NHƯ ĐÓA SEN HỒNG
Nhuận Hùng
Như Đóa Sen Hồng? Tại sao bài viết ai lại nêu ra tựa đề như thế? Không thể nói thẳng ra là hoa sen đẹp nhất có phải không các bạn trẻ ạ! Hoa sen có phải là hay ẻo lã uốn cong- phiêu bồng như áng mây xanh bềnh bồng trôi lững lờ trên không trung, thế nhỉ? Không phải thế, người viết muốn nhấn mạnh gì đây (Như đóa sen hồng) Tại sao và tại sao? Phải chi nên viết hẳn là hoa sen nở…! Ngụ ý muốn nói lên những gì ẩn tàng, phải không các bạn trẻ ạ! Từ từ chúng ta sẽ tìm hiểu rõ nguyên nhân.
Đúng vậy, xin thưa với các bạn trẻ ! Dù cao cao niên hay trẻ tuổi ai ai khi nhìn thấy hoa sen nở cũng đều trầm trồ khen ngợi cả? Trong ca dao Việt Nam rất dân dã:
“Trong đầm gì đẹp bằng sen , lá sen bông trắng (hồng) lại chen nhụy hồng.
Nhụy vàng bông trắng – lá xanh, gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”
Đúng thế, sen là một loài hoa cao quý nhất trong các loại hoa. Nào như: mẫu đơn – hoa lan – thượt dược- hoa hồng (đủ loại) cẩm chướng- ly ly – hoa sún vân vân và vân vân Còn nhiều loại hoa khác đáng kể nữa. Nhưng rốt lại hoa sen lại được sắp hạng thanh tao cao thượng. Được chọn làm nhiều biểu tượng về hoa sen. Chẳng hạng như tòa sen hồng Đức Từ Phụ - Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni, mà chúng ta thường thấy trong các ngôi chùa hoặc Tịnh Thất hay Thiền Viện ở khắp mọi nơi có người Việt sinh sống Chư Tăng -Ni họ tạo dựng lên để cho hàng Phật Tử đãnh lễ và chiêm bái cũng là nơi tôn nghiêm thờ phượng.
Nói đến hoa sen rất là dài dòng, phân tích tỷ mỹ từ biểu tượng cao cả cho đến bình dân hay dân dã. Công dụng của như thế nào, lá để làm gì, hạt sen để làm ẩm thực cho nhiều món ăn hay nấu chè cũng đặc biệt lắm… Tại sao sen phải trong trong bùn dơ mà vẫn được nhiều người chiêm ngưỡng. Không như những loài hoa kia trồng nơi cao ráo sạch sẽ chăm sóc kỹ lưỡng….!
Chia chẻ vào hoa sen tử hình dáng sen cho đến công dụng hầu như tất cả đều có ích cả cho người nông dân hay kẻ cao sang quyền quý đều mến chuộng hoa sen cả. Sen rất nơi nào bùn thật là dơ là sen sen nơi ấy rất tốt tươi. Ngụ ý rất là cao cả, tuy ở trong bùn nhơ nhớp bẩn thỉu mà khi sen vượt lên khỏi mặt nước đứng thẳng lên từ nụ nở hoa sen rất thơm ngát, thườn quý vị thấy sen trắng và sen hồng, nhưng còn còn nhiều loại sen khác nhau của các nước nữa v.v…
Đứng về mặt khảo cứu đặc tính của hoa sen, tôi rất thích đợi chờ và nắm bắt thời gian kỳ diệu. Nghĩa là tìm đủ yếu tố căn bản để cấu trúc tác phẩm và cống hiến đến tha nhân thưởng ngoạn. Có lẽ sắc màu và ngôn ngữ của loài sen chúng rất hãnh diện được các trường phái nghệ thuật đắc ý và chọn làm biểu tượng độc đáo. Nói đến tính chất phân loại, hoa sen có nhiều giống khác nhau tùy theo phong thổ của mỗi quốc gia. Cho dù sen trắng hay hồng, hương thơm chỉ có một mà thôi. Không biết đã có quốc gia nào chọn hoa sen làm biểu tượng quốc hoa?
Về đêm, nhất là những lúc sương mờ bàng bạc lãng đãng, thi nhân thả tâm hồn phiêu bồng trong khung trời tĩnh lặng sâu lắng giao cảm với thiên nhiên, hoa sen có thể là nguồn cảm hứng đầy sáng tạo trên dòng tâm thức tuyệt vời để thi nhân cảm xúc ý thơ. Giòng tâm thức nào mà không chứa chan kỳ vọng? Vẻ đẹp nào mà không phai tàn hương sắc?
Thời gian nào, mà không bỏ lại sau lưng những bao kỷ niệm đáng quý ? Tuy nhiên các bậc Thánh Hiền đã dùng biểu tượng hoa sen làm nền tảng đời sống tâm linh. Thiên thu trước và nghìn năm sau cũng thế, sự cảm nhận và trung hòa của bậc thầy minh triết lúc nào cũng mới tinh bằng cả nghị lực trí tuệ và dũng cảm. Đặc tính của hoa sen từ lúc tượng hình chớm nở gọi là tiếu, hàm tiếu đến mãn khai sống động tuyệt vời!
Riêng các trường phái phát triển đạo Phật đều dùng hoa sen làm biểu tượng cao quý. Khi Đức Phật còn tại thế hoa sen tạo thành câu chuyện thiền ý vị. Câu chuyện được ghi nhận:
“Một hôm Đức Phật xuất hiện trước đại chúng như thông lệ mỗi ngày thuyết pháp, hôm đó Đức Phật không nói gì hết, Ngài mặc nhiên lắng sâu thiền định. Đại chúng ngơ ngác đợi chờ lời pháp nhủ từ kim khẩu của Đức Thế Tôn. Đức Phật Ngài tiếp tục yên lặng…sau đó tay phải cầm một búp sen đưa lên trước mặt đại chúng mà không nói gì. Đại chúng lúc bấy giờ ngạc nhiên không biết hiện tượng gì khác thường. Trong lúc vắng lặng, Ngài Ca Diếp mỉm cười đáp lễ bằng trạng thái bình lặng. Đức Phật Ngài tuyên ngôn:
“Chánh pháp nhãn tạng
Niết Bàn diệu tâm
Thực tướng, vô tướng
Bất lập văn tự
Trực chỉ chân tâm
Kiến tánh thành Phật”
Truyền Ma Ha Ca Diếp Tôn Giả
Đại loại rằng:
(Chánh pháp chân truyền
Tuệ giác soi sáng,
Diệu tâm -Niết Bàn
Có tướng, không tướng
Chẳng dùng ngôn ngữ
Nhìn thẳng chân tâm
Thấy tánh thành Phật)
Truyền cho Ma Ha Ca Diếp làm tổ thứ nhất.
Câu chuyện thiền đã đặt lên tâm thức đại chúng mỗi người một dấu ấn kỳ diệu. Tâm đắc lãnh hội chân truyền (truyền tâm ấn) khai phóng tư duy đại chúng cho nguồn thiền ấy tuôn chảy suốt chiều dài lịch sử hơn 2556 năm. Dòng thiền sinh động bắt đầu từ một bông sen khai thị tuệ giác vô tiền khoáng hậu. Vì tính chất vô nhiễm qua biểu thị bông sen khi Đức Phật còn tại thế mãi về sau làm tòa ngồi tôn quý bậc thầy đại giác Thế Tôn. Vẻ đẹp tự nhiên của bông sen ở một thời điểm nào cũng đặc sắc. Những nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp họ hay chọn hoa sen đưa vào tác phẩm tạo lên sự rung cảm bắt mắt kỳ lạ tuyệt vời! Bông sen là loài hoa quý phái lung linh gợi cảm qua ống kính máy thu hình. Bông sen được nhiều danh họa phóng tác theo cảm hứng dung thông trực giác để làm giàu nền thi ca của nhân loại.
Đã vậy, sen nói về công dụng chúng ta ai cũng biết, từ lá sen cho đến hạt cho đến củ sen hoặc lá sen khô cũng đều có công dụng cả. Như các thi sĩ – văn nhân cũng đều ca tụng. Ngoài ra còn có những sản làm bằng nhựa hay vải giấy đều có thêu dệt hình hoa sen, lồng đèn trang trí v.v…
Tình cờ tôi lên trang nhà Phật Giáo có đọc được môt đoạn thơ của một tu sĩ rất tâm đắc với tâm hồn thi sĩ viết như sau:
Vịnh Cảnh Chùa Bảo Quang
(Bát vĩ đồng âm)
“Bảo Quang sen nở ngát hương thiền
Khách viếng lòng trong lặng đảo điên
Phật điện trang nghiêm chơn đạo hiện
Già lam tịch tĩnh diệu ân truyền
Trầm xông kệ nguyện sầu đau chuyển
Mõ nhịp kinh trì phúc hạnh chuyên
Lặng lẽ tăng nhân an trú thiện
Hồ trong cá lội rạng gương liên.”
Nam Mô A Di Đà Phật
Tu Viện An Lạc, California,
Đệ Tử- Trúc Nguyên-Thích Chúc Hiền - ( Kính đề)
Thật vậy, đứng trên bình diện khách quan nhìn nhận rõ vấn đề cảnh trí phiêu bồng – lãng đãng nơi chốn thiền môn. Hồ sen ở Bảo Quang tự thật tuyệt vời dưới lăng kính của nhiều nhiếp ảnh gia cũng những tao nhân mặc khách và cả Phật Tử đến viếng chùa, hồ sen ấy thu hút rất nhiều nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp và nhiều nhiếp ảnh nghiệp dư cả nam lẫn nữ đều thích chụp hoa sen, để làm nhiều tiêu đề ưa thích….! Vì vẻ đẹp của sen khác hẳn các loại hoa quý phái nọ!
Đúng điệu nhất, hoa sen vào buổi bình minh mặt trời ló dạng, là lúc chớm nở rất đẹp và tươi không vướng bận một chút bụi trần nào hết, sau một đêm dài hoa sen đã tỉnh. Lúc ấy toát lên vẻ đẹp thanh tao của hoa sen, ai thấy cũng ngưỡng mộ, vẻ đẹp thanh tao của hoa sen. Được biết hoa nở sẽ tàn nhưng ngược lại khi lá sen rơi rụng lại là một đài sen lộ ra cũng rất xinh xắn bên trong có những hạt sen non bụ bẫm trông thật dễ cảm. Khi sen tàn cũng có vẻ đẹp riêng của nó, không như những loại hoa khác.
Bởi vậy, sen còn được làm tiêu đề là “Diệu Pháp Liên Hoa” trong Kinh Pháp Hoa, nói đến sen cho hết nghĩa rất dài dòng ….!
Với tôi, ngôn ngữ, hương vị và sắc màu của hoa sen luôn được chiêm ngưỡng và cảm nhận sâu sắc bằng cả tâm hồn thanh cao huyền diệu tương đắc.
Tôi xin phép được khép lại bài viết này, ý còn dài nhưng tình đã…! Tạm mượn bài thơ của cố Hòa Thượng, thượng Quảng hạ Thanh tức nhà thơ Thanh Trí Cao chia sẻ cùng quý độc giả khắp nơi xa gần.
“Thời tiết lạnh sen ngủ
Giấc ngủ dài mùa Đông
Xuân đến sen thức giấc
Vươn mình đón nắng hồng
Thời tiết lạnh sen ngủ
Trong bùn lầy tối tăm
Ngày tháng buồn đến thế
Sen kể chuyện trăm năm
Vượt thoát khỏi mặt nước
Lá xanh niềm ước mơ
Ánh sáng và bóng tối
Có kẻ vẫn đợi chờ
Thời tiết vào nắng Hạ
Xôn xao lối đi qua
Tâm thức nào gối mộng
Sen hồng ta với ta
Bông sen hương ngọt ngào
Thi ca vượt đỉnh cao
Góc cạnh giọt ánh sáng
Ấn thiền ai truyền trao…”
(Thanh Trí Cao)
Kính chúc quý độc giả gần - xa khắp mọi nơi, một mùa Vu Lan – Báo Hiếu an lành, thân tâm an lạc nguyện cầu cữu huyền thất tổ và những oan gia trái chủ sớm được siêu thoát.
Nam Mô Đại Hiếu Mục Kiền Liên Bồ Tát.
Mùa Vu Lan PL-2568 -2024
Cali – Santa Ana Ngày 15/8/2024
Thích Nhuận Hùng