Đức Dhakpa Tulku Rinpoche

01/10/201012:00 SA(Xem: 13967)
Đức Dhakpa Tulku Rinpoche

Đức Dhakpa Tulku Rinpoche
Nguyên tác: “Venerable Dhakpa Tulku Rinpoche”

Bản dịch Việt ngữ của Thanh Liên

 

 

Đức Dhakpa Tulku Rinpoche được xác nhậnhóa thân của Gaden Tripa (1) Lobsang Dhargye Rinpoche thứ 49 – vị lãnh đạo truyền thống Geluk của Phật giáo Tây Tạng

Thân mẫu ngài là Shelo Dolma đã hạ sinh ngài năm 1926 tại Kongpo, miền nam Tây Tạng. Khi ngài được năm tuổi, Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 13 đã xác nhận ngài là hóa thân của Gaden Tripa Lobsang Dhargye Rinpoche thứ 49. Sau khi được xác nhận không lâu, ngài được đưa tới Lhasa để làm lễ đăng quang, có cha mẹ và những vị trợ tá trong đời trước của ngài đi cùng. 

Sau đó ngài trở về Tu viện riêng Dhakpa Namdol Ling ở Meldro Gungkar, phía bắc Lhasa, ở đó ngài nhận những giới nguyện Sa Di và bắt đầu học thuộc lòng những bài cầu nguyện đầu tiên của ngài. Khi Dhakpa Rinpoche được mười tuổi, ngài tới Học viện Sera Mey và trải qua mười sáu năm ở đó để nghiên cứu triết học Phật giáo. Năm 26 tuổi, ngài thành công trong kỳ khảo sát Geshe và nhận thứ hạng cao nhất là Lharampa Geshe. Năm 1952, Rinpoche vào Học viện Mật thừa Gyuto và trải qua bảy năm nghiên cứu toàn bộ các nghi lễ Mật thừa, nhận thứ hạng Ngagrampa trong các Nghiên cứu Mật thừa. Ngài tới Ấn Độ năm 1959. 

Năm 1962, Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 chỉ định Đức Dhakpa Rinpoche là Tu viện trưởng Tu viện Sera Mey, Tu viện trưởng đầu tiên của Tu viện Sera Mey ở hải ngoại. Rinpoche đảm nhiệm chức vụ Tu viện trưởng trong ba năm nhưng bởi sức khỏe không tốt nên ngài đã rời Tu viện và tới miền đông bắc Ấn Độ để điều trị tại Kalimpong. Trong thời gian ở Kalimpong, nhiều người Tây Tạng ở địa phương đã tạo được mối nối kết chặt chẽ với Rinpoche nhờ những giáo lýgia hộ tâm linh của ngài. Cho tới năm 1990 Rinpoche đã sống một cuộc đời hết sức trầm lặng ở Kalimpong và dùng hầu hết thời gian để nhập thấtthiền định. Mặc dù Rinpoche là một trong những vị Thầy tâm linh cao quý và quan trọng nhất sống ở Ấn Độ, nhưng bởi bản tánh khiêm tốn và những thực hành cá nhân của ngài nên ngài ít được bên ngoài biết tới. Tuy nhiên, trong thực tế ngài là một trong những vị Thầy vô cùng hiếm hoi hộ trì các giáo lý từ những dòng truyền thừa bí mật, quan trọng và quý báu bậc nhất mà ngài đã nhận lãnh từ Pabongka Rinpoche và nhiều Lạt ma hóa thân chứng ngộ cao cấp khác ở Tây Tạng. Trong suốt đời ngài, Rinpoche đã tích cực tìm kiếm giáo lý từ các Đạo sư tâm linh của những truyền thống Phật giáo Tây Tạng khác, khiến cho sự hiểu biếtgiáo lý của ngài càng thêm phong phú. Hiện tại, ngài đang trao truyền tất cả những giáo lý bí mật này cho các Lạt ma và Geshe trẻ tuổi trước khi ngài quá già. Vì thế, Rinpoche được khẩn cầu trao truyền tất cả những giáo lý và những nhập môn Mật thừa khác cho các Rinpoche trẻ ở Tu viện Sera Mey, là nơi ngài an cư ba tháng mỗi mùa đông. Đức Đạt Lai Lạt Ma đã tán thán Dhakpa Rinpoche về sự dâng hiến các thực hànhbố thí Pháp của ngài.

Nguyên tác: “Venerable Dhakpa Tulku Rinpoche”
http://www.fpmt.org/teachers/lineage_lamas/dhakpa_rinpoche.asp

Chú thích: 
(1) Gaden Tripa: vị Hộ trì Pháp tòa Gaden, người lãnh đạo truyền thống Geluk của Phật giáo Tây Tạng

Bản dịch Việt ngữ của Thanh Liên

 





Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
08/08/2010(Xem: 110022)
Ăn thịt chó lâu lâu lại nổi lên như một vấn đề trọng đại của đất nước, kéo theo những cuộc biểu tình, phản đối làm đau đầu chính phủ. Và người ta đã xót xa, lên án những người hành hạ chó hay ăn thịt chó. Đặc biệt trong thế giới Tây Phương và Hoa Kỳ. Mới đây trong cuộc tranh luận với Bà Harris trên đài truyền hình ABC, Ô. Trump nói rằng di dân Haiti ở Tiểu Bang Ohio đã ăn thịt thú cưng (chó mèo) khiến gây phản ứng phẫn nộ, thậm chí dọa giết khiến cộng đồng ở đây vô cùng lo sợ. Thế nhưng theo sở cảnh sát Springfield, nguồn tin trên không có gì đáng tin cậy và không có chuyện thú cưng bị hại hay làm bị thương hay hành hạ bới người dân ở đây. Đấy người ta yêu thú vật như thế đó và sẵn sàng giết người, bạo động để bảo vệ thú vật.
Mới đây, 250 nhà hàng và quán ăn ở phố cổ Hà Nội đã ủng hộ việc không tiêu thụ thịt chó, mèo bằng cách dán các poster tại nhà hàng với thông điệp “Chó mèo là bạn, không phải là thức ăn. Chúng tôi không phục vụ thịt chó mèo tại đây”.
Tôi hôm nay hân hạnh được góp một vài ý kiến trong Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An, vị đạo sư đã khai sáng Bửu Sơn Kỳ Hương, một tôn giáo nội sinh trong lòng dân tộc và vì ngài có một thời gian cư trú ở Chùa Tây An (Thiền phái Lâm Tế) dưới chân núi Sam (Châu Đốc), nên vị đạo sư họ Đoàn được người dân một cách tôn kính gọi là Đức Phật Thầy Tây An. Từ gốc rễ đó, Phật Giáo Hòa Hảo do Đức Huỳnh Giáo Chủ sáng lập, thường được coi là sự kế thừa và phát triển của Bửu Sơn Kỳ Hương trong bối cảnh mới. Truyền thống Phật Giáo Hòa Hảo mỗi năm đều có Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An. Ngài đã từng được nhìn theo nhiều phương diện khác nhau. Nhưng hôm nay, tôi xin phép trình bày về một bản văn quan trọng do Đức Phật Thầy Tây An để lại. Đó là bài thơ Mười Điều Khuyến Tu.