Chương Một Tìm Cầu Pháp

23/09/201012:00 SA(Xem: 16747)
Chương Một Tìm Cầu Pháp

CHƯƠNG MỘT
TÌM CẦU PHÁP

Bấy giờ Retchung hỏi, “Thưa lama, ngài nói đã làm những thiện hạnh, và không có những việc làm nào xứng đáng hơn hiến mình cho Pháp. Thưa Đạo sư, trước tiên thầy gặp giáo lý như thế nào ?” Và Bậc Tôn Quý tiếp tục như thế này :

Thầy ngập đầy hối hận cắn rứt vì cái ác thầy đã làm bằng huyền thuật. Sự mong mỏi giáo pháp của thầy ám ảnh thầy đến độ thầy quên cả ăn. Nếu thầy đi ra, thầy muốn ở nhà. Nếu thầy ở nhà, thầy muốn đi ra. Ban đêm giấc ngủ trốn đâu mất. Thầy không dám thổ lộ sự buồn rầu và mong cầu giải thoát của thầy với vị lama. Khi thầy hầu hạ vị lama, thầy tự hỏi không ngừng và tha thiết làm cách nào thầy có thể thực hành chánh pháp.

Vào thời gian đó, vị lama vẫn tiếp tục nhận những lương thực và những thứ cần thiết từ một chủ đất giàu có. Ông chủ đất này bị một bệnh rất nặng. Vị lama là người đầu tiên được mời đến chữa bệnh, và ba ngày sau ông trở về, im lặngthiểu não. Thầy hỏi ông, “Thưa đạo sư, tại sao thầy có khuôn mặt im lặngbuồn rầu ?”

Vị lama trả lời, “Mọi sự đều vô thường. Hôm qua người thí chủ rất tốt của ta đã chết. Bởi thế vòng sanh tử làm lòng ta nặng trĩu. Nhưng trên hết là ta đã già rồi. Và thế mà từ thời trai trẻ răng trắng tinh cho đến tuổi già tóc bạc, ta đã chỉ làm hại nhiều chúng sanh bằng tà chú, huyền thuật và mưa đá. Con cũng vậy, dù còn nhỏ, mà đã tích tập những tội ác của huyền thuật và mưa đá. Những tội lỗi đó cũng đổ lên đầu ta nữa.”

Thầy hỏi, “Thầy không có cách nào giúp đỡ những nạn nhân ấy đạt đến những cõi cao hơn và đạt được giải thoát sao ?”

Vị lama trả lời, “Tất cả chúng sanh đều có Phật tánh. Ta biết một cách lý thuyết làm sao để dẫn dắt họ đến những cõi cao hơn và đến giải thoát, nhưng khi những duyên khởi lên khảo hạch sự tu chứng thực sự của ta, ta chỉ còn nhớ những chữ và ý niệm. Ta không tự tin vào khả năng của ta có thể giúp đỡ được chúng sanh. Nhưng bây giờ ta sắp đi thực hành Pháp để có thể gặp gỡ bất kỳ hoàn cảnh nào sanh khởi. Hoặc là con ở đây hướng dẫn cho các đệ tử của ta để ta chuyên cần vào việc thực hành đưa đến những cõi cao hơn và giải thoát, hay con phải tự mình thực hành Pháp và giúp đỡ chúng ta, tất cả đều thành tựu những cõi cao hơn và giải thoát. Trong thời gian ấy ta sẽ cung cấp cho con một lương thực con cần.”

Như thế là ý nguyện của thầy đã được đáp ứng và thầy trả lời rằng thầy muốn tự mình thực hành Pháp.

“Tốt lắm, vậy thì bởi vì con còn trẻ, vì sự nhiệt thành và niềm tin của con rất lớn lao, con hãy thực hành cái thanh tịnh nhất của tất cả giáo pháp.”

Và ông cho thầy một con trâu yak với vải len từ Yarlung.

Rồi ông nói với thầy, “Trong làng Nar miền Tsangrong, có một lama tên là Rongton Lhaga (Niềm Vui của chư Thiên). Hiểu biết của ngài về Đại Toàn Thiện (Dzogchen) đã đưa ngài đến mục đích. Hãy đi đến đó và có giáo lý ấy được giải thích cho con và hãy tịnh hóa chính con.”

Theo lời dạy của vị lama, thầy đến Nar miền Tsangrong và hỏi thăm.

Người vợ của lama và vài nhà sư ở đó nói với thầy, “Đây là tu viện chính, nhưng Lama Rongton Lhaga không có ở đây lúc này. Ngài đang ở tu viện con trên núi Nyang Thượng.”

“Tốt lắm, thầy nói, tôi là một sứ giả do Lama Yungton Trošgyel gởi đến. Hãy giúp tôi tìm ra lama của các ông.”

Thầy kể cho họ tất cả câu chuyện của thầy. Vợ vị lama nhờ một nhà sư dẫn thầy đến vị lama, và thầy gặp ngài ở Rinang vùng Nyang Thượng. Thầy biếu ngài con trâu yak và vải len.

Sau khi đảnh lễ, thầy nói, “Người đến với ngài là một kẻ đại tội lỗi. Xin ban cho con giáo pháp sẽ giải thoát con khỏi vòng sanh tử luân hồi ngay trong đời này.”

Vị lama trả lời, “Giáo Pháp Đại Toàn Thiện này,(1) dẫn người ta toàn thiện ở gốc, toàn thiện ở ngọn và toàn thiện nơi quả của sự thành tựu. Thiền định về nó ban ngày bèn là Phật trong một ngày. Thiền định về nó ban đêm bèn là Phật trong một đêm. Đối với người nào phước đức với nghiệp tốt, họ chỉ may mắn nghe được nó, không thiền định về nó, giáo pháp hoan hỷ này chắc chắnphương tiện của giải thoát cho họ. Đấy là tại sao ta muốn truyền nó cho ngươi.”

Và vị lama ban cho thầy sự nhập môngiáo huấn.

Bấy giờ thầy nghĩ, “Trong quá khứ, ta đã đạt được những kết quả lớn lao về chú thuật trong mười bốn ngày. Bảy ngày nữa là đủ thành tựu mưa đá. Nhưng đây là một pháp môn đạt đến giác ngộ còn dễ hơn cả làm mưa đá hay huyền thuật gây chết chóc. Nếu ta thiền định nó vào ban đêm ta sẽ được tịnh hóa trong một đêm, nếu ta thiền định nó vào ban ngày ta sẽ được tịnh hóa trong một ngày. Nhờ sự gặp gỡ giáo pháp này, ta cũng đã trở thành một trong những Bồ tát phước đức mà chỉ nghe giáo pháp là đủ giải thoát, thậm chí không cần thiền định về nó.” Hoan hỷthắng lợisuy nghĩ theo cách đó, không cần thiền định, thầy dùng thì giờ để ngủ. Thế là thầy để đạo Phật một bên và thân phận con người một bên, và sau vài ngày, vị lama nói với thầy, “Ban đầu khi lễ ta, con nói là con đến như một người đại tội lỗi. Điều đó hoàn toàn đúng. Tự hào về giáo pháp của ta, ta đã nói cho con quá sớm. Ta không thể dẫn dắt con đến giải thoát. Hãy đến tu viện Drowo Lung (Thung Lũng Gỗ Bu Lô) trong tỉnh Lhobrak miền nam. Ở đó có Marpa nổi tiếng, đệ tử trực tiếp của Đại Đạo Sư Naropa Ấn Độ, vị thánh của dòng Mật thừa tân phái và là vua của các nhà dịch giả, người không ai sánh nổi trong ba cõi. Con và ngài đã có những mối liên kết nghiệp trong quá khứ. Đó là tại sao con phải đi đến ngài.”

Vừa mới nghe tên Marpa Dịch Giả thầy đã tràn ngập một hạnh phúc không thể diễn tả. Trong niềm vui, mỗi một sợi lông tóc trên thân thể thầy đều rung động. Thầy nức nở với sự tôn thờ nồng nhiệt. Khóa kín toàn bộ tâm thức thầy trong chỉ một tư tưởng, thầy ra đi với lương thực và một cuốn sách. Không xao lãng bằng tư tưởng nào khác, thầy không ngừng tự hỏi, “Bao giờ ? Bao giờ tôi sẽ diện đối diện với vị lama ?”

Đêm trước khi thầy đến Drowo Lung, Marpa thấy Đại Đạo Sư Naropa trong một giấc mộng. Đức Naropa ban phước cho ngài, đưa cho ngài một chày kim cương năm ngạnh bằng đá da trời hơi hoen ố. Cùng lúc Naropa đưa cho ngài một bình bằng vàng chứa đầy cam lồ và nói với ngài, “Với nước trong bình này hãy rửa sạch cái dơ bẩn của chày kim cương, rồi treo nó lên đỉnh ngọn cờ chiến thắng.(2) Điều này sẽ làm hài lòng chư Phật quá khứ và làm cho tất cả chúng sanh hạnh phúc, như thế là làm tròn mục đích của con và của những người khác.”

Rồi Naropa biến mất. Theo những giáo huấn của Đạo sư mình, Marpa rửa chày kim cương với nước trong bình, và treo nó lên đỉnh ngọn cờ chiến thắng. Bấy giờ sự rực rỡ của chày kim cương này làm ngời sáng toàn thể vũ trụ. Tức thì chúng sanh trong sáu nẻo, ngạc nhiên vì ánh sáng chiếu tới, được giải thoát khỏi đau buồn và ngập đầy hạnh phúc. Họ sẽ lạy và quy hướng về Marpa Tôn Quý và ngọn cờ chiến thắng của ngài, ngọn cờ này được chư Phật quá khứ thụ phong.

Ngạc nhiên về giấc mơ này, Marpa thức dậy. Ngài tràn đầy niềm vui và thương yêu. Vào lúc đó, vợ ngài đến để dọn cho ngài thức uống nóng buổi sáng và bà nói, “Ôi, Lama, hồi hôm tôi có một giấc mơ. Hai người đàn bà nói là họ đến từ Ugyen phía bắc, mang theo cái tháp đựng xá lợi bằng pha lê. Tháp này có một số dơ bẩn trên mặt. Và hai người đàn bà nói, “Naropa bảo lama cử hành lễ chú nguyện thụ phong cho cái tháp và đặt nó trên đỉnh một ngọn núi.” Rồi chính ông kêu lên, “Dù Đạo sư Naropa đã ban phước thụ phong cho cái tháp này, ta phải vâng lời chỉ bảo của ngài.” Và ông rửa cái tháp bằng nước tẩy tịnh trong cái bình và thực hiện lễ thụ phong. Sau đó ông đặt nó lên đỉnh núi, nó phát ra vô số tia sáng chói như mặt trờimặt trăng và phóng chiếu ra nhiều phiên bản của chính nó trên những đỉnh núi. Và hai người đàn bà trông giữ cho những cái tháp ấy. Đó là giấc mộng của tôi. Nó có nghĩa gì ?”

Marpa thầm nghĩ, “Hai giấc mơ này rất tương hợp”, và lòng ngài tràn đầy niềm vui cực kỳ, nhưng với vợ ngài chỉ nói, “Tôi không biết ý nghĩa bởi vì những giấc mơ ấy không có nguồn gốc. Bây giờ tôi sắp đi cày miếng ruộng gần đường. Hãy sửa soạn giùm.”

Vợ ngài trả lời, “Nhưng đó là công việc của những người làm nông. Nếu ông, một đại lama, mà làm việc ấy thì mọi người sẽ cười chúng ta. Bởi thế, tôi xin ông đừng đi.”

Vị lama chẳng chú ý đến bà. “Đem cho tôi nhiều bia”, ngài nói. Và ngài lấy ra một vại đầy, nói thêm, “Tôi sẽ uống bia này. Hãy đem thêm nữa cho một người khách.”

Ngài cầm một vại đầy khác, và ra đi. Khi đến cánh đồng, ngài chôn nó xuống đất và phủ nón lên. Rồi khi đang cày miếng đất, ngài trông ra đường. Và uống phần bia, ngài chờ đợi.

Trong thời gian đó thầy đang trên đường. Khởi hành từ phần thấp xứ Lhobrak (Vách Đá Phía Nam), thầy bắt đầu hỏi mọi người qua đường Marpa Đại Dịch Giả sống ở đâu. Nhưng không có ai biết ngài. Khi thầy đến khoảng đèo từ đó người ta có thể thấy tu viện Drowo Lung, thầy đặt cùng câu hỏi với một người đang đi qua.

Ông trả lời, “Chắc chắn có một người tên là Marpa. Nhưng không có ai là Marpa Đại Dịch Giả.”

Thế thì Drowo Lung ở đâu ?”
Ông chỉ nó và tôi hỏi lại, “Ai sống trong Drowo Lung ?”
“Người tên Marpa sống ở đó.”
“Và ông ta có tên gì khác không ?”
Có người gọi ông là Lama Marpa.”
“Vậy thì đó đúng là chỗ vị lama ấy sống. Và cái đèo này gọi là gì ?”
“Nó có tên là Chola Gang (Sống Đất của Đạo).”

Thầy tiếp tục con đường, và vẫn hỏi tiếp. Có nhiều người chăn cừu và thầy hỏi họ. Người già nhất trả lời họ không biết. Trong bọn họ có một đứa nhỏ vẻ mặt đáng yêu, tóc chải dầu, quần áo tươm tất, nói rằng, “Chắc anh muốn nói đến cha tôi ? Nếu thế thì cha tôi dùng tất cả tài sản để mua vàng và đi Ấn Độ. Ông đem về nhiều sách trang hoàng với đá quý. Thường thường ông không làm việc, nhưng hôm nay ông đang cày trên đồng.”

Thầy thầm nghĩ, “Đứa bé này nói có vẻ như là vị lama, nhưng một đại lama đi cày ruộng ư ?” Và thầy tiếp tục con đường.

Ở bên đường, một nhà sư cao lớn, mập mạp, với đôi mắt lớn và trông có vẻ uy nghiêm, đang cày ruộng. Vừa mới thấy ông, thầy tràn đầy niềm vui không thể thốt nên lời và an lạc không thể tưởng. Sửng sốt một chốc lát vì sự nhìn thấy này, thầy như bất động. Rồi thầy nói, “Thưa Đạo sư, con có nghe rằng Marpa Dịch Giả, đệ tử nối pháp của Naropa vinh quang, ở trong vùng này. Nhà vị ấy ở đâu ?” Ông nhìn thầy từ đầu đến chân một hồi lâu. Rồi ông nói, “Ngươi là ai ?”

Thầy trả lời, “Con là một người đại tội lỗi và con đến từ Tsang Thượng. Nghe đại danh của Marpa, con đến cầu xin giáo pháp của ngài.”

“Tốt lắm, ta sẽ sắp xếp cho anh gặp Marpa. Trong khi đó, hãy cày ruộng đi.”

Ông lấy vại bia từ dưới đất có phủ nón và đưa cho thầy. Bia này tươi mát và rất ngon.

“Làm mạnh mẽ lên”, ông nói thêm rồi bỏ đi.

Uống xong phần bia còn lại, thầy làm việc hăng hái. Sau một lúc đứa trẻ hồi nãy đã chỉ dẫn cho thầy đến tìm thầy.

Thầy rất vui mừng khi nó nói, “Anh hãy về nhà và hầu hạ lama.”

Vì nó nôn nóng giới thiệu thầy với lama, thầy nói, “Anh còn làm cho xong công việc này đã.” Rồi thầy cày hết phần còn lại. Vì miếng ruộng ấy là cơ hội cho sự gặp gỡ của thầy với lama, thầy gọi nó là Tušhngken (Thửa Ruộng Cơ Hội). Vào mùa hè con đường mòn chạy dọc bờ ruộng, nhưng về mùa đông nó đi xuyên qua.

Thầy theo cậu bé về nhà. Cũng nhà sư hồi nãy thầy đã gặp đang ngồi trên hai tấm đệm phủ thảm với một cái gối sau lưng. Ngài đã lau mặt nhưng lông mày, mũi, và râu còn dính bụi và ngài đang dùng bữa ăn.

Thầy nghĩ, “Đây là nhà sư hồi nãy. Vậy thì vị lama ở đâu ?” Bấy giờ nhà sư nói, “Hẳn nhiên là con không biết ta. Ta là Marpa. Hãy lạy đi !”

Thầy vội đảnh lễ dưới chân ngài. “Lama Rinpoche,(3) con là một kẻ đại tội lỗi từ miền tây Tây Tạng. Con dâng cúng ngài thân, khẩu, tâm của con. Xin thầy ban cho con thực phẩm, quần áo và giáo pháp. Xin thầy dạy cho con con đường đưa đến Giác Ngộ trong hiện đời này.”

Lama trả lời, “Ta không muốn nghe ba cái chuyện mê sảng của ngươi về việc ngươi là một kẻ đại tội lỗi. Ta chưa hề khiến ngươi phạm vào một tội lỗi nào. Vậy thì ngươi đã phạm tội gì ?”

Bây giờ thầy phát lồ đầy đủ những tội ác của thầy trong đời. Lama nói với thầy, “Thế đấy, ngươi đã làm tất cả các thứ đó. Dù sao, ngươi dâng cúng thân, khẩu, tâm của ngươi là tốt. Nhưng ta sẽ không cho ngươi thức ăn, quần áo và cả giáo pháp. Ta sẽ cho ngươi thức ăn, quần áo nhưng giáo pháp thì ngươi phải cầu ở nơi khác. Hay, nếu ta cho ngươi giáo pháp, thì hãy tìm ở chỗ khác thực phẩm và áo quần. Hãy chọn giữa hai cái đó. Nhưng nếu ngươi chọn Pháp, thì việc ngươi có đạt đến Giác Ngộ trong đời này hay không, tất cả sẽ chỉ tùy thuộc vào nỗ lực riêng của ngươi.”

Thầy trả lời, “Bạch Thầy, con đến với thầy là vì Pháp, cho nên con sẽ kiếm thức ăn và quần áo ở nơi khác.”

Khi thầy đặt cuốn sách trong phòng thờ của ngài, ngài nói, “Hãy đem cuốn sách bẩn thỉu đó đi ; nó làm ô uế những đồ thờ cúngbàn thờ của ta.”

Thầy nghĩ, “Ngài làm như vậy vì cuốn sách của mình có nhuốm mùi hắc thuật.”

Cẩn thận, thầy đem nó đi. Thầy ở lại với Marpa thêm vài ngày nữa. Vợ ngài lama cho thầy những bữa ăn ngon.

Milarepa nói như thế. Đó là cách ngài gặp Đạo sư của mình. Đây là chương thứ nhất diễn tả những thiện hạnh của ngài.

 

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
08/08/2010(Xem: 108909)
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?