Một Kho Tàng Các Giáo Huấn Siêu Việt Về Tri Giác Của Trí Huệ Nguyên Thủy

25/10/201012:00 SA(Xem: 38365)
Một Kho Tàng Các Giáo Huấn Siêu Việt Về Tri Giác Của Trí Huệ Nguyên Thủy

MỘT KHO TÀNG CÁC GIÁO HUẤN SIÊU VIỆT
VỀ TRI GIÁC CỦA TRÍ HUỆ NGUYÊN THỦY
ORGYEN KUSUM LINGPA
A Treasury of Sublime Instructions on Perception of Primordial Wisdom
Jewel Island Press, 2000 - Việt dịch: Liên Hoa
THIỆN TRI THỨC, 2002

  NỘI DUNG
 Lời nói đầu của Thinley Norbu
 Đề tựa của người biên tập
 SÁU BARDO: GIẢI THOÁT NHỜ SỰ NGHE TRONG BARDO.
 Chương 1 Dẫn nhập
 Chương 2 Các sự chuẩn bị thiết yếu
 Chương 3 Bardo Đời Này và Bardo Thiền định
 Chương 4 Bardo Trạng thái Mộng
 Chương 5 Bardo Trạng thái Mộng
 Chương 6 Bardo Vào Lúc Chết
 Chương 7 Bardo Pháp tánh
 Chương 8 Bardo Pháp tánh
 Chương 9 Sự xem xét lại về Sáu Bardo
 BA LỜI ĐÁNH VÀO ĐIỂM TRỌNG YẾU.
 Chương 1 Dẫn nhậpKính lễ
 Chương 2 Các điều tiên quyết : Cái Thấy, Thiền Định và Hành Động
 Chương 3 Điểm trọng yếu thứ nhất : Nhận ra bản tánh của các bạn
 Chương 4 Điểm trọng yếu thứ hai : Xác quyết ở một điều
 Chương 5 Điểm trọng yếu thứ ba : Có được sự xác tín trong giải thoát
 Chương 6 Kết luận.


 LỜI NÓI ĐẦU
 của Thinley Norbu Rinpoche

 Hiện thân vinh quang của sự toàn thiện nguyên thủy của hai sự tích tập và sự thuần tịnh bổn nguyên của hai che chướng biểu lộ như trạng thái toàn thiện nguyên sơ, Đức Phật nguyên thủy Samantabhadra (Phổ Hiền). Sự xuất hiện của quang minh chói lọi và lòng bi mẫn không chướng ngại này được phô diễn như các hiện thân giác ngộ lẫn trí huệ nguyên thủy. Nó hiển lộ như vô số các cảnh giới thanh tịnh vượt khỏi những giới hạn của phạm vi đời thường. Trong sự sắp xếp hoàn hảo này của sự bất-nhị, biểu thị của bậc bảo hộ nguyên sơ là sự hiện diện tự nhiên toàn khắp của trò chơi của trí huệ nguyên thủy và sự phô diễn không thể nghĩ bàn của hoạt động giác ngộ kỳ diệu bao gồm toàn thể thực tại.

 Đức Shakya Thupa, vị dẫn dắt thứ tư của tất cả chúng sinh đã xuất hiện trong cõi này như suối nguồn của Phật Pháp. Vì hạnh phúc của tất cả chúng sinh và để điều phục những nhu cầu và khuynh hướng của họ bắt nguồn từ nhân và quả, thừa nguyên nhân với những đặc tính đã được giới thiệu. Vì lợi lạc của những người may mắn với những căn cơ nhạy bén có khuynh hướng theo đuổi con đường của kết quả và để dẫn dắt họ tới những trạng thái tái sinh cao hơn và tới sự giải thoát thực sự, Kim Cương thừa của mantra bí mật đã được giới thiệu.

 Một cách từ từ, những giáo thuyết này tìm ra con đường của chúng để đi vào xứ sở Tây Tạng đã bị che phủ bởi một màn vô minh. Như mặt trời, tám cỗ xe (thừa) lớn của các dòng truyền thừa thực hành Pháp đã soi sáng bóng tối. Thời kỳ này được gọi là sự truyền bá ban đầu, truyền thống Nyingma. Các giáo lý của cách bày tỏ trực tiếp của Đức Phật và các luận giảng vĩ đại viết về chúng được làm sáng tỏ trong thế giới này qua những hiển lộ trong thân tướng con người của ba đấng Bồ tát bảo trợ vĩ đại xuất hiện là Khenpo Shantirakshita, Loppon Padma-sambhava, và Vua Pháp Trisong Deutsen. Được dẫn dắt bởi ba bậc khai sáng lẫy lừng này, một trăm lẻ tám dịch giả và học giả trải qua những gian khổ để có thể đảm đương đầy đủ trách nhiệm đối với sự truyền bá toàn hảo và trọn vẹn các giáo lý về sutra (kinh) và tantra trong xứ Tây Tạng. Nhờ những nỗ lựclòng tốt vĩ đại của các ngài, toàn thể xứ sở này đã được ban phước với những Pháp ngữ xác thực. Sự truyền bá này của trường phái cựu dịch của Mantra bí mật thừa, bao gồm các dòng truyền thừa như-đại dương của sutra và tantra, đã tạo nên nền tảng chưa từng có của giáo lý viên mãn và toàn hảo ở Tây Tạng, cùng với tất cả các thừa được trình bày trong sự toàn vẹn của chúng. Các thừa này gồm có Thanh Văn thừa, Độc Giác thừaBồ Tát thừa của sự tiếp cận bằng nguyên nhân; ba thừa tantra ngoại gồm kriya, upa và yoga tantra; và ba thừa nội gồm mahayoga của giai đoạn phát triển, anu yoga của giai đoạn thành tựu và giai đoạn giáo huấn trực chỉ Đại Viên Mãn của ati yoga. Như vậy, tất cả chín thừa của con đường Phật giáo đã được củng cố vững chắcTây Tạng.

 Trong phạm vi của ba trường phái tantra nội, hai dòng truyền thừa gồm kama, dòng truyền thừa truyền dạy và terma, dòng truyền thừa khám phá gồm có như sau : dòng kama nắm giữ dòng truyền tâm của các đấng Chiến Thắng, dòng truyền thừa chỉ bày bằng biểu tượng của các vidyadhara và sự truyền miệng của những người bình thường. Trong ba dòng truyền thống terma vĩ đại, dòng thứ nhất là dòng của sự kế thừa tâm linh đã được tiên tri; thứ hai là dòng được truyền pháp bởi nguyện vọng giác ngộ; và thứ ba là dấu ấn của sự giao phó của các dakini. Ba dòng sau thì đặc biệt bởi truyền thống sâu xa của sự khám phá terma, đem theo cùng với nó những sự ban phước cao cả không bị ô nhiễm. Nhờ sự tốt lành từ ái của Đức Padmasambhava, hiện thân của tất cả chư Phật, và nhờ Đức Yeshe Tsogyal, vị phối ngẫu của ngài về thân, ngữ và tâm, là bậc siêu việt trong tất cả các vị phối ngẫu của phạm vi năm bộ Phật, cũng nhờ các vidyadhara thành tựu cao cả, dòng terma đã được củng cốTây Tạng, trước hết là nhằm mục đích cho chúng sinh trong tương lai. Qua dòng truyền thừa này một trăm lẻ tám vị terton vĩ đại và thứ yếu hóa thânkhám phá các terma phù hợp với những nhu cầu của chúng sinh khiến cho giáo lý sẽ chói ngời khắp mọi nơi, giống như mặt trời mọc.

 Theo các tiên tri của Terton Nyima Drakpa : “Ở phía bắc xứ Ahchag, vào năm con chó, một bậc sẽ sanh ra từ giai cấp các ngakpa, là tái sinh của ngài Lhalung Palgyi Dorje, có tên là Orgyen. Lỗ rốn của ngài sẽ được đánh dấu bởi một đám nốt ruồi. Vào năm con rồng mộc, trong xứ Ahchag, là một terton của chín mạn đà la về bổn tôn, ngài sẽ đem đại lạc đến cho xứ tuyết Tây Tạng và sẽ giải trừ nỗi đau khổ trong phương bắc xứ Ahchag.” Các tiên tri khác như các tiên đoán và tuyên bố đã được đưa ra bởi các đạo sư lừng danh như Dzogchen Migyur Namkha’i Dorje, vị tiền Dodrubchen, Ahphong Terton, Uza Khandro và nhiều vị khác.

 Phù hợp với tất cả các tiên tri này, xuất phát từ sáu dòng họ lớn ở Tây Tạng, trong một dòng họ tên là Ahpho – là giai cấp lớn nhất trong mười tám giai cấp – một đứa bé được sinh ra là con của yogin Lhundrub Gonpo, ông chính là một đạo sư hóa thân cao cấp và sự tái sinh của ông đã được báo trước bởi các bậc thầy quan trọng. Tên mẹ em bé là Padma Tso. Là một hóa thân của một trong hai mươi lăm đệ tử thân thiết của Đức Padmasambhava, em là một lưu xuất của Đức Vajrapani (Kim Cương Thủ), và hóa thân của ngài Lhalung Palgyi Dorje. Em bé này trở nên được biết đến là Padma Tumdrag Duddul Dorje Rolpa Tsal, Orgyen Kusum Lingpa. Ngài đã học tập dưới chân của hơn một trăm bậc thầy tâm linh đức hạnh hấp thụ sự truyền dạy như-đại dương của các dòng truyền thừa sutra, tantra, kama và terma, phát triển ba cấp độ của trí huệ.

 Phù hợp với các tiên tri được ban cho bởi các đại đạo sư trong quá khứ, Ngài Tumdrag Dorje bắt đầu khám phá các terma đất, terma tâm và các terma từ thị kiến thanh tịnh để đáp ứng các nhu cầu và khả năng của chúng sinh phù hợp với các mức độ tiếp thu của họ : cao cấp, thường và chung chung. Trong tháng ba năm 1994, ngài đã du hành tới lục địa phía bắc mà tên của nó bắt đầu với âm thanh của bản tánh vô sanh của chân lý, Ah-America. Đến nơi, ngài bắt đầu quay bánh xe của tối thượng thừa, ati yoga, vì lợi lạc của những người thọ nhận may mắn. Trong những phần của thừa ati yoga : phần tâm; phần không gian; và phần giáo huấn trực chỉ bí mật, ngài đã dạy tinh túy của phần giáo huấn trực chỉ.


 Trong hai cấp độ ở trong phần giáo huấn trực chỉ, cấp độ thứ nhất, cái thấy về trekchod, sự cắt đứt một cách vững chắc, cho phép ta đi tới một kết luận dứt khoát về cái thấy sự thuần tịnh nguyên sơ, tâm của Pháp Thân, hiện thân của thực tại tuyệt đối. Cấp độ thứ hai, con đường tošgal, sự vượt qua với sự hiện diện tự nhiên, cho phép ta chứng ngộ tịnh quang, tâm hiện diện tự nhiên của Báo Thân, hiện thân của hỉ lạc. Terton Orgyen Kusum Lingpa đã ban các giáo lý về tinh túy của trekchod lấy ra từ các giáo huấn gốc quý báu không thể nghĩ bàn về giáo lý cốt tủy để thành tựu trekchod. Trước tiên, các giáo huấn này được giới thiệu trong thế giới này bởi sự nhập thân làm người của Đức Vajrasattva tuyệt hảo, ngài đã xuất hiện như vị vua của tất cả các vidyadhara, Vidyadhara Garab Dorje vô song. Garab Dorje đã ban các giáo huấn này như di chúc cuối cùng cho đệ tử chính của ngài là Jampal Shenyen (Manjushrimitra).

 Nhờ lòng tốt của ngài, các giáo huấn dành cho những người thọ nhận may mắntri giác nhạy bén tốt nhất gọi là Ba Lời Đánh Vào Điểm Trọng Yếu là những giáo huấn trực chỉ tự nhiên. Nếu chúng được hoàn toàn nhập tâm, thì chúng là, như có nói trong giáo lý cao cả của Shri Gyalpo, “tâm yếu đầy ý nghĩa sâu xa. Là các giáo huấn tinh túy, đừng bao giờ xa lìa điểm then chốt của nghĩa. Đừng bao giờ cho phép các bạn xao nhãng những giáo huấn cốt tủy này.” Phù hợp với chỉ dạy này, tất cả các đệ tử may mắn đã nhận lãnh những giáo huấn trực chỉ này, thay vì quảng cáo chúng thì nên đem chúng vào tâm khảm qua sự áp dụng thực tiễn.

 Hơn nữa, đối với các người có căn cơ trung bình, ngài Orgyen Kusum Lingpa đã ban cho các giáo huấn cốt tủy để đạt được giải thoát trong bardo. Như đã được nói rõ trong Dra Thal Gyur, “các phân biệt tự nhiên về các thời kỳ chuyển tiếp gọi là các bardo có bốn chi : Bardo Đời Này, Bardo Vào Lúc Chết, Bardo Pháp tánh và Bardo Trở thành.” Bardo Trạng thái Mộng và Bardo Thiền định gắn liền với Bardo Đời Này. Nếu ta phải định rõ các khác biệt của sáu loại thì Bardo Trạng thái Mộng và Bardo Thiền định sẽ được coi như là bardo thứ năm và thứ sáu. Trong cả hai trường hợp, thời kỳ gọi là Bardo Đời Này là thời kỳ từ lúc sinh ra tới lúc chết, trong khoảng thời gian đó ta phải hoàn thiện ba cấp độ của trí huệ để cắt đứt mọi dấu vết hoài nghi. Các giáo huấn trực chỉ này được áp dụng trong một cách thế giống như một con chim sẻ đi vào tổ của nó, một hành động được làm không có một thoáng ngại ngần. Nhờ sự thọ nhận các giáo huấn này và việc thực hành chúng một cách phù hợp, sự giải thoát có thể xảy ra trong Bardo Đời Này. Các giáo lý về Bardo Trạng thái Mộng được gọi là “lấy giác tánh tịnh quang làm con đường” là các giáo huấn trực chỉ rằng tự-giải thoát mê lầm giống như một ngọn nến được đốt lên trong bóng tối. Bardo Thiền định được gọi là “sự làm sáng tỏ về điều không xác thực”, giống như việc nhận lãnh mệnh lệnh được đóng dấu ấn của một vị vua hay giống như một đứa con lạc loài gặp được mẹ nó. Các giáo lý về Bardo Vào Lúc Chết được gọi là các giáo huấn trực chỉ giống như sự hoàn toàn tinh lọc vàng hay sự chú tâm theo cách mà một bé gái xinh xắn nhìn ngắm bóng mình trong gương. Bardo Pháp tánhkinh nghiệm về sự thành tựu xác tín vào bản tánh của những hình tướng tự-xuất hiện, giống như một đứa con nhảy vào lòng mẹ một cách thoải mái. Các giáo huấn trực chỉ về Bardo Trở thành thì tương tự như giòng nước được định hướng vào trong một ống dẫn nước tưới.

 Các sự ban phước được nhận qua các luận giảng này về sáu giai đoạn chuyển tiếp thì giống như một con sông dâng to vào mùa xuân, vì thế không nên nghi ngờ rằng nhờ lòng tốt vĩ đại của đạo sư, cội gốc của công đức này thì vĩ đại không thể chối cãi. Nhờ năng lực của công đức này cầu mong có được sự lợi lạctốt lành trong các cõi của thế giới này. Cuối cùng, tôi dâng lời cầu nguyện tha thiết rằng những người có đức tin vững chắc có thể chạm mặt với các sự tự-xuất hiện như là sự phô diễn của các bổn tôn hòa bình và phẫn nộ, quả cầu kim cương của thực tại tuyệt đối, và trong đó một mạn đà la vô hạn được an trụ trong trạng thái tự do tuyệt đối.

 Theo thỉnh cầu của hành giả Sangye Khandro và những người khác, bài tựa này được tôi, Thinley Norbu viết ra, đúng vào lúc tôi đang chuẩn bị khởi hành từ phía bắc Châu Mỹ đến xứ sở linh thiêng phía đông của rặng núi Himalaya, suối nguồn của giáo lý này và là nơi sinh của người thừa kế tất cả các đấng Chiến Thắng, đấng đã thành tựu tất cả những gì ý nghĩa, Đức Phật Thích Ca Mâu Ni.


 ĐỀ TỰA CỦA NGƯỜI BIÊN TẬP

 Hai cuộc hội thảo tạo nên quyển sách này đã được H.H. Orgyen Kusum Lingpa ban cho trong chuyến thăm viếng Hoa Kỳ lần đầu tiên của Ngài vào mùa xuân năm 1994. Các giáo lý Sáu Bardo được ban ở Tashi Choling tại Asland, bang Oregon và các giáo lý về Ba Lời Đánh Vào Điểm Trọng Yếu được ban cho ở Los Angeles, bang California.

 Nếu không nhờ sự thỉnh mời tốt lành được gửi đi bởi H.E. Chagdud Rinpoche và Venerable Gyatrul Rinpoche thì chúng tôi sẽ không có cơ hội được gặp His Holiness. Bởi điều đó, chúng tôi mãi mãi nhớ ơn hai ngài. Sangye Khandro và Richard Barron là những dịch giả rộng lượng và không mệt mỏi, đã có đủ dũng khí để nhảy thẳng vào một ngôn ngữ rất khó khăn. Nhiều người khác đã chuẩn bị cho chuyến viếng thăm Hoa Kỳ lần đầu tiên của His Holiness có thể thực hiệnmặc dầu chúng tôi không thể bắt đầu cảm ơn mọi người về lòng tốt của họ, chúng tôi muốn bày tỏ lòng biết ơn đến Lingtrul Rinpoche, Tulku Thubten Lodro, Lama Chonam, Sondra Bennett, Leonard Cohen, Kay Henry, Richard Rutowski, Oliver Stone, Richard Wechsler, và các tăng đoàn của Yeshe Nyingpo và Tổ chức Chagdud Gonpa. (hình bên trên: HH Orgyen Kusum Lingpa)

 Đối với quyển sách này, chúng tôi muốn cảm ơn Sangye Khandro trong việc duyệt lại các băng ghi âm về Sáu Bardo cho chính xác và Tulku Thubten Lodro đã đầy đủ lòng tốt để xem lại những bài giảng về Ba Lời Đánh vào Điểm Trọng yếu. Thêm vào đó, Erik Drew và Richard Barron đã ngồi nhiều giờ để hiệu đínhsửa chữa, kiên nhẫn phiên dịch những câu hỏi của chúng tôi tới His Holiness và những hiệu đính của ngài cho chúng tôi. Cuối cùng, chúng tôi cảm kích sâu xa những nỗ lực của Richard Barron và Jeannie McSloy trong những giai đoạn sau cùng của việc biên tập để xem xét những lãnh vực thách thức nào đó và giúp làm chúng rõ ràng.

 Đặc biệt nhất, chúng tôi muốn cảm ơn H. H. Orgyen Kusum Lingpa, bậc đã dâng hiến cuộc đời mình để làm cho những giáo huấn quý báu như thế này có thể có mặt ở cả phương Tây và phương Đông.

 Nhờ công đức này cầu mong tất cả đạt được toàn giác
 Cầu mong nó đánh tan kẻ địch thù, tà hạnh
 Từ cơn phong ba của sinh, già, bệnh, chết
 Từ đại dương của sinh tử, cầu mong con giải thoát
 tất cả chúng sinh.

 –Kelley Lynch và Douglas Penick
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
08/08/2010(Xem: 108689)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.