyển hóa được tâm mình nhiều nhất.

Ngài tiết lộ rằng, vì đây là một cuộc gặp gỡ của những người đệ tử Đức Phật, nên Ngài đã chia sẻ kinh nghiệm của chính mình để cho thấy rằng, nếu chúng ta thực hành Phật Pháp một cách nghiêm túc, theo đuổi sự tìm hiểu sâu sắc về thực tạinuôi dưỡng lòng từ bi, đồng thời trau dồi những sự thực hành về thiền chỉthiền quán, thì sẽ tạo nên sự khác biệt cho cuộc sống hàng ngày của mình. Ngài khuyên rằng, tất cả chúng ta đều có thể khao khát đạt được những mức độ chứng ngộ cao hơn. Vì vậy, Ngài khuyến khích mọi người hãy thực hiện sự nỗ lực thích đáng.

Ngài tiếp tục, “Các nghi lễ không quan trọng. Điều chúng ta cần là trau dồi về thiền chỉthiền quán, sự hiểu biết về thực tạithực hành lòng từ bi. Đây là những giáo lý trở nên sống động trong quý vị, do đó nó xứng đáng để chúng ta phải nỗ lực.

“Tôi cũng có thể đảm bảo với quý vị rằng, nếu chúng ta để tâm đến dũng khí của lòng từ bi, điều đó sẽ giúp cho quý vị có thể biến nghịch cảnh trở thành cơ hội.

“Tôi sinh ra ở miền Đông bắc Tây Tạng và đã đến Lhasa - nơi tôi đã học hỏi, nghiên cứu các tác phẩm của những bậc Thầy Phật giáo - những người đã chỉ ra những phương pháp để phát triển trí tuệlòng từ bi. Lời khuyên của họ đã có tác động sâu sắc đến tôi. Một yếu tố khác phân biệt Phật giáo (và những tôn giáo khác) là sự kết tập nhiều phương tiện để thực hiện việc chuyển hóa nội tâm. Nó vô cùng phong phú về các phương pháp thực hành thiền địnhảnh hưởng đến hành vi hàng ngày của chúng ta. Đưa Phật Pháp vào cuộc sống là một cách bày tỏ lòng biết ơn đối với những bậc Thầy của chúng ta.”

blankQuang cảnh hội trường tại khách sạn Ashok trong Hội nghị Thượng đỉnh Phật giáo Toàn cầu 2023 ở New Delhi, Ấn Độ vào 21 tháng 4, 2023. Ảnh của Tenzin Choejor

Shartsé Khensur Jangchub Chöden đã phát biểu lời cảm ơn. Ông cảm ơn Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma về bài phát biểu hùng hồn và đầy khích lệ của Ngài. “Ngài là nguồn cảm hứng cho nhiều người trên hành tinh này, điều mà sẽ tiếp tục cho đến các thế hệ tương lai. Chúng con cần lời khuyên và sự hướng dẫn dìu dắt của Ngài - kính mong Ngài hãy trụ thế lâu dài!” Ông tiếp tục cảm ơn Giáo sư Robert Thurman và Sitagu Sayadaw về những đóng góp của họ. Ông cũng cảm ơn những vị khách khác trên khán đài, cũng như những người đã tham gia trong hội trường về sự quang lâm hiện diện của họ.

Trong cuộc gặp gỡ với những người đứng đầu các Phái đoàn Đại biểu Phật giáo Quốc tế được tiếp tục vào bữa trưa, Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma đã đề cập đến sự quan tâm ngày càng tăng đối với Phật giáo trên toàn thế giới. Ngài nói, một phần sức hấp dẫn của Phật Giáo vào thời điểm này là việc sử dụng lý trítư duy suy luận.

Tiến sĩ Dhammapiya thỉnh cầu Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma hãy trở lại nhiều lần trong tương lai vì lợi ích của chúng sinh. Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma trả lời rằng điều này phù hợp với những lời cầu nguyện hàng ngày của Ngài, đặc biệt là một trong những bài kệ trong tác phẩm 'Nhập Bồ Tát Hạnh' của Ngài Tịch Thiên:

“Cho đến khi nào không gian còn tồn tại,
Và đến khi nào chúng sinh vẫn hiện còn,
Con nguyện ở lại cho đến thời điểm ấy,
Để tận trừ những đau khổ của thế gian”. (10/55)

Đức Ngài nhấn mạnh tầm quan trọng của việc nghiên cứu và chất vấn. Ngài tiết lộ rằng, Đức Phật đã khuyến khích các đệ tử của Ngài không nên chấp nhận những lời dạy của Ngài trên cơ sở niềm tin mù quáng mà hãy kiểm chứng và điều tra nó thật kỹ càng.

blankThánh Đức Đạt Lai Lạt Ma cùng với những Vị trưởng các Phái đoàn Phật giáo Quốc tế tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Phật giáo Toàn cầu 2023 đang dùng bữa trưa tại khách sạn Ashok ở New Delhi, Ấn Độ vào 21 tháng 4, 2023. Ảnh của Tenzin Choejor

Ngài kể lại rằng, vào thế kỷ thứ 8, Hoàng Đế Tây Tạng - Trisong Detsen đã triệu tập một cuộc tranh luận giữa các thiền giả Hoà Thượng Trung QuốcĐạo sư Ấn Độ - Ngài Liên Hoa Giới. Khi Hoàng Đế tuyên bố Liên Hoa Giới là người chiến thắng và yêu cầu các nhà Sư Trung Quốc rời khỏi Tây Tạng, Đức Vua đã đảm bảo chắc chắn rằng truyền thống Ấn Độ đã trở thành hình thức đại diện chính thống của Phật giáo Xứ Tuyết. Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma tuyên bố rằng, Phật tử Tây Tạng rất biết ơn Ngài Tịch Hộ - nhà triết học và luận lý học vĩ đại của Nalanda, và Vị đệ tử của Ngài là Liên Hoa Giới - về điều trọng yếu mà họ đã dành cho luận lý học và tranh biện.

Quay trở lại kinh nghiệm của chính mình - một lần nữa - Ngài giải thích rằng, khi còn đang học tập ở Tây Tạng, Ngài đã nhận được sự giúp đỡ quý báu - không chỉ từ những bậc Thầy của mình - mà còn từ một nhóm những người thị giả tận tuỵ. Bây giờ, mỗi khi nghĩ lại, Ngài luôn cảm thấy Ngài thực sự đã nợ tất cả những vị ấy.

Trước khi chia tay và trước khi Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma rời khỏi Hội nghị Thượng đỉnh, Ngài đã trao tặng cho mỗi Vị Trưởng Phái đoàn Phật giáo một bức tượng Phật.
(Dalai Lama.com)


Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
03/01/2024(Xem: 3363)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.