- Mục Lục
- Lời Giới Thiệu
- Đôi Nét Về Ngài Pabongka Rinpoche
- Lời Dẫn Nhập Của Trijang Rinpoche
- Phần Một Những Chuẩn Bị Sơ Khởi Ngày Thứ Nhất
- Phần Một Những Chuẩn Bị Sơ Khởi Ngày Thứ Hai
- Phần Một Những Chuẩn Bị Sơ Khởi Ngày Thứ Ba
- Phần Hai Những Nghi Thức Chuẩn Bị Ngày Thứ Tư
- Phần Hai Những Nghi Thức Chuẩn Bị Ngày Thứ Năm
- Phần Hai Những Nghi Thức Chuẩn Bị Ngày Thứ Sáu
- Phần Ba Nền Tảng Của Đạo Lộ Ngày Thứ Bảy
- Phần Ba Nền Tảng Của Đạo Lộ Ngày Thứ Tám
- Phần Ba Nền Tảng Của Đạo Lộ Ngày Thứ Chín
- Phần Ba Nền Tảng Của Đạo Lộ Ngày Thứ Mười
- Phần Ba Nền Tảng Của Đạo Lộ Ngày Mười Một
- Phần Ba Nền Tảng Của Đạo Lộ Ngày Mười Hai
- Phần Ba Nền Tảng Của Đạo Lộ Ngày Mười Ba
- Phần Bốn Phạm Vi Trung Bình Ngày Mười Bốn
- Phần Bốn Phạm Vi Trung Bình Ngày Mười Lăm
- Phần Năm Phạm Vi Lớn Ngày Mười Sáu
- Phần Năm Phạm Vi Lớn Ngày Mười Bảy
- Phần Năm Phạm Vi Lớn Ngày Mười Tám
- Phần Năm Phạm Vi Lớn Ngày Mười Chín
- Phần Năm Phạm Vi Lớn Ngày Hai Mươi
- Phần Năm Phạm Vi Lớn Ngày Hai Mươi Mốt
- Phần Năm Phạm Vi Lớn Ngày Hai Mươi Hai
- Phần Năm Phạm Vi Lớn Ngày Hai Mươi Ba
- Phần Năm Phạm Vi Lớn Ngày Hai Mươi Bốn
- Lời Cuối Trang Sách Của Trijang Rinpoche
- Phụ Lục 3 Ba Nòng Cốt Của Đạo Lộ
- Phụ Lục 4 Trang Hoàng Yết Hầu Những Người May Mắn
- Phụ Lục 5 Pháp Luyện Tâm Bảy Điểm
PHẦN MỘT
NHỮNG CHUẨN
BỊ SƠ KHỞI
NGÀY THỨ BA
Shàntideva đã nói:
Tôi đã được tái sanh làm
thân người thuận lợi
Cái thân
người khó được,
Có thể giúp
ta hoàn thành những mục tiêu
Nếu tôi
không rút lợi lạc từ thân này
Thì làm sao
tôi có hy vọng được thừa hưởng
Một sự tái
sinh thuần tịnh như thế này trở lại?
Nói cách khác, bây giờ khi ta đã được thân người thuận lợi, thì không nên chỉ ham muốn những hạnh phúc thế gian. Cũng không nên chỉ chuyên lo hàng phục kẻ thù, che chở người thân, vân vân; cả đến những thú vật cũng có thể làm những chuyện này. Nếu ta không dùng thời gian còn lại của mình trên đời để thực hành một pháp - một điều chắc chắn lợi lạc cho những đời sau của ta, và khiến ta khác với súc vật - thì thật khó cho chúng ta có những tái sinh như thế này trong tương lai. Bây giờ, một khi ta đã được thân người, thì chúng ta phải thận trọng.
Muốn làm lợi lạc cho những đời sau chúng ta phải thực hành pháp này, nghĩa là những giai đoạn trên đường đến giác ngộ. Bởi thế bạn phải lấy bồ đề tâm làm động lực tu hành, và khởi tâm: “Tôi sẽ đạt thành Phật quả vì lợi lạc tất cả hữu tình. Bởi thế tôi sẽ lắng nghe giáo lý sâu xa này về những giai đoạn của con đường đến giác ngộ, và thực hành đúng theo đó.” Chỉ sau khi khởi tâm như vậy rồi các bạn mới nên lắng nghe.
Pháp mà bạn sắp nghe là gì? Đó là pháp Đại thừa, Pháp đưa những người may mắn đến quả vị Phật.
(Rồi Kyabje Pabongka Rinpoche tiếp tục nói một mạch như hôm qua. Ngài tóm tắt bốn tiêu đề mà ngài đã nói, rút về một tiêu đề duy nhất là: “Bài giảng về những Chặng Đường Đến Giác Ngộ.” Mặc dù hôm qua chúng tôi đã nghe qua tiêu đề thứ nhất trong bốn tiêu đề, hôm nay ngài cũng nhắc nhở lại rằng giáo lý này được truyền xuống từ đức Thích Ca bậc đạo sư của chúng ta. Ngài cũng nhắc lại rằng rất lâu về sau, nền giáo lý này mới có nhiều hình thức khác nhau, như Lam-rim, những giai đoạn của giáo lý, vân vân. Nhưng tất cả những hình thức giáo lý này đều lấy Ngọn Đèn Soi Đường làm bản kinh gốc. Điều này được đề cập chi tiết trong những tiểu sử trong các bậc thầy trong những hệ phái Lam-rim.
Sau khi tóm tắt như thế, ngài nói tiếp:
Hôm nay tôi sẽ giảng tiêu đề thứ hai:
II. TÍNH CÁCH VĨ ĐẠI CỦA PHÁP, ĐƯỢC NÓI ĐỂ TĂNG NIỀM KÍNH PHÁP.
Pháp Lam-rim có bốn sự vĩ đại và ba nét đặc thù để phân biệt với những giáo lý cổ điển khác. Bốn sự vĩ đại là:
1. Sự vĩ đại giúp bạn nhận ra rằng tất cả những lời dạy đều ăn khớp.
2. Sự vĩ đại giúp tất cả kinh điển đối với bạn đều trở thành lời chỉ giáo.
3. Sự vĩ đại giúp bạn dễ dàng khám phá ý thật của Đấng Chiến thắng.
4. Sự vĩ đại giúp bạn tự cứu thoát khỏi những tà hạnh tệ nhất.
A. TÍNH CÁCH VĨ ĐẠI CHO BẠN NHẬN RA RẰNG MỌI GIÁO LÝ ĐỀU ĂN KHỚP
Giáo lý ở đây chỉ cho kinh điển của Phật thuyết. Luận về Ngọn Đèn Tuệ của Bhàvaviveka nói:
“Giáo lý có nghĩa như sau: những kinh điển của đức Thế Tôn dạy không cong quẹo về những điều mà chư thiên và nhân loại nào mong muốn vị cam lồ cần biết, những điều chúng cần từ bỏ, những điều chúng cần làm hiển lộ, và những điều chúng cần quán tưởng.”
“Nhận ra tất cả giáo lý đều ăn khớp” có nghĩa rằng mỗi người đều phải thực hành những lời dạy ấy để được giác ngộ.
“Ăn khớp” có nghĩa là hòa điệu. Đại thừa, Tiểu thừa, Luật và Mật điển, vân vân, có vẻ như đối chọi lẫn nhau trên phượng diện ngôn ngữ văn tự, nhưng tất cả đều là pháp tu chính yếu đưa đến giác ngộ hoặc là một con đường tắt đưa đến giác ngộ. Bởi thế những giáo lý ấy đều ăn khớp với nhau. Giả sử bạn bị sốt nặng. Lúc đầu y sĩ cấm bạn dùng thịt, rượu, vân vân, và bảo: “Những thứ ấy sẽ nguy hiểm cho ông nếu ông không từ bỏ chúng.” Nhưng về sau, khi cơn sốt đã hạ, và yếu tố “phong” quá thạnh nơi con bệnh, thì bác sĩ lại khuyên ăn thịt vân vân. Chỉ có một con bệnh ấy, một y sĩ ấy, mà có hai lời khuyên - lúc đầu cấm thịt, lúc sau khuyên ăn - dường như không ăn khớp nhau. Song kỳ thực không phải như vậy, vì cả hai lời khuyên ấy đều cốt ý chữa lành cùng một con bệnh.
Tương tự, bạn có thể nghĩ “Tiểu thừa, Đại thừa, Kinh giáo, Mật giáo, vân vân mỗi thứ cốt dành cho những hạng đệ tử đặc biệt, không phải tất cả giáo lý ấy đều dành cho một người thực hành để đạt giác ngộ.” Nhưng cũng không phải vậy. Một người đang nói cho một người nghe về những pháp tu để giác ngộ. Khi người nghe đang ở trình độ Nhỏ hay Trung bình, thì đầu tiên đức Phật giảng giáo lý tiểu thừa. Vị ấy phải quán vô thường, khổ. Sau khi đã tiến bộ, vị ấy bây giờ ở vào trình độ Phạm Vi Lớn, nên giáo lý Đại thừa được giảng cho vị ấy. Bây giờ vị ấy thụ giáo về tâm bồ đề, về sáu hạnh ba la mật, vân vân. Và khi vị ấy trở thành một pháp khí thích hợp với mật điển, đức Phật giải thích về Kim cang thừa: hai giai đoạn của Du già tối thượng và những thực hành mật có đôi. Tuy nhiên tất cả những pháp ấy đều thích hợp cho một người như bạn tu để giải thoát. Bởi thế bất cứ một kinh điển nào của Đấng Chiến thắng cũng thuộc về hoặc là một dòng chính của đạo lộ hoặc là một trong những con đường tẻ của đạo lộ; không một kinh nào của thừa đối với một người tu để đạt tuệ giác.
Mối bận tâm chính của một bồ tát là làm việc cho lợi ích của tất cả hữu tình. Như vậy bồ tát phải dạy cả ba con đường để hướng dẫn ba hạng đệ tử (Thanh văn, Duyên giác, Bồ tát) đi đến giải thoát theo cách riêng của họ. Nhưng nếu bồ tát tự mình không biết ba con đường ấy thì không thể dạy lại cho người khác. Dharmakìti (Pháp xứng) nói trong tác phẩm Luận về những Pháp Có Giá Trị rằng: “Những phương tiện để đạt đến những cứu cánh này thật tối nghĩa; thật khó bàn luận về chúng.” Con đường đưa đến sự liễu tri cả ba đạo lộ thuộc ba thừa là cái mà bồ tát cần phải khai triển trong dòng tâm thức của mình để bảo đảm về những con đường khác nhau mới có thể đem đến lợi lạc cho hữu tình. Kinh dạy:
“Này Tu bồ đề, Bồ tát tu tập tất cả các đạo lộ, dù là đạo lộ Thanh văn, đạo lộ Duyên giác hay đạo lộ bồ tát, Bồ tát liễu tri tất cả đạo lộ.”
Trong tác phẩm của Maitreya (Di Lặc) nhan đề Trang Hoàng Cho Sự Thực Chứng, chúng ta thấy câu này: “Những người muốn làm việc cho hữu tình thì nên lợi lạc thế gian bằng cách liễu tri các đạo lộ.”
Một điểm khác: cứu cánh là Phật quả, đấy là một quả vị có được mọi đức tính tốt đẹp, tất cả lỗi lầm đều đã tận trừ. Muốn đạt đến của vị này, con đường đại thừa là phải khiến cho tất cả lỗi lầm của một người đều chấm dứt, làm cho họ thể hiện tất cả đức tính. Bởi vì không có quyển kinh nào mà không trừ diệt một hạng lỗi lầm nào đó, hay khiến tu tập một loại đức tính nào đó, cho nên tất cả kinh điển đều bao hàm Đại thừa.
Ta hãy xét vấn đề “tính chất nhất quán của kinh điển” một cách chi tiết. Có hai cách: Thế nào bạn nên hiểu rằng tất cả những giáo lý được truyền lại - nghĩa là những sự trình bày về đề tài chính - đều ăn khớp nhau; và thế nào bạn nên hiểu rằng các pháp được chứng ngộ - nghĩa là bản thân đề tài - đều ăn khớp nhau.
Ba tạng kinh điển, bốn loại mật điển, vân vân, làm nên kinh và luận giải về kinh. Và như tôi đã giải thích, tất cả đều hợp thành một pháp thực tập nhịp nhàng để đưa một con người tiến đến giác ngộ. Đây là cách hiểu về “tính nhất quán của tất cả giáo lý được truyền lại.”
Đề tài của những giáo lý này là những con đường khác nhau thuộc cả ba phạm vi. Phạm vi nhỏ bao hàm những nhân tố để được tái sinh vào các thượng giới như trời, người. Những nhân tố này chính là đạo đức từ bỏ mười bất thiện hành, vân vân. Phạm vi Trung bình bao hàm những pháp tu đưa đến sự vi diệu của giải thoát - những pháp tu như là từ bỏ hai sự thật đầu (là Khổ và Tập - DC) trong bốn sự thật, và thực hiện hai sự thật cuối cùng (là Diệt và Đạo - DC) và pháp tu ba vô lậu học. Phạm vi Lớn gồm những pháp tu đưa đến sự vi diệu của toàn trí - những pháp như phát bồ đề tâm, sáu ba la mật, vân vân. Do vậy, tất cả đề tài này lập thành một pháp tu hài hòa đưa hành giả đến giác ngộ, và cần hiểu là hoàn toàn ăn khớp nhau.
Dromtoenpa, một trong những ông vua về Pháp, nói: “Thầy tôi biết cách xem tất cả những giáo lý như bốn góc của một con đường có bốn mặt.” Đây là lời chính xác của ngài, nhưng được giải thích nhiều cách. Bốn góc là ba phạm vi với các mật điển là góc thứ bốn. Hoặc, bất kể bạn tung một trong hai con xúc xắc như thế nào, luôn luôn có một mặt tứ (?) xuất hiện; cũng thế, mỗi đề tài thiền quán đều bao hàm toàn thể đạo lộ.
Ta có thể theo những cách giải thích ấy, nhưng tôn sư tôi, người che chở và nơi nương tựa của tôi, đã dạy:
“ Khi bạn kéo một góc của chiếc chiếu bốn góc, là bạn đã chuyển được toàn thể chiếc chiếu. Cũng tương tự như thế, đề tài của một quyển kinh nào cùng với những luận giải về kinh ấy, đều đưa đến một pháp thực hành để đạt giác ngộ. Có thể nói là bạn đang kéo một trong bốn góc của pháp thực hành này.”
Đây là một lối giải
thích rất quan trọng.
B. TÍNH VĨ ĐẠI KHIẾN MỌI KINH ĐIỂN TRỞ THÀNH NHỮNG LỜI CHỈ GIÁO CHO BẠN
Nếu bạn chưa gặp hệ thống “Những Giai Đoạn Trên Đường Đến Giác Ngộ” này, thì tất cả kinh điển đối với bạn không thành ra những lời chỉ giáo. Nhưng những chỉ giáo tối thượng là kinh điển của Đấng Chiến thắng và những luận thư cổ điển vĩ đại bàn về kinh ấy. Trên thế gian chưa từng có một bậc Thầy nào hơn đức Thích Ca Mâu Ni, đấng Thế tôn, đấng Thiện thệ, Người phá hủy toàn triệt tất cả nhiễm ô. Tác phẩm Maitreya (Di Lặc) nhan đề Dòng Tương Tục Vi Diệu Của Đại Thừa nói:
Trong thế gian này không học giả nào
Vượt qua Đấng Chiến thắng.
Với toàn trí ngài liễu tri chân như tối thượng
Và liễu tri vạn pháp; người khác không thể hiểu.
Bởi thế, đừng thêm bớt bất cứ gì
Mà bậc Đại thánh đã để vào kinh điển
Vì như vậy sẽ phá hoại
Hệ thống của Thích Ca Mâu Ni
Và làm hại cho Thánh Pháp
Ngày nay không ai còn xem kinh điển của Đấng Chiến thắng - chẳng hạn Lời Đức Phật được Phiên Dịch- như là một cái gì để thực hành, mà chỉ để tụng vào những buổi lễ. Người ta cũng có nghiên cứu những tác phẩm cổ điển của hai nhà tiên phong (Long Thụ và Vô Trước) giảng giải về những kinh điển này, nhưng chỉ để mà có thể trích dẫn vào những dịp tranh luận. Ngay cả những học giả uyên bác nhất, mỗi khi khởi sự hành thiền cũng không biết làm sao để hội nhập những bản kinh ấy vào sự tu tập của họ, mặc dù đã bỏ cả đời để nghiên cứu và chiêm nghiệm những kinh ấy. Họ đi đến những người nổi tiếng là thiền giả vĩ đại, nhưng thực sự không biết gì cả, hoặc họ học vài pháp tu quán (sadhanas) về cách làm sao để theo dõi những vận hành có ý thức của tâm ý; rồi họ quán về những chuyện ấy một cách nô lệ. Đức Tsongkapa vĩ đại đã nói:
Họ nghiên cứu thực nhiều, nhưng vẫn nghèo nàn về Pháp:
Giai do vì họ không xem kinh điển như những chỉ giáo (để thực hành. DC).
Nghĩa là, thật tai hại vô cùng nếu không xem kinh điển là những lời chỉ giáo.
Ví dụ có một tiến sĩ ở tu viện chúng ta đi về thăm quê nhà ở tỉnh Kham. Ông ta xin một vị lama phái Nyingma một lời chỉ giáo để tu tập, rồi thiền quán theo sự chỉ dạy vắn tắt của vị ấy. Vì việc này mà những người địa phương tuyên truyền rằng Pháp của phái Gelugpa chắc chắn chỉ dành để thảo luận, không có cái gì để thực hành. Bởi thế mọi người đều làm ngơ giáo lý của phái Gelugpa. Tôi thấy vị tiến sĩ này đã làm gương xấu, và cho chuyện này thật là đáng buồn.
Các bạn phải thực hành bất cứ pháp gì mà mình đã hiểu rõ ý nghĩa nhờ học hỏi và quán tưởng; và ý nghĩa của pháp nào bạn đang tu cũng phải được kiểm chứng cho chắc chắn bằng vào sự học quán. Nếu bạn đã chắc chắn về một pháp nhờ học và quán, rồi lại đi thực hành một pháp gì khác, thì cũng giống như chỉ cho một người nào con đường đua, rồi lại sử dụng một mảnh đất khác cho một cuộc đua ngựa của bạn. Những Giai Đoạn Lớn của Con Đường là dùng ví dụ ấy. Có lẽ cần giải thích một chút. Bạn sắp tổ chức một cuộc đua ngựa. Bạn chỉ một nơi nào đó, và mọi bảo mọi người: “Ngày mai chỗ này sẽ là con đường ngựa chạy đua.” Thế nhưng vào đúng ngày đua ngựa, bạn lại tổ chức cuộc đua tại một địa điểm khác.
Vậy, nếu bạn không thể xem kinh điển như những chỉ giáo thực hành, lý do vì bạn đã không nắm vững những giai đoạn của Con đường Đến giác ngộ. Nhưng khi đã nắm vững, thì cũng sẽ hiểu được rằng tất cả văn hệ cổ điển - như kinh Phật Thuyết chẳng hạn - đều có thể xếp vào khuôn khổ Lam-rim, rằng đấy là những pháp hoàn toàn dành để tu tập.
Một thời, Ngawang Chogdaen giữ ngai tu viện trưởng Ganden. Sau khi hoàn tất sự huấn luyện ở tu viện, ngài nhận nhiều chỉ giáo từ Jamyang Shaypa - chẳng hạn Ba Nòng Cốt Của Đạo Lộ của Tsongkapa. Ngài được khai thị vào phương pháp thiền quán về những tư tưởng chứa đựng trong toàn bộ kinh điển và mật điển. Về sau ngài tuyên bố rằng cuối cùng ngài mới hiểu được thời gian ngài nghiên cứu phạm vi rộng lớn của văn học Phật giáo cổ điển hóa và cũng là thời gian ngài học Những Giai Đoạn Chính Của Con Đường. Điều này chứng tỏ đối với ngài, kinh điển là những chỉ dẫn tu tập.
Khi nhà đại học giả Lozang Namgyael đang khẩu truyền tác phẩm Bát Nhã Bát Thiên Tụng, thỉnh thoảng ngài lại nói: “Ôi, ước gì ta chưa già quá thế này. Đấy là điều ta cần nên thiền quán tư duy!”
Khi bạn hiểu Lam-rim, tất cả mọi thực tập thảo luận trong sân tu viện cũng phải thuộc về Lam-rim: bạn phải xem sự thực tập thảo luận này như một hình thức của sự chỉ giáo về thiền. Giả sử bạn đang thảo luận về đề tài phát bồ đề tâm: bạn sẽ lập tức rút ra những so sánh với chương Phạm Vi Lớn đề cập sự đào luyện tâm bồ đề. Hoặc, bạn sẽ so sánh một thảo luận về Mười Hai Nhân Duyên với Phạm Vi Trung Bình. Hoặc, bạn cũng làm tương tự vói cuộc thỏa luận về những cảnh giới thiền định thuộc về Sắc Giới và những tầng thiền chứng Vô Sắc, và so sánh những thiền này với phần nói về Tâm Tịnh chỉ trong Lam-rim. Ngay cả khi tụng đọc một nghi thức tụng niệm, bạn cũng phải hội nhập được nghi thức ấy vào Lam-rim, bất kể bài tụng ấy rút từ kinh nào.
Bạn cũng phải làm được việc ấy một cáh sẵn sàng khi tình cờ gặp một trang kinh sách tả tơi trong một điện thờ nằm bên đường. Một lần khi tôi hãy còn bé, tôi trông thấy một trang sách bỏ rơi trong một điện thờ trên con đường xung quanh một tu viện. Trang ấy là một trong những bài ca của đức Dailai Lama thứ bảy, Kaelzang Gyatso.
Con ong nhỏ trong hoa Đỗ quyên
Bay từ đóa hoa rực rỡ này đến đóa hoa khác
Nó di chuyển nhanh làm sao.
Bài ca của tôi sẽ giải thích hình ảnh này:
Nhiều người trong thời mạt pháp
Có tâm cấu nhiễm và ngụp lặn trong những chuyện tầm thường.
Hãy nhìn cách chúng phút trước là bạn
Mà phút sau đã thành kẻ thù.
Tôi không tìm đâu ra một người bạn kiên cố.
Nói cách khác, tôi nối kết ngay những kinh nghiệm tôi có khi ở ngôi chánh điện ấy với phần Phạm Vi Trung Bình đề cập nỗi khổ vì tính bất trắc trong cõi luân hồi sinh tử.
Je Rinpoche (Tsongkapa) hỏi Rinchen Pel, một đại học giả, ý nghĩa của danh từ “Kadam” (nghĩa đen là “chỉ giáo của kinh điển”). Ông trả lời: “Dù chỉ có một chữ N từ trong kinh điển đối với mình cũng như là một lời chỉ giáo không được bỏ qua.”
Câu trả lời ấy là Je Rinpoche hài lòng tới nỗi ngài ca ngợi trong một buổi giảng dạy công cộng: “Hôm nay một học giả đã khai triển được ý tôi. Đúng như ông ấy nói.”
Bởi thế, tất cả kinh điển - cả đến một từ kinh bị bỏ rơi trong chánh điện - đều là những chỉ giáo để hướng dẫn một người đến giác ngộ. Điều này áp dụng cho bạn và sự giác ngộ của bạn. Nó có thể là đức Phật và các tác giả khác đã giảng những kinh ấy đặc biệt cho riêng bạn. Một thái độ như thế sẽ đem lại cho bạn niềm tin tuyệt đối vào tất cả kinh điển.
Jangchub Rinchen một hành giả mật tông nói: “Không ai bảo chúng ta phải tìm những chỉ giáo để đạt giác ngộ trong một tuyển tập những bùa chú - chúng ta phải tìm sự chỉ giáo trong tất cả kinh điển.” Chúng ta phải suy nghĩ cách ấy mới được; những lời này đánh ngay vào gốc rễ. Vậy xem tất cả kinh điển như những chỉ giáo là chuyện nên làm.
Bạn có thể tự hỏi: “Có thật đầy đủ không nếu ta chỉ học Lam-rim?” Ý nghĩa của kinh và luận đều chứa đựng trong Lam-rim - kể từ đoạn nói về nương tựa một bậc thầy cho đến chương nói về tâm tịnh chỉ. Một pháp Lam-rim thực thụ có thể có một số tiêu đề chi tiết hoặc ngắn gọn. Một ít tiêu đề trong số này đòi hỏi một pháp thiền quán phân tích (như tưởng niệm về Phật, Pháp, Tăng-DC) trong khi một số khác đòi hỏi một pháp thiền định dán chặt (như quán biến xứ hay kasina-DC). Khi bạn đã nắm vững bộ sườn của những tiêu đề này, bạn sẽ biết được loại thiền định nào áp dụng cho mỗi tiêu đề. Với sự hiểu biết này, bạn sẽ sẵn sàng liên kết bất cứ kinh nào bạn gặp với pháp thực hành một đề tài Lam-rim đặc biệt nào đó - điều này chứng tỏ bạn đang xem kinh điển như là những lời chỉ giáo thực hành.
Sau đây là một ví von dễ hiểu mà bậc thầy tôn qúy của tôi thường đưa ra. Giả sử một người không có chỗ để chứa gạo, lúa mạch, đậu vân vân, và tình cờ y gặp một nắm gạo chẳng hạn. Y không biết phải làm gì với nó và có lẽ sẽ vứt bỏ nó. Cũng thế, nếu bạn chưa nắm được toàn vẹn cơ cấu của đạo lộ, và tình cờ gặp một cuốn kinh, bạn sẽ không nhận thức được rằng mình phải liên hệ kinh ấy với một đề tài Lam-rim. Bạn sẽ không biết làm thế nào để thực hành theo kinh ấy. Nếu bạn đang có gạo, lúa mạch, đậu, mỗi thứ chỉ một cân, mà có thêm được nắm gạo, thì bạn sẽ sung sướng bỏ thêm gạo ấy vào kho lương thực của bạn. Khi bạn đã nắm vững cái sườn của những đề tài thiền quán Lam-rim, bạn sẽ dễ dàng liên kết bất cứ quyển kinh nào với một tiêu đề Lam-rim đặc biệt.
(Khi ấy Rinpoche giảng chi tiết về cái sự làm thế nào, một bản văn về Lam-rim có toàn bộ sườn của Lam-rim thì có thể dẫn hành giả đi qua Con đường, bất kể độ dài của bản văn ấy. Ngài so sánh điều này với hai căn phòng, một phòng của một viên chức chiùnh phủ, phòng kia của một tu sĩ bình dị: cả hai phòng đều chứa đủ những bàn ghế cần dùng cho mục đích của họ.)
Lại nữa cần chú ý: có
khác nhau giữa nhận thức rằng tất cả kinh điển đều nhất quán, và nhận thức rằng
tất cả kinh điển đều là lời chỉ giáo thực hành. Có được nhận thức đầu không
nhất thiết có nghĩa là có được nhận thức sau. Nhưng nếu bạn có được nhận thức
sau, thì đường nhiên có được nhận thức đầu.
C. TÍNH VĨ ĐẠI CHO PHÉP BẠN DỄ DÀNG TÌM RA Ý THẬT CỦA PHẬT.
Những kinh và luận như tôi đã nói, chính là những chỉ giáo thực hành tốt nhất. Tuy nhiên bạn không thể khám phá ra những ý tối hậu của Đấng Chiến thắng chỉ nhờ đọc những tác phẩm cổ điển vĩ đại ấy, nếu không có một chỉ giáo nào của bậc thầy về những giai đoạn của con đường đưa đến giác ngộ, kể như một cái sườn để tham khảo, mặc dù đề tài của những kinh điển ấy biểu trưng ý tối hậu của Phật. Muốn tự mình khám phá được những ý ấy từ nơi kinh luận, bạn phải nắm lấy kinh luận trong một thời gian dài. Nhưng nhờ Lam-rim, bạn sẽ dễ dàng khám phá ý nghĩa mà không cần phải khổ công như vậy.
Có lẽ bạn đang tự hỏi: Gì là những ý của Đấng Chiến thắng? Bậc tôn sư tôi, nơi nương tựa và che chở cho tôi, đã dạy rằng thông thường, những ý ấy được xem là ba phạm vi; nhưng còn quan trọng hơn nữa là, sự cần thiết phải thực hành Ba Nòng Cốt Của Đạo Loä. Điều này chắc chắn đúng. Đức Tsongkapa vĩ đại đã làm sáng tỏ những ý tối hậu của Đấng Chiến thắng về Chánh kiến. Trong tác phẩm Ba Nòng Cốt Của Đạo Lộ, Tsongkapa nói:
Các tướng do duyên sinh
Thì không phải là ảo tưởng;
Nhưng có những người
Lại hiểu Tánh Không là một cái gì vắng mặt tướng ấy.
Khi nào bạn còn thấy hai cái đó khác nhau,
Thì bạn sẽ không bao giờ
Nhận ra được ý của Đức Đạo Sư.
Điều này thực sự có ý nghĩa rằng, bạn chưa hiểu được ý Phật nếu bạn chưa có Chánh kiến. Chính nhờ năng lực của chánh kiến mà cuối cùng bạn mới nắm được ý Phật. Trong cùng bài kệ ấy, Tsongkapa nói: “ý nghĩa tinh túy của mọi kinh điển của Đấng Chiến thắng...” Điều này ám chỉ Nòng cốt từ bỏ. Ngài nói tiếp: “... con đường mà chư Phật và con đường Phật ca ngợi...” Điều này ám chỉ Nòng cốt Bồ đề tâm. Cuối cùng ngài nói: “... cửa vào cho những người may mắn muốn giải thoát.” Điều này ám chỉ Nòng cốt chánh kiến. Như vậy ngụ ý rằng bạn vẫn cần hai nòng cốt kia, là từ bỏ và tâm bồ đề. Bởi thế, khi bạn dựa vào Lam-rim, bạn sẽ dễ dàng khám phá rằng đề tài của những tác phẩm cổ điển vĩ đại là nhắm đến sự phát triển ba nòng cốt ấy trong dòng tâm thức bạn. Khi ấy bạn sẽ dễ dàng tìm ra ý của Đấng Chiến thắng.
Giả sử kinh sách cổ là
một biển cả. Ý của Đấng Chiến thắng - ví dụ ba nòng cốt của đạo lộ - là châu
ngọc trong biển ấy; Lam-rim như con thuyền; bậc thầy giảng dạy giáo lý ấy như
thuyền trưởng. Mặc dù trong biển có châu báu, nhưng nếu không có thuyền mà bạn
đi kiếm châu báu thì bạn chỉ có nước bỏ mạng trong biển. Nếu bạn không sử dụng
Lam-rim như chiếc thuyền, thì sẽ rất khó cho bạn khám phá ra ý của Đấng Chiến
thắng, dù cho bạn có tham khảo cổ thư. Bạn phải nương vào một bậc thầy như
thuyền trưởng thiện xảo, bước lên con thuyền là Lam-rim, rồi bạn sẽ dễ dàng tìm
thấy châu ngọc trong các cổ thư: ý tối hậu của Phật.
D. TÍNH VĨ ĐẠI GIÚP BẠN
TỰ CỨU MÌNH KHỎI NHỮNG TÀ HẠNH ĐỆ NHÂT
Ở đây, Những Giai Đoạn Lớn Của Đạo Lộ và các kinh luận khác đều dạy rõ ràng bạn không nên làm một điều gì sẽ đem lại cho bạn cái nghiệp và sự chướng ngại phát sinh từ nghiệp ấy, kèm theo là sự từ bỏ Pháp. Nhưng nếu bạn chưa để tâm bạn ba vĩ đại đầu trong bốn sự vĩ đại này, thì bạn sẽ luôn luôn làm những phân biệt vặt vãnh khiến bạn kính trọng một pháp này hơn những pháp khác - những phân biệt như Đại thừa đối với Tiểu thừa, hay Pháp lýthuyết đối với Pháp thực hành.
Từ bỏ một vài phần của pháp thường phát sinh một dòng tương tục những loại nghiệp xấu nhất, từ đó có những những chướng ngại nghiêm trọng nhất. Kinh Dệt Mọi Pháp Vào Với Nhau nói:
Này Văn Thù, những chướng ngại phát sinh do cái nghiệp từ bỏ Diệu Pháp thuộc loại rất vi tế. Văn Thù, người ta từ bỏ pháp khi họ xem một vài kinh điển của đức Như Lai là hay, còn vài kinh khác thì rất dở. Bất cứ kẻ nào từ bỏ Pháp thì hậu quả là cũng phỉ báng Phật và nói xấu Tăng. Một người từ bỏ Pháp khi nó tuyên bố: “Kinh này đúng, Kinh kia sai.” Một người từ bỏ Pháp khi nó tuyên bố: “Kinh này dạy cho bồ tát.” hoặc “Kinh này dạy cho Thanh văn.” Một người từ Pháp khi nó tuyên bố: “Pháp này dành cho Độc giác.” Một người từ Pháp khi nó tuyên bố: “Điều này không phải là một trong những điều mà bồ tát nên tu tập.”
Từ bỏ Pháp là một hành vi hết sức nguy hại, như kinh Vua của Định Nhất tâm nói:
Từ bỏ kinh tạng là một tội lớn hơn nhiều
So với sự phá hủy tất cả tháp trong Nam Thiệm Bộ Châu.
Từ bỏ kinh tạng là một tội lớn hơn nhiều
So với giết một số lượng A la hán nhiều như cát dưới đáy sông Hằng.
Nếu bạn đã tin chắc về ba vĩ đại đầu trong bốn sự vĩ đại, thì bạn sẽ không làm ngơ bất cứ một giáo lý nào của Đấng Chiến thắng; bạn sẽ kính trọng ngang nhau tất cả kinh điển, vì tất cả kinh điển đều là những pháp để thực hành. Bạn sẽ thoát khỏi tình trạng xem một vài pháp là hay và vài pháp khác là dỡ, vì điều này là yếu tố trọng đại nhất góp phần vào việc từ bỏ Pháp. Lại nữa, nếu bạn suy nghĩ về những cách làm thế nào để tận tụy với bậc thầy của mình cho thỏa đáng, thì bạn sẽ trừ được những nghiệp chướng mà bạn có thể có đối với bậc thầy ấy. Và khi bạn đã tin chắc vào sự thật vô thường và thân người thuận lợi, thì bạn sẽ an nhiên chấm dứt những ác hành do bám víu vào cuộc đời này. Bạn sẽ chấm dứt những tà hạnh liên hệ đến ngã ái khi bạn theo đề mục thiền định về phát tâm bồ đề. Khi bạn tu tập thiền quán vô ngã, bạn sẽ chấm dứt bám víu vào một cái ngã. Một cách tự nhiên bạn sẽ dừng lại tất cả những lối hành xử tà vạy và phi pháp nhất, nhờ bạn phát triển sự thực chứng từng đề mục thiền quán của Lam-rim.
Tôi sẽ đưa ra một ví dụ để giải thích làm thế nào mà ba sự vĩ đại đầu tiên giúp tăng tiến sự tu hành của bạn. Giả sử bạn sắp vẽ một bức tranh có tính tôn giáo. Bạn cũng biết là bạn phải chuẩn bị những điều kiện thích nghi như là phòng để vẽ, sơn, cọ v.v... Sự biết này cũng tương tự như nhận thức rằng tất cả kinh điển đều ăn khớp nhau. Bạn phải biết vẽ như thế nào, làm sao để sử dụng những dụng cụ ấy - cũng như bạn phải xem tất cả kinh điển đều là những lời chỉgiáo. Và vẽ cho đẹp là tương tự như khám phá được ý của Phật.
Bốn sự vĩ đại này thông thường được hiểu theo hai cách: bốn vĩ đại của sự trình bày, nghĩa là danh từ được sử dụng; và bốn vĩ đại của đề tài, tức ý của những danh từ ấy. Kinh điển có bốn vĩ đại liên hệ đến trình bày. Tuy nhiên điều quan trọng hơn nữa là con người lại có bốn vĩ đại liên hệ đến đề tài.
Đến đây kết thúc phần bốn vĩ đại. Ngoài bốn vĩ đại này ra Lam-rim còn có ba đặc sắc:
a) Nó toàn vẹn, vì chứa đựng tất cả đề tài của kinh giáo và mật giáo.
b) Nó dễ thực hành vì nhấn mạnh những bước điều phục tâm.
c) Nó thù thắng hơn
những truyền thống khác vì chứa đựng những chỉ giáo từ hai bậc đạo sư đã học
những truyền thống của hai vị tiên phong.
E. LAM RIM LÀ TOÀN DIỆN VÌ CHỨA ĐỰNG TẤT CẢ ĐỀ TÀI KINH VÀ MẬT
Trong khi Lam-rim không thể nào bao gồm tất cả những lời lẽ trong kinh luận, nó lại chứa đựng và giảng dạy tất cả những ý nghĩa nòng cốt của kinh luận. Ngay của một bản văn ngắn nhất của Lam-rim cũng làm được việc này. Toàn bộ ý nghĩa của kinh và luận đều bao hàm trong ba phạm vi của Lam-rim; Lam-rim bao gồm và giảng giải đề tài của toàn thể kinh và luận. Đức Tsongkapa vĩ đại đã nói như sau trong một thư gửi Lama Umapa:
“Chỉ giáo này từ Dìpamkàra Shìjnana - Ngọn Đèn Soi Đường - dường như chứa đựng mọi lời chỉ giáo của kinh và luận. Nếu người ta biết cách giảng dạy hay nghiên cứu tác phẩm này, thì đấy không những là những chỉ giáo thực hành mà còn là một tổng hợp của tất cả kinh giáo.”
Những giáo lý các trường phái khác có nhiều bảng kê khác nhau: bốn chỉ giáo về những chuẩn bị tiên quyết như quy y vân vân; giảng dạy vè những pháp tu chính yếu, vân vân. Tuy nhiên, những phái Kadampa tiền kỳ và hậu kỳ của chúng ta ngày nay đều có truyền thống bỏ qua những liệt kê dông dài ấy, và giảng dạy mọi sự theo Lam-rim. Ngọn Đèn Soi Đường dạy tổng hợp mọi đề tài kinh điển trong phạm vị ba tập giấy mỏng. Tất cả những bản Lam-rim khác cũng cô đọng mọi đề tài lại như thế, và dùng Ngọn Đèn Soi Đường làm bản kinh gốc. Tsongkapa nói:
Nó cô đọng tinh yếu của mọi kinh điển,
Qua sự giảng dạy, nghiên cứu Lam-rim
Dù chỉ một lát,
Người ta cũng đạt được lợi ích
Của việc thảo luận và nghiên cứu
Tất cả nền diệu pháp
Hãy quán sát ý nghĩa Lam-rim
Vì đấy là điều chắc chắn để được lớn mạnh trong giáo pháp.
Nói khác đi, nghiên cứu, quán tưởng, giảng dạy, và thụ giáo một giáo lý Lam-rim chính là nghiên cứu, quán tưởng và học hỏi về ý nghĩa trọn vẹn của tất cả kinh luận. Khi bạn thực hành dù chỉ một chuỗi phản quan thiền định về Lam-rim, thực tập thiền định ấy cũng bao quát tất cả kinh và luận. Nhân vật vĩ đại phái Kadampa là geshe Toelumgpa nói:
Khi tôi giảng dạy những giai đoạn con đường đến giác ngộ cho bạn, bạn có thể được một hiểu biết khái niệm về tất cả những kinh sách trên thế gian. Tất cả những quyển sách ấy sẽ nghĩ: “Lão thầy tu già tóc hoa râm này đã móc tim ra ra!” và phải run lên trước ý nghĩa ấy.
Thật vậy, bởi vì nếu có một buổi giảng về Lam-rim tiến hành tốt, thính chúng chú tâm, thì tinh túy của tất cả sách vỡ trên thế gian đều đã được bàn đến trong buổi giảng ấy. Như vậy, một mặt Lam-rim bao hàm ý nghĩa tất cả kinh điển, mặt khác, nó là chìa khóa để mở kinh. Không có sự tóm thâu Pháp yếu nào tốt hơn thế. Bởi vậy mà Geshe Toelumgpa đã nói về sự giảng dạy Lam-rim rằng: “Tôi đã chặt thành từng mảnh con trâu Pháp khổng lồ.”
Những người căn cơ thấp kém có thể không hiểu được những bản Lam-rim giảng giải chi tiết, nhưng họ vẫn có thể dựa vào một bản Lam-rim ngắn, chứa những giáo lý rõ ràng mà vẫn bao quát toàn bộ sườn của Lam-rim. Giáo lý rõ ràng này cũng vẫn có thể hướng dẫn họ trên đường tu. Nhưng nếu bản văn bỏ ra ngoài dù chỉ một trong những đề mục thiền, thì nó không thể hướng dẫn cho bất cứ ai.
Hãy lấy ví dụ thức thuốc trị sốt là Camphor 25. Bạn không cần phải đi mua một gói bự đầy đủ từng món một trong 25 món và uống từng món; nếu thứ thuốc ấy đã được bào chế đúng cách, thì dù một viên cũng có thể làm hạ ngay cơn sốt. Nhưng nếu thiếu một trong 25 món thì thuốc ấy sẽ không mà cho bạn hạ nhiệt được, dù bạn có uống thật nhiều vào đi nữa.
Bây giờ khi bạn đã may phước gặp được nền chỉ giáo tuyệt diệu này, thì bạn phải chuyên môn trong lĩnh vực ấy
F. LAM RIM DỄ THỰC HÀNH VÌ NHẤN MẠNH NHỮNG BƯỚC ĐIỀU PHỤC TÂM.
Chúng ta đã từng trải bao nhiêu là đau khổ trong cõi sinh tử luân hồi, và cũng đã lên tột đỉnh hạnh phúc mà cõi sinh tử có thể đem lại. Tất cả những đau khổ và hạnh phúc ấy đều do chính tâm của chúng ta tạo nên. Không có pháp nào tốt để điều phục tâm hơn là Lam-rim; Lam-rim đặc biệt nhấn mạnh những phương tiện để đạt được tâm điều phục. Bởi thế Lam-rim dễ áp dụng cho sự thực hành.
G. LAM RIM THÙ THẮNG HƠN NHỮNG TRUYỀN THỐNG KHÁC VÌ CHỨA ĐỰNG NHỮNG CHỈ GIÁO TỪ HAI BẬC THẦY ĐÃ ĐƯỢC HỌC CÁC TRUYỀN THỐNG CỦA HAI BẬC TIÊN PHONG.
Bậc thầy thuộc trường phái Long Thụ và Vidyakokila; bậc thầy thuộc trường phái Vô Trước là Suvarnadvìpi. Giáo lý này được những chỉ giáo của các vị này làm cho phong phú; và bởi thế mà nó thù thắng hơn là truyền thống khác. Như đức Tsongkapa vĩ đại có nói:
Những giai đoạn của con đường đến giác ngộ
Phát xuất từ Long Thụ và Vô Trước -
Những viên bảo châu tối thượng trong các học giả ở thế gian.
Mà danh tiếng nổi bật trong loài hữu tình như một cây cờ.
Ngay cả tác phẩm (của Di Lặc) Trang Hoàng Cho Thực Chứng - cũng không có được ba đặc điểm này. Ngay cả vua của mật điển là Shì Guhyasanmàja (Shhyasamaja Tantra) cũng không có. Hai bản kinh này không chứa đựng tất cả đề tài của kinh và mật, cũng không nhấn mạnh đến việc điều phục tâm.
Bây giờ, khi bạn đã có đủ diễm phúc để nghiên cứu, quán tưởng và thiền định về Lam-rim với những tính vĩ đại và nét thù đặc ấy, thì bạn không nên thỏa mãn với những chỉ giáo bất toàn vụn vặt. Điều thật thiết yếu là bạn phải hết sức nổ lực để đi trên con đường này.
Đến đây là xong phần tiêu đề chính thứ hai “Tính vĩ đại của Pháp.”
III. CÁCH THÍCH ĐÁNG ĐỂ GIẢNG DẠY VÀ LẮNG NGHE NỀN GIÁO LÝ CÓ HAI VĨ ĐẠI ẤY
Đây là một tiêu đề rất quan trọng. Ngagwang-Dagpa, một thiền gia vĩ đại ở Dagpo có nói:
Phần chỉ giáo tiên khởi tốt nhất
Là dạy về cách nói pháp
và cách nghe pháp.
Hãy yêu mến Pháp...
Nói cách khác, tiêu đề này sẽ định đoạt xem những giáo lý sắp nói có tác động gì trên dòng tâm thức của bạn hay không. Bạn sẽ khó mà chuyển lời giảng của tôi thành quán tưởng và thiền định, nếu bạn hiểu sai tiêu đề này, mà bạn tính nhầm ngày mồng một thì bạn sẽ sai tất cả mọi ngày khác.
Ở điểm này có ba tiêu đề: (1) Cách lắng nghe các pháp; (2) Cách giảng dạy pháp; (3) Những gì mà thầy và môn đệ nên làm cùng nhau khi kết thúc.
A. CÁCH NGHE PHÁP
Ở đây lại có ba tiêu đề phụ: (a) Quán sát sự lợi lạc của việc học pháp; (b) Làm thế nào để chứng tỏ sự kính trọng đối với pháp và người giảng dạy; (c) Cách lắng nghe thực sự.
1. Quán sát những lợi lạc của việc học Pháp.
Điều quan yếu trước tiên là phải thấy những lợi lạc của việc học pháp, vì chỉ khi ấy bạn mới phát sinh ước muốn học pháp một cách mạnh mẽ. Nếu sự quán tưởng được làm một cách thích đáng, thì bạn sẽ vô cùng sung sướng khi khởi sự học pháp. Trong tác phẩm Những Lời Phật Dạy có nói:
Nhờ học Pháp, mà bạn hiểu được pháp;
Nhờ học Pháp, bạn chấm dứt gây tội;
Nhờ học Pháp, bạn từ bỏ những cái vô nghĩa;
Nhờ học Pháp, bạn đạt đến Niết bàn.
Nói cách khác, nhờ sự học pháp mà bạn sẽ biết được tất cả những điểm then chốt để thay đổi kiểu hành xử của bạn. Bạn sẽ hiểu được ý nghĩa của tạng Luật và nhờ vậy bạn sẽ chấm dứt gây tội bằng cách tuân theo tăng thượng Giới học. Bạn sẽ hiểu được ý nghĩa của tạng Kinh, và kết quả là bạn từ bỏ những chuyện vô nghĩa như những giải trí tầm thường, bằng cách tu tập tăng thượng Định học. Và bạn sẽ hiểu được ý nghĩa của tạng Luận, nhờ vậy bạn từ bỏ những si mê bằng phương tiện tăng thượng Tuệ học. Do vậy sự học pháp của bạn sẽ giúp bạn đạt đến Niết bàn.
Trong Bản sanh truyện có nói:
Học là ngọn đèn
Xua tan bóng đêm
Là tài sản quý nhất
Trộm không đoạt được.
Là khí giới đánh bại kẻ thù -
Sự ngu tối về mọi sự.
Học là bạn tốt nhất
Dạy cho bạn các phương tiện;
Là một người quyến thuộc
Không bỏ bạn khi bạn nghèo.
Là phương thuốc giải sầu
Không làm hại bạn.
Là đạo quân công việc tốt
Phái đi dẹp giặc tà hạnh
Là vốn tối thượng của danh tiếng và vinh quang.
Không gì quý hơn là có học
Khi bạn gặp những người giỏi.
Bạn sẽ cảm kích những học giả
Trong bất cứ hội chúng nào.
Sự học như ngọn đèn xua tan bóng tối vô minh.
Bậc tôn sư của tôi dạy rằng, khi bạn biết dù một chữ trong mẫu tự là bạn cũng đã xua tan được sự tối tăm liên hệ đến nó. Bạn dã thêm một tí vào cái kho trí tuệ của mình. Cũng thế, khi biết thêm những mẫu tự khác, bạn cũng xua được sự ngu dốt với những mẫu tự này, và dồn thêm vào kho trí tuệ của bạn. Nếu không học chút gì, thì cả đến một chữ A chúng ta cũng không nhận ra được; dù chữ ấy có được viết lớn bằng cả đầu lừa, chúng ta cũng chỉ có nước lắc đầu kinh quái. Các bạn cứ tưởng tượng những người không biết tí chữ nghĩa nào, thì sẽ hiểu lời tôi.
Bạn càng thêm sự học thì càng bớt được sự ngu dốt. Ánh sáng trí tuệ bạn tăng dần theo tỉ lệ học. Trong Những Lời của Phật chúng ta tìm thấy câu sau:
Một người có thể rất quen thuộc với một ngôi nhà,
Nhưng trong bóng tối nó sẽ không thấy gì
Dù vẫn có đôi mắt
Cũng vậy, đệ tử Phật không học
Thì không phân biệt được tội và phúc
Khi một người có mắt
Đem theo cây đèn
Nó sẽ thấy được hình sắc
Cũng vậy nhờ có học
Người ta biết phân biệt phước và tội.
Nói cách khác, bạn không thể thấy được gì trong một phòng tối om, mặc dù chung quanh bạn có rất nhiều vật và mặc dù mắt bạn mở thật lớn. Cũng tương tự, bạn có thể có con mắt tuệ nhưng không có ngọn đèn học, thì bạn sẽ không biết gì về những điểm cần yếu để thay đổi lối hành xử của bạn cho đúng. Nếu bạn thắp lên một ngọn đèn trong phòng tối, bạn có thể trông thấy mọi sự vật trong đó một cách rõ ràng; như vậy với con mắt tuệ và ngọn đèn học, bạn sẽ hiểu được tất cả hiện tượng.
Tác phẩm Những Cấp Bực Bồ Tát của Vô Trước có đề cập chi tiết về những lợi lạc này, và nói người ta nên lắng nghe giáo lý với năm thái độ như thế nào. Thái độ thứ nhất là xem giáo lý như con mắt, nhờ con mắt ấy mà bạn phát triển trí tuệ. Rồi bạn xem giáo lý như ánh sáng, nhờ ánh sáng ấy mà con mắt tuệ này thấy được chân lý tương đối (tục đế) và tuyệt đối (chân đế). Bạn nên xem giáo lý như báu vật rất hiếm có trên đời. Xem giáo lý như một cái gì hết sức lợi lạc, nhờ đó mà bạn đạt được quả vị của những đại Bồ tát. Cuối cùng, bạn cũng xem giáo lý như một cái gì hoàn toàn rộng mở vì nó sẽ giúp bạn thành tựu được tâm tịnh chỉ và tuệ quán đặc biệt.
Sự học của bạn cũng là tài sản tối thượng mà không ai đoạt của bạn được. Những kẻ trộm có thể mang đi những của cải thế gian của bạn, nhưng không thể lấy của bạn Thất Thánh Tài - bảy báu vật của những bậc thánh - nghĩa là sự học vân vân; cũng không thể cướp những đức đa văn, giới, bố thí, vân vân. Ngay cả vào thời vàng son nhất của bạn, những của cải thế tục cũng đem lại cho bạn nhiều cơn nhức đầu, chẳng hạn khi bạn trở về nơi bạn sinh ra, thì bạn đem những tài sản gì theo trong cuộc hành trình? Sự học của bạn thì không thế: bạn có thể đem theo ngay cả khi bạn chết. Bởi thế, điều quan trọng nhất là những tu sĩ khờ khạo chúng ta không nên ao ước những ấm pha trà kiểu cọ hay những bình đồng vân vân.; mà chúng ta nên khát khao bảy châu báu ngọc của bậc Thánh (thất thánh tài.)
Sự học cũng là người bạn không bao giờ bỏ ta trong lúc hiểm nghèo. Những quyến thuộc thông thường chỉ làm bộ thân thiện với ta khi ta khá giả, còn khi ta gặp vận xui, họ giả vờ không nhận ra ta. Nhưng sự học thì lại là quyến thuộc tốt nhất, vì nó thật sự giúp bạn khi gặp lúc không may, khi bạn bị đau khổ, bệnh, chết v.v...
Trước khi Tsechogling Rinpoche trở thành thầy giáo đạo cho một trong những vị Dalai Lamas, ông đã có một thời gian rất nghèo. Ông gặp một người chú giữa đường đang đi buôn bán. Ông hỏi người chú một điều gì đó nhưng ông ta giả vờ không nhận ra. Sau khi Rinpoche làm thầy giáo đạo cho đức Đức Dalai Lama và trở thành một trong những vị có quyền hành cao nhất, thì người chú liền đến nhận bà con.
Ngày xưa có một người xuất thân nghèo khó, nên không người nào nhận bà con với anh ta. Sau khi làm ăn buôn bán có được chút ít tiền, thì nhiều người đến nhận là có liên hệ máu mủ. Anh ta gọi họ đến đãi một bữa ăn. Anh đặt những đồng tiền trên bàn, quỳ trước những đồng tiền ấy và nói: “Một người không phải chú tôi cũng trở thành chú tôi. Ôi hỡi những đồng tiền khả ái, ta phải lạy các ngươi.” Nói cách khác đi, bạn không thể tin tưởng ngay cả bà con của bạn.
Nếu ta muốn tìm những quyến thuộc bền lâu, thì tại sao không tìm sự học, sự tu thiền quán?
Sự học cũng là một phương thuốc chữa bệnh mê lầm, và là một đạo quân chống lại bất thiện. Nó cũng là kho chứa danh xưng và vinh dự tốt nhất; phần thưởng tốt nhất ta có được từ những bậc thánh; là cách tốt nhất để được sự tôn trọng của những bậc hiền trí.
Truyện Bản sanh cũng nói:
Người nào có học sẽ phát triển đức tin;
Sẽ kiên cố và hoan hỉ trong những điều thù thắng;
Sẽ phát triển trí tuệ, không còn bóng tối ngu si.
Dù phải cắt thịt mà bán để học cũng đáng.
Nói cách khác, sự học có vô số điều tốt lành.
Nhờ sự học, bạn sẽ phát sinh niềm tin vào những đức tính của Ba ngôi báu; bạn sẽ nỗ lực cúng dường chư Phật, vân vân. Lại nữa, vì tin ở định luật nghiệp báo, bạn sẽ vui vẻ thay đổi lối hành xử của mình, vân vân. Bạn sẽ bắt đầu hiểu ra những lỗi lầm của hai đế đầu (khổ và nguồn gốc của khổ), và những đức tính của hai khổ sau (sự chấm dứt khổ và con đường chấm dứt khổ). Như thế bạn luôn luôn hành động hướng về mục tiêu tối hậu là Phật quả.
“Dù phải cắt thịt mà bán để học cũng đáng.” Thế mà bây giời các bạn được học trong tiện nghi, khỏi phải cắt xả thân thể, thì bạn nên nỗ lực học. Câu thơ trên được đặt vào miệng của bồ tát Chandra, một tiền thân Phật Thích Ca sau khi ngài đã tự đóng một ngàn cái đinh vào thân thể cho dòng kệ Ngài học được.
Bạn càng chiêm nghiệm nhiều lần thì sự học càng sâu, càng thiền định nhiều thì càng mau phát triển tuệ quán; và bạn sẽ có được trí tuệ.
Các tu sĩ trẻ tuổi cần phải học năm đề tài thảo luận khi học vào một trong những tu viện lớn. Có một sự khác biệt lớn lao giữa người có học và không học - ngay cả nhận thức của họ về Ba ngôi báu. Bạn có thể phải trông coi vài đứa trẻ. Nếu chính bạn ít học thì bạn không nên giáo dục chúng để lớn lên thành người như bạn. Hãy cho chúng học, rồi trong đời sau bạn cũng sẽ có được trí tuệ như chúng có được trong đời này. Những người liệt tuệ, già cả, vân vân, có thể muốn học những cổ thư vĩ đại, nhưng cái chết sẽ đến gián đoạn sự học của họ trong khi họ chưa ra khỏi được những gì tà giải. Bởi thế những người như vậy không thể nào hoàn tất một số lượng học hỏi lớn lao. Nhưng nếu học một pháp như Lam-rim, họ sẽ có được một vài hiểu biết về toàn bộ con đường. Có lần Tsongkapa đã báo mộng cho Panchen Lama là Lozang Choekyi Gyaeltsen rằng:
Muốn tự lợi và lợi người,
Thì đừng bao giờ thỏa mãn với sự học của ngươi.
Hãy xem những vị bồ tát ở địa vị thứ ba:
Họ luôn bất mãn với mức học hành của họ
Các bạn cũng nên như vậy.
Bất kể người ta suy nghĩ ở một mức độ thấp đến đâu, chắc chắn họ cũng có được một ít thời gian dành cho việc học - chẳng hạn học một bài giảng ngắn gọn về Lam-rim. Làm sao có thể không biết tìm cách thực hiện một việc học giản dị như thế? Làm sao họ có thể sống một cuộc đời quá ít phần Pháp như vậy? Làm sao họ có thể tuyên bố, “Chúng tôi không thuộc hạng mọt sách?” Tại sao, ngay cả ngựa, bò cái và cừu cũng biết làm thế nào để có được phần mình cho công bằng. Các bạn phải học theo trình độ tri thức riêng của mình. Nhưng bất kể bạn học cái gì, dù là một bản văn ngắn gọn hay một bản văn nhiều chi tiết, thì nó cũng phải chứa đựng toàn bộ các đề tài thiền quán, khởi đầu từ sự nương tựa một bậc hướng đạo sư và kết thúc bằng sự tịnh chỉ nhất tâm của bậc Vô học. Nếu một bản văn mà thiếu sót, thì nó sẽ không có toàn bộ các đề tài khác, nó cũng không bù được những thiếu sót ấy. Chuyện ấy cũng giống như trong phòng bạn có hàng trăm tấm thảm trải nền, nhưng lại không có áo quần để mặc; hoặc có hàng trăm bộ y phục mà lại không có thảm trải nhà. Nếu bản văn chỉ dẫn mà đầy đủ, thì nó sẽ dẫn bạn từng bước trên đạo lộ, bất kể nó có nhiều hay ít chi tiết - cũng như cái phòng của ông bộ trưởng và cái cốc của ông thầy tu đều phục vụ được mục đích riêng của mỗi người.
2. Làm thế nào để tỏ sự kính Pháp và người giảng Pháp
Kinh Kshitagarbha (Địa Tạng?) nói:
Hãy nghe pháp với niềm kính tín.
Đừng nhạo báng chê bai những người giảng;
Hãy cúng dường những vị giảng Pháp.
Xem họ như những người ngang hàng với Phật.
Bạn phải kính lễ những bậc thầy giảng dạy Pháp mỗi khi nghe giáo lý của họ cũng như kính lễ đức Phật đấng đạo sư của chúng ta.
Tác phẩm Các Địa Vị Bồ Tát của Vô Trước nói ta phải lắng nghe không vọng tưởng, tâm không bị tán loạn vì năm sự sẽ được giải thích dưới đây. Ta cũng phải tẩy tâm khỏi phải thói kiêu mạn. Lại có sáu điều cần có khi bạn nghe pháp: (1) thời gian thích hợp; (2) lễ độ; (3) sự tôn trọng; (4) không sân; (5) thực hành giáo lý nghe được; (6) không tìm lỗi trong giáo lý.
Hãy nói yếu tố đầu tiên:
- Thời gian thích hợp.
Vị thầy chỉ nên cho một buổi giảng dạy nếu khi ông cảm thấy sung sướng khi làm việc ấy, nếu ông không bận những việc khác, v.v... Bởi thế, bạn không được yêu cầu thầy giảng hay chỉ nghe giảng lúc nào thuận tiện cho mình, vì điều ấy sẽ chứng tỏ bạn quá tự phụ và ích kỷ. Tiến sĩ Potowa có lần ở tại tu viện Kakag ở cao nguyên tỉnh Trung ương, đang in ấn nhiều kinh sách và rất bực dọc. Có một người đến xin ông ta dạy giáo lý. Ông đứng lên giận dữ đuổi người ấy đi. Người kia vội vàng rút lui. Điều này chứng tỏ bạn cần phải thiện xảo về phương diện thời tiết giờ giấc.
- Người ta chứng tỏ sự lễ độ bằng cách sụp lạy và đứng lên khi có mặt bậc thầy.
- Tỏ dấu tôn trọng bằng cách rửa tay chân cho thầy.
- “Không sân” là không đổ quạu khi thầy sai bảo làm việc gì.
- “Tìm lỗi” nghĩa là phàn nàn. Cũng có nghĩa là khinh bỉ pháp và người dạy, một hành vi do vọng tưởng mê si.
Người học cũng không nên
chú ý năm sự vào nơi vị thầy: thiếu đạo đức, thuộc giai cấp hạ tiện, y phục
tồi, nói dỡ hoặc không hay, và xử dụng ngôn ngữ thô tháo. Phải từ bỏ mọi ý niệm
coi năm sự ấy là như là những lỗi lầm.
3. Cách nghe pháp thực thụ
Có hai phần: (1) từ bỏ những lỗi lầm khiến bạn thành một bình chứa xứng đáng; (2) đào luyện sáu thái độ tốt.
a. Từ bỏ những lỗi lầm khiến bạn thành một bình chứa xứng đáng
Ba lỗi ấy là (1) giống như một đồ chứa bị lật úp; (2) giống như một đồ chứa hôi hám; (3) giống như một đồ chứa mà đáy bị rò rỉ.
Lỗi đồ chứa bị lật úp
Nếu một cái bình bị lật úp, thì dù có đổ vào đấy bao nhiêu chất uống bổ dưỡng cũng không có một giọt nào vào được bên trong. Bạn có thể ngồi trong hàng thính chúng để nghe pháp, nhưng bạn sẽ không hiểu được chút gì nếu tâm bạn bị phân tán và bạn không để vào lỗ tai những gì đang được nói. Như thế thì đi nghe giảng cũng như không. Bạn phải lắng nghe như một con nai - một sinh vật bị lôi cuốn nhiều bởi âm thanh. Bạn phải đặt hết sự chú ý vào lời giảng dạy. “Đặt hết sự chú ý” có nghĩa không phải là chỉ để một nữa tâm nghe pháp còn nữa tâm kia lang thang. Có nghĩa là bạn phải theo dõi sự giảng dạy một cách sát nút. Bạn phải làm như con nai bị sự thu hút bởi âm thanh tiếng sáo mà bị người thợ săn bắn trúng nó một cách dễ dàng.
Lỗi như đồ chứa hôi hám
Một đồ chứa có thể không bị lật úp, song nếu nó chứa độc dược thì bất cứ gì đổ vào đấy cũng không thể dùng được, mặc dù lúc đầu nó còn tốt lành. Lỗ tai các bạn có thể thu vào mọi sự, nhưng người thì có thể bị thúc đẩy bởi ý muốn tăng thêm sự hiểu biết, người thì muốn lặp lại những gì đã nghe cho người khác, v.v... Nghe vì muốn đạt đến sự bình an cho riêng bạn là một động lực khá lớn hơn những động lực nói trên, song nó vẫn bị xem là có lỗi, giống như đồ chứa hôi hám. Bởi thế bạn phải lắng nghe với tối thiểu là một tâm bồ đề gượng gạo làm động lực.
Lỗi như đồ chứa bị rò rỉ
Một bình chứa có thể là không lật úp cũng không hôi hám, song nếu cái đáy bị rò rỉ thì nó không thể chứa được chút nước nào, dù có đổ vào nhiều nước bao nhiêu cũng vậy. Tại bạn có thể thu vào mọi sự, bạn có thể có động lực không lỗi lầm, song nếu bạn không nghe cho thật kỹ thì bạn sẽ quên hết mọi sự ngay sau đó. Thật là khó có thể dùng biện pháp nào cho khỏi quên một bài giảng, bởi thế ta phải dùng một cái gì để giúp trí nhớ, như quyển sách hay một loạt những tiêu đề, chẳng hạn. Ta phải thường xuyên xem lại tài liệu và nghĩ “Đoạn này giáo lý đã dạy những gì?” Quan trọng hơn nữa, cần phải họp những bạn đồng học mà ôn lại những gì đã nghe.
Về việc từ bỏ ba lỗi này của đồ chứa, trong một bản kinh Đức Thế Tôn nhấn mạnh: “Hãy nghe kỹ, nghe cho khéo, và để vào trong tâm.” “Nghe kỹ” ám chỉ từ bỏ lỗi của đồ chứa hôi hám; “nghe cho khéo” từ bỏ đồ chứa bị lật úp; “để vào trong tâm” từ bỏ lỗi của đồ chứa bị rò rỉ ở đáy.
Vậy, đấy là cách nghe Pháp.
b. Đào luyện sáu thái độ tốt.
Đó là: (1) thái độ xem mình là con bệnh; (2) thái độ xem Pháp là thuốc; (3) thái độ xem bậc thầy hướng đạo là lương y; (4) thái độ xem việc thực hành pháp giống như chữa bệnh; (5) thái độ xem bậc hướng đạo tâm linh là một bậc thánh thiện như chư Pháp. (6) thái độ mong cho Pháp sẽ tồn tại lâu dài.
Khởi tâm xem mình là con bệnh
Cần nhất là phải có thái độ xem mình như bệnh nhân, thì tự nhiên sẽ phát sinh những thái độ kế tiếp. Quán tưởng mình là bệnh nhân có vẻ như là chuyện ngược đời trong khi ta không đau ốm gì cả, nhưng ở đây là muốn nói chúng ta đang bị cái bệnh si mê lầm lạc. Geshe Kamaba nói, một người không đau ốm mà quán tưởng mình bệnh thật là điên, nhưng kỳ thật chúng ta đã nhiễm phải chứng bệnh có ba độc tố (tham, sân, si) trầm trọng kinh niên mặc dù ta không biết đến.
Chúng ta có thể ngạc nhiên hỏi: “Làm sao có thể tôi bị bệnh mà tôi không biết?” Nhưng khi bạn lên cơn sốt cao, bạn có thể nói nhảm, ca hát vân vân, mà vẫn không cảm thấy đau đớn gì. Vậy chúng ta cũng đang bệnh trầm trọng với những vọng tưởng mê lầm mà ta không biết.
Bạn cũng có thể hỏi: “Nếu tôi có bệnh, thì tôi phải có những cơn đau nhức khó chịu chứ? Nhưng tôi không đau nhức gì cả.” Kỳ thực thỉnh thoảng bạn có những cơn đau nhức do ba độc tố gây nên. Bạn hỏi, thế là thế nào? Thì đây, ví dụ bạn ra chợ trông thấy một món hàng hấp dẫn bạn song bạn không có tiền để mua. Khi về nhà, bạn hết sức đau khổ không biết làm thế nào đẻ có được món ấy. Đấy là cơn đau nhức tham luyến. Khi bạn cảm thấy, nghe hay nhớ một chuyện gì khó chịu, - ví dụ một lời nhận xét châm chích - bạn cảm thấy đau khổ không chịu nổi. Đây là một điển hình của cơn đau nhức do sân hận. Hãy quan sát phần này một cách chi tiết, đi sâu vào thói kiêu mạn, ganh tị, vân vân. Những si mê vọng tưởng là những chứng bệnh kinh niên trầm trọng, đau đớn, khó kham nhẫn.
Bởi thế, bạn đã mắc phải nhiều chứng bệnh: bệnh tham, bệnh thù hận, bệnh ganh ghét, vân vân. Bạn hết sức cẩn thận để khỏi mắc phải một chứng bệnh thông thường, thế mà những si mê vọng tưởng đủ thứ ấy không làm cho bạn lo lắng mãy may. Shantideva nói trong tác phẩm Hành hạnh Bồ tát rằng:
Khi bạn bị một bệnh thông thường,
Bạn còn phải vâng lời thầy thuốc
Nói gì đến bệnh nguy hiểm hơn trăm lần
Mà bạn luôn luôn mắc phải, như bệnh tham?
Chúng ta hết sức lo sợ khi bị một cơn bệnh kéo dài hai ba tháng chưa khỏi. Nhưng chứng bệnh si mê thì chúng ta đã mắc phải từ vô thỉ luân hồi cho đến ngày nay. Chúng ta không thể nào khỏi bệnh nếu ta chưa giải thoát khỏi vòng luân hồi sinh tử. Như Geshe Potowa nói: “Người bệnh không bao giờ khỏe mạnh, người lữ hành không bao giờ đến đích...” Câu này diễn tả thân phận chúng ta một cách tuyệt hảo.
Khởi tâm xem diệu pháp như thuốc
Khi bệnh nhân nhận ra mình bị bệnh, thì họ cần tìm thứ thuốc cho đúng bệnh. Vị thuốc duy nhất sẽ làm lắng dịu cơn bệnh si mê chính là diệu pháp của Phật, đây là món thuốc mà bạn phải tìm kiếm.
Khởi tâm xem vị hướng đạo tâm linh của mình như lương y
Khi đau ốm mà không có bác sĩ, bạn uống đại vài thứ thuốc, thì bạn có thể lầm lẫn về tình trạng bệnh của mình, - chẳng hạn nó thuộc nhiệt bệnh hay hàn bệnh - và không biết nó đã đến giai đoạn nào. Thứ thuốc bạn dùng có thể không ích gì mà còn nguy hiểm đến tánh mạng. Vậy đương nhiên là bạn rất cần nương tựa vào một vị lương y. Có thể bạn không cần nương tựa vào một vị hướng đạo tâm linh, mà nghỉ rằng: “Xem sách mà tu là đủ rồi.” Nhưng bạn sẽ không phát triển được một thực chứng hay tuệ giác nào chỉ nhờ đọc tụng, thiền quán, vân vân. Dòng tâm thức của bạn sẽ càng ngày càng ăn sâu vào những tập quán của chính nó. Vậy, khi bạn quyết định thực hành Pháp, thì phải nghiêm túc nương tựa vào một bậc hướng đạo sư như nương tựa vào một y sĩ. Khi bị bệnh bạn rất sung sướng gặp thầy thuốc giỏi. Bạn sẽ lắng nghe những gì lương y bảo bạn; và vì lòng kính trọng, bạn đối xử với y sĩ ấy rất lễ độ. Bạn cũng phải có thái độ tương tự như thế, khi bạn tìm ra một hướng đạo tâm linh. Trong tác phẩm Tóm Tắt Những Đức Tính Quý Báu có nói:
Như vậy, những người trí khát khao đạt giác ngộ
Thì hay nên hoàn toàn chế ngự thói kiêu mạn của mình
Cũng như những con bệnh muốn khỏi bệnh
Phải tùy thuận thầy thuốc, người tìm đạo
Phải kiên trì nương tựa vào một vị hướng đạo tâm linh.
Khởi tâm nghĩ chuyện cần thực tập sẽ chữa khỏi bệnh
Thuốc là cái giúp con bệnh, nhưng có khi bạn không theo lời thầy thuốc, thay vì uống thuốc thầy dặn thì bạn lại để nó một bên giường. Nếu bạn không khỏi bệnh thì không thể trách thầy thuốc, vì bạn chưa hề dùng thuốc.
Vị hướng đạo tâm linh giống như một lương y, nhưng nếu sau khi nghe thật nhiều lời chỉ giáo - giống như thuốc để chữa bệnh si mê- mà bạn không thực hành thì cũng không có lợi gì cho dòng tâm thức bạn, dù lời chỉ giáo ấy hay ho đến đâu đi nữa. Bạn không nên chê bậc đạo sư, chê Pháp. Lỗi là ở nơi chính bạn. Kinh Tam Muội Vương có nói:
Sau khi kiên trì tìm kiếm, con bệnh đã tìm được
Một thầy thuốc thông minh tài giỏi.
Vị này thương xót nhìn bệnh nhân mà nói:
“Hãy uống cái này,” và ông cho thuốc.
Nhưng con bệnh không uống thuốc quý báu có thể chữa lành ấy.
Đừng trách lương y;
Thuốc cũng không có lỗi
(nếu bệnh không lành.)
Cũng thế, với những người đã thụ giới trong Giáo pháp này.
Họ có thể biết đầy đủ Mười sức mạnh, các tầng thiền định, mười khả năng.
Nhưng vẫn không nỗ lực để thiền quán
Thì làm sao đạt được Niết bàn?
Ta đã dạy các ngài diệu pháp
Nếu ngươi không áp dụng tốt những gì đã học
Thì cũng như con bệnh cứ để thuốc trong tủ
Và nghĩ rằng: “Thuốc này không thể chữa bệnh tôi.”
Shantideva nói trong tác phẩm Hành bồ tát Hạnh như sau:
Hãy xử dụng thuốc bằng cách uống vào thân thể bạn
Danh từ không mà thôi thì chẳng làm được cái gì.
Thử hỏi người bệnh làm sao khỏi bệnh
Chi bằng cách đọc cái toa thuốc?
Bởi thế, bạn có thuốc chưa đủ, muốn khỏi bệnh bạn phải uống nó một cách thích đáng, và theo chỉ dẫn của y sĩ. Bạn phải áp dụng sự hiểu biết của bạn ý nghĩa của lời dạy khẩu truyền trong việc chữa bệnh vô minh, và áp dụng những lời dạy ấy vào thực hành. Trong tác phẩm của Tsongkapa Những Giai Đoạn Đoạn Chính của Đạo Lộ chúng ta tìm thấy câu sau:
Nhờ học mà có hiểu; nhưng hiểu rồi thì phải thực hành. Bởi thế điều thiết yếu là hãy áp dụng những gì ta đã học, càng nhiều càng tốt.
Kinh Khuyên Hành Hạnh Vị Tha nói như sau về những người có thói quen nhận thật nhiều lời dạy và quán đảnh nhưng không thực hành gì cả:
Vỏ cây mía không có nước
Vị ngọt cây mía nằm bên trong.
Người nhai vỏ mía
Thì không tìm được vị mía
Chỉ nói suông giống như vỏ mía
Suy tư ý nghĩa mới là vị ngọt.
Nói cách khác đi, những người ấy giống người ăn mía mà chi nhai vỏ thì không biết gì mùi vị cây mía.
Họ cũng như người đi xem tuồng
Như người ca tụng những diễn viên
Họ đã mất cái cốt yếu
Đấy là những nguy hiểm
Của sự chuyên ký danh ngôn.
Lại nữa, họ cũng như người bắt chước những diễn viên trên sân khấu. Bạn không nên tu tập bằng chỉ có học mà thôi; bạn cần phải áp dụng những gì đã học vào thực hành., họ cũng như người bắt chước những diễn viên trên sân khấu. Bạn không nên tu tập bằng chỉ có học mà thôi; bạn cần phải áp dụng những gì đã học vào thực hành. Nếu không thế thì sự học Pháp càng làm cho bạn thêm khó trị chứ chẳng ích gì. Học nhiều mà không hành được gọi là “nguyên nhân để trở thành vô bổ đối với Pháp.” Lúc đầu mới học, thiền định dường như ít lợi lạc gì cho tâm thức. Nhưng sự học sẽ không có ảnh hưởng gì nếu sau đó bạn không suy tư thiền quán về những gì đã học. Cuối cùng bạn sẽ sinh bệnh về những giáo lý, dù cho phần truyền khẩu đặc biệt của giáo lý có sâu xa đến đâu. Như thế là việc học của bạn không có chút lợi lạc nào cho dòng tâm thức bạn. Bạn trở nên “lờn Pháp,” Pháp không có hiệu nghiệm gì đối với bạn. Bậc thầy Vararuchi nói trong tác phẩm Một Trăm Bài Kệ rằng:
Vị tỷ kheo đã cởi áo tu
Người phụ nữ đã bỏ ba đời chồng
Kẻ du côn vừa thoát bẩy -
Ba hạng người đó thì phải biết khôn lanh!
Phái Kadampa xưa có câu:
Pháp có thể làm cho kẻ tội lỗi quy phục
Nhưng không thể lay chuyển kẻ lờn Pháp.
Dầu có thể làm mềm một tấm da thú
Nhưng không làm nao núng chỗ da đã chai.
Nói cách khác, đấy là điều tệ hại nhất có thể xảy ra đến người học thật nhiều (về Lam-rim) mà không thực hành. những người đã học các giáo lý khác mà không ăn thua gì, có thể được nhiếp phục nhờ pháp Lam-rim. Nhưng nếu họ chai lì đối với pháp Lam-rim, thì họ hết phương cứu chữa. Bởi thế các bạn phải ý thức điều này.
Hãy học những gì bạn sẽ thực hành, và hãy liên kết những gì bạn học vào với dòng tâm thức bạn. Dromtoenpa, ông vua về Pháp, đã nói như sau về sự phối hợp học, chiêm nghiệm và thiền quán:
Càng học, tôi càng chiêm nghiệm về thiền quán.
Càng chiêm nghiệm, tôi càng tăng sự học và thiền.
Càng thiền quán, tôi càng tăng sự học và chiêm nghiệm.
Từ một căn bản, tôi tăng cả ba,
Như vậy tôi biết cách xem Pháp là con đường tu tập của mình.
Tôi một hành giả Kadampa không làm việc nửa vời
Người mang đai da lớn thường bị lầm
Ai hiểu rõ điều này mới đúng hành giả Kadampa.
Nếu những người cùi với tay chân dị dạng chỉ uống thuốc một hai lần, thì tình trạng của họ sẽ không thay đổi; họ càng phải uống thuốc thật mạnh trải qua một thời gian dài. Từ vô thỉ chúng ta đã nhiễm chứng bệnh vô minh trầm kha độc hại, cho nên thật không thấm vào đâu nếu chúng ta chỉ thực hành ý nghĩa của lời chỉ giáo một hai lần mà thôi. Chúng ta phải làm việc với những giáo lý ấy một cách nghiêm túc và kiên trì như giòng nước chảy. Bậc thầy Chandragomin nói:
Tâm ta đã luôn luôn bị mù quáng
Bởi căn bệnh kinh niên kéo dài;
Làm sao một bệnh cùi đã co quắp chân tay
Có thể thấm thuốc chút nào
Nếu nó chỉ uống một hai lần rồi bỏ.
Ta cần phải thực hành ngay những gì đã học, như Geshe Chaen Ngawa. Ngài đang đọc một chương Luật tạng nói về da thuộc và da sống; và thấy rằng luật cấm một tỷ kheo đã thọ giới không được dùng da thú. Tình cờ lúc ấy ngài đang ngồi trên một tấm da thú. Ngài lập tức bỏ nó ra. Rồi khi đọc tiếp ngài thấy luật này có thể “khai” tại các xứ xa xôi (biên địa), ở đấy các vị tỷ kheo được phép sử dụng da thú. Khi ấy ngài mới lấy lại tấm da để trải ngồi.
Khởi tâm nghĩ tưởng thầy mình như Phật
Con người đầu tiên giảng dạy Pháp cho chúng ta là Đức Phật, đấng Đạo sư đã khai thị con đường và kết quả của sự đi trên con đường ấy. Ngài đã giảng dạy một cách thích đáng, dạy cho ta thay đổi lối hành xử của mình. Giáo lý ấy thuần tịnh không chút lầm lỗi. Như thế, Ngài là người có thẩm quyền về Pháp. Vậy nên mỗi khi nhớ lại sự kiện này về Đức Phật, ta phải nghĩ, “Làm sao sự giảng dạy của Ngài về Pháp có thể lầm lẫn được?” đi xa hơn ta có thể nói rằng một bậc thánh giảng dạy theo đúng truyền thống ấy cũng chính là một vị Phật. Khi ấy ta nên nghĩ rằng: “Thầy ta, người thánh thiện này, chính là một hóa thân của Đức Thích Ca Như Lai.”
Khởi tâm mong cho truyền thống pháp này tồn tại dài lâu
Sau khi nghe pháp, cần phải có thái độ mong mỏi như sau: “Thật kỳ diệu thay nếu nền giáo lý của Đấng Chiến thắng sẽ tồn tại dài trên thế gian này!”
Năm thái độ đầu là để nhớ tưởng lòng từ bi của Đức Như Lai. Thái độ thứ sáu cuối cùng là để báo đền ân đức ấy.
Lắng nghe diệu pháp là điều cốt tủy. Lý do đi nghe Pháp là để gây một áp lực tác động trên dòng tâm thức bạn, nếu tâm bạn vẫn ù lì như cũ. Nhưng nếu sau khi nghe giáo lý mà bạn vẫn không thay đổi chút nào, thì quả giáo lý ấy không tuyệt đối không có ích lợi gì cho bạn, dù sự giảng dạy thật thâm thúy sâu xa, và bạn đã nghe rất chăm chú. Hãy lấy ví dụ: Bạn phải nhìn vào gương để thấy mặt mình có sạch hay không, rồi mới có thể tẩy hết vết dơ mà bạn thấy trên mặt. Bạn xét dòng tâm thức của bạn trong tấm gương Pháp, lắng nghe Pháp xem Pháp ấy nói tâm bạn có những khuyết điểm gì. Nếu bạn tìm thấy khuyết điểm nào, bạn cảm thấy buồn bã nghĩ: “Tâm ta đến thế rồi sao?” Và khi ấy bạn sẽ cố tìm mọi cách có thể, để tẩy trừ những khuyết điểm. Bản Sanh Truyện nói:
Khi thấy được những hành vi xấu ác của tôi
Một cách rõ ràng trong tấm gương Pháp
Tâm tôi bị ray rứt vô cùng.
Bây giờ tôi xin quay về với Pháp.
Sudàsaputra đã nói với thái tử Chandra như trên. Câu chuyện về thái tử là tấm gương cho tất cả chúng ta.
Khi Đức Thế Tôn còn ở trên đạo lộ của bậc Hữu học, Ngài tái sanh làm bồ tát là thái tử Chandra. Có một người tên Sudàsaputra chuyên môn giết người để ăn thịt. Một ngày kia, thái tử đi vào rừng, gặp một người bà la môn đa văn tiến lại. Khi thái tử đang thọ giáo một bài pháp với người này, thì bổng họ nghe một tiếng động lớn. Những người hầu được phái đi xem có chuyện gì xảy ra, và họ biết Sudàsaputra đang tiến lại.
Những cận vệ của thái tử nói: “Sudàsaputra ăn thịt người. Y là một kẻ đáng sợ; quân đội chúng ta đã rút lui mặc dù có nhiều ngựa, voi và xe. Bây giờ chúng ta phải làm sao? Đã đến lúc ta phải đối đầu với tên ấy.”
Ý nghĩ ấy làm cho thái tử thích thú, nên mặc những lời năn nỉ của vợ con quyến thuộc, ngài vẫn tiến đến nơi có cuộc náo loạn xảy ra. Thái tử thấy Sudàsaputra đang lồng lộng rượt theo đạo quân nhà vua, gươm và mộc dơ cao. Nhưng thái tử không ngần ngại sợ hãi, ngài nói: “Tôi là thái tử Chandra. Hãy đến với tôi.”
Sudàsaputra vừa chạy lại phía thái tử vừa nói: “ Ngươi chính là người mà ta đang cần!” tên ăn thịt người vác thái tử lên vai mà chạy về sào huyệt của y. Nơi ấy đầy những bộ xương người; máu loang đỏ đất, không gian đầy những tiếng kêu ghê rợn của những loài cầm thú ăn thịt hung hãn như chồn, chim thứu, và chim quạ. Sào huyệt thì đen thui vì khói của những thây bị nướng. Sudàsaputra đặt thái tử xuống để nghỉ. Mắt y không rời tấm thân xinh đẹp của ngài.
Thái tử nghĩ, “Ta chưa có dịp cúng dường cho vị bà la môn đa văn ấy về bài pháp mà ta đã nghe được trong khu rừng.” Ý nghĩ ấy làm cho thái tử khóc.
Sudàsaputra bảo: “Nín đi, Ngươi, thái tử Chandra, vốn nổi tiếng gan dạ. Thế thì thật lạ bây giờ ngươi phải khóc khi rơi vào tay ta. Người ta bảo rằng gan dạ cũng vô ích khi trải qua sự đau khổ; sự học không giúp ích gì khi đau đớn. Ai bị đòn cũng phải co rúm lại. Bây giờ ta mới thấy lời nói này quả thật không sai. Hãy nói thật đi, có phải ngươi sợ vì ta sắp giết ngươi không? Có phải ngươi sợ phải xa lìa những bạn bè thân quyến vợ con cha mẹ không? Nói thật đi, tại sao ngài khóc?
Thái tử trả lời: “Tôi đang thọ giáo với một bà la môn mà chưa thể cúng dường ông ta được. Hãy để cho tôi đến cúng dường ông ấy chút gì, rồi tôi nhất định trở lại đây với ông.”
Sudàsaputra nói: “Chuyện đó không thể có được, dù ngươi nói gì đi nữa. Sau khi đã thoát khỏi hàm thần chết, ai còn dại gì trở lại nạp mạng?”
“Tôi đã hứa sẽ trở lại mà? Tôi là thái tử Chandra, tôi tôn trọng sự thật như chính bản thân của tôi.”
“Ta không tin ngươi đâu, nhưng ta sẳn sàng làm thí nghiệm. Thôi ngươi hãy trở về đi, rồi ta sẽ xem ngươi có tôn trọng lời hứa thật không. Hãy đi về hoàn tất những công chuyện gì của ngươi với lão bà la môn ấy đi, rồi mau trở lại đây. Ta sẽ nhóm lữa sẳn chờ để quay thịt nhà ngươi.”
Thái tử trở về nhà đem bốn ngàn vàng đem tặng người bà la môn để trả cho ông ta bốn câu kệ ông đã đọc. Thân phụ thái tử tìm hết cách ngăn cản, nhưng vô hiệu; thái tử vẫn đi đến sào huyệt của tên ăn thịt người.
Thái tử nói: “Ông có vẻ ngạc nhiên khi trông thấy tôi đi từ xa. Nào bây giờ ông có thể ăn thịt tôi đi.”
Sudàsaputra nói: “Ta biết đã đến lúc ăn thịt nhà ngươi. Nhưng ngọn lửa hãy còn nhiều khói, nếu nướng nhà ngươi bây giờ thì hôi khói lắm, chẳng còn mùi vị gì. Vậy trong lúc chờ đợi, hãy nói ta nghe người bà la môn đã nói cái gì mà nhà ngươi quý giá đến thế? Ta muốn thái tử hãy nói lại cho ta nghe với.”
Thái tử nói: “Người bà la môn hùng biện đã nói làm cách nào để phân biệt pháp với phi pháp. Nhưng lối hành xử của ông còn tệ hơn là quỷ ăn thịt người. Sự học có ích lợi gì cho ông đâu?”
Sudàsaputra không chịu nổi lời nhận xét ấy. “Im đi! Bọn vua chúa các ngươi cũng dùng khí giới giết hại thú vật chớ bộ. Điều này dĩ nhiên cũng trái với chánh pháp.”
Thái tử trả lời: “những ông vua giết thú vật là trái với chánh pháp; nhưng ăn thịt người lại càng tệ hơn. Con người quý hơn muôn vật. Và nếu ăn xác người chết cái chết tự nhiên đã là sai quấy, thì làm sao việc giết người để ăn thịt đã là đúng pháp được?”
Khi ấy Sudàsaputra nói: “Bạn đã không học được gì từ nơi kinh điển khi bạn trở lại tôi.”
“Tôi đã trở lại vì lời hứa, như vậy tôi đã học nhiều từ kinh điển.”
“Những người khác khi rơi vào nanh vuốt của tôi đều rất sợ hãi; nhưng bạn đã tỏ ra thật anh hùng. Bạn không mất bình tĩnh cũng không sợ chết.”
Thái tử nói: “Những người ấy tràn trề hối hận vì họ đã phạm tội. Nhưng tôi đã không nhớ đã làm gì quấy, nên tôi không sợ. Tôi đến nạp mình cho ngài, cứ ăn thịt tôi đi.”
Lúc ấy kẻ ăn thịt người đã phát sinh tịnh tín đối với thái tử. Mắt y đẩm lệ và lông tóc dựng ngược, y sợ hãi nhìn thái tử và thú hết tội lỗi của mình. Y nói: “Cố ý xúc phạm một người như ngài thì chẳng khác nào như uống độc dược mạnh. Xin ngài hãy dạy cho tôi những gì như người bà la môn đã dạy ngài.” Y cũng thốt lên bài kệ đã trích dân ở trên:
Khi thấy được những hành vi xấu ác của tôi
Một cách rõ ràng trong tấm gương Pháp
Tâm tôi bị ray rứt vô cùng.
Bây giờ tôi xin quay về với Pháp.
Thái tử Chandra thấy kẻ ăn thịt người đã trở thành một pháp khí thích hợp để chứa đựng chánh pháp, nên bảo y:
Hãy uống những giọt cam lồ chánh pháp
Trong khi ngồi trên một chiếc ghế thấp
Cung cách ngươi đã được đìều phục một cách kỳ diệu
Mắt ngươi chiếu sáng niềm vui
Hãy phát sinh niềm tôn kính,,
Nhất tâm lắng nghe những lời này
Như một con bệnh chú tâm lắng nghe thầy thuốc.
Và hãy rút ra từ lời dạy nguồn cảm hứng vô cấu
Hãy lắng nghe với niềm cung kính Pháp.
Khi ấy Sudàsaputra cởi chiếc áo choàng trải ra trên tảng đá để mời thái tử ngồi, đoạn ông ngồi trước mặt thái tử thưa: “Hỡi người thánh thiện, xin giảng dạy cho tôi.”
Thái tử Chandra bắt đầu:
Dù có bao nhiêu tham dục,
Bạn chỉ cần gặp bậc thánh một lần.
Không cần quen biết vị ấy lâu ngày
Điều ấy vẫn làm cho tâm bạn kiên cố.
Vân vân. Bằng sự giảng Pháp, thái tử đã làm cho tâm của Sudàsaputra được điều phục. Để đền ơn, Sudàsaputra hiến tặng cho thái tử chín mươi mốt ông vua mà y đã bắt càm tù để ăn thịt. Y phát nguyện hành trì chánh hạnh và từ đấy trở đi sẽ từ bỏ sát sanh và ăn thịt người.
Bởi thế, khi nghe pháp, bạn luôn luôn phải thăm dò tâm mình. Nếu làm thế tâm thức bạn sẽ được điều phục, dù một tâm thức hoang dã như Sudàsaputra. Nhưng nếu trong lúc nghe pháp mà tâm bạn vẫn trơ lì bất động, thì bạn sẽ không rút được lợi lạc nào, dù bậc thầy có giỏi bao nhiêu, dù lời chỉ giáo có sâu xa cách mấy
Trong khi nghe Pháp có nhiều người tự hỏi: “Cái gì ông thầy nói mà ta chưa biết, chưa học?” Nghe pháp kiểu đó thì không có lợi gì cả.
Một số người lại chỉ chú ý đến những mẫu chuyện lý thú, và không xem trọng, những lời chỉ giáo sâu xa. Ví dụ như sau. Khi Kaelzang Gyatso, vị Đức Dalai Lama thứ bảy thuyết giảng về Lam-rim, người ta nghe có một người nhận xét: “Hôm nay mình biết thêm một tin tức mới. Đức Đức Dalai Lama kể cho chúng ta nghe rằng cái pháo đài ở quận Paenpo còn có tên là pháo đài Mayi Cha.”
Lại có những người vừa nghe pháp vừa kiểm chứng xem những lời giảng của vị thầy có hợp với kinh hay không. Lama Tsechogling Rinpoche, một thầy giáo đạo cho một trong những vì Đức Dalai Lama, đã nói: “Ngày nay các đệ tử dường như muốn kiểm chứng sự chính xác của vị thầy. Nghe pháp kiểu đó thì không bao giờ được cái gì cả. Điều quan trọng nhất là bạn phải thăm dò tâm bạn trong khi nghe pháp. Khi những bậc thầy giảng pháp, thì họ không quan tâm chuyện có lầm lỗi gì hay không, mà giảng pháp cốt yếu là một phương tiện để điều phục tâm ý của đệ tử.
Người đệ tử không nên nghe pháp bằng những cách như trên, bất cứ gì vị thầy nói đều phải xem như một thử thách đối với mình mới được. Hãy nghe pháp chỉ chỉ cốt để điều phục tâm ý bạn. Nếu làm thế, bạn sẽ phát triển được những thực chứng đầu tiên ngay trong buổi giảng. Đây là một điều không xảy ra khi vị thầy đến thăm trú xứ bạn và bạn dâng cho thầy một tách trà, dù cho vị ấy là một lạt ma thuyết giảng từ một pháp tòa thật cao. Dù bạn nghiên cứu một mình những gì bạn học cũng sẽ không có ảnh hưởng lớn bằng khi nghe giáo lý.
Bất cứ gì Geshe Potowa giảng dạy cũng làm cho những người nghe được lợi lạc, dù là ngài chỉ nói chuyện về chim chóc. Cũng có một học giả vĩ đại khác tên là Geshe Choekyi Oezer, nhưng giảng dạy của ngài không lợi lạc cho tâm người nghe, mặc dù rất sâu rộng. Có người nói lại điều này cho Potowa nghe. Ngài nói: “Tất cả những lời giảng dạy của ngài đều tuyệt hảo, nhưng có sự khác biệt giữa hai lối giảng.” Người ta xin ngài giải thích khác nhau chỗ nào, Potowa nói: “Ngài ấy giảng dạy để thông tin những sự kiện, còn tất cả pháp tôi nói đều hướng về nội tâm. Đó là sự khác nhau.”
Tiến sĩ Choekyi nghe thế liền đến xin thọ giáo với ngài. Những lời dạy của ngài đã chứng tỏ rất lợi lạc cho vị này mặc dù không một điều gì ngài nói mà vị học giả chưa biết đến. Về sau ông bảo: “Tôi hiểu được những điều gì mà trước đây tôi chưa từng hiểu.”
Chúng ta nên làm như Geshe Dromtoenpa nói:
“Tôi sẽ nói những bậc đạo sư trong Đại thừa có nghĩa gì. Họ đem lại cho người nghe nhiều tri kiến; họ dạy những pháp thực tiễn giúp người ta thực hành sau khi nghe giảng dạy. Và họ chỉ nói những gì có lợi lạc trực tiếp.
Câu “sau khi nghe giảng dạy” được giải thích nhiều cách. Theo lời giảng khẩu truyền của bậc tôn sư tôi, thì nó có nghĩa rằng, dù bạn giảng dạy bất cứ giáo lý gì, nó cũng phải lợi lạc cho dòng tâm thức của người đệ tử sau khi sự giảng dạy chấm dứt.
Loạt tiêu đề đặc biệt
này chứa đựng những chỉ giáo về làm cách nào để nghe những giáo lý của đường
tu. Như tôi đã nói, bất cứ lỗi lầm nào ở giai đoạn này rất tai hại, như khi
tính nhầm ngày mồng một thì cũng nhầm luôn những ngày khác cho đến rằm. Dù có
thọ giáo những pháp sâu xa rộng rãi đến đâu, bạn cũng biến thành con ma trong Phật
pháp, nghe pháp bạn nghe được chỉ tổ tăng thêm vọng tưởng nơi bạn mà thôi. Tôi
nghĩ chuyện này thật quá quen thuộc. Các bạn phải thận trọng.
B. CÁCH GIẢNG DẠY PHÁP
Có bốn phần (a) nghĩ về những lợi lạc của việc giảng dạy pháp; (b) kính pháp và bậc thầy giảng pháp; (c) cần nghĩ và làm gì trong khi giảng dạy; (d) khác nhau giữa những người bạn nên dạy và những người bạn không nên dạy.
1. Nghĩ về những lợi lạc của việc giảng Pháp
Điều cố yếu là người giảng pháp không nên biến sự bố thí Pháp thành một cái gì do vô minh làm động lực Vasubandhu (Thế Thân) nói:
Đừng để hành vi bố thí Pháp trở thành một hành vi ngu si.
Hãy giảng dạy kinh điển thuần tịnh một cách như pháp.
Nếu bạn dạy với hy vọng được cúng dường, cung kính, được nổi tiếng là học giả, vân vân, thì sự giảng dạy của bạn thay vì lợi lạc lại rất có hại. Bạn còn mất bớt công đức nữa. Vậy, bạn chỉ nên vì lòng bi mẫn mà giảng pháp, vì muốn lợi lạc cho đệ tử, ngay cả không kể tới hậu quả nghiệp mà bạn có thể đón nhận do sự giảng dạy của bạn. Chuzang Lama Rinpoche Yeshe Gyatso nói:
Tôi nghe lỏm ông ta giảng dạy
Và làm phép quán đảnh;
Ông ấy làm mọi sự tốt
Nhưng ông ta làm cho tôi ngao ngán
Tột đáy sâu của tim tôi
Khi ông hăng hái
Yêu cầu đóng góp tiền bạc.
Nói cách khác, điều này không được xảy ra. Sự giảng dạy là tốt nhất khi giảng sư không màng gì đến sự cúng dường vật thực.
Kinh Lời Khuyên Hành Vị Tha đề cập đến hai mươi lợi ích:
Này Di Lặc, một sự Pháp thí không nhằm được cung kính cúng dường, có hai mươi lợi ích: Một, ta sẽ có trí nhớ tốt; hai biết phân biệt; ba thông minh; bốn kiên trì, năm có trí tuệ; sáu sẽ đạt xuất trí; bảy bớt chấp thủ; tám bớt sân; chín bớt si; mười ma không thắng nổi; mười một được Phật thương tưởng; mười hai được phi nhân phù hộ; mười ba chư thiên hỗ trợ sự sáng suốt; mười bốn kẻ thù không làm hại được; mười lăm không bị xa lìa thân quyến; mười sáu lời nói có sức mạnh; mười bảy được sự vô úy; mười tám tâm hồn thoải mái; mười chín được những học giả ca ngợi; hai mươi hành vi bố thí pháp ấy sẽ trở nên đáng nhớ.
Đầu tiên “có trí nhớ tốt” nghĩa là ta sẽ không quên Pháp. “Biết phân biệt” là niềm xác tín có được do những hình thức thiền định tối hậu. “Thông minh” ám chỉ niềm tin có được do những phép quán thông thường. “Kiên trì” có nghĩa là không thể bị lay chuyển. “Có trí tuệ” ám chỉ thế tục trí đạt được trong đạo lộ tích tập và chuẩn bị; “xuất thế trí” là trí đạt được trong những đạo lộ kiến đạo và thiền quán.
Sáu trong hai mươi lợi lạc này là kết quả tương ứng với nguyên nhân đầu tiên. Bốn lợi lạc khác là do những trạng thái tách rời states of separation. Sáu lợi lạc là y báo, và có một quả do sự thuần thục của nghiệp (xem ngày thứ mười ba, trang...)
(Pabongka Rinpoche nói nhiều về chi tiết đề tài này).
Những lợi ích khác được nói trong Kinh do Ugra Thỉnh Vấn, trong đó nói dù một vị tỷ kheo chỉ bố thí một câu Pháp cũng có nhiều công đức hơn một cư sĩ bố thí vô số của cải vật chất.
Các bạn nên ghi nhớ những lợi lạc này trong tâm, và bạn sẽ mong muốn giảng Pháp và cảm thấy rằng nói Pháp đã là một nguồn vui cho chính bạn. Đây không chỉ là những lợi ích do sự giảng Pháp đem lại khi ngồi trên một pháp tòa thật cao; mà những vị thầy dạy cho đệ tử cũng không lợi lạc như thế. Lại nữa, khi bạn đọc một bản kinh, hãy tưởng tượng rằng mình đang đọc cho thính chúng trời, rồng, phi nhân, vân vân đang ở quanh mình. Bạn cũng sẽ được lợi lạc tương tự nếu như làm như thế. Khi bạn muốn học thuộc lòng một bản kinh bạn cũng làm như vậy. Bạn cũng được lợi lạc do nói chuyện pháp thoại với những người khác bằng cách dạy cho họ những điểm nòng cốt để thay đổi cách cư xử của mình. Nhưng có điều khác nhau cần để ý là, bạn có phải là bậc thầy của người nghe bạn hay không.
2. Kính Pháp và người giảng Pháp
Ngagwang Dragpa ở Dagpo nói: “Đức Phật đấng Đạo sư chúng ta đã dựng ngai Phật tòa cho chính ngài giảng dạy về Bà Mẹ của Chư Phật.” Nghĩa là khi đức Thế Tôn dạy kinh Bát nhã, Ngài đã làm ngai pháp cho Ngài bằng chính bàn tay Ngài, những bàn tay mang đủ tướng quý của một đức Phật và đẹp như nhánh cây bằng vàng ròng. Vì Pháp đã gợi sự quý trọng của ngay cả chư Phật như thế nên quả thực chúng ta phải hết sức tôn kính khi nói và nghe Pháp ấy.
Trong đại hội đầu tiên để kết tập kinh điển, A nan và nhiều vị tụng đọc khác nhau đã được ngồi trên một chồng năm trăm tấm y vàng do những vị A la hán khác cúng, để tỏ dấu tôn trọng Pháp. (Ở đây tôi phải nói thêm rằng, ba tấm y của tỷ kheo do Phật chế định, thế mà ngày nay có người sử dụng để lau chùi hoặc để làm gối dựa, đó là điều rất sai quấy.)
Pháp phải được tôn quý vì tính vĩ đại của Pháp. Ta lại phải nhớ những đức của bậc Đạo sư và lòng từ bi của ngài, để khởi phát niềm kính trọng.
3. Phải nghĩ và làm những gì trong khi giảng dạy pháp
a. Phải nghĩ gì
Ngagwang Dragpa ở Dagpo nói:
Từ bỏ tính bủn xỉn, tự kiêu,
Hôn trầm trong lúc dạy, bàn lỗi của người,
Trì hoãn việc giảng dạy, và lòng ganh tị.
Hãy có lòng thương tín đồ và giảng dạy cho đúng pháp
Bằng cách duy trì năm thái độ
Hay nghĩ hạnh này sẽ đem lại cho bạn hỉ lạc.
Nghĩa là bạn không được giữ lại những điểm then chốt của giáo lý, vì đấy là một kiểu bủn xỉn về pháp. Trong khi giảng pháp, bạn không nên tự ca tụng mình như nói: “Trong quá khứ tôi đã làm điều này điều kia vân vân.” Bạn cũng không được lừ đừ ngũ gục trong khi nói pháp. Không nên bàn lỗi của người khác với động lực là tham hoặc sân. Không nên lười biếng trì hoãn việc giảng dạy vì không muốn giảng. Và bạn nên từ bỏ lòng ganh tị khởi lên vì nghi ngờ người khác được lên chức.
Bạn phải có lòng từ bi đối với những người nghe pháp, và giữ năm thái độ. Năm thái độ này cũng giống như sáu điều trên, trừ cái điều rằng sự chuyên cần thực hành Pháp sẽ chữa lành bạn. Nghĩa là năm thái độ như sau: họ là những con bệnh, Pháp là thuốc, bạn là y sĩ, vân vân. Rồi bạn nên nghĩ rằng công đức phát sinh do sự giảng Pháp với năm thái độ như trên sẽ đem lại hạnh phúc cho bạn.
Sở dĩ bỏ điều thứ sáu vì nó áp dụng cho người nghe pháp hơn là người giảng dạy.
b. Phải làm gì trong khi giảng dạy
Trước hết, nên tắm rửa sạch sẽ; dáng dấp của bạn phải chỉnh tề, y phục mới. Ngồi trên một pháp tòa cao. Cung cách bạn phải vui hòa. Giảng dạy bằng ví dụ, trích dẫn, và biện luận để làm rõ ý nghĩa.
Tuy vậy, tôi rất bối rối và khổ sở khi ngồi trên tòa cao này, trong khi những vị lạt ma cao cấp tái sinh đang ngồi chỗ thấp. Nhưng tôi phải ngồi đây vì lòng thượng tôn sự vĩ đại của chánh pháp. Quả thật là điều kỳ diệu khi tục lệ này không mai một ở các tỉnh miền Trung và ở vùng Tsang. Nếu tục lệ này không còn, và vị giảng sư ngồi ở chỗ thấp trong khi giảng pháp, thì người ta sẽ lấy làm lạ khi ông ta bảo, “Tôi đã hấp thụ dòng truyền thừa này từ nhiều vị lạt ma vĩ đại,” như có câu chuyện đã kể.
“Cung cách vui hòa” là bạn nên mĩm cười với thính giả khi bạn giảng. Longdoe Lama Rinpoche trái lại thường cầm la rầy đệ tử và cầm roi hăm dọa trong khi ngài giảng dạy.
Nếu bạn lẫn lộn thứ tự những tiêu đề, thì sự giảng pháp của bạn sẽ hỗn độn như một cái tổ quạ. Nếu bạn bỏ qua những điểm khó mà chỉ giảng dạy những tài liệu dễ, thì giáo lý bạn nói chỉ như hồ cháo dành cho người già ăn. Những giảng sư không am tường ý nghĩa sâu xa của giáo lý mà phải đoán mò để giảng thì chẳng khác nào người mù phải chống gậy. Điều này thật không tốt.
Bậc tôn sư tôi, nơi nương tựa tối thượng của tôi, đã dạy cho tôi như sau. Khi sắp giảng dạy, ta phải khởi một động cơ cho đúng pháp trong lúc bước từ phòng riêng ra giảng đường. Hãy quán tưởng tất cả những vị tổ sư trong truyền thống của bạn đang an vị trên pháp tòa dành cho bạn, hết vị này đến vị khác. Hãy đảnh lễ pháp tòa ba lạy. Quán tưởng những vị tổ tan biến vào một vị là vị thầy bổn sư của bạn; và khi bạn bước lên pháp tòa thì quán tưởng vị bổn sư của của bạn thể nhập vào trong bạn. Rồi khi bạn ngồi xuống, hãy búng tay mà niệm một bài kệ vô thường như:
Như ngọn đèn dầu leo lét
Không kéo dài bao lâu
Hạnh phúc cũng hư ảo
Mong manh như giọt nước
Như chiêm bao, như chớp nhoáng,
Hoặc như một ngày qua;
Như thế đấy là các pháp hữu vi.
Bạn nên nghĩ: “Đây chỉ là vài phút ngắn ngũi, một cái gì thật vô thường.” Bạn phải chế ngự bất cứ cảm giác hãnh diện nào bạn có thể có, nếu không, bạn có thể phát sanh tâm kiêu mạn khi ngồi trên pháp tòa, và nghĩ rằng “Bây giờ, ta thật là một nhân vật quan trọng.”
Người ta nói với bạn nên tụng chú để đuổi quỷ, nhưng theo truyền thống, chúng tôi tụng bát nhã tâm kinh và vỗ tay ba lần. Je Drubkang Geleg Gyatso thường theo truyền thống tán tụng sáu điều để chuẩn bị. Quả thế, khi giảng dạy Lam-rim, ngài áp dụng phương pháp tụng rất chậm lễ dẫn nhập này. Nhiều người xin ngài giảm bớt nghi thức chuẩn bị, vì nó kéo dài thời gian giảng pháp, nhưng ngài trả lời: “Sự thành tựu của buổi giảng hoàn toàn tùy thuộc vào nghi thức chuẩn bị này,” và bởi thế ngài không rút ngắn.
Như tôi đã nói, bạn có thể phát sinh thực chứng Lam-rim ở mức đầu tiên trong buổi nghe giảng. Nhưng bạn phải tạo cơ hội cho sự thực chứng ấy, và điều này tùy thuộc vào sự tích tập công đức và trí tuệ sơ khởi của bạn, vào sự thanh lọc chướng ngại, vào sự cầu nguyện v.v... Đây là tư tưởng đằng sau sự thực hành những nghi lễ chuẩn bị trong một thời gian giảng pháp. Trong lúc thực hành những nghi thức này, bạn không nên trải qua suốt buổi để tâm lang thang mắt nhìn dáo dác, miệng lẩm nhẩm thần chú một cách máy móc. Hãy thực hành nghiêm túc sự tích tập công đức này, sự thanh lọc bản thân và sự cầu nguyện này, sự thanh lọc bản thân và sự cầu nguyện này, vì nó quan trọng để phát sinh một vài tuệ quán đi sâu vào những đề tài thiền định trong phạm vi bạn tham dự buổi học pháp.
Bây giờ hãy trở lại việc làm cách nào để điều khiển một buổi giảng dạy giáo lý. Sau khi cúng dường một madala (đồ hình) của vũ trụ (xem Ngày Thứ Năm trang...), hãy đưa quyển kinh lên đầu (tỏ dấu kính trọng và ban phước) và lại khởi động lực. Hãy cầu xin rằng những gì bạn sắp làm lợi lạc cho dòng tâm thức của những người nghe bạn. Drubkang Geleg Gyatso thường làm sự cầu nguyện như thế không những lúc ông đặt quyển kinh trên đầu và cả những lúc ông đội mão.
Phần đông đều biết khi sắp giảng pháp thường có chút ít thay đổi trong bài kệ quy y. Bài này thường như sau:
Cho đến khi giác ngộ, con xin quay về
Nương tựa Phật, Pháp và Tăng
Với công đức con có được
Nhờ bố thí, vân vân.
Mong sao con đạt Phật quả vì tất cả chúng sinh.
Vị giảng sư nói: “Với công đức con có được do hành vi bố thí pháp...” trong khi những đệ tử thì nói: “Với công đức con có được khi nghe Pháp...”
Một điều khác tôi muốn nói là, có truyền thống đọc lớn bản kinh văn về Lam-rim sắp giảng ngày hôm ấy. Tốt nhất là chính giảng sư đọc mỗi ngày, hoặc vài ngày; sau đó đệ tử chính của vị ấy có thể làm thay.
Trong khi giảng pháp, bạn nên tưởng tượng trời, rồng và phi nhân vân vân đến nghe. Bạn nên làm dáng điệu như đang thuyết pháp cho họ và đọc bài:
Chư thiên a tu la
Và dược xoa, vân vân,
Ai đến nghe Phật pháp
Tất cả hãy hết lòng
Hộ trì Phật pháp ấy,
Bằng cách thường tinh tấn
Thực hành lời Phật dạy.
Ai đến đây nghe Pháp
Hoặc ở trên mặt đất
Hoặc ở trong hư không,
Với thế giới loài người,
Hãy thường khởi từ tâm,
Bản thân thì ngày đêm
Sống đúng với Phật pháp.
Nguyện cầu mọi thế giới
Luôn luôn được an ổn
Bằng cách phước và trí
Đều đem làm lợi người,
Để bao nhiêu vọng nghiệp
Đều được tiêu tan cả
Siêu thoát mọi khổ đau
Quy về đại niết bàn,
Hãy xoa khắp cơ thể
Bằng hương thơm giữ giới
Lại mặc cho cơ thể
Bằng y phục thiền định
Thì hoa đẹp bồ đề
Làm rực rỡ tất cả
Bất cứ ở nơi nào
Cũng thường được an lạc.
(Theo bản dịch HT Trí Quang)
Dĩ nhiên là chư thiên không thể ngồi trên đất, bởi thế giảng sư quán tưởng mình đang cho phép họ cứ ở giữa không trung và lắng nghe, những người lãnh trọng trách bảo trì chánh pháp hãy nhớ kỹ truyền thống này.
4. Khác nhau giữa người nào bạn nên dạy người nào không nên
Nói chung, như Luật đã dạy, “Không nên giảng dạy cái gì người ta chưa yêu cầu mình giảng.” Nói cách khác là thực không đúng pháp nếu mà bạn dạy một điều mà bạn chưa cầu xin. Hơn nữa, bạn cũng không nên nhận lời ngay khi người ta yêu cầu. Vì đức khiêm tốn bạn phải nói: “Đề tài này tôi không am hiểu lắm, tôi không kham giảng dạy” hoặc “ Làm sao tôi có thể giảng dạy cho những người vĩ đại như quý vị?” Bạn phải thử thách lòng ngưỡng chánh pháp của người ta; và chỉ khi nào bạn chắc chắn họ là pháp khí thích hợp thì bạn mới nên giảng pháp cho họ. Kinh Tam Muội Vương nói:
Này Prakàska, trước hãy nói với chúng rằng:
“Tôi không được học.”
Rồi, nếu bạn có biết, có tài
Thì hãy nói: “Làm sao tôi có thể nói chuyện này
Trước những con người vĩ đại như chư vị?”
Tuy nhiên, vì một lý do cấp bách nào đó, đôi khi bạn buộc lòng phải dạy cho vài người một điều gì mặc dù họ không yêu cầu. Je Tsongkapa nói: “Nếu bạn biết họ là pháp khí xứng đáng để dạy, thì có thể giảng dạy cho họ dù họ không yêu cầu.”
Người ta bảo bạn còn phải tuân theo 26 điều đề ra trong luật tạng, như không được nói pháp cho người đang ngồi trong khi bạn đang đứng, hoặc cho người đang nằm, hoặc cho người đang ngồi chỗ cao hơn bạn, vân vân.
Đến đây, chúng ta đi đến tiêu đề chính thứ ba là:
C. ĐIỀU GÌ CẢ THẦY LẪN TRÒ CÙNG NÊN LÀM CUỐI THỜI GIẢNG
Sau khi dâng một mandala tạ ơn, giảng sư và thính giả nên hồi hướng công đức, cầu cho giáo lý được lưu tuyền và cho chính mình được giác ngộ hoàn toàn, bằng cách tụng bài cầu nguyện của Lam-rim (trích trong tác phẩm của Tsongkapa, Những Giai Đoạn Lớn Của Đạo Lộ, xem trang....). Sau buổi giảng, không nên mạnh ai nấy ùa ra cửa, mà nên từ từ đi ra từng người, làm như thế là không muốn rời giảng sư và buổi giảng.