Những Năm Đầu Đời

08/10/201012:00 SA(Xem: 14365)
Những Năm Đầu Đời

NHỮNG NĂM ĐẦU ĐỜI

Khyentse Rinpoche sinh năm 1910, là con trai thứ tư của gia đình Dilgo mà dòng dõi của nó được truy nguyên từ Trisong Detsen, vị vua vĩ đại của Tây Tạng vào thế kỷ thứ chín. Ngôi nhà của gia đình, nơi ngài sinh ra, ở trong thung lũng Denkhok trong miền Kham – cực đông của bốn tỉnh chính của Tây Tạng. Kham được hình thành từ nhiều vương quốc nhỏ, trong đó vương quốc rộng lớn và có ảnh hưởng mạnh mẽ nhất là Derge.

Ông nội của Khyentse Rinpoche là Tashi Tsering và sau này cha Ngài, cả hai đều là những bộ trưởng của vua xứ Derge. Trong tự truyện của Ngài, Khyentse Rinpoche thuật lại:

“Một người trong tổ tiên của tôi thiệt mạng trong trận chiến đấu cho vua xứ Derge. Để đền bù, gia đình Dilgo được tưởng thưởng một vùng đất mầu mỡ trong thung lũng Denkhok. Vào thời của ông nội tôi, gia đình thường phái một cặp vợ chồng người giúp việc tới Denkhok mỗi mùa xuân để làm việc đồng áng và giám sát những gì xảy ra ở đó, và sau đó trở về nhà ở Derge vào mùa đông. Cặp vợ chồng này rất quý mến một trong những người con trai trong gia đình Dilgo, đó là Tashi Tsering, ông nội tôi. Ông không phải là một cậu bé được yêu mến. Thật ra, có quá nhiều cậu con trai khiến ông khó có thể được chăm sóc một cách đặc biệt, vì thế vợ chồng người giúp việc đã hoàn toàn nuôi nấng ông như con nuôi trừ cái tên của gia đình.

“Một hôm, vợ chồng người giúp việc được quyết định sẽ tới định cư vĩnh viễn ở Denkhok. Họ cố giữ kín sự ra đi không cho Tashi Tsering biết để tránh cho cậu khỏi đau buồn vì sự chia ly, nhưng đứa trẻ đã khám phá ra việc ấy. Khi họ lên đường, cậu đã sửa soạn y phục cho chuyến du hànhnài nỉ đi theo họ. Cuối cùng thì gia đình quyết định cho cậu tới sống với họ ở Denkhok. 

“Khi lớn lên, ông nội tôi trở thành một người đàn ông rất có ảnh hưởng ở Derge và là một bộ trưởng quan trọng trong chính phủ Derge, rất được kính phục nhờ tánh trung thực cũng như sự thông tuệuyên thâm. Bà nội tôi là một Phật tử sùng mộ và đã trải qua những thời gian dài trong việc thiền định về Chenrezi, Đức Phật của lòng bi mẫn. Con trai của họ là cha tôi.

“Các Lạt ma[1] chính của gia đình chúng tôi là Jamyang Khyentse Wangpo và Jamgon Kongtrul. Mặc dù ông nội tôi đã cảnh cáo rằng nhất định là ngài Jamyang Khyentse sẽ phản đối, nhưng là một thanh niên, cha tôi vẫn thường đi săn. Một hôm cả gia đình đi tới Tu viện Dzongsar thăm Jamyang Khyentse, ngài đã gọi cha tôi vào phòng ngài và hỏi: ‘Con vẫn chưa thôi giết thú vật à?’

“ ‘Vâng,’ cha tôi đáp một cách lo lắng, ‘Con đã giết một ít.’ Nói dối Lạt ma là điều không thể tưởng tượng nổi.

 ‘Gia đình Dilgo rất giàu có; con không cần phải săn bắn,’ Jamyang Khyentse nói. ‘Ngày hôm nay con phải hứa sẽ không bao giờ đi săn nữa.’ Ngài cầm một hình tượng thiêng liêng và đặt nó lên đầu cha tôi. Cha tôi cảm thấy không thoải máixấu hổ.

“Khi ông trở về trang trại, ông nội tôi hỏi: ‘Rinpoche nói gì với con?’ Cha tôi quá bối rối nên không trả lời được. ‘Có phải ngài bảo con đừng đi săn nữa?’ ông tôi khăng khăng hỏi.

“ ‘Vâng, ngài đã nói thế,’ cha tôi thừa nhận.

“Ông nội tôi đã không nói gì về việc đi săn của cha tôi với Jamyang Khyentse, ngài chỉ có thể biết được điều đó nhờ sự thấu thị tuyệt diệu của ngài. Từ lúc đó trở đi cha tôi không bao giờ đi săn nữa.

“Mẹ tôi là con gái của một bộ trưởng khác trong chính phủ xứ Derge. Bà luôn luôn thật dịu dàng, trong khi tánh khí của cha tôi thì nghiêm khắc hơn.

“Nhà tôi đồ sộ như một cung điện, và nó có hơn một trăm phòng, kể cả một vài điện thờ tráng lệ. Ở chái phía tây là điện thờ chính, và dù những nhạc cụ được tấu lên ở đó có ầm ĩ tới đâu chăng nữa, nhưng ở chái đông nơi có trang trại của cha mẹ tôi cũng không nghe thấy. Khi tôi được khoảng bảy tuổi, tôi thường quấn quanh mình một khăn choàng đỏ như một tu sĩ, yêu cầu những người giúp việc của chúng tôi cũng làm như thế, và chúng tôi gồm tám người hay khoảng ấy đã cùng nhau cử hành những buổi lễ. Khi nhiều vị khách của cha tôi nhìn thấy chúng tôi, họ hỏi chúng tôitu viện nào, điều ấy làm chúng tôi cười rúc rích.

“Vào mùa hè, sau một vài môn học trong buổi sáng, tôi thường bắt đầu đi lên núi và dựng một chiếc lều trên một bãi cỏ đẹp đầy hoa. Tôi ở đó cả ngày dài và chơi đùa trong một dòng suối. Vào cuối buổi chiều, khoảng bốn giờ, tôi trở về nhà để học thêm nữa.

“Gia đình tôi có hơn mười ngàn thú vật. Phần lớn chúng được những gia đình du cư chăn giữ để đền đáp lại một phần lợi tức mà những con thú này mang lại cho họ. Những cánh đồng của chúng tôiviệc làm cho nhiều người trong khoảng hai tháng, vào cuối mùa xuân sau khi tuyết tan, và trong hai tháng vào mùa gặt hái trong mùa thu

“Khi cha tôi trên năm mươi tuổi, căn nhà của chúng tôi ỏ Denkhok sụp đổ trong một trận động đất, giết chết ông bà nội và anh cả tôi.

“Không lâu trước khi cha mẹ tôi sinh đứa con trai thứ ba, vị Lạt Ma của gia đình có vài giấc mơ lành. Trong một giấc mơ ngài thấy một cặp xập xỗ được lưu giữ ở Tu viện Benchen được tấu lên trong một tập hội tại nhà tôi. Ngài giải thích điều này có nghĩa là đứa con trai sắp ra đời sẽ là Hoá thân của Sangye Nyenpa, một vị Thầy vĩ đại mà trụ xứ của ngài là Benchen. Nhưng cha tôi đã giận dữ bởi ông không ước mong bị mất những đứa con trai của ông cho hệ thống tu viện. Ông nói với vị Lạt Ma rằng là người đã sống quá lâu với gia đình và từng là một người bạn tốt như thế, vậy mà vị Lạt Ma đã tặng cho ông một trăm cú roi da. Ông cũng buộc vị Lạt Ma phải thề giữ kín giấc mơ này. Tuy nhiên, một thời gian sau Đức Karmapa đã tuyên bố rằng quả thật đứa trẻ này là Sangye Nyenpa Rinpoche, và cha tôi bị buộc phải hiến tặng đứa con trai của ông một cách miễn cưỡng cho Tu viện Benchen. Ông lo lắng rằng bất kỳ những đứa con trai nào khác mà ông có thể có cũng sẽ bị tuyên bố là những Lạt Ma hoá thân

“Trong khi mẹ tôi mang thai tôi, đứa con trai thứ tư của bà, gia đình đi thăm Mipham Rinpoche, một Lạt Ma vĩ đại sống trong một ẩn thất cách trang trại của chúng tôi khoảng một giờ đi bộ. Mipham Rinpoche lập tức hỏi rằng có phải mẹ tôi đang mang thai. Cha mẹ tôi xác nhận điều này và hỏi ngài nó là con trai hay con gái.

“ ‘Nó là con trai,’ Mipham Rinpoche nói, ‘và khi nó sanh ra các con phải cho ta biết.’

“Ngài cho mẹ tôi một giây bảo hộ và vài viên thuốc ban phước của Đức Manjushri (Văn Thù), Đức Phật của trí tuệ, để cho tôi khi ra đời. Vào ngày tôi sinh ra, trước khi tôi được uống sữa mẹ, một Lạt Ma có mặt đúng lúc để viết trên lưỡi tôi chủng tự Dhi,[2]1 cốt tuỷ của thần chú Manjushri, bằng cách dùng những viên thuốc bột hoà với nước nghệ.

“Khi tôi sanh được ba ngày cha mẹ tôi bế tôi lại thăm Mipham Rinpoche, ngài nói điều gì đó hàm ý rằng tôi là một đứa trẻ đặc biệt. Từ lúc sinh ra, tôi đã có một mái tóc dài rủ xuống tận mắt. Cha tôi hỏi có nên cắt nó không, nhưng Mipham Rinpoche bảo không và chính ngài thắt nó thành năm búi, giống như mái tóc của Đức Manjushri. Theo thỉnh cầu của mẹ tôi, ngài ban cho tôi một pháp danh là Tashi Paljor (sự vinh quang tốt lành), chính ngài viết nó trên một mảnh giấy nhỏ mà sau này mẹ tôi luôn luôn giữ nó trong sách cầu nguyện của bà.

“Một khoảng thời gian sau, cha mẹ tôi lại đưa tôi tới thăm Mipham Rinpoche. Ngài ban phước cho tôi bằng cách cử hành một lễ quán đảnh Manjushri và nói: ‘Ta sẽ chăm sóc con suốt mọi đời tương lai của con.’ Tôi cảm thấy rằng sự ban phước này của ngài là sự kiện tối quan trọng duy nhất trong đời tôi.

“Khi tôi được một tuổi, một đại Lạt Ma của dòng Sakya là ngài Loter Wangpon tới nhà chúng tôi. Ngài là đệ tử Sakya lỗi lạc của Jamyang Khyentse Wangpo. Vào lúc đó có một trận dịch trong vùng và cha mẹ tôi sợ tôi bị nhiễm bệnh, đã sắp xếp để tôi và mẹ tôi ở trên cao trên sườn núi với một trong những tá điền du cư của chúng tôi. Khi ngài Loter Wangpo tới nơi, mẹ tôi đưa tôi xuống thăm ngài.

“Ngài ban phước cho tôi, tụng một vài lời khẩn cầu và nói với mẹ tôi: ‘Đây là một đứa trẻ khác biệt với tất cả những người khác. Ta muốn xem những đường chỉ tay của nó.’ Ngài đứng dậy khó nhọc vì ngài rất nặng nề và bế tôi tới cửa điện thờ. Nhìn đôi bàn tay tôi trong ánh nắng ngài nói: ‘Đây quả là một đứa trẻ đáng lưu ý.’

Ngài đưa tôi trở về trại của ngài và cho tôi một hột lấy từ chuỗi tràng của Jamyang Khyentse mà ngài đeo quanh cổ trong một túi nhỏ bằng gấm thêu kim tuyến đỏ của ngài. Ngài cũng làm một giây bảo vệ bằng lụa và bảo thị giả của ngài mang một khăn lễ dài bằng lụa trắng có dệt những lời ước nguyện tốt lành. Vị thị giả là người hơi keo kiệt, đã mang vào một cái khăn lụa tầm thường, và Loter Wangpo đã giận dữ buộc ông ta quay trở lại tìm một cái khăn đặc biệt hơn. Vị thị giả trở lại với một cái khăn cũ, bị vấy bẩn. Còn giận dữ hơn nữa, ngài Loter Wangpo phái ông ta tìm một khăn trắng mới và tinh sạch.

“Mẹ tôi rất khiêm tốn và nói: ‘Ồ, không, cái đó tốt rồi.’

“Nhưng Loter Wangpo nói: ‘Không, ta phải có một chiếc khăn tinh khiết. Cậu bé này là Hoá Thân của vị Thầy ta, ngài Jamyang Khyentse Wangpo. Trong ba ngày liên tiếp ta có những giấc mơ và linh kiến về Khyentse Wangpo, và khi nhìn thấy cậu bé ta đã không hề nghi ngờ chút nào.’ 

“Khi gặp bất kỳ vấn đề quan trọng nào, cha tôi đều tìm lời khuyên bảo từ Mipham Rinpoche, và vào lúc này Mipham Rinpoche nói: ‘ Vẫn còn hơi quá sớm để công khai xác nhận đứa bé là Hoá Thân của Khyentse. Điều đó có thể gây nên những chướng ngại.’

“Vì thế trong lúc này cha tôi không dâng tôi cho ngài Loter Wangpo, cũng không gởi tôi tới Tu viện Dzongsar. 

htdtgiacngo-kyentse-rinpoche-3“Khi tôi được hai tuổi, Mipham Rinpoche chết, và Shechen Gyaltsap Rinpoche tới tham dự các tang lễ. Trong thời gian ngài ở đó, tôi tới thăm ngài đều đặn. Ngài bảo cha tôi rằng sau này phải đem tôi lại cho ngài tại Tu viện Shechen, bởi tôi sẽ làm lợi lạc cho Phật Pháp và tất cả chúng sinh. Cha tôi hỏi ngài có những dấu hiệu nào về điều này. Shechen Gyaltsap Rinpoche, người rất hiếm khi nói về những điều như thế, đã trả lời rằng đêm hôm trước ngài đã có một giấc mộng. Trong giấc mộng đó nơi điện thờ của chúng tôi, hình ảnh của Tseringma, vị nữ Bảo hộ Trường Thọ, đã biến thành thiên nữ và bảo Rinpoche hãy chăm sóc đứa trẻ này, là người sẽ làm lợi ích cho Giáo Pháp. Cha tôi, người rất trực tính, nói rằng nếu điều này là chân thực thì ông sẽ cho phép tôi tới Tu viện Shechen. Nhưng nếu nó chỉ khiến cho tôi chiếm được một ngai tòa trong tu viện và bị dính mắc trong những vấn đề chính trị của giáo hội thì ông sẽ không cho tôi đi. Gyaltsap Rinpoche cam đoan với ông là tôi sẽ làm lợi lạc cho Giáo Pháp và tất cả chúng sinh, vì thế cha tôi đồng ý để tôi đi. Tuy nhiên khi ấy tôi vẫn còn quá trẻ không thể gởi tới Shechen được.

“Ngay trước khi Mipham Rinpoche tịch, ngài bảo Lạt Ma Osel, vị thị giảđệ tử suốt đời của ngài: ‘Khi ta chết con sẽ cảm thấy đau buồn ghê gớm, nhưng không lâu đâu.’ Sau cái chết của Mipham Rinpoche, Lạt Ma Osel hầu như điên cuồng. Ông nhịn đói và không ngừng ra vào căn phòng của mình. Sau một trăm ngày ông có một thị kiến trong đó ông thấy Mipham Rinpoche trong bầu trời, đội một cái mũ pandita (học giả) và biên soạn một bản văn. Khi ngài hoàn tất mỗi trang ngài ném nó xuống cho Lạt Ma Osel. Chữ ngài viết không bằng mực đen mà bằng ánh sáng vàng chói lọi. Lạt Ma Osel nhìn một trong những trang giấy và có thể đọc được một ít, ‘Osel .. Jalu .. Dorje .. Ánh sáng Chói lọi .. thân cầu vồng .. kim cương ..’ Sau đó Mipham Rinpoche làm cử chỉ hướng về bầu trời và nói ba lần: ‘Osel Jalu Dorje!’ Từ lúc đó trở đi, nỗi buồn của Lạt Ma Osel hoàn toàn biến mất.

“Một thời gian ngắn sau, tôi được đưa tới gặp Kunzang Dechen Dorje, một Đạo Sư thành tựu cao cấp. Ngài nói: ‘Đứa trẻ này và tôi đã biết nhau trước đây,’ và hỏi tôi: ‘Con nhớ ta không?’

“ ‘Con có nhớ ngài không?’ cha tôi lập lại.

“ ‘Có, con biết ngài,’ tôi nói, hơi hoảng sợ.

“Kunzang Dechen Dorje nói: ‘Trong nhiều đời trước chúng tôi có một mối liên hệ. Ta sẽ tặng cho cậu bé một món quà đẹp.’ Ngài có một bộ sưu tập gồm những cái tách quý hiếm. Ngài không quan tâm tới vàng, bạc, và những tài sản khác, nhưng ngài rất quý những chiếc tách của ngài. Ngài nói với vợ ngài: ‘Đem cho tôi hộp tách,’ và tặng tôi một cái tách cực kỳ đẹp mà ngài đổ đầy nho.

“Cha tôi nói với Dechen Dorje là chúng tôi đang đi hành hương Lhasa và xin ngài gia hộ

“ ‘Ta sẽ cầu nguyện cho các con,’ ngài nói. ‘Ta thường quên mất những người mà ta phải nhớ tới trong những lời cầu nguyện trừ phi vợ ta nhắc nhở – nhưng ta sẽ không bao giờ quên đứa trẻ này.’

“Chúng tôi đi hành hương Lhasa. Ở đó, một Lạt Ma khác là Taklung Matrul bảo cha tôi: ‘Ông nên chăm sóc đứa trẻ này thật cẩn thận bởi chắc hẳn nó là một Lạt Ma Hóa thân.’

“Cha tôi không nói gì. Nhưng khi chúng tôi trở về phòng trọ, ông tuyên bố: ‘Các Lạt Ma không cho tôi giữ bé trai này, nhưng tôi sẽ không để nó trở thành một Lạt Ma. Chúng tôi có một gia đình lớn, một di sản, và nhiều đất đai phải chăm sóc. Tôi muốn nó là một cư sĩ để có thể cai quản tất cả chúng.’

“Khi chúng tôi trở về Kham, cha tôi, anh cả Sheldrup và tôi gặp vị thầy vĩ đại Adzom Drukpa. Ngài là một người rất uy nghi. Ngài mặc một áo sơ mi bằng lụa trắng thô với cổ áo bằng gấm đỏ thêu kim tuyến và một chuỗi mã não quanh cổ. Ngài có mái tóc đen dài hơi bạc, thắt lại trên đỉnh đầu bằng một cái khăn. Ngài hỏi tôi có phải là cậu bé sẽ nắm giữ di sản của gia đình không, bởi tôi đang mặc một chiếc y cư sĩ và để mái tóc dài quấn quanh đầu theo kiểu Derge.

“Sau đó ngài cười và nói: ‘Phải, cậu ta sẽ nắm giữ di sản của gia đình theo một cách nào đó. Nhưng đó là một trở ngại lớn. Ta sẽ chờ đợi điều đó chứ?’ Cha tôi đã tán thành.

“Một lát sau, Adzom Drukpa nói: ‘Ông cho nó làm một tu sĩ thì tốt hơn.’

“Cha tôi trả lời rằng việc cho tôi làm một tu sĩ sẽ rất khó khăn.

“Trong trường hợp đó ta sẽ giải trừ các chướng ngại,’ Adzom Drukpa nói. 

“Một mũi tên biểu tượng cho sự trường thọ được mang tới, và người ta đo chiều dài của nó. Adzom Drukpa tụng một bài khẩn nguyện dài, và người ta lại đo mũi tên. Nó đã ngắn hơn trước một ngón tay.

“ ‘Đó,’ Adzom Drukpa nói, ‘đó là chướng ngại ta đã nói với ông!’

“Cha tôi không có vẻ đặc biệt xúc động. Adzom Drukpa tụng bài cầu nguyện ba lần nữa, và kéo mũi tên ra. Người ta đo lại một lần nữa, và lúc này nó dài hơn lúc ban đầu.

“ ‘Ta hoàn toàn không phải là một người bình thường,’ Adzom Drukpa nói, ‘và ta lập lại rằng sẽ tốt hơn nếu ông cho cậu bé làm tu sĩ.’

“Nhưng cha tôi vẫn không phản ứng. Trong bảy ngày, mỗi ngày Adzom Drukpa ban cho tôi một lễ ban phước trường thọ. Vào ngày cuối cùng ngài tuyên bố: ‘Giờ đây ta đã giải trừ chướng ngại.’

“Ngay sau đó chúng tôi trở về nhà, không bàn luận thêm về việc tôi trở thành tu sĩ.

“Trên đường trở về Denkhok tôi gặp Dzogchen Rinpoche, ngài đang điều khiển một cuộc dã ngoại gần một tảng đá lớn trước mặt Tu viện Dzogchen. Ngài cũng nói rằng tôi gặp những chướng ngạichúng tôi nên phóng sanh thú vật để chống lại chúng. Chúng tôi trở về nhà, và bởi cha tôi sở hữu nhiều con thú nên chúng tôi có thể cứu thoát vài ngàn cừu, bò yak, và dê khỏi tay đồ tể.

“Cũng năm đó tôi bị phỏng nồi súp. Ở trang trại của chúng tôi, mùa hè là thời gian bận rộn nhất trong năm theo nông nghiệp, trong thời gian này chúng tôi thuê mướn nhiều người lao động. Để nuôi ăn tất cả những người này, những lượng súp khổng lồ được nấu trong một cái vạc lớn. Một hôm, khi chơi đùa với anh tôi, tôi ngã vào cái vạc súp đang sôi. Nửa thân dưới của tôi bị phỏng tới nỗi tôi phải nằm liệt giường trong nhiều tháng và bệnh nặng mặc dù gia đình tôi tụng nhiều bài cầu nguyện trường thọ dài cho tôi.

“Cha tôi hỏi tôi trong nỗi tuyệt vọng: ‘Theo con thì những buổi lễ nào sẽ giúp con khá hơn? Nếu có bất kỳ điều gì có thể cứu mạng con thì chúng ta phải thực hiện nó!’

“Điều tôi mong muốn nhất là làm một tu sĩ, vì thế tôi trả lời: ‘Nếu con có thể khoác y tu sĩ thì điều đó có thể giúp ích cho con.’ Cha tôi hứa với tôi và nhanh chóng tìm được vài chiếc y. Khi chúng được trải trên giường, tôi vui mừng khôn xiết. Tôi cũng đặt trên gối một cái chuông và trống tay dùng trong buổi lễ.

“Ngay ngày hôm sau tôi mời Lạt ma Osel tới cạo đầu cho tôi. Tôi được thuật lại là ngày hôm đó một vài người quản gia già của chúng tôi đã khóc lóc than van: ‘Bây giờ người con trai cuối cùng của gia đình Dilgo đã phát nguyện, vậy là dòng tộc đã chấm dứt.’ Nhưng tôi sung sướng tới nỗi chẳng bao lâu sức khoẻ của tôi được cải thiện, và sự nguy hiểm của một cái chết non yểu đã lùi dần. Khi đó tôi mười tuổi.”

Khi tôi an trụ ở một nơi như thế,
Một nơi vốn không của riêng ai, không bị ai thúc ép,
Phải chăng đó là nơi rộng rãi, tự do tôi có thể sống
Tự tại không vướng bận?

Trong sự cô tịch, tâm và thân 
Không bị sự phóng tâm phiền nhiễu.
Vì thế, hãy bỏ lại sau lưng đời sống thế tục này
hoàn toàn từ bỏ tâm thức lang thang.

Quán chiếu sâu xa kết hợp thiền định tĩnh lặng 
Tiệt trừ tận gốc những trạng thái buồn đau,
Hiểu rõ điều này, trước tiên hãy tìm sự an định,
Mà những người hoan hỉ từ bỏ thế gian đã tìm thấy.

 Vì thế trong những khu rừng lập lòe đáng yêu này,
Không bị ưu phiền phá vỡ niềm vui, 
Tôi sẽ hoàn toàn an định tâm thức lang thang,
Và ở đó an trụ trong tịch liêu tràn trề hỉ lạc.

Trong các động đá to lớn vừa ý
mát mẻ nhờ những rặng đàn hương dưới ánh trăng,
Trong núi rừng thoảng làn gió nhẹ,
Tâm ta phấn chấn khi mang lại điều tốt lành cho người khác.

Những người thực hành tâm theo cách này
Hạnh phúc của họ là làm an dịu nỗi khổ của chúng sinh,
Sẽ liều thân trong địa ngục thống khổ vô gián
Như những con thiên nga lăn xả trên một hồ sen. 

Niềm hỉ lạc bao la như đại dương
Phát khởi khi mọi chúng sinh được giải thoát,
Điều này vẫn còn chưa đủ? Nó không làm ta mãn nguyện hay sao?
Ước muốn giải thoát riêng mình, nó được dành cho tôi ư?
Shantideva

Như dòng thác núi chảy về đại dương,
Như mặt trờimặt trăng chìm gần những dải núi phương tây,
Như những ngày, đêm, giờ, phút trôi qua thật mau chóng – 
Hoàn toàn giống như thế, một đời người cạn kiệt không chút động tâm.
Padmasambhava

Đời sống lập lòe trong những cơn giông gió của một ngàn điều bất hạnh,
Còn mỏng manh hơn một bọt nước trong dòng suối.
Trong giấc ngủ, mỗi hơi thở bắt đầu và lại được hít vào;
Kỳ diệu biết bao khi ta thức dậy mà vẫn còn sống!
Nagarjuna

Như một vì sao lung linh, một ảo ảnh, hay một ngọn lửa,
Như một ảo tưởng thần diệu, một giọt sương, hay một bọt nước trên dòng suối,
Như một giấc mộng, ánh chớp, hay một đám mây
Hãy nhận ra mọi sự đều duyên hợp như những điều này.
Chandrakirti 

Bởi tiếng chim hót và tiếng rì rào của những rặng cây,
Bởi những tia chớp và bởi chính bầu trời,
Cầu mong mỗi một và mọi chúng sinh
Nhận ra được âm thanh miên viễn của Pháp.
Shantideva

Mọi niềm vui mà thế gian gồm chứa 
Đến từ việc ước muốn hạnh phúc cho người khác.
Mọi khổ đau mà thế gian chất chứa
Đến từ việc mong muốn lạc thú cho bản thân.
Shantideva 

sợ chết, ta đi vào núi.
Ta thiền định liên tục về sự xuất hiện không thể tiên đoán của cái chết,
Và nắm giữ thành trì của bản tánh vô sanh bất biến.
Giờ đây ta hoàn toàn vượt lên mọi nỗi sợ chết!
Milarepa

Quê hương tôi là mọi xứ sở – không có phương nào đặc biệt.
Tu viện của tôi là những núi non cô tịch – không có nơi nào riêng biệt.
Gia đình tôi là tất cả chúng sinh trong sáu cõi.
Tên tôi là “Ẩn sĩ được Tam Bảo Che chở.”
Shabkar
Kyema! Kyehu! Cha mẹ yêu quý của con,
Cha mẹ đã sinh ra con với mọi sự tự do và điều thuận lợi của một đời người,
cha mẹ đã chăm sóc con với lòng yêu thương, từ khi con còn nhỏ dại đến tận bây giờ.
Bởi cha mẹ đã giới thiệu con với một vị Thầy chân chính,
Chính nhờ lòng tốt của cha mẹ mà con đã gặp được con đường giải thoát.

Khi đã lắng nghe, nghĩ tưởng, và thiền định về
Cuộc đời của vị Thầy toàn hảo của con,
Con đã quyết định lặng lẽ thoát khỏi mọi bận tâm của cuộc đời này
Và lang thang qua những thung lũng trống, không một bóng người.

Cha và mẹ ơi, hãy ở lại trong ngôi nhà sừng sững, tuyệt đẹp của các ngài;
Còn con, đứa con trai nhỏ của cha mẹ, chỉ mong mỏi những hang động trống không.

Xin cảm ơn những y phục tốt lành, mềm mại cha mẹ cho con;
Nhưng con không cần tới chúng – con thích mặc nỉ trắng đơn sơ hơn. 

Con bỏ lại những vật sở hữu phía sau –
Một bình bát, một cây gậy, và Pháp phục là những gì con cần. 

Con vứt đi sự xa hoacủa cải mà không hối tiếc;
Một cẩm nang chỉ dạy sâu xa là tất cả những gì con ước ao thâu thập.

Con bỏ lại khu vườn này đầy những bông hoa lộng lẫy, 
Và hướng về chốn hoang vu có những vách đá đơn độc nhô ra.

Con không cần những người hầu, họ chỉ cung cấp nhiên liệu sân sitham ái:
Chim muông và dã thú là bầu bạn duy nhất con ao ước.

Trước đây, trước mặt vị Thầy tuyệt hảo của con,
Khi ngài ban quán đảnh Tâm Yếu Bí Mật,
Con đã nguyện từ bỏ mọi hoạt động của đời này
thực hành phù hợp với Pháp.
Trong tim con lời hứa ấy rõ ràng như thể được khắc trên đá –
Con không thể không lên đường tới một sơn thất quạnh hiu.

Mặc dù giờ đây con trai của cha mẹ sẽ ẩn náu trong thung lũng hẹp
Khuôn mặt tươi vui của cha mẹ sẽ luôn ở bên con,
Con cũng không quên sự chăm sóc thương yêu của cha mẹ;
Và nếu con đoạt được thành trì kinh nghiệmchứng ngộ,
Con sẽ đền đáp thiện tâm của cha mẹ, điều ấy cha mẹ có thể quyết chắc!

 Khyentse Rinpoche viết khi ngài mười ba tuổi
Giống như mọi sự từng cái một luôn luôn tiến gần tới sự tan rã cuối cùng của chúng không chút động tâm, cuộc đời của riêng bạn thì cũng thế, giống như một ngọn đèn bơ, nó sẽ nhanh chóng lụi tàn. Thật là ngu xuẩn khi nghĩ rằng trước tiên bạn có thể hoàn thành mọi công việc của bạn và sau đó lui về sử dụng những giai đoạn sau của đời mình để thực hành Pháp. Bạn có thể chắc chắn rằng bạn sẽ sống lâu? Cái chết đã chẳng tấn công người trẻ cũng như người già? Vì thế, dù bạn đang làm gì, hãy nhớ tới cái chết và giữ cho tâm bạn luôn tập trung vào Pháp.
Khyentse Rinpoche 
Bơ có thể được làm bằng cách đánh sữa bởi chất béo đã có ở trong sữa rồi; chưa từng có ai khuấy nước để làm bơ. Một người đào vàng tìm vàng trong đá chứ không tìm trong gỗ. Hoàn toàn giống như thế, nỗ lực đạt được Phật Quả là một việc có ý nghĩa bởi Phật tánh vốn có trong tất cả chúng sinh. Nếu không có tiềm năng ấy, bất kỳ nỗ lực nào cũng chỉ là một sự lãng phí thời gian.
Jamgon Kongtrul 
Khi một thủy thủ có một con tàu, anh ta nên vượt đại dương; khi một người chỉ huy có một nhóm người dũng cảm cùng tụ hội, anh ta nên đánh bại quân thù; khi một người nghèo khổ có một con bò như ý, anh ta nên vắt sữa nó; khi một lữ khách có một con ngựa oai phong, anh ta nên cưỡi nó tới những chốn xa xôi. Giờ đây, khi bạn có một đời người quý báu và một vị Thầy hiện thân của chư Phật trong quá khứ, hiện tại và tương lai, hãy nghĩ tưởng với sự hoan hỉ và nhiệt tâm bạn sẽ du hành trên con đường Thánh Pháp ra sao, trong khi liên tục tiến gần tới mục đích tối hậusự giải thoátGiác ngộ.
Shabkar

 

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
08/08/2010(Xem: 109897)
Nam Mô Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn Quán Thế Âm Bồ Tát Tâm thư KHẨN THIẾT KÊU GỌI cứu trợ đồng bào nạn nhân bão lụt Miền Bắc VN Một đồng.. giữa lúc nguy nan Hơn giúp bạc triệu lúc đang yên bình.. Bão giông tan tác quê mình.. Ơi người con Việt đoái nhìn, sẻ chia.... Như Nhiên- Thích Tánh Tuệ
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :
Một hình chụp văn bản lan truyền qua mạng xã hội hôm 12 Tháng Tám được cho là thư thông báo rời bỏ Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam (giáo hội quốc doanh) của Thượng Tọa Thích Minh Đạo, trụ trì tu viện Minh Đạo ở thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.