Chương Ii - Chính Văn

02/10/201012:00 SA(Xem: 17318)
Chương Ii - Chính Văn

PHÁP TU QUAN ÂM
PHƯƠNG PHÁP BÍ TRUYỀN CỦA MẬT TÔNG TÂY TẠNG
Tác Giả: Tangtong Gyalbo - Dịch Giả: Thích Viên Lý
Viện Triết Lý Việt NamTriết Học Thế Giới xuất bản 2001

CHƯƠNG II
CHÍNH VĂN: 

Pháp tu “Quán Tưởng Thiền Định
Cho Tất Cả Chúng Sinh
Trong Suốt Cõi Không Gian”
Quán Âm Quán Tưởng này được
Truyền thừa trực tiếp bởi
Đạo Sư Thánh Tăng Tangtong Gyalbo. 

 

(1) – QUY Y

(Quy y Phật, Pháp và Thánh Tăng
Cho đến khi con thành chánh giác.
Nguyện các công đức con tạo được
Như Bố thí, Trì giới vân vân...
Khiến con thành Phật để độ sinh).

(2) – Chúng con, chúng sanh...đầy hư khôngg
Đảnh đầu đều có hoa sen trắng
Và vầng trăng, hiện mật từ HRÌH (đọc là PHI)
Đấng Chí Tôn Thánh Giả Quán Thế Âm
Khiết bạch quang minh rực năm màu
Mỉm cười bi mẫn nhìn sanh chúng
(Ngài có bốn tay thật nhiệm mầu)

Hai tay trong bốn, trên chắp lại
Hai tay phía dưới của Ngài cầm
Đóa hoa sen trắng, chuỗi pha lê
Lụa, châu trang sức nghiêm Thánh thể
Choàng ngực da nai, đội bảo quan
Trên mão có Phật A Di Đà
Đang ngồi trong thế già phu tọa (Kim Cang)
Vầng nguyệt sau lưng thanh tịnh soi
Ngài là Chơn tánh, là Diệu thể
Tất cả nương về để quy y.

(3) – Hãy quán tưởng, tưởng tượng rằng mình và tất cả chúng sinh đều cùng nhau khẩn nguyện tụng kinh:

Nay con đảnh lễ Quán Thế Âm
Bậc thánh hoàn toàn không khuyết vọng
Thân báu thanh tịnh suốt một màu
Đỉnh đầu nghiêm sức Viên Mãn Phật
Bi mẫn từ tâm nhìn chúng sanh 

(Tụng 3 hoặc 7 lần, tụng càng nhiều càng tốt)

(4) – Rốt ráo như thế nhất tâm cầu
Bậc thánh thân báu chiếu quang huy
Tận trừ vọng tưởngnghiệp chướng
Ngoại cảnh biến thành Cực Lạc Ban
Chúng sanh thân khẩu ý ba nghiệp
Đều thành Thân Khẩu Ý Quán Âm
Thinh, sắc, pháp, trần, thảy thành không
Tất cả chỉ là vô phân biệt.

[Đang khi quán tưởng như thế nên tụng lục Tự Chơn Ngôn: Án Ma Ni Bát Di Hồng (Om Mani Padme Hùm)]

(5) – Xong, hành giả hãy nhập vào Phản Quang Tự Tánh vô niệm tức là không có ý niệm gì cả trong bất cứ ba vòng luân khởi nào (Tam Luân) (không có tác giả, thọ giảsở tác nghiệp)

(6) – Đứng Dậy:

Sắc tướng của con và mọi người
Hiện là thánh thể của Quán Âm
Tất cả âm thanh đều biến thành
Âm điệu của Chú Lục Tự Minh
Tư tưởng của con và mọi người
Hiện là trung tâm của Đại Trí
Xin nguyện từ nơi công đức này
Con được chóng thành Quán Thế Âm
Độ khắp chúng sanh không phân biệt
Thẳng vào cảnh giới của Chân Như

(Nguyện đem công đức này,
hướng về khắp tất cả,
đệ tửchúng sanh
đều trọn thành giác đạo)




Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
08/08/2010(Xem: 109920)
Tôi hôm nay hân hạnh được góp một vài ý kiến trong Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An, vị đạo sư đã khai sáng Bửu Sơn Kỳ Hương, một tôn giáo nội sinh trong lòng dân tộc và vì ngài có một thời gian cư trú ở Chùa Tây An (Thiền phái Lâm Tế) dưới chân núi Sam (Châu Đốc), nên vị đạo sư họ Đoàn được người dân một cách tôn kính gọi là Đức Phật Thầy Tây An. Từ gốc rễ đó, Phật Giáo Hòa Hảo do Đức Huỳnh Giáo Chủ sáng lập, thường được coi là sự kế thừa và phát triển của Bửu Sơn Kỳ Hương trong bối cảnh mới. Truyền thống Phật Giáo Hòa Hảo mỗi năm đều có Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An. Ngài đã từng được nhìn theo nhiều phương diện khác nhau. Nhưng hôm nay, tôi xin phép trình bày về một bản văn quan trọng do Đức Phật Thầy Tây An để lại. Đó là bài thơ Mười Điều Khuyến Tu.
Nam Mô Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn Quán Thế Âm Bồ Tát Tâm thư KHẨN THIẾT KÊU GỌI cứu trợ đồng bào nạn nhân bão lụt Miền Bắc VN Một đồng.. giữa lúc nguy nan Hơn giúp bạc triệu lúc đang yên bình.. Bão giông tan tác quê mình.. Ơi người con Việt đoái nhìn, sẻ chia.... Như Nhiên- Thích Tánh Tuệ
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :