Bilingual: In July, commemorating the Sister with a Third eye / Tháng Bảy, Tưởng Nhớ Người Chị Có Con Mắt Thứ Ba

29/05/20234:23 SA(Xem: 2138)
Bilingual: In July, commemorating the Sister with a Third eye / Tháng Bảy, Tưởng Nhớ Người Chị Có Con Mắt Thứ Ba

Bilingual: IN JULY, COMMEMORATING THE SISTER WITH A THIRD EYE
THÁNG BẢY, TƯỞNG NHỚ NGƯỜI CHỊ CÓ CON MẮT THỨ BA

Author: Tâm Huy

Translated by Nguyên Giác

 

blankIt appears to be that people can foster an uncanny capacity to adjust to conditions and circumstances that they may not know about.

When a person has a disability since childhood, they can have an incredible ability to compensate for the loss. My Third Sister is such an example.

My Third Sister is the Oldest Sister in the family, which has seven siblings, four girls, and three boys. As a result, Sister had to assist her parents in caring for her six younger siblings, the youngest of whom was me.

Before I was born, I don't know how She cared for my brothers and sisters before me, but I do know and recall how She cared for me during my childhood years. I also remember Sister taking care of her younger siblings when I was three or four years old. Although the details are fuzzy, many of the impressions in memory of what Sister took care of me are hard to fade, until now.

She went to the garden to get firewood, then came home to cook, clean pots and pans, wash clothing, bathe me, and so on. And yet, She walked out into the fields to pluck seedlings, cultivate fruits and vegetables in the garden, tend to the pigs and poultry, and clean the house. In general, She assisted her parents in taking care of the family by doing everything a normal person would do.

If someone who does not know her comes to her house for the first time and sees what She has done, it is difficult for them to understand that She was entirely blind and that She could no longer see anything in front of her eyes. She was one hundred percent blind.

My mother told me that when my Sister was born, She was just like any other baby girl, with all five senses and a wonderful physique: eyes to see, ears to hear, nose to smell, tongue to taste, and bodily contact. When She was three years old, She abruptly stated that She could no longer see anything, despite the fact that She had not before displayed any sick or strange symptoms.

Looking into her eyes, it was difficult for anyone to know that She had lost her sight. Her eyes appeared normal; the outer membrane of the eyes did not change color, were not foggy, and were not injured in any way.

Huỳnh Thị Ngàn, my Sister, was born in the countryside of Vietnam's Phu Yen province in 1939. My mother told me that in the 1940s, despite the fact that the local medical system was very primitive and out-of-date and that there were few Western medicine and Western-trained doctors, my parents still tried to treat my Sister in every way possible, starting with Western medicine and moving on to Eastern medicine, but neither helped her eyes. As a result, She had to endure the karma of having blind eyes her entire life. I'm not sure if her blindness could be healed if She was born at this time in a medically civilized country. Maybe She'd be healed of her blindness, maybe She wouldn't. In addition to external environmental conditions, the disease is the discord of the five aggregates in the human body (that is, the five elements that make up the human body and mind: form, feeling, perception, mental formations, and consciousness) and must also mention the inevitable karma of human life.

I'm not sure if She suffered anything when She was first blind like that, but it's tough for a human person to avoid feelings of anguish and despair! Perhaps the anguish of a 3-year-old child, like when She was first blind, was not comparable to that of an adult who lost her sight. But, in my memory, She never moaned, lamented, or suffered as a result of her blindness.

I never understood, nor did I ever hear her explain the metamorphosis inside her body, from mental to physical, how She became blind, and how She was able to develop extraordinary third-eye abilities to miraculously adapt to everyday life over the course of over sixty-five years.

If I hadn't seen Sister's daily routine with my own eyes, it would be hard to believe that such a completely blind person could do so many things like a normal person. I'd want to tell you about some of the incredible things my Sister performed on a daily basis.

When someone came to my house to visit and talk to my sister once, She knew immediately who it was the following time She heard footsteps. Many skeptics put my Sister to the test and eventually had to admit that they had no idea how She recognized them merely by hearing the sound of footsteps while they purposefully said nothing.

When my Sister held a banknote in her hand and inquired what it was and how much it was worth, flipping it back and forth and swiping it a few times, She understood exactly how much value it was the next time She handled a same-value bill. I'm not sure if anyone in the family or outside asked her how She knew it, but I didn't ask her, so I'm not sure how She knew which banknote it was. People who are blind or visually handicapped can learn letters and numbers if they are taught and use specific alphanumeric symbols to recognize them. My Sister was completely illiterate, didn't go to class anyplace, and had no sort of sign to perceive the banknote. So She could do it.

She went alone not only in the home but also in the garden, around 300 or 500 meters from one location to another, without needing a cane or any other navigational instrument. She walked from the home to the well to fetch water for cooking and washing the pigsty. She went to the fence a few hundred meters from her house by herself to break firewood, collect firewood, pack it up, and transport it to the kitchen to cook with. Strangely, She never mistook fresh branches for dry firewood. She picked vegetables, sliced veggies, and prepared fish.

I enjoyed playing as a child, but I was too lazy to bathe and wash, so I ate and lived uncleanly. I'm embarrassed to say that now! My house was in the countryside at the time, surrounded by fields, ponds, streams, and ditches. I spent the entire day in those areas, rolling around in the mud, so I was filthy. She made me sit by the bucket of water at the well every few days, then took a bath and rubbed exactly where the mud had stuck to me. I was about five or six years old then. "Young brother, why are you so dirty!" She grumbled as she rubbed the dirt off my skin. At the point when She scoured her hand hard and when I felt tormented excessively, I shouted. There was no reprimand, but She did say, "If you're afraid of pain, don't stay dirty."

My most vivid memory is of her chasing me with a whip whenever I failed to follow her advice and made a mistake. Because her eyes could not see anything, She heard me crying and ran after me. Just like in the movie, when the blind knight merely heard the wind, he drew his sword or whacked the opponent with his palm. She started chasing me with a whip at first, but I didn't realize She was paying attention to my sobbing, so I just kept running and wailing; She then beat me painfully. Then, knowing that, I stopped crying, and quietly hid somewhere, so that She could not find me to beat. After a while, when She calmed down, She laughed and stopped chasing me to beat.

She had great faith in the Buddha and was devoted to the Three Jewels. Because our house was close to a temple, She frequently went there to pray to the Buddha. She frequently inquired about Buddhist teachings such as cause and effect, karma, and the way of reciting the Buddha's name as I was growing up, and She knew I studied the Buddhadharma. She was kind, virtuous, cheerful, and tolerant. She lived a life of filial piety and care for her parents, as well as loving and caring for her siblings and grandkids.

After 1975, She asked for the adoption of a baby boy who had been abandoned at the hospital and loved him as if he were her own son. The adopted child was very filial to her. Now, her son is married and has children with a stable life in Vietnam. When She originally requested this adopted child, it was still red, meaning it was just a few days old. Despite that, She reared the boy herself, making milk for him, cooking porridge for him to eat, bathing him, and changing his diaper daily. At night, She stayed up late and got up early to take care of the baby attentively. This was difficult for any woman, let alone a single woman with a disability. Of course, the whole family, my mother, and siblings all lovingly cared for her adopted child, but the main thing was that my Sister took care of the boy.

She died in her sleep, and nobody in the house would be aware until the morning. It was around 2003, and I couldn't return home for the funeral. The day I heard that She had passed away, I still remember how my heart hurt like being stabbed by a knife, and how much I missed her. I have always been grateful to my parents for the gift of birth and upbringing, as well as to my Sister for raising and caring for me.

Everyone in my family didn't seem to notice or think She was disabled because her day-to-day activities were so normal that everyone forgot She was someone who "could not see anything."

My entire family used the phrase "could not see" when discussing her blindness. We used the words “could not see” to mean that She could not see with her physical eyes but with a third eye. It is also likely that the third eye is more discerning and magical than the conventional physical eye at times.

I'd like to commemorate and thank my Sister during the Vu Lan Festival in July. And praying for Her to always be born in a good world.

Tâm Huy - 2017.

 

.... o ....

 

THÁNG BẢY, TƯỞNG NHỚ NGƯỜI CHỊ CÓ CON MẮT THỨ BA

Tâm Huy

 

Dường như con người có thể phát tiết ra khả năng kỳ lạ để thích ứng với môi trường và hoàn cảnh sống mà có lẽ chính họ đôi khi cũng không ngờ.

Khi một người bị khuyết tật từ thuở ấu thời thì họ có thể phát triển một thứ khả năng kỳ diệu đến mức bất khả tư nghì đề bù đắp lại phần bị mất mát. Người chị Thứ Ba của tôi là điển hình như thế.

Chị Thứ Ba của tôi là người Chị Cả trong gia đình, gồm bảy người, bốn gái và ba trai. Vì vậy, Chị phải giúp cha mẹ chăm sóc một đàn em sáu đứa mà tôi là út.

Trước khi tôi ra đời thì không biết được Chị đã chăm sóc những anh chị trước tôi như thế nào, nhưng tôi biết và nhớ rất rõ Chị đã chăm sóc tôi ra sao trong những năm tháng tuổi thơ của mình. Ký ức tôi còn ghi lại những điều mà Chị chăm sóc cho đàn em từ lúc tôi mới lên ba, lên bốn tuổi. Dù không hoàn toàn rõ ràng từng chi tiết, nhưng nhiều ấn tượng trong trí nhớ về những gì Chị chăm sóc tôi thì khó phai nhạt, cho đến bây giờ.

Chị ra vườn hái củi, về nhà nấu ăn, dọn dẹp rửa nồi niêu xoong chảo chén bát, giặt giũ quần áo, tắm rửa cho tôi, v.v… Chưa hết, Chị còn ra đồng nhổ mạ, trồng trọt rau cải, cây trái trong vườn nhà, nuôi heo, nuôi gà, quét dọn nhà cửa. Nói chung là Chị làm tất cả mọi việc mà một người bình thường làm để phụ giúp cha mẹ chăm lo gia đình.

Nếu không hề quen biết mà lần đầu tiên tới nhà gặp Chị, nhìn những gì Chị làm trong nhà, thì đố ai biết rằng Chị là người hoàn toàn khiếm thị, nghĩa là không còn thấy được bất cứ vật gì trước mắt. Chị bị mù một trăm phần trăm.

Mẹ tôi kể rằng, khi Chị sinh ra thì bình thường như bất cứ đứa bé gái nào bình thường, tức là chị có đầy đủ ngũ quan và cơ thể hoàn hảo: mắt nhìn, tai nghe, mũi ngửi, lưỡi nếm vị, và thân xúc chạm đều bình thường. Đến một ngày nọ, lúc Chị ba tuổi thì bỗng nhiên Chị nói không còn thấy được gì hết, mà trước đó không hề có bất cứ triệu chứng bệnh hoạn hay khác thường nào xảy ra.

Nhìn vào mắt Chị, khó ai có thể biết Chị bị mất thị giác. Mắt Chị trông bề ngoài vẫn như những cặp mắt bình thường, màn ngoài của mắt không đổi màu, không đục trắng, không bị hư tổn gì cả.

Mẹ tôi kể, thời đó, vào thập niên 1940s -- Chị tên là Huỳnh Thị Ngàn, sinh năm 1939, tại miền quê tỉnh Phú Yên ở Việt Nam -- dù tình trạng y tế còn rất yếu kém và sơ sài, nhất là thuốc Tây và bác sĩ Tây học, cha mẹ tôi vẫn cố gắng chạy chữa đủ cách, từ Tây y đến Đông y cho Chị, nhưng rồi cũng không chữa khỏi. Chị phải mang lấy nghiệp dĩ mù mắt cả đời. Không biết nếu sanh ra vào thời này ở một đất nước văn minh tiến bộ về y khoa, bệnh khiếm thị của Chị có thể chữa lành không. Có thể Chị được chữa khỏi mà cũng có thể không. Ngoài những điều kiện môi trường bên ngoài, bệnh tật còn là sự bất hòa của ngũ ấm (5 yếu tố cấu tạo nên thể xác và tinh thần con người là sắc, thọ, tưởng, hành, và thức) trong cơ thể con người và cũng phải nói đến nghiệp duyên khó tránh của kiếp người.

Không biết lúc mới bị khiếm thị như thế Chị có đau khổ gì không, mà theo lẽ thường tình của một con người thì khó tránh được cảm trạng đau đớn, tuyệt vọng! Cũng có lẽ một đứa bé 3 tuổi như lúc Chị mới bị khiếm thị thì cảm thọ đau khổ không bằng một người đã lớn mà mất thị giác. Nhưng trong ký ức tôi, chị chưa bao giờ than vãn, buồn phiền, đau khổ về chuyện bị khiếm thị.

Tôi không nghe Chị kể và cũng chẳng thể hiểu được về sự biến đổi bên trong cơ thể, từ tinh thần đến thể chất, từ lúc bị khuyết tật như thế nào và làm sao Chị có thể phát triển được khả năng kỳ diệu của con mắt thứ ba để thích ứng một cách phi thường với cuộc sống hàng ngày trong suốt cuộc đời gần sáu mươi lăm năm.

Nếu không tận mắt thấy mỗi ngày nếp sinh hoạt của Chị thì thật khó tin rằng một người hoàn toàn khiếm thị như thế có thể làm bao nhiêu việc như người bình thường. Tôi xin kể một vài chuyện trong rất nhiều chuyện khó tin mà Chị đã làm được hàng ngày.

Nếu một người nào đó đến nhà thăm và trò chuyện với Chị một lần thì lần sau người đó trở lại, dù mới chỉ nghe tiếng bước chân đi thôi, Chị đã biết ngay là người nào. Nhiều người không tin đã thử Chị và cuối cùng phải xác nhận là họ không biết làm sao Chị nhận ra được họ chỉ bằng tiếng của bước chân, mà người đó cố tình không hề lên tiếng.

Một khi Chị cầm được tờ giấy bạc trên tay và hỏi rõ đó tờ bạc gì, trị giá bao nhiêu, lật tới lật lui và vuốt qua vài lần, thì lần sau khi cầm tờ giấy bạc đó, Chị biết ngay đó là tờ giấy bạc gì một cách chính xác. Không biết đã có ai trong gia đình và người ngoài hỏi Chị bằng cách nào để nhận biết được như vậy, riêng tôi thì chưa hỏi Chị nên không hiểu bằng cách nào Chị phân biệt được đó là tờ giấy bạc gì. Những người khiếm thị có thể học chữ và đếm số được với điều kiện họ phải được dạy và sử dụng những ký hiệu đặc biệt về chữ và số để nhận biết. Chị tôi thì hoàn toàn mù chữ, cũng không được học ở bất cứ đâu, lại càng không có bất cứ loại ký hiệu nào để nhận ra tờ giấy bạc. Vậy mà Chị làm được.

Không phải chỉ ở trong nhà mà ở ngoài vườn nhà cách xa từ nơi này tới nơi khác khoảng năm ba trăm thước Chị đều một mình đi tới đi lui một cách bình thường mà không cần dùng gậy hay bất cứ dụng cụ hướng dẫn nào. Chị từ trong nhà ra giếng xách nước nấu ăn, xách nước rửa chuồng heo. Chị một mình đi ra bờ rào cách nhà khoảng vài trăm thước để bẻ củi, hái củi, rồi bó lại và vác vào nhà bếp để nấu ăn. Hay ở chỗ là Chị không bao giờ bẻ lộn cây tươi với củi khô. Chị lặt rau, xắt rau, làm cá để nấu ăn cho gia đình một cách sạch sẽ đến nỗi không ai ăn mà nhận thấy có bất cứ món gì không sạch, điều gì làm sai sót cả.

Hồi còn nhỏ, tôi ham chơi làm biếng tắm rửa nên ăn ở dơ dáy. Bây giờ nói ra còn thấy mắc cỡ! Nhà ở miền quê, chung quanh toàn là đồng ruộng, ao hồ suối mương. Tôi suốt ngày rong chơi ở những nơi đó, lăn lộn trong đất bùn, nên người không được sạch. Vài ba ngày là Chị bắt tôi ra ngồi bên thùng nước cạnh giếng, rồi tắm và chà chính xác mấy chỗ bùn đất bám vào người. Lúc đó tôi chừng 5, 6 tuổi. Chị vừa chà đất vừa càm ràm, “Thằng em, sao mày ở dơ quá!” Lúc Chị chà mạnh tay và đau quá thì tôi la lên. Chị bảo, “Mày sợ đau thì đừng ở dơ nữa nghe.” Nhưng không hề la mắng gì.

Điều làm tôi nhớ nhất là mỗi lần tôi phá phách điều gì mà Chị nói không nghe thì Chị xách roi rượt đánh tôi. Chị không thấy nên chỉ nghe tiếng khóc của tôi mà chạy theo đánh. Giống như mấy hiệp sĩ mù chỉ nghe hơi gió mà đỡ kiếm và tung chưởng đánh đối phương. Những lúc bị Chị rượt đánh như vậy, lúc đầu tôi không biết nên cứ vừa chạy vừa khóc và bị Chị đánh đòn cho. Sau đó biết rồi, tôi nín khóc, im lặng trốn đâu đó, làm Chị không tìm ra được để đánh. Một lát Chị nguôi ngoai thì hết giận, cười xề xòa, không đánh nữa.

Chị rất tin Phật và thành tâm đối với Tam Bảo. Nhà gần Chủa nên Chị hay đi Chùa lễ Phật. Khi tôi lớn lên, biết tôi có học Phật Pháp, Chị hay hỏi về giáo lý nhà Phật như nhân quả, nghiệp báo, pháp môn niệm Phật. Chị nhân từ đức hạnh, tánh tình vui vẻ, khoan dung. Cả đời hiếu thảo và phụng dưỡng cha mẹ, thương yêu và chăm sóc các em và các cháu.

Sau năm 1975, Chị xin được một thằng con trai bị người ta bỏ ở bệnh viện đem về làm con nuôi và thương nó như con ruột. Nó cũng rất có hiều với Chị. Bây giờ, con trai Chị đã lập gia đình và có con cái với cuộc sống ổn định bên nhà. Lúc Chị mới xin đứa con nuôi này về nó vẫn còn đỏ hỏn, nghĩa là chỉ được mấy ngày tuổi. Vậy mà Chị tự nuôi nấng nó, pha sữa cho nó bú, nấu cháo đút cho nó ăn, tắm rửa, thay tã lót cho nó mỗi ngày. Ban đêm thì Chị thức khuya dậy sớm để chăm lo từng ly từng tí cho nó. Với một phụ nữ bình thường thì đây đã là việc không dễ, huống hồ Chị là người mẹ khuyết tật độc thân. Dĩ nhiên, cả nhà, mẹ và mấy anh chị em đều thương yêu chăm sóc cho đứa con nuôi của Chị, nhưng chính yếu vẫn là Chị lo.

Chị mất trong giấc ngủ, sáng ra người nhà mới biết. Đó là khoảng năm 2003, tôi không về quê nhà được để chịu tang. Tôi nhớ, hôm nghe tin từ nhà báo cho biết Chị qua đời, lòng tôi đau như dao cắt và thương nhớ Chị không thể tả. Ngoài cha mẹ có ơn sinh thành dưỡng dục, Chị là người mà cả đời tôi biết ơn nuôi nấng và chăm sóc.

Dường như cả nhà tôi, không ai xem và nghĩ Chị là người khuyết tật vì sinh hoạt thường ngày của Chị quá bình thường, bình thường đến mức mọi người trong nhà đều quên Chị là người “không thấy.”

Cả nhà tôi đều dùng chữ “không thấy” mỗi khi phải nói về sự khiếm thị của Chị. Dùng chữ “không thấy” để ám chỉ rằng Chị chỉ không thấy bằng mắt thường, nhưng thấy bằng con mắt thứ ba. Biết đâu con mắt thứ ba nhiều khi lại tinh tườngkỳ diệu hơn con mắt thịt bình thường.

Tháng Bảy Vu Lan, xin tưởng nhớ và biết ơn Chị. Cầu nguyện Chị luôn sinh vào cõi lành.

Nguồn:

https://thuvienhoasen.org/a28368/thang-bay-tuong-nho-nguoi-chi-co-con-mat-thu-ba

 

.... o ....

 

 

 

 





Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
15/08/2010(Xem: 124405)
05/08/2011(Xem: 80868)
18/08/2016(Xem: 9422)
10/10/2017(Xem: 10183)
Ăn thịt chó lâu lâu lại nổi lên như một vấn đề trọng đại của đất nước, kéo theo những cuộc biểu tình, phản đối làm đau đầu chính phủ. Và người ta đã xót xa, lên án những người hành hạ chó hay ăn thịt chó. Đặc biệt trong thế giới Tây Phương và Hoa Kỳ. Mới đây trong cuộc tranh luận với Bà Harris trên đài truyền hình ABC, Ô. Trump nói rằng di dân Haiti ở Tiểu Bang Ohio đã ăn thịt thú cưng (chó mèo) khiến gây phản ứng phẫn nộ, thậm chí dọa giết khiến cộng đồng ở đây vô cùng lo sợ. Thế nhưng theo sở cảnh sát Springfield, nguồn tin trên không có gì đáng tin cậy và không có chuyện thú cưng bị hại hay làm bị thương hay hành hạ bới người dân ở đây. Đấy người ta yêu thú vật như thế đó và sẵn sàng giết người, bạo động để bảo vệ thú vật.
Mới đây, 250 nhà hàng và quán ăn ở phố cổ Hà Nội đã ủng hộ việc không tiêu thụ thịt chó, mèo bằng cách dán các poster tại nhà hàng với thông điệp “Chó mèo là bạn, không phải là thức ăn. Chúng tôi không phục vụ thịt chó mèo tại đây”.
Tôi hôm nay hân hạnh được góp một vài ý kiến trong Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An, vị đạo sư đã khai sáng Bửu Sơn Kỳ Hương, một tôn giáo nội sinh trong lòng dân tộc và vì ngài có một thời gian cư trú ở Chùa Tây An (Thiền phái Lâm Tế) dưới chân núi Sam (Châu Đốc), nên vị đạo sư họ Đoàn được người dân một cách tôn kính gọi là Đức Phật Thầy Tây An. Từ gốc rễ đó, Phật Giáo Hòa Hảo do Đức Huỳnh Giáo Chủ sáng lập, thường được coi là sự kế thừa và phát triển của Bửu Sơn Kỳ Hương trong bối cảnh mới. Truyền thống Phật Giáo Hòa Hảo mỗi năm đều có Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An. Ngài đã từng được nhìn theo nhiều phương diện khác nhau. Nhưng hôm nay, tôi xin phép trình bày về một bản văn quan trọng do Đức Phật Thầy Tây An để lại. Đó là bài thơ Mười Điều Khuyến Tu.