Ghi Chú Của Tác GiảMục Lục

08/10/201012:00 SA(Xem: 15293)
Ghi Chú Của Tác Giả Và Mục Lục


GHI CHÚ CỦA TÁC GIẢ


htdtgiacngo-matthieu-ricardQuyển sách này là một món cúng dường. Nó là vật cúng dường cho Thầy tôi, Dilgo Khyentse Rinpoche, cho những bằng hữu tâm linh của tôi, và cho tất cả những ai có thể để mắt một lát vào những hình ảnh này.

Năm 1967, tôi du hành tới Darjeeling ở Ấn Độ và gặp vị Thầy đầu tiên của tôi là Kyabje Kangyur Rinpoche. Tôi thường xuyên sống trong vùng núi Himalaya từ năm 1972. Sau khi Kangyur Rinpoche từ bỏ thế giới này, tôi trải qua mười hai năm với Khyentse Rinpoche ở Bhutan, Ấn Độ, và Nepal, học tập với ngài và phụng sự ngài. Trong thời gian này, tôi trở thành một tu sĩ Phật Giáo. Tôi có may mắn được hộ tống Khyentse Rinpoche ba lần sang Tây Tạng.

Trong nhiều năm, tôi đã chụp những bức hình các vị Thầy của tôi và thế giới xung quanh các ngài. Nguyện ước chính của tôi khi làm công việc này là để chia sẻ vẻ đẹp, sức mạnh, và chiều sâu phi thường của thế giới của các ngài.

Theo giáo lý đạo Phật, Phật tánh hiện diện trong mỗi chúng sinh, và trạng thái tự nhiên của thế giới hiện tượng thì hoàn toàn viên mãn khi không bị hiểu sai do ảnh hưởng của những tư tưởng tiêu cực. Những phẩm tính tích cực, chẳng hạn như lòng tốt, được tin là phản chiếu cấu trúc chân thựccăn bản của con người. Vì thế, trong nghệ thuật nhiếp ảnh, tôi hy vọng là tỏ lộ được vẻ đẹp của bản tánh con người. Ngay cả trong sự khổ đau cùng cực cũng có thể có phẩm cách và cái đẹp; ngay cả trong khuôn mặt của sự hủy diệt và khủng bố vẫn có thể có niềm hy vọng. Điều này đặc biệt chân thực đối với xứ sở và dân tộc Tây Tạng, những người đã thành công khi vẫn giữ được sự hỉ lạc, sức mạnh nội tâm, và sự xác tín ngay trong những hoàn cảnh khó khăn nhất của họ.

Sau khi Khyentse Rinpoche viên tịch vào năm 1991, cháu ngoại và vị kế thừa tâm linh của ngài là Shechen Rabjam Rinpoche, với sự trợ giúp của nhiều đệ tử của ông ngoại mình, đã nguyện sẽ tiếp tục sự nghiệpduy trì các giáo lý của ngài tại các Tu viện Shechen ở Nepal và Tây Tạng và các tổ chức chi nhánh của chúng tại những quốc gia khác trên thế giới. Chính nhờ sự bảo trợ của Quỹ Tài trợ Shechen mà quyển sách này đã được chuẩn bị.

Tiểu sử cô đọng của Khyentse Rinpoche được biên soạn từ tự truyện viết tay của chính ngài (nó bao gồm những năm đầu đời của ngài), một vài cuộn băng thu âm trong đó ngài thuật lại một vài giai đoạn của đời ngài ở Tây Tạng, và những cuộc phỏng vấn vợ ngài cùng những đệ tử của ngài. Chúng tôi cũng vô cùng biết ơn Erik Pema Kunzang đã cho phép chúng tôi kết hợp những đoạn trích dẫn từ bản dịch hai tường thuật của Tulku Orgyel Topgyal về cuộc đời Khyentse Rinpoche. 

Những yếu tố khác nhau của bản văn được dịch từ tiếng Tây Tạng hay được biên soạnbiên tập bởi Nhóm Dịch thuật Padmakara, một nhóm các dịch giả quốc tế là những người đã thực hànhnghiên cứu Phật giáo trong vài thập niên dưới sự hướng dẫn của những Đạo sư Tây Tạng lỗi lạc. Nhóm này tận tụy trong việc dịch thuật chính xácuyên bác những bản văn Phật Giáo và những giáo lý khẩu truyền sang các ngôn ngữ Tây phương. Được đặt trụ sở tại Dordogne, Pháp quốc, Nhóm Dịch thuật Padmakara được hướng dẫn bởi Pema Wangyal Rinpoche và Jigme Khyentse Rinpoche, và đối với quyển sách này thì còn có John Canti, Ani Jimba, Daniel Staffler, Wulstan Fletcher, và bản thân tôi. Tôi đặc biệt cảm ơn Jill Heald, Wendy Byrne, và Vivian Kurz về sự đóng góp vô giá đối với dự án này.

Tôi đặc biệt biết ơn Henri Cartier-Bresson đã mang lại cho tôi những sự khích lệ, cảm hứng và hỗ trợ cho những mục đích của quyển sách này, và Michael Hoffman mà nếu không có sự nhiệt tâm, trí tuệ, và kinh nghiệm của ông thì quyển sách này có thể chẳng bao giờ trở hành hiện thực. Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu xa tới Đức Đạt Lai Lạt Ma, người đã luôn luôn đối xử với các đệ tử của Khyentse Rinpoche với một thiện tâm vĩ đại, đã chấp thuận chia sẻ với chúng tôi những hồi tưởngcảm xúc của riêng ngài như một lời nói đầu của quyển sách này. 


Matthieu Ricard 

Mục Lục
Hồi Tưởng, Đức Đạt Lai Lạt Ma
Lời Giới Thiệu
Những Năm Đầu Đời
Gặp Gỡ Những Đạo Sư Tâm Linh
Sự Sâu Thẳm Của Thực Hành Tâm Linh
Vòng Tròn Chuyển Hoá
Khyentse Rinpoche, Nhà Xây Dựng
Trở Về Tây Tạng
Đời Sống Siêu Việt Thời Gian
Di Sản Tâm Linh và Tính Liên Tục
Vòng Tròn Viên Mãn

 

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
08/08/2010(Xem: 109875)
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :
Một hình chụp văn bản lan truyền qua mạng xã hội hôm 12 Tháng Tám được cho là thư thông báo rời bỏ Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam (giáo hội quốc doanh) của Thượng Tọa Thích Minh Đạo, trụ trì tu viện Minh Đạo ở thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.
Từ chuyện xuất hiện của sư Minh Tuệ, nếu Phật giáo và một số cá nhân tu sỹ không có những sai lầm do chủ quan thiếu khiêm tốn trong quyền lực, phát ngôn ỷ thị và hành chánh thiếu cẩn trọng, vô tình đẩy sự kiện sư Minh Tuệ lên cao trào trong khi quần chúng dành sự ngưỡng mộ một tu sỹ khổ hạnh không thuộc Giáo hội Phật giáo, và lại thêm một hình ảnh như chiếc bóng thứ hai của sư Minh Tuệ là sư Minh Đạo tiếp nối lòng tôn kính của người dân có đủ mọi thành phần sau khi sư Minh Tuệ bị khiển trách rồi ẩn tu. Còn Chân Quang không thọ cụ túc chính thức một giới đàn nào, bằng cấp ba, bằng Tiến sỹ còn giả thì điệp đàn thọ giới chả là gì đối với người thiếu minh bạch. Hiện nay Chân Quang có hai bản lý lịch khác nhau và Điệp đàn thọ giới cũng không giống nhau đã bị cộng đồng mạng phanh phui.