Ba Lời Đánh Vào Điểm Trọng Yếu

25/10/201012:00 SA(Xem: 10614)
Ba Lời Đánh Vào Điểm Trọng Yếu

BA LỜI ĐÁNH VÀO 
ĐIỂM TRỌNG YẾU

Giáo huấn Đặc biệt của Khepa Shri Gyalpo
Ba Lời Đánh vào Điểm Trọng yếu

của Patrul Rinpoche

Kính lễ đạo sư

Cái thấy (kiến) là Longchen Rabjam (Sự Bao La Vô hạn Vĩ Đại).
Sự thiền định (thiền) là Khyentse Ozer (Những Tia sáng của Trí HuệTình Thương).
Hành động (hành) là Gyalwe Nyugu (Con trai của các Đấng Chiến Thắng).
Đối với người thực hành theo cách này,
Thì không nghi ngờ gì nữa về sự giác ngộ trong một đời.
Nhưng cho dù không được như thế, vẫn được hưởng hạnh phúcA la la.

Cái thấy, Longchen Rabjam thì như sau :
Đánh trúng điểm trọng yếu bằng ba lời,
Trước tiên, hãy để tâm các bạn ngơi nghỉ buông lỏng.
Không lan man, không tập trung – vô niệm.
Trong khi thả lỏng và an trụ một cách quân bình trong trạng thái đó
Bất thần kêu lên PHAT.
Mạnh mẽ, ngắn gọn và sắc bén – hoàn toàn trong sáng.
Không có bất cứ cái gì – hoàn toàn trong sáng.
Một sự trong sáng không bị ngăn che.
Một rỗng rang toàn triệt vượt lên ý niệm.

Hãy nhận ra điều này như giác tánh Pháp Thân.
Nhận ra bản tánh của các bạn, đó là điểm trọng yếu thứ nhất.

Sau việc nhận ra này, dù tâm các bạn động hay tĩnh,
Dù các bạn giận hay tham, vui hay buồn,
Trong mọi lúc và trong mọi tình huống
Hãy biết Pháp Thân đã được nhận ra
và hãy để ánh sáng con hợp nhất với ánh sáng mẹ đã được nhận biết.

Hãy nghỉ ngơi trong trạng thái tỉnh giác không thể diễn bày.
Hãy cứ tiêu diệt sự vô-niệm, hỉ lạc, và vọng tưởng.
Hãy để chữ (âm tiết) của trí huệphương tiện đột ngột đánh gục chúng.

Không có sự khác biệt giữa thiền định và hậu-thiền định.
Không có phân chia giữa các thời khóa và những gián đoạn.
Hãy liên tục ngơi nghỉ trong trạng thái không bị phân chia.

Tuy nhiên, chừng nào mà các bạn chưa đạt được sự kiên cố,
Thì điều cần yếuthực hành sự từ bỏ các phóng tâm.
Hãy chia sự thiền định của các bạn thành các thời khóa.
Trong mọi lúc và trong mọi tình huống
Hãy hộ trì sự tương tục duy nhất của Pháp Thân.
Hãy xác quyết rằng không có cái gì khác hơn điều này.
Có sự xác quyết ở một điều; đó là điểm trọng yếu thứ hai.

Vào lúc này, những ưa thích và ghét bỏ của bạn, những niềm vui và những nỗi muộn phiền
Và mọi tư tưởng thoáng qua của bạn không có ngoại trừ nào
Hãy để mặc không dấu vết trong trạng thái nhận biết.
Bằng cách nhận biết Pháp Thân,
Giống như thể vẽ một hình dạng trong nước,
Không có khe hở giữa việc nhận ra bất kỳ điều gì xuất hiện và tự-giải thoát.
Bất kỳ điều gì xảy ra là thực phẩm tươi mới cho tánh giác trống không.
Bất kỳ cái gì là niệm tưởng đều là một biểu lộ của Pháp Thân siêu việt,
Không dấu vết và giải thoát tự nhiênA la la.
Cách các niệm tưởng xuất hiện thì giống như trước,
Nhưng cách chúng được giải thoát là điểm then chốt đặc biệt nhất.
Không có điều này, sự thiền định chỉ đơn thuầncon đường lầm lạc.

Sở hữu nó là trạng thái không bị tạo tác của Pháp Thân.
Có được sự xác tín vào giải thoát; đó là điểm trọng yếu thứ ba.
Cái thấy này được đặc ân với ba điểm trọng yếu,
Được trợ giúp bởi sự thiền định của trí huệ kết hợp với lòng bi,
Và bởi hành động phổ biến của những con trai của các Đấng Chiến Thắng.
Cho dù các Đấng Chiến Thắng trong ba thời cùng nhau thảo luận,
Sẽ không có giáo huấn nào siêu việt hơn giáo huấn này.
Bậc terton Pháp Thân của sự phô diễn của giác tánh
Đã khám phá giáo huấn này như một kho tàng từ cõi giới của trí huệ.
Nó không như những cái lấy ra từ đất và đá.
Nó là di chúc của Ngài Garab Dorje.
Nó là tâm yếu của ba dòng truyền thừa.
Nó được bí mật trao cho đệ tử tâm đắc.
Nó là ý nghĩa sâu xa và những lời nói tâm huyết.
Nó là những lời tâm huyết, là yếu nghĩa.
Đừng để yếu nghĩa phai nhạt.
Đừng để giáo huấn tiêu tan.

Đây là giáo huấn đặc biệt của Khepa Shri Gyalpo.


CHƯƠNG 1
DẪN NHẬPKÍNH LỄ

Xin hãy lắng nghe giáo lý này với động lực trong sạch, cần phải nghĩ rằng : “Tôi sắp nghe giáo lýthực hành để dẫn dắt tất cả chúng sinh vô hạn như không gian đến trạng thái toàn giác.”

Có tất cả chín thừa. Trong chín thừa này, có ba thừa ngoại dẫn dắt ta thoát khỏi nguồn gốc của đau khổ. Nhóm thừa thứ hai là các tantra ngoại, là những sự tiếp cận đem lại sự tỉnh giác nhờ những giới luật khổ hạnh. Và sau đó có ba thừa bí mật gồm các phương tiện thiện xảo dẫn đến kết quả cuối cùng. Khi các bạn nói đến bất kỳ thừa nào trong chín thừa thì điều tối quan trọng là bàn về hành động và động lực. Như vậy, động lực là gì? Động lực là để giải thoát tất cả chúng sinh trong vòng sinh tử, tâm thức họ bị lôi cuốn vào ba lỗi lầm của bình chứa, sáu sự ô nhiễm và năm cách suy tưởng sai lầm. Ta phải phát sinh động lực rằng : “Tôi sắp giải thoát tất cả chúng sinh đến trạng thái Phật tánh toàn giác nhờ sự lắng nghe và thực hành giáo lý Đại Viên Mãn. Tôi thực hiện điều này bởi tất cả chúng sinh đã từng là những cha mẹ tốt lành của tôi.”

Động lực riêng của ta phải được kết hợp với lòng bi mẫn vĩ đại nhắm tới sự giác ngộ. Các bạn cần phát triển sự thiết tha này và dấn mình vào động lực này. Đây là điều nhắm tới để sẵn sàng giải thoát tất cả chúng sinh. Các bạn luôn luôn nên bắt đầu sự thực hành của các bạn với một thái độ bi mẫn và quan tâm tới những người khác và với một ý hướng đạt sự giác ngộ là vì lợi lạc của họ.

Khi đang nghe giáo lý các bạn cần tập trung vào năm điều xác tín. Đừng nghĩ rằng bất kỳ điều gì trong những hiện tượng được nhận thức của các bạn là bình phàm. Ví dụ, nơi chốn chúng ta đang ở ngay bây giờ –Los Angeles – không được nhận thức như một chốn bình phàm cấu tạo bởi các chất thể như đất và đá mà đúng hơn, ta cần nhận thức nó như cõi Akanistha, như tịnh thể Dewachen của Đức Phật A Di Đà, hang Núi Huy Hoàng Màu Đồng Đỏ. Ta cần nhận thức vị thầy là Đức Phật Vajradhara, Đức Phật Thích Ca Mâu Ni hay Đức Padmasambhava, thay vì nhìn ngài như một con người bình thường với một thân xác bất tịnh. Giáo lý cũng cần được nhìn như sự chuyển Pháp luân vĩ đại. Thời gian là một sự tương tục không ngừng nghỉ. Những người nghe Pháp không được nhận thức như những người bình thường với những thân xác bất tịnh, mà đúng hơn là những Bồ tát, các daka và dakini.

Điều hết sức quan trọng là lắng nghe giáo lý với động lực và hành động trong sạch. Động lực phải thực hiện với tâm. Tối quan trọng là phải loại trừ hay từ bỏ bất kỳ loại độc chất tinh thần nào, để khơi dậy Bồ đề tâm quý báu, và hình dung năm điều xác tín một cách rõ ràng.

Theo lịch sử, Giáo Pháp của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni được truyền dạy theo ba lối : Đức Phật đã dạy bằng các phép màu nhiệm, bằng luận cứ theo lối của học giả hay pandita vĩ đại, và nhờ sự thiền định theo lối của vị A la hán. Đức Phật dạy bằng ba phép màu nhiệm : sự hiển lộ kỳ diệu của thân, phép màu của ngữ, diễn tả nhiều loại vấn đề khác nhau; và phép màu nhiệm của tâm, diễn đạt giáo lý phù hợp với nhu cầu và năng lực của những cá nhân. Nhờ năng lực của những phép màu nhiệm, ngài có thể tỏa ra những tia sáng đủ màu từ thân ngài, bao trùm vũ trụ và làm nguôi dịu nỗi khổ ở đó. Đây là một cách thức mà ngài đã dạy, và có liên quan trực tiếp tới thân tướng của ngài.

Khi Đức Phật trình bày giáo lý lần đầu tiên, ngài phóng ra những tia sáng trắng, đỏ và xanh dương chói ngời tới ba thế giới và làm nguôi dịu nỗi khổ ở đó. Ánh sáng thì còn sáng rực hơn một triệu mặt trời. Nó tỏa chiếu khắp mọi cảnh giới và làm nguôi nỗi đau khổ ở những nơi đó. Những nỗi khổ của các địa ngục, chẳng hạn như sự lạnh và nóng, và những nỗi khổ của các ngạ quỷ, như sự đói và khát, đã được giảm bớt. Những đau khổ của cõi súc sinh, chẳng hạn như bị sai sử và hành hạ một cách tàn nhẫn, được vơi dịu. Ánh sáng đã tịnh hóa nỗi khổ cho rất nhiều chúng sinh trong các cõi khác nhau.

Đại dương sinh tử trải qua sự biến động bất thường và chư Phật xuất hiện trong vòng sinh tử xuất hiện trong phạm vi những sự kiện thời giankhông gian. Khi chư Phật xuất hiện, có những chúng sinh đã sẵn sàng để tự do và vì thế họ có thể được giải thoát nhưng chúng sinh không chín mùi để giải thoát không thể có được lợi lạc từ chu kỳ soi sáng đó. Vì thế vị Phật đó không thể giải trừ đau khổ của họ. Mọi kinh điển thường nói rằng nhờ sự thiền định mà ta có thể tẩy trừ đau khổ của tất cả chúng sinh, hay nói rằng Đức Phật tẩy trừ đau khổ của tất cả chúng sinh. Nếu các bạn hỏi : “Nếu như Đức Phật đã tẩy trừ một cách kỳ diệu mọi đau khổ thì tại sao vẫn còn chúng sinh?” Thực tế là có ba cách qua đó chúng tathể đạt giải thoát nhờ những sự ban phước của Đức Phật. Cách đầu tiên là nhờ được diện kiến Đức Phật và nhờ nhận lãnh giáo lý và do đó tìm ra con đường của ta đi đến sự giác ngộ. Cách thứ hai là mặc dù Đức Phật đã tịch diệt hoặc chúng ta không thể tìm gặp ngài, giáo lý của Đức Phật được truyền dạy bởi một người hay trong giáo lý được ghi chép lại của Đức Phật, cung cấp cho chúng ta những giáo huấn cần thiết nhờ đó ta có thể đạt được giải thoát. Cách thứ ba và là cách sâu xa nhất là bằng sự thấu suốt trực tiếp tức thời thực tại như nó là, và bằng cách tôi muốn nói là Đại Viên Mãn, đó là trạng thái giác tánh của riêng các bạn. Nhờ sự toàn giác của ngài, Đức Phật thấu suốt những năng lực tinh thần của tất cả chúng sinh và đã giảng dạy một cách phù hợp. Ngài có thể diễn tả tất cả các ngôn ngữ trong một lời và trong một lúc.

Giờ đây, chúng ta không toàn thiện như một vị Phật và vì thế khi tôi giảng dạy tôi phải nói bằng tiếng mẹ đẻ của tôi và các bạn phải nỗ lực để hiểu rõ. Mỗi một tiếng phải được dịch lại. Đó không phải là hoạt động của một bậc đạo sư giác ngộ vĩ đại như Đức Phật Thích Ca. Khi Đức Phật giảng dạy, bất luận các bạn nói bằng ngôn ngữ nào – dù là tiếng Tây Tạng, tiếng Anh hay tiếng Trung Quốc, hoặc ngôn ngữ của các thú vật hay của các cõi giới khác – các bạn có thể nghe Pháp bằng ngôn ngữ của riêng mình. Trong tương lai, chúng ta sẽ được giác ngộ và vào lúc đó chúng ta có thể diễn đạt Giáo Pháp phù hợp với lợi íchnăng lực của chúng sinh. Bây giờ chúng ta không thể làm điều đó bởi tâm thức chúng ta bị ngăn che bởi nghiệp và những mê lầm. Chúng ta là những người đang ở trên con đường.

Lối giảng dạy của một pandit hay học giả xuất phát từ các viện Đại học Phật giáo Ấn Độ Nalanda và Vikrara-malashila. Giáo lý được ban ra phù hợp với năm điều xác tín và năm nguyên lý. Năm nguyên lý là : tác giả, thính giả vì họ mà giáo lý được kết tập, loại giáo lý được viết ra, nơi giáo lý được truyền dạy, và phần tóm lược từ đầu tới cuối.

Lối giảng dạy của bậc A La Hán được trình bày phù hợp với ba sự thanh tịnh (trong sạch) – ngữ của bậc thầy thì thanh tịnh, tâm người nghe thì thanh tịnhchủ đề của sự giảng dạy thì thanh tịnh. Điều này có nghĩa là cả vị thầy lẫn đệ tử đều có ý hướng và động cơ tích cực và vị thầy giảng dạy ý nghĩa của Phật Pháp một cách rõ ràngchính xác, không chút sai lầm trong sự diễn giảng. Hôm nay, tôi sắp giảng theo lối của một đại giả (mahapandita).

Bản văn gốc bắt đầu với một sự kính ngưỡng : “Con kính lễ bậc guru, là hiện thân của lòng bi mẫn vô song.” Chúng ta kính lễ và khẩn cầu guru, hay lama (vị thầy), bởi ngài là hiện thân của Tam Bảo. Bất kỳ sự giảng dạy nào về cái thấy (kiến), thiền định (thiền) và hành động (hành) đều bắt đầu với một sự khẩn cầu đạo sư. Từ Tây Tạng “lama” được định nghĩa là : “la” nghĩa là “cao” và “ma” là mảy may tiêu cực. Không gì cao cả hơn một đạo sư. Sự tương đồng thì như việc có những đám mây, tia chớp, các máy bay và những sự xuất hiện trong bầu trời nhưng không có gì cao hơn mặt trời, mặt trăng hay các vì sao. Cùng cách đó, không có gì cao hơn hay siêu việt hơn bậc đạo sư trong lãnh vực cái thấy, thiền định và hành động. Cách định nghĩa khác của “la” là “cao” giống như bầu trời và “ma” có nghĩa là “mẹ”. Bậc đạo sư là người dẫn dắt giải thoát tất cả chúng sinh bằng lòng đại bi giống như một bà mẹ dẫn dắt các đứa con của bà. Không có guru yoga thì sẽ không có cơ hội để giác ngộ bởi có nói rằng nếu bậc đạo sư không hiện hữu thì thậm chí từ “Phật” cũng sẽ không được nghe nói tới. Tất cả chư Phật trong một ngàn kiếp xuất hiện nhờ bậc đạo sưđạo sư là Phật, Pháp, và Tăng. Vì thế, chúng ta kính lễ thân, ngữ và tâm của bậc đạo sư.

Chư Phật trong quá khứ đã đạt giác ngộ, chư Phật trong hiện tại đang trở nên giác ngộ, và chư Phật trong tương lai sẽ đạt được giác ngộ, tất cả các ngài đã hay sẽ đạt được Phật quả nhờ sự tiếp cận các bậc đạo sư tâm linh toàn hảo và nhờ thực hành các điểm trọng yếu trong cái thấy, thiền định, và hành động với các ngài.

Bởi các bạn là Phật tử nên điều thiết yếu là các bạn phải được chấp nhận bởi một đạo sư. Các đệ tử nên tuân theo các giáo huấn của đạo sư trong bất kỳ điều gì ngài giảng dạy, theo cùng cách một đứa trẻ vâng theo sự chỉ dạy của cha mẹ thật tốt lành của nó cho tới khi chết. Các bạn phải tiếp cận bậc đạo sư theo ba cách. Lúc ban đầu các bạn phải trở nên một người có kinh nghiệm trong việc lựa chọn đạo sư, rồi thành thục trong sự tiếp cận đạo sư một cách đúng đắn, và sau đó lão luyện trong việc học tập ý hướng của cái thấy và hành động của đạo sư.

Sau đó các bạn phải tiếp cận vị đạo sư qua ba cách làm vui lòng – qua sự cúng dường để tuân theo bất kỳ điều gì ngài dạy các bạn, qua sự cúng dường lòng tôn kínhphụng sự ngài, và qua các vật cúng dường.

Chúng ta kính lễ bậc đạo sư bởi nhờ sự khẩn cầu ngài mà chúng ta khẩn cầu tất cả chư Phật. Đạo sưhiện thân của Tam Bảo. Đạo sưhiện thân của tất cả các phẩm tính tích cực như lòng bi mẫn, sự thấu suốt, và năng lực tâm linh. Những phẩm tính của các ngài thì vượt lên phẩm tính tầm thường và thế tục, sự thấu suốt của các ngài thì không phải là sự hiểu biết thông thường rất giới hạn mà ta thường hiểu. Ta có thể nói người nào đó có sự hiểu biết là bởi họ nói năng rõ ràng hay có một nền giáo dục cao. Ta có thể tin rằng người nào đó có sự hiểu biết rộng lớn vì sự thông hiểu về toán học của họ. Người ta có thể có cảm tưởng rằng người nào đó chói sáng bởi tài năng của họ trong việc làm điện ảnh. Tuy nhiên, một bậc tâm linh thì không đo lường được bằng các hiện tượng thông thường.

Mọi trí thông minh bình thường của con người thì vô nghĩa và mặc dù trí thông minh đó đã chế tạo ra những đồ vật như các máy bay và xe hơi, chúng rất ích dụng trong nhất thời, nhưng cuối cùng những kết quả thì tiêu cực. Chúng làm ô nhiễm môi trường và hủy hoại đất đai. Mọi sự thông minh của con người, dù có tinh vi hay không, cũng chỉ là kinh nghiệm về sự vận hành của một giấc mộng. Chúng ta có những môn khoa học vĩ đại chẳng hạn như chiêm tinh học có thể tiên đoán tương lai và y học có thể chữa trị các bệnh tật của thể xác chúng ta, nhưng môn khoa học ban tặng cho ta hạnh phúc viên mãn là Pháp. Đây là sự hiểu biết siêu việt, nó như mặt trời tẩy trừ bóng tối, soi sáng mọi sự trong thế giới này. Nó như con mắt có thể tri giác mọi sự. Sự hiểu biết vĩ đại này, nó khiến cho ta tri giác hay hiểu biết tất cả các hiện tượng, là giáo lý Đại Viên Mãn. Giáo lý Đại Viên Mãn rất sâu xa. Điều quan trọng là phải tin tưởng giáo lý này và không chút hoài nghi. Cho tới khi các bạn đạt được giác ngộ các bạn phải tin tưởng cỗ xe (thừa) Đại Viên Mãn, hơn là nương tựa vào các hiện tượng thông thường.

Đạo sư sẽ chỉ dạy các bạn từ bỏ sự tham luyến đối với hoạt động của cuộc đời bình thường này và sẽ đặt các bạn trên con đường sâu xa dẫn thẳng tới trạng thái giác ngộ. Trong đời này, chẳng có ý nghĩa gì nếu các bạn có tài sảncủa cải lớn lao. Khi các bạn chết, các bạn không thể mang theo mình bất kỳ thứ gì. Các bạn phải để lại thân xác vật lý của mình và tiếp tục đi một mình tới thế giới kế tiếp. Vào lúc đó, chỉ có các tích tập đức hạnhác hạnh của các bạn, chỉ có các yếu tố thuộc nghiệp này đi theo các bạn. Đó là lý do tại sao điều hết sức quan trọng đối với tất cả các bạn là gặp được một bậc thầy tâm linh có phẩm tính trong đời này. Nếu các bạn liên hệ với các vị thầy tâm linh tiêu cực, họ sẽ dẫn các bạn đi lạc đường. Họ sẽ nói là các bạn có thể phạm vào các hành động xấu và các bạn không cần dấn thân vào bất kỳ hành vi đức hạnh hay đạo đức nào. Ví dụ như một vài vị thầy giảng dạy một con đường đưa người ta đến việc tự vẫn trong khi những vị thầy khác đưa ra điều vô nghĩa to lớn gây nguy hại cho con người như khi nói “các bạn có thể nhảy vào lửa”. Những thứ đó là tà kiến và không dính dáng gì tới Pháp. Theo Giáo pháp, nếu các bạn tự tử các bạn phải tái sinh năm trăm đời trong địa ngục thấp nhất. Bởi các bạn đã bước trên con đường Phật giáo, và đặc biệt là trên con đường Đại Viên Mãn, các bạn đã giữ một lời nguyện tránh làm hại tất cả chúng sinh, kể cả chính bản thân mình. Các bạn phải nhận thức sâu sắc cuộc đời các bạn vì chính cuộc đời này cho phép các bạn thực hành pháp và tích tập đức hạnh. Thậm chí nếu các bạn có thể sống thêm một ngày, điều ấy là một ân phước. Vì thế, dĩ nhiên là các bạn không thể tự làm hại mình hay những người khác. Cho dù các bạn cực kỳ đau yếu, các bạn phải dùng một vài hình thức thuốc men để duy trì thân xác các bạn.

Các bạn sợ hãi về đời sau và nỗi khổ của samsara (sinh tử), các bạn sợ hãi về nỗi khổ của các cõi thấp, bởi vì bất kỳ các bạn tái sinh ở đâu thì sinh tử cũng là vòng tròn của sự đau khổ, từ sự tái sinh cao nhất cho tới cõi địa ngục thấp nhất. Samsara bị tràn ngập bởi ba nỗi khổ : nỗi khổ của khổ, nỗi khổ toàn khắp, và nỗi khổ bởi sự vô thường. Các bạn nên nhìn samsara như ổ rắn độc, xứ sở của Yaksha (dạ xoa), những kẻ ăn thịt người, một hầm lửa, hay một xứ đầy gươm đao. Samsara sản xuất một cách tự nhiên nỗi đau khổ của sinh và tử. Khi các bạn chứng ngộ sự thực hay thực tại của Đại Viên Mãn, thì cũng giống như trở thành một con chim với đôi cánh. Một con chim không sợ mình sẽ rơi xuống một thung lũng sâu, và trong cùng cách đó bất cứ lúc nào có sự chứng ngộ thì không còn bận tâm về việc các bạn sẽ kinh nghiệm nỗi đau khổ của sinh tử. Một câu tục ngữ nói : “Khi cưỡi con ngựa Bồ đề tâm, ta trở nên hạnh phúc hơn và hơn nữa, có được một tâm thức trong sáng – điều ấy có gì là sai lầm?” Vì thế, nếu các bạn hiểu biết Bồ đề tâm, làm thế nào các bạn có thể biếng lười?

Điều này có nghĩa là khi ta có một mục đích chẳng hạn như việc đạt được giác ngộ, chúng ta phải có một cỗ xe để đi tới mục đích đó. Trong trường hợp của thực hành Đại thừa thì Bồ đề tâm, hay tâm giác ngộ, là cỗ xe mà ta phải đi trong sự tìm kiếm giác ngộ này. Cỗ xe này trong Đại thừa là cỗ xe của sáu sự hoàn thiện, hay ba la mật. Khi chúng ta có sáu sự toàn thiện này – trong tiếng Tây Tạng nghĩa đen của từ này có nghĩa là “đi sang bờ bên kia” – thì hạnh phúc, hỉ và lạc mà chúng ta kinh nghiệm sẽ ngang bằng với sự quang minh của tâm, và sự quang minh và lạc sẽ hợp nhất làm một, cũng như phương pháptrí huệ được hợp nhất làm một. Trong cùng cách thế, nếu ta muốn đi Trung Quốc ta phải đáp máy bay và ta đến đó. Nơi đó là đích đến. Nếu ta muốn đi Tây Tạng, ta đi trên một máy bay và tới nơi đó. Máy bay là cỗ xe. Khi các bạn ở trên máy bay, các bạn không ở Tây Tạng. Điều này chỉ ra rằng trong cái thấy của con đường Bồ tát có một sự phân cách giữa cỗ xe và đích đến.

Bây giờ trong trường hợp của Dzogchen chúng ta cũng phải thực hành Dzogchen với một tâm giác ngộ, với Bồ đề tâm, nhưng chúng ta phải nhận thức rằng mục đích và cỗ xe là một. Và như thế với tâm thái đó, tịnh quang của giác chiếu và đại lạc của sự hoàn tất con đường đó ở trong ta vào chính giây phút này. Vấn đề là khi chúng ta bàn về shunyata, hay tánh Không, và đặt nó trong một phạm trù và sau đó đề cập tới tâm giác ngộ của Bồ đề tâm và đặt nó trong phạm trù khác, chúng ta cố gắng suy tưởng chúng một cách riêng rẽ và chúng ta ắt phải thất bại. Một sự thấu suốt về tánh Không và một thái độ được đặt nền trên lòng bi mẫn chân thành đối với tất cả sinh loài không thể bị phân cách. Để chứng ngộ Bồ đề tâm, tánh Không không thể được thấu suốt một cách riêng rẽ với lòng bi mẫn chân thựcBồ đề tâm không thể bị phân cách với sự thấu triệt về tánh Không. Vì thế khi tánh KhôngBồ đề tâm được hợp nhất thì khi đó và chỉ khi đó một sự thấu suốt đích thực về Dzogchen mới xảy ra.

Chúng ta sắp thảo luận giáo lý Dzogchen về Ba Lời Đánh vào Điểm Trọng yếu. Cái thấy (kiến) là : bất kỳ điều gì hiện hữu là sự xuất hiện của sinh tửNiết bàn, cả hai đều toàn hảo như nhau trong trạng thái của Pháp giới (dharmadhatu). Đây là nền tảng căn bản thoát khỏi bất kỳ những thái cực nào của các ý niệm hay sự tạo tác. Tathagatagharba (Như Lai Tạng) là cái thấy. Thuật ngữ “nền tảng căn bản” ám chỉ Pháp giới. Có ba cách để nhìn không gian này : đó là không gian bên ngoài, không gian bên trong, và không gian bí mật. Không gian bên ngoài là không gian ở bên ngoài chúng ta. Không gian bên trong là không gian trong đó các năng lực của thân thể ta chuyển động. Nó là tính rỗng rang của tâm. Nhưng vào lúc này chúng ta đang nói về không gian bí mậtgiác tánh bất nhị. Đó là không gian ở đó trí huệ và ánh sáng là một, và tịnh quang này là không gian bí mật và chiều kích tối hậu của thực tại. Vậy thì, nếu các bạn hỏi : “Làm thế nào ta có thể thấu hiểu được chiều kích bí mật này của thực tại?” Nó thật đơn giản. Hãy tĩnh lặng, an dịu, và hãy nhìn ra ngoài. Hãy nhìn bằng đôi mắt các bạn và để cho mắt nghỉ ngơi trong không gian trước mặt các bạn. Đừng dán chặt cái nhìn của các bạn vào bất kỳ vật gì. Không gian bên trong tức là tâm các bạn, sẽ nối kết với không gian bên ngoài, tức cảnh giới của cái nhìn mà các bạn kinh nghiệm. Các bạn sẽ nhận ra rằng các hình tướng xuất hiện trước mặt các bạn và tự tâm của các bạn sẽ trở thành một trạng thái duy nhất của tỉnh giác toàn diện, trong đó, không có phân cách giữa cái được thấy, cái thấy, và tâm là người thấy. Sự hợp nhất của không gian bên ngoài và không gian bên trong, hình tướng xuất hiện và tâm, là chiều kích bí mật của thực tại trong đó không có gì để bám giữ và không có gì để từ bỏ.

Các bạn an trụ trong an định, nhận ra rằng tâm các bạn có ba phẩm tính. Bản chất của tâm là tánh Không, Pháp Thân; bản tánh của tâm là sự trong sángquang minh, Báo Thân; và chức năng của tâm như lòng bi mẫn viên mãn toàn khắp là Hóa Thân. Chân tánh của tự tâm thì không gì khác hơn chính là Pháp giới (dharmadhatu). Tâm các bạn – như bản tánh của nó – có phẩm tính mở trống và đó là Pháp giới bí mật. Nó vượt khỏi mọi sự tạo tác chẳng hạn như các nguyên nhânđiều kiện (duyên).

Bản chất của tâm là không gian căn bản thoát khỏi sự tạo tác và siêu vượt nhân, duyên, và thời gian. Nó không hiện hữu, bởi nó trống không một cách tự nhiên, nhưng nó có hiện hữu, vì nó là trạng thái nguyên thủy của mọi sự – các hiện tượngbản tánh của các hiện tượng, hay Pháp tánh (dharmata). Nó thực sự là phương diện rốt ráo của tánh mở trống, bản chất của tâm các bạn, một khi các bạn an trụ trong sự quân bình an định của Đại Viên Mãn.

Tất cả chúng sinh đều có pháp giới (dharmadhatu) như bản chất của tâm, nhưng chỉ khác nhau ở chỗ có nhận ra nó hay không. Vì vậy, chúng ta có hai con đường, đó là sinh tửNiết bàn, nhưng ta có cùng một nền tảng.

Trạng thái đó của Như Lai Tạng, thoát khỏi sự tạo tác, là cái chỉ ra hay ám chỉ tới sự trong sáng của tâm khi các bạn đang thiền định về Dzogchen. Chúng ta có bầu trời và mặt đất và giữa chúng là không gian, nó không có bất kỳ màu sắc hay hình thể nào. Bản chất của tâm chúng ta thì giống như thế. Nó hoàn toàn tự dotrong sáng, một cái bao la vĩ đại. Mọi sự xuất hiện trong sinh tửNiết bàn đều toàn thiện một cách viên mãn trong trạng thái đó. Đó là cái thấy (kiến), “cái bao la vô hạn vĩ đại”. Đó là ý nghĩa của danh hiệu Longchen Rabjam.


CHƯƠNG 2
CÁC ĐIỀU TIÊN QUYẾT : CÁI THẤY, 

THIỀN ĐỊNH VÀ HÀNH ĐỘNG

Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã trình bày tám mươi bốn ngàn Pháp môn trong thế giới này để đáp ứng những nhu cầu và khả năng của chúng sinh với các khuynh hướng về nghiệp khác nhau trong vòng sinh tử. Tám mươi bốn ngàn pháp môn này được chứa đựng trong chín thừa, gồm có ba thừa thấp, ba mật thừa ngoại, và ba mật thừa nội. Tất các các thừa đều dẫn tới thừa thứ chín, Dzogchen (Đại Viên Mãn, Đại Toàn Thiện). Tất cả chúng đều được cô đọng trong Dzogchen. Giáo lý quý báu về Dzogpa Chenpo (Dzogchen) là cực điểm và cốt tủy của Phật pháp. Con đường này nhanh chóng đưa ta tới sự giải thoát. Thật vậy, nếu các bạn bắt đầu thiền định sáng nay, các bạn có thể đạt được giải thoát lúc chập tối. Giáo lý Dzogchen thì sâu xa như thế. Đây là một giáo lý rất thích hợp cho những người lười nhác, những người ngu si, những người tăm tối, hay người người không có thời giờ. Nói vậy không có nghĩa là giáo lý này được dành cho những người như thế, nhưng có nhiều người không có thời giờ, năng lực, hay sự giáo dục để nghiên cứu và suy niệm các sự truyền dạy khác nhau của Pháp. Pháp thì như một đại dương mênh mông và không ai có thể uống cạn nó. Giáo lý này cũng tuyệt hảo đối với những người thông tuệ và đã từng nghiên cứu nhiều, bởi nó sẽ là cực điểm của sự giáo dục, nghiên cứu và phân tích của họ. Giáo lý này là giáo lý tối caobao gồm tất cả tám mươi bốn ngàn giáo pháp. Đây là pháp siêu việt cho người lười nhác, người ngu si và người đần độn cũng như cho người từng trải, học giả, và thiền giả. Đây là giáo lý siêu việt của Đại Viên Mãn.

Có một số chuẩn bị cho con đường rất sâu xa này. Điều tiên quyết chính yếu là khơi dậy Bồ đề tâm. Trong thế giới này không có duy nhất chúng sinh nào tốt lành với chúng ta như cha mẹ của riêng ta. Các ngài đã cho chúng ta cuộc đời và đã nuôi dưỡng chúng ta. Các ngài đã cho chúng ta thực phẩm và quần áo cho tới khi chúng ta đủ khôn lớn để tự lo cho mình. Không có gì như tình thương của bậc cha mẹ đối với con cái. Khi ta suy xét về lòng tốtcha mẹ ta đã biểu lộ với ta thì chúng ta nên suy tưởng rằng tất cả chúng sinh chịu đau khổ trong vòng sinh tử đã có lúc này hay lúc khác từng là những cha mẹ tốt lànhtừ ái của chúng ta. Đây quả nhiên là nguyên nhân để sự phát khởi tự nhiên của lòng bi mẫn, là Bồ đề tâm, tràn trề trong chúng ta, Bồ đề tâm dâng tràn đối với tất cả chúng sinh, thậm chí đối với một con côn trùng bé xíu, con muỗi nhỏ bé nhất. Là các Phật tử, những hành giả Dzogchen, các bạn phải từ bỏ mọi hành vi làm hại bởi các bạn phải nhận ra rằng tất cả chúng sinh đã từng là những cha mẹ của các bạn. Nhận thức đó phải hiện diện trong tâm các bạn. Các bạn cần cảm nhận lòng thương yêu hơn nữa đối với chúng sinh đang ở trong tình huống khó khăn và kém may mắn hơn các bạn và nỗ lực trong khả năng tốt nhất của các bạn để làm lợi lạc cho họ. Các bạn không nên giới hạn sự chăm sóc và thương yêu đối với những người mà các bạn yêu quý một cách dễ dàng. Các bạn cần cố gắng làm lợi lạc những người thực sự đau khổ và cần sự giúp đỡ. Nếu các bạn thực hành theo cách này thì đây là một dấu hiệu cho thấy các bạn đang phát triển tâm thái Bồ đề tâm. Tôi muốn khuyến khích mọi người ở đây quan tâm tới việc cứu giúp chúng sinh khỏi bị làm hại, thực sự cứu lấy mạng sống của chúng sinh. Bởi các bạn sống gần biển, các bạn có thể phóng sinh một số cá. Là các hành giả Dzogchen các bạn được yêu cầu thực hiện điều có thể để giúp ích cho những người khác, đặc biệtcứu mạng sống của họ. Các bạn có thể mua cá sắp bị giết và thả lại chúng xuống nước, cứu mạng sống của chúng. Đây là một thực hành rất quan trọng.

Nói chung, các bạn nên luôn luôn đặt những người khác lên trên hay lên trước các bạn. Đây là dấu hiệu của một hành giả Dzogchen, là người khiêm tốn và không tự phụ. Điều tiên quyết khác là hiểu biết cách làm thế nào quan hệ hài hòa với các thành viên của gia đình. Các bạn có lòng từ và bi một cách tự nhiên đối với những người đó và vì thế các bạn nên nỗ lực sống thuận hòa. Hoàn toàn không thích hợp đối với một hành giả Dzog-chen khi sống một cuộc hôn nhân không hạnh phúc, luôn luôn xung đột. Việc xử sự theo tính chất đó là một cách thức hủy hoại cuộc đời ngắn ngủi với người vợ (hay chồng) mà các bạn đã thực sự chọn lựa để chung sống bởi các bạn muốn được hạnh phúc. Đâu là trọng tâm của việc xung đột với người đáng lý phải là suối nguồn của hạnh phúc của các bạn trong một thời gian ngắn ngủi? Điều ấy làm cho mục đích của cuộc sống, ngay cả trong ý nghĩa bình thường nhất, trở nên hoàn toàn vô nghĩa. Điều quan trọng là phải xem xét các nguyên lý căn bản của Pháp và áp dụng chúng vào cuộc đời các bạn, sống hòa hợp với người bạn đời và cha mẹ của các bạn, phụng sự họ và đền đáp lòng tốt của họ. Cũng rất quan trọng khi dạy dỗ con cái các bạn đừng làm hại các thú vật, bao gồm cả những côn trùng. Đây là tất cả những giới luật cho sự thực hành Dzogchen. Thật ra, đây là những samaya (giới nguyện) Dzogchen.

Tây Tạng, nếu một gia đình có vài con trai, người ta thường trở thành một nhà sư. Người nào đó trong gia đình sẽ đi vào con đường Pháp. Ở phương Tây, người ta thường là các hành giả cư sĩ và vì thế điều thật quan trọng là duy trì các nguyên lý của Pháp trong đời sống hàng ngày và gia đình các bạn. Có lẽ nguyên tắc quan trọng nhất là tự chế đừng nổi sân hận, bởi sân là nguyên nhân cho sự tái sinh trong cõi địa ngục. Sự sân hận được biểu lộ đối với những người thân yêu thì tệ hại nhất. Đây là cách thức của Pháp, và tôi lưu ý điều này bởi vì đây là các vấn đề thứ yếu đối với giáo lý Dzogchen mà chúng ta sắp đi sâu hơn. Xin ghi nhớ những vấn đề này trong tâm.

Trong Dzogchen các bạn phải củng cố cái thấy, thiền định, hành động và kết quả. Các bạn phải hiểu biết về bản chất (tinh túy), sự phô diễn, và sự vận dụng cũng như nền tảng, con đường và quả. Có những dị biệt phải được hiểu rõ. Giáo lý này mô tả cách làm thế nào nhận ra bản tánh của ta, và cách thức xác quyết bản tánh đó như một điểm cốt lõi, và làm sao có được sự xác tín trong giải thoát. Giáo lý này như một bài ca kim cương đánh vào cái tinh túy. Nó là ngữ kim cương có thể thực sự thức tỉnh tâm. Khi củng cố cái thấy, các bạn phải nhận thức rằng mọi hiện tượng phức tạp, mọi pháp xuất hiện, đều bắt nguồn từ tâm. Một khi điều đó được củng cố, thì các bạn phải nhìn vào bản tánh của tâm. Mọi sự là sự vận dụng (trò nô đùa) của tâm và tự nguyên thủy, bản tánh của tâm thoát khỏi bất kỳ tạo tác hay căn bản nào. Bản tính của tâm là ba thân. Sinh tửNiết bàn xuất hiện từ tâm, và tâm khôngcăn bản hay gốc rễ. Bản tánh của tâm là Pháp Thân, Báo ThânHóa Thân. Chứng ngộ bản tánh đó là chứng ngộ cái thấy của Long-chen Rabjam, “cái bao la vô hạn vĩ đại”.

Cái thấy đó thì tự nhiên. Bản tánh của lửa là nóng. Bản tánh của đất là nặng. Bản tánh của nước là ướt. Bản tánh của gió là chuyển động. Bản tánh của cái thấy là ba thân và đó là bản tánh của tâm. Khi các bạn nghĩ rằng nước thì ướt một cách tự nhiên, lửa nóng tự nhiên, đất nặng tự nhiên, không khí chuyển động tự nhiên, và một trái cầu pha lê thì trống không tự nhiên, thì tương tự như thế, các bạn có thể nghĩ rằng tâm thoát khỏi sự tạo tác nhưng trong sáng chói ngời một cách tự nhiên từ nguyên thủy. Sự trong sáng của bản tánh trống không đó của tâm được biểu lộ bởi ba thân. Ba thân là cái gì bất khả phân như bản tánh của tâm, và bản tánh đó thoát khỏi mọi giới hạn của tâm thức ý niệm. Khả năng để nhận ra bản tánh đó là trí huệtrí huệ đó được so sánh với vipashyana, hay quán chiếu thấu suốt. Bản tánh trống không thì bất động, được so sánh với shamatha hay sự an trụ yên bình.

Trong Dzogchen, vipashyana hay quán chiếu thấu suốt, tương ứng với bản chất (tinh túy) trong khi shamatha, hay sự an trụ yên bình tương ứng với cái vẫn được thấu suốt. Shamatha giống như một đại dương không có chút sóng, bất động và vipashyana thì như bản tánh của đại dương, đó là nước. Bản tánh hay bản chất của tâm thức chúng taPháp Thân. Khi chúng ta thấu suốt bản tánh đó chúng ta thấu suốt svabhavikakaya (Thân Tự Tánh), nó là Phật tánh vốn như vậy. Khi chúng ta nhìn thẳng vào bản tánh của tâm, chúng ta đang nhìn thẳng vào bản tánh của chúng ta như giác tánh vốn có, nó trống không nhưng hoàn toàn trong sáng. Khi chúng ta tri giác bản tánh trống không của nó, đó là vipashyana, quán chiếu thấu suốt.

Ta tiếp cận với shamatha trong thiền định Dzog-chen là ngơi nghỉ trong rigpa, hay giác tánh nội tại, không chạy theo niệm tưởng nào và tập trung sự tỉnh giác vào cái gì bên trong mà không có bất kỳ sự phân chia thực sự nào giữa bên ngoài, bên trong và ở khoảng giữa. Rigpa là vipashyana, hay sự quán chiếu thấu suốt, và thấy nó như nó là, là kinh nghiệm về cái trong sáng không bị ngăn che. Sự tươi mới trinh nguyên của trạng thái rigpa không bao giờ có thể bị ngăn che một cách cố ý, bởi bản tánh của nó thì hoàn toàn thấu suốt và rộng khắp, tuy nhiên không có đối tượng. Mặc dù với tư cách là một thiền giả, các bạn là một chủ thể, nhưng không có chủ thể nào đang quan sát sự thiền định. Không có bên trong và bên ngoài trong loại thiền định này. Nó hiện hữu, và tuy thế không có người đang kinh nghiệm sự hiện hữu của nó. Đây là một điểm quan trọng : Điều ta phải làm sáng tỏ trước hết là việc chúng ta nhận ra rigpa phải được duy trìduy trì trong ý nghĩa là khi ta thực hành cái thấy, cái thấy là nhãn kiến của chúng ta. Nếu nhãn kiến của ta được tập trung vào giác tánhchúng ta không duy trì giác tánh đó, chúng ta sẽ trở nên mê lầm bởi các tạo tác niệm tưởng và các vấn đề thuộc cảm xúc. Sự nhận ra rigpa mà chúng ta đang nuôi dưỡnghoàn thành, trong thực tế sẽ biến thành vô minh bởi sức mạnh của các tiến trình tư tưởng và các xung đột cảm xúc. Rigpa là cái đối nghịch của vô minh. Giác tánh là cái đối nghịch với vô minh. Nơi chỗ hai thứ này đi vào tâm thức là cái thấy. Như thế, về nền tảng cái thấy là nhãn kiến của một cá nhân về thực tại, như thế nào nó tri giác thực tại. Vì thế nếu cái thấy là rigpa, thì nó đúng là cái mà chúng ta gọi là Phật tánh của sự giác ngộ nguyên thủy. Nhưng nếu việc chúng ta nhận ra rigpa không được duy trì, thì có nguy cơ bị rác rến cảm xúctri thức làm cho rigpa này trở nên bị ngăn che bởi vô minh, và cái thấy của ta sẽ thực sự trở nên một cái thấy vô minh. Chúng ta có thể dễ dàng bị mắc bẫy trong mọi loại vấn đề và tình huống ghê gớm do bởi ta không duy trì được sự nhận ra rigpa.

Khi ngơi nghỉ trong tánh giác rigpa, các bạn sẽ vẫn kinh nghiệm nhãn thức, nhĩ thức và v.v..., nhưng các bạn không bị phóng tâm ra khỏi Phật tánh thậm chí trong chốc lát. Các tri giác giác quan là phần của sự phô diễn không bị che chướng của giác tánh nội tại. Các bạn phải biết làm thế nào nhìn thấy, làm cách nào nhận thức giác tánh nội tại. Nếu các bạn không làm được, các bạn có thể ở trong trạng thái thiền định trầm trệ vô ký không đem lại kết quả gì.

Hãy ghi nhớ, không có chủ thể nhưng có một kinh nghiệm. Kinh nghiệm là sự trong sáng không bị ngăn che. Sự trong sáng được kinh nghiệm nhưng không bằng tâm thức ý niệm. Kinh nghiệm sự trong sáng thì đơn giảnkinh nghiệm về rigpa như nó là, một cách tự nhiên. Việc thành tựu nền tảng này về cái thấy thì siêu vượt tâm thức, siêu vượt sự ý niệm hóa, và siêu vượt các sự xuất hiện (hình tướng) khách quan, bởi nó thì thuần tịnh tự nguyên sơ.

Những kinh nghiệm nào đó thường xuất hiện trong thiền định, chúng là kinh nghiệm về lạc, sự trong sáng, và vô-niệm. Nếu ta trở nên bám dính vào các kinh nghiệm này như một vài loại quả trên con đường, ta sẽ tạo nên các nguyên nhân cho vòng sinh tử. Ví dụ nếu ta trở nên dính mắc vào lạc khi nó phát khởi trong tâm, vào lúc sự dính mắc đó xuất hiện nó tạo nên các nguyên nhân cho sự tái sinh trong dục giới. Nếu ta trở nên dính mắc vào sự trong sáng, điều đó tạo nên những nguyên nhân cho sự tái sinh trong sắc giới. Nếu ta trở nên dính mắc vào một trạng thái vô-niệm, nó siêu vượt ý niệm, điều đó gây nên những nguyên nhân để tái sinh trong cõi vô-sắc, là một nơi chốn có nhiều người không phải là Phật tử đang nhập thiền (định). Nếu không hiểu rõ điều này, không có sự hiểu biết về các cạm bẫy, sự thiền định của ta có thể bị tổn hại.

Thật bất hạnh, ở xứ sở này có một trở ngại to lớn, đó là việc canh chừng giờ giấc. Luôn luôn là thời gian. Mọi sự phải đúng giờ và khi việc gì đó đã xong thì nó phải được chấm dứt và ta không thể thậm chí đi đây đó và tiêu khiển bởi lẽ mọi người đang luôn luôn nhìn đồng hồ. Và sau đó có vấn đề ngôn ngữ, vì thầy và trò nói những ngôn ngữ khác nhau, phải chờ việc dịch lại và không thể cảm thông nhau một cách trực tiếp. Những điều này làm cho sự việc hơi khó khăn. Nhưng nếu các bạn học thiền định về Dzogchen một cách đúng đắn, thì cho dù các bạn bị ném vào tù không có thực phẩm trong một thời gian dài, các bạn sẽ không đau khổ vì cái đói hay nỗi khó chịu. Một người an trụ trong cái thấy sẽ không dễ bị đau khổ. Nếu ta an trụ trong cái thấy, ta không sợ hãithoát khỏi đau khổ. Còn nếu không, đau khổ sẽ miên man, vô tận. Các bạn phải chứng ngộ cái thấy với sự xác tín toàn vẹn để các hiện tượng của nỗi đau đớn và muộn phiền ngừng phát sinh.

Tôi muốn thảo luận về bản chất (tinh túy), bản tánh và phẩm tính của giác tánh nội tại. Bản chất của rigpa, giác tánh nội tại, phải được xác định. Bản chất của trái cầu pha lê này ở trước mặt tôi thì giống như nước được chứa trong một chiếc ly. Đó là bản chất của đồ vật này. Bản chất của bơ là dầu, bản chất của tất cả chúng sinhtánh Không. Nó bao gồm tất cả chúng sinh trong sáu cõi sinh tử. Khi chúng ta nghĩ tưởng về sáu cõi chúng ta cần quan tâm tới chúng sinh trong các cõi bardo, vô lượng chúng sinh trong một trạng thái vô sắc, là những chúng sinh kinh nghiệm chính mình trong một thân thể tinh thần. Nó được tạo nên bởi tâm thức họ nhưng họ kinh nghiệm có một sắc tướng. Khi các bạn chết, các bạn sẽ lang thang trong trạng thái đó, một kinh nghiệm mà các bạn đã từng lập đi lập lại nhiều lần.

Tất cả chúng sinh trong các cõi này là chúng sinh hữu tình và có cùng Phật tánh. Vấn đề là tạm thời, bản tánh này đã bị ngăn che. Nhưng sự hiện hữu như một chúng sinh hữu tình của họ thì không vĩnh cửu. Nó vô thường bởi bản tánh thường hằng của họ, bản tánh nguyên sơ của họ, bản chất của sự hiện hữu của họ, là tánh Không, nó tự do đối với bất kỳ tạo tác nào. Ý niệm về việc có một cá tính đồng nhất như một cá nhân thì không có nền tảng. Mỗi cá nhân đã từng lang thang trong vòng sinh tử trải qua vô lượng cuộc đời trong quá khứ, từ vô thủy cho tới ngày nay.

Tâm thức thì thường hằngtrạng thái nhận thức cứ tiếp tục lang thang đó thì thường hằng. Lang thang trong sinh tử có nghĩa là có cái gì đó không chết. Cái gì đó vẫn đang tiếp diễn và cái đó là tâm thức. Có nhiều sự phân chia tâm thức, là điều mà tôi sẽ không đề cập tới ngay bây giờ, nhưng tâm thức không có màu sắc. Kinh nghiệm về một dòng tương tục đang tiếp diễn chỉ có sự hiện hữu tạm thời nhưng nó không hiện hữu một cách tuyệt đối, bởi lẽ bản tánh căn bản của trạng thái nhận thứcba thân. Bản tánh nguyên thủy của trạng thái nhận thức đó là mạn đà la bao la của ba thân của tâm Phật.

Đó chính là bản tánh của các bạn, nhưng trong khi ở trên con đường các bạn không tỉnh giác về trạng thái đó hoặc các bạn không ở trên con đường. Các bạn bị ngăn che bởi ba độc và bị mắc kẹt trong tính chất tạm thời này của sự ngăn che. Vì thế các bạn phải đi vào con đường thực hành Dzogchen để được giới thiệu lại bản tánh ba thân của các bạn, là Phật tâm.

Ở một nơi nào đó trên con đường các bạn sẽ có thể chứng ngộ tự-tánh như trí huệ bẩm sinh nguyên thủykinh nghiệm mình đang ở trong mạn đà la vĩ đại của giác tánh nội tại, là Phật tánh. Khi các bạn chứng ngộ được mạn đà la trí huệ vĩ đại đó, là bản tánh bẩm sinh của riêng các bạn, thì các che chướng thô và tế sẽ hoàn toàn được tịnh hóa trong Pháp giới (dharmadhatu). Khi cả hai loại che chướng hoàn toàn bị tẩy sạch trong cõi giới của sự thật tuyệt đối, vajradhatu (kim cương giới), thì đó là Phật.

Nếu các bạn ở trong sự vô minh, nó giống như một màn mây ngăn che bầu trời gây nên bóng tối tạm thời. Nó là một tính chất tạm thời của tâm nhị nguyên, sự hiện diện của sự bám chấp và dính mắc, nó sẽ được tẩy sạch thành dharmadhatu, đó là Phật tánh nền tảng.

Cái thấy Dzogchen của thiền định có thể được chứng ngộ nhờ shamatha và vipashyana. Đây là điều các bạn cần nghiên cứu. Mọi khía cạnh của Dzogchen phải được thấu suốt. Nếu các bạn sắp thưởng thức một bữa ăn, các bạn nên thưởng thức toàn bộ những gì được mời. Tương tự như vậy, để thực sự nhận thức sâu sắc Dzogchen, các bạn cần hiểu biết lịch sử của Dzogchen, nó đã được đưa vào thế giới này như thế nào, làm thế nào để thực hành nó, nó dẫn tới giải thoát ra sao. Các bạn cần hiểu rõ tất cả những chi tiết khác biệt của con đường vĩ đại này. Một khi các bạn thấu suốt và hiểu rõ những chi tiết khác biệt này, các bạn sẽ nhận thức rằng không có gì khác là quan trọng. Mọi hoài nghi sẽ được cắt đứt khỏi tâm các bạn và các bạn sẽ đi thẳng tới mục tiêu của mình bằng thực hành Dzogchen. Các bạn sẽ vượt lên sự hoài nghi hay do dự. Sẽ không có các giới hạn, và các bạn sẽ được hướng dẫn tới sự thiền định giác tánh nguyên thủy và không thứ gì khác ngoài nó, cho tới khi các bạn nhận ra chân tánh của các bạn là ba thân, không bao giờ hoài nghi, xa lìa nó. Các bạn phải có sự xác quyết đó. Sau đó các bạn sẽ được chuẩn bị cho giây phút chết là cái gì sắp xảy ra.

Vào lúc chết, khía cạnh mẹ của tịnh quang ló rạng. Trong thời gian ở trên con đường, các bạn có cơ hội để thực hành khía cạnh con của tịnh quang, cuối cùng chuẩn bị để gặp gỡ mẹ. Nếu các bạn không có sự nhận ra đó nhờ việc thực hành trong đời này, thì khi các bạn kinh nghiệm giây phút chết và khía cạnh mẹ của tịnh quang xuất hiện, các bạn sẽ không nhận ra mẹ và sẽ tiếp tục lang thang trong sinh tử. Nếu các bạn đã từng làm hiển lộ khía cạnh con, thì vào lúc chết con và mẹ sẽ hợp nhất và các bạn sẽ được tái sinh trong một cõi Phật. Nếu điều đó không xảy ra thì sự sinh ra làm người quý báu này đã bị phí phạm. Giờ đây các bạn phải chuẩn bị trong khi các bạn có cơ hội để thực hiện như thế.

Các bạn phải hiểu rằng khía cạnh con và khía cạnh mẹ của tịnh quang chỉ là một. Vấn đề ở đây là tịnh quang chỉ là tịnh quang, nhưng có một khác biệt trong nhãn kiến của hành giả. Một người sơ học tri giác tịnh quang trong một cách thức không giống với một hành giảkinh nghiệm hơn tri giác nó. Thế giới không thay đổi nhưng tri giác của cá nhân thì thay đổi. Khi các bạn nói về tịnh quang của nền tảng, đó là nói rằng tự nền tảng các hiện tượng không là gì khác hơn tịnh quang. Tịnh quang của con đườngý nghĩahành giả trưởng thành sẽ bắt đầu nhận thức rằng các sự vật đã từng luôn luôn là và sẽ luôn luôn là tịnh quang. Tịnh quang cũng vẫn y như thế. Nó là một vấn đề của tri giác. Khi chúng ta nói về tịnh quang của khía cạnh mẹ hay nền tảng, chúng ta đang nói về một tri giác trưởng thành về tịnh quang của toàn bộ thực tại. Đây không phải là một tịnh quang khác biệt với tịnh quang của con đường, hay khía cạnh con.

Một cách để tập trung vào tịnh quang là ngồi trong một tư thế thiền địnhđể tâm nghỉ ngơi trong một trạng thái trong sáng. Cách thức khác xảy ra khi các bạn đang rơi vào giấc ngủ. Chính các bạn đang ở trong trạng thái đó khi giữa giấc ngủ sâu và sự tỉnh táo, có một điểm ở đó ta cảm thấy như một người ở giữa bầu trời xanh vô hạn nơi không có nền, không trên, không dưới, không có gì ở hai bên. Nếu các bạn đi ra ngoài và nhìn bầu trời, các bạn biết rằng bầu trời có màu xanh dương. Nhưng giờ đây chúng ta đang nói về tâm thức các bạn trở thành một với bầu trời xanh vô hạn khôngphương hướng, trung tâm và chu vi, và đây là cái mà ta gọi là tịnh quang nền tảng. Nó chói ngời và không có phương hướng hay chu vi, không có các biên giới.

Tôi muốn nhắc lại là mẹ và con cùng là một và các bạn đang không chuẩn bị cho điều gì khác. Không có tịnh quang nào khác. Tất cả những gì các bạn đang làm là trưởng thành và thấy vẫn một ánh sáng đó. Theo thời gian các bạn trưởng thành và nhìn xung quanh, các bạn thấy ánh sáng theo một cách khác và vì thế không phải là ánh sáng đã thay đổi mà là vì các bạn đang nhìn nó với sự trưởng thành chín chắn hơn. Tuyệt đối cần thiết phải hiểu rằng khi các bạn nói về các khía cạnh mẹ và con của tịnh quang thì các bạn không nói về hai loại ánh sáng khác nhau mà đúng hơn là các khác biệt trong sự tri giác về ánh sáng. Cũng tương tự như một em bé Tây Tạng đang học nói một từ như “ánh sáng”, chúng có thể nói “oksel” bởi chúng không biết rằng từ đó là “osel”. Khi chúng lớn lên chúng sẽ phát âm nó một cách đúng đắn. Tình huống ở đây thì cũng thế. Ánh sáng thì vẫn là ánh sáng đó nhưng chính sự trưởng thành của hành giảtri giác của họ thay đổi.

Bản văn gốc nói rằng bản chất (tinh túy) là Pháp Thânbản tánh của Pháp Thân là sự trong sáng chói lọi. Tánh Không và sự trong sáng thì không-hai. Tánh Khôngbản tánh căn bản của Bồ đề tâm, giống như bơ và dầu là một trong bản chất. Đây là cách thức để hợp nhất cái thấy với thiền định. Đây là cách ta cần thấu suốt tên Khyentse Ozer.

Ba tên trong bản văn gốc tương ứng với cái thấy, thiền định và hành động. Cái thấy là “sự bao la vô hạn vĩ đại”, tên của Longchen Rabjam, Đức Longchenpa toàn trí vĩ đại. Thiền định, là sự hiện thực hóa cái thấy, được định nghĩa như Khyentse Ozer, tên của Jigme Lingpa, và có nghĩa “những tia sáng của sự thấu suốt trí huệ và từ ái”. Khi hai thứ này được hợp nhất, nó là bản chất (tinh túy), dharmakaya (Pháp Thân) và sự trong sáng phát sinh từ đó. Tinh túy, Pháp Thân, cái bao la vô hạn vĩ đại này không có các biên giới hay giới hạn. Nó là cái thấy. Thiền định, những tia sáng của hiểu biếttình thương, là sự trong sáng của tánh Không. Sự trong sáng phát sinh từ tánh Không.

Cái thấy là Longchen Rabjam. Cái thấy xảy ra nhờ chứng ngộ được tánh vô ngã của cá nhân và tánh vô ngã của các hiện tượng, tức thực tại như nó là. Nhận thức này lần lượt nhường bước cho sự thấu suốt về trí huệ nguyên thủy. Cái thấy là Longchen Rabjam, nó có nghĩa là nhờ một sự thấu suốt về tánh Không của các hiện tượng, ta chứng ngộ được bản tánh của các hiện tượng như nó là.

Vì thế cái thấy là “sự bao la vô hạn vĩ đại”. Điều đó có nghĩa là ta thành tựu chánh định về sự chứng ngộ bản tánh của thực tại như nó là. Từ đó xuất hiện “các tia sáng của hiểu biết và tình thương”. Bằng việc nhận ra rigpa, ta có một sự thấu suốt về bản tánh của lòng bi mẫnthực tại. Như thế, chúng ta có hai loại prajna, hay trí huệ, xảy ra ở đây, với sự trong sáng phát sanh và soi chiếu nhờ sự thấu suốt bản tánh của ta và người. Đây là điều mà “các tia sáng của hiểu biết và tình thương” muốn nói tới.

Từ nền tảng của tánh Không, sự trong sáng hay năng lực trí huệ nguyên thủy chiếu tỏa lòng từ và bi cũng như thần lực. Phải có thần lực để đi tới tất cả chúng sinh hữu tình theo cách này. Thần lực đó ám chỉ tới hành động (hạnh) và nó đưa chúng ta tới cái tên thứ ba trong bản văn gốc – Gyalwe Nyugu, “con trai của các đấng Chiến Thắng” đệ tử của ngài Jigme Lingpa. Hành động là khả năng để thực sự dấn mình vào hoạt động biểu lộ cái thấy và thiền định này.

Hành động là Gyalwe Nyugu. Điều này ám chỉ sự kiện ngài Gyalwe Nyugu là một Bồ tát phi thường mà sự chứng ngộ thì ngang bằng với sự chứng ngộ của Đức Văn Thù. Ngài đã có cái thấy Dzogchen cao tột, và hoạt động của ngài là hoạt động của sáu ba la mật. Để dẫn dắt chúng sinh, bằng lòng từ và bi của ngài, ngài đã dấn mình vào sáu ba la mật. Như vậy, mặc dù sự kiện là ta có thể có sự chứng ngộ vĩ đại như Đức Văn Thù, nhưng giống như các đám mây có thể ngăn che mặt trời chứng ngộ, các ác hạnh có thể ngăn che sự chứng ngộ. Hoạt động của Gyalwe Nyugu minh họa tầm quan trọng của hành động, bất luận cái thấy của ta cao cả đến đâu. Điều này biểu lộ con đường lý tưởng đi tới giác ngộ nhờ cái thấy, thiền định và hành động.

Cái thấy tương ứng với tên Longchen Rabjam, sự bao la vô hạn vĩ đại. Đức Longchepa đã rất nhấn mạnh vào cái thấy trong giới hạn của việc củng cố nền tảng căn bản. Thiền định tương ứng với tên Khyentse Ozer, những tia sáng của hiểu biếttình thương là tên của Ngài Jigme Lingpa. Sự nhấn mạnh ở đây nằm ở chỗ hợp nhất hiểu biết (trí huệ) và tình thương như căn bản cho thiền định. Trọng tâm của sự thiền định này là hợp nhất sự hiểu biết trí huệ nguyên thủy này và thiện tâm từ ái. Ngài Gyalwe Nyugu là một đệ tử của Jigme Lingpa và ngài đã đặt tầm quan trọng to lớn ở hành động. Gyalwe Nyugu có nghĩa là “con trai của các đấng Chiến Thắng”, con trai của chư Phật và chư Bồ tát. Hành động của Dzog-chen biểu lộ trong hình thức sáu ba la mật : bố thí, nhẫn nhục, giới luật, tinh tấn, thiền định, và trí huệ siêu việt.

Cái thấy, thiền định và hành động được thấu suốt nhờ một giảng giải về ý nghĩa của các tên của ba đạo sư dòng truyền thừa vĩ đại này, cũng như trên các khía cạnh mà mỗi vị đã nhấn mạnh. Chúng ta cần trở thành các bình chứa (pháp khí) thích hợp và cần hiển lộ Dzog-chen trong đời chúng ta. Chúng tamay mắn lớn lao được gặp con đường này, được thực hành và giống như các đạo sư vĩ đại trong quá khứ, chẳng hạn Đức Long-chenpa và Milapera. Tốt nhất là trải đời mình trong ẩn thất, và tự chế đối với việc gặp gỡ những người thế gian, để sang một bên các hoạt động và hành xử của thế giới bình thườngnhất tâm thực hành cho tới khi tâm thức ta được giải thoát trong cõi giới của tánh thanh tịnh nguyên sơ.

Trong thực hành Dzogchen, ta phải nhận thức nền tảng như Phật, con đường như con đường của sự không-thiền định, và quả như cái gì không được tìm kiếm, đó là sự tự do đối với bất kỳ mục đích nào. Nền tảng ám chỉ nền tảng của bổn tâm ta mà thực ra nó là Pháp Thân. Bản chất (tinh túy) là tánh Không. Bản tánh của nó là sự trong sáng, Báo Thân. Nó hiển lộ qua lòng bi mẫn, là Hóa Thân. Nhờ việc nhận ra bản tánh của bất kỳ điều gì xảy ra, ta có sự quán chiếu vào bản tánh của các niệm tưởng và các cảm xúc, và do đó ta nhận thức được rằng chúng không hiện hữu như vậy. Điều này được kể đến như Phật thuộc phạm vi con đường. Thực tếgiác tánh đó xuất hiện tự nhiên và mọi phẩm tính thì tràn đầy trong giác tánh xuất hiện tự nhiên đó. Quả Phật bất khả đắc không được chứng ngộ từ nơi chốn nào khác ngoài giác tánh tự-sinh của riêng ta. Tâm ta là Phật thuần tịnh, thân ta là sự phô diễn của bổn tôn và mạn đà la. Không cần tìm kiếm ở bất cứ nơi nào khác hơn là ngay ở nơi ta. Phật mà ta không cần phải tìm kiếm ở nơi nào khác chính là Phật của giác tánh tự sanh của chúng ta.

Ba trạng thái của Phật được toàn thiện trong bổn tâm ta. Vào lúc này chúng ta đang kinh nghiệm phạm vi nền tảng cũng như phạm vi con đường, và khi tất cả các pháp và các hình tướng bình phàm bị cạn kiệt trong trạng thái vĩ đại siêu vượt tư tưởng, chúng ta sẽ kinh nghiệm Phật của quả. Trong phạm vi nền tảng, khi ta đang ở trong một trạng thái vô minh, đó như thể có một năng lực cho cái gì đó nhú mầm lên nhưng mầm chồi đã không xuất hiện. Năng lực là cái căn bản, Phật thuộc phạm vi nền tảng là bản tánh của chúng ta, và khi mầm chồi xuất hiện thì đó là phạm vi con đường, nó sẽ tiếp tục phát triển cho tới khi kết quả sau cùng được thành tựu, nó là trạng thái Phật quả. Tự căn bản con đường trợ giúp mầm chồi để nó lớn mạnh thành cái gì vốn sẵn có – tức là Phật. Khi trạng thái Phật quả đó được chứng ngộ, thì nó vẫn vốn là tiềm lực nguyên sơ và bẩm sinh của ta từ vô thủy.

Truyền thống Dzogchen siêu vượt các giới hạn của sinh tử bởi gốc rễ của sinh tử là sự bám chấp vào bản ngã, và điều đó phải bị tiệt trừ. Cách thức duy nhất mà nó có thể bị tiệt trừ là nhờ sự tiếp cận này. Vì thế ngay cả những phương pháp của chư vị Thanh Văn, Độc Giác Phật, Bồ Tát, và ba trường phái tantra ngoại cũng dẫn tới trạng thái vô song của cái thấy, thiền định và hành động của Dzogchen. Tất cả giáo lý của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni được Đức Padmasambhava trình bày trong truyền thống Dzogchen.

Một khi ta đạt được giác ngộthành tựu một trạng thái giải thoát, hoàn toàn siêu vượt mọi sự ở trong samsara (sinh tử), thì chúng ta không thể quay trở lại sinh tử. Một vị Phật sẽ không bao giờ ngừng là một vị Phật. Một khi sự giác ngộ được thân chứng, nó là một trạng thái không ngừng nghỉ và không bao giờ vơi cạn. Trong các truyền thống khác, niềm hy vọng của ta là sẽ được tái sinh trong thiên đường hay trong một trạng thái cao hơn, và điều ấy rất có thể xảy ra. Tuy nhiên, nếu nó không là Phật tánh, nếu không là sự chứng ngộ Phật tánh, thì ta sẽ ở trong cảnh giới cao đó cho tới khi nghiệp bị cạn kiệt và tiếp tục đi sang trạng thái tái sinh kế tiếp, vẫn còn ở trong sinh tử. Một khi nghiệp của ta tự cạn kiệt, cái chết xảy ra và ta tiếp tục đi sang trạng thái tái sinh kế tiếp cho tới khi gốc rễ của sinh tử – sự bám chấp vào bản ngãbị loại bỏ. Các bạn cần luôn luôn ghi nhớ trong tâm rằng sự tiếp cận Dzogchen là để tiệt trừ tận gốc sự bám chấp vào một cái ngã này, sự thiếu tỉnh giác về chân tánh của ta, đây là khả năng tiệt trừ mọi sự che chướng.


CHƯƠNG 3
ĐIỂM TRỌNG YẾU THỨ NHẤT :

NHẬN RA BẢN TÁNH CỦA CÁC BẠN

Các giáo lý Dzogchen tiệt trừ ngay cả những che chướng vi tế nhất ngăn trở ta trong việc chứng ngộ Phật tánh. Đó là các che chướng thô, các che chướng vi tế và các khuynh hướng tập quán. Thêm vào đó, chúng ta có các che chướng xảy ra từ khi được thụ thai trong một tử cung. Giây phút tâm thức trung ấm được lôi kéo vào tử cung của bà mẹ nó, ở đó nó trú ngụ một thời gian nhất định, tâm thức trở nên hoàn toàn bị che chướng đến nỗi cho dù một cá nhân đã từng là một đại học giả trong đời trước, khi được sinh ra từ tử cung người ấy phải trải qua toàn bộ tiến trình học hỏi một lần nữa. Các bạn sẽ không nhớ lại kiến thức mà các bạn đã có trong quá khứ và thậm chí sẽ phải học lại vần abc. Cũng có sự che chướng xảy ra từ sự kết hợp tính dục, và cho tới khi ta có thể chuyển hóa các khuynh hướng tập quán thông thường nhờ sự thực hành thuộc giai đoạn phát triển, các che chướng này rất khó tẩy trừ.

Trong Dzogchen, chúng ta nương tựa vào cái thấy, thiền định, và hành động. Ba điều này phải được thành tựu trong đời này. Trong khi các bạn ở trên con đường, nhiều chướng ngại có thể xuất hiện, và các bạn phải học cách đưa chúng lên con đường đức hạnhchuyển hóa chúng. Một chướng ngại ám chỉ bệnh tật và các loại quấy rầy khác nhau xảy ra, chẳng hạn như các tai nạn. Điều mà ta phải giải thoát là những niệm tưởng phiền não xuất hiện và khiến cho ta cảm thấy buồn hay vui hoặc bất kỳ điều gì khác. Khi bệnh tật xảy ra và các bạn có một niệm tưởng về sự khó chịu, các bạn phải giải thoát các niệm tưởng của mình khỏi chướng ngại đó. Chướng ngại sẽ nảy sinh, nhưng các niệm tưởng được giải thoát và đây là điều được nhắm tới bằng cách đưa các chướng ngại vào con đường. Để làm được như thế các bạn cần nhận ra các chướng ngại khi nó đang xuất hiện. Nhờ sự nhận ra này chướng ngại có thể được tự-giải thoát. Rất cần thiết phải vẫn tự do đối với việc mong cầu lẫn sự buồn phiền để tiến bộ theo con đường của thực hành Dzogchen.

Như tôi, đã nói hôm qua, Ba Lời Đánh vào Điểm Trọng yếu tương ứng với tên của ba đạo sư vĩ đại. Cái thấy là Longchen Rabjam, “sự bao la vô hạn vĩ đại”. Thiền định là Khyentse Ozer, “các tia sáng của trí huệ và tình thương”. Hành động, hay sự hoạt động, là Gyalwe Nyugu, “con trai của các đấng Chiến Thắng”. Với cái thấy này về sự bao la vô hạn vĩ đại, thiền định về các tia sáng của trí huệtình thương, và hành động của tất cả các đấng Chiến Thắng, ta sẽ có năng lực trong đời này để tẩy trừ sự bám chấp và dính mắc nhị nguyên, gốc rễ của vô minh, và cội nguồân của việc bám chấp vào một bản ngã. Quả thật, ta không chỉ có thể tẩy trừ mà còn có thể tiêu diệt hoàn toàn độc tố này từ tận gốc rễ của nó. Không nhận ra được cái thấy thì việc tiệt trừ này sẽ không thể có được, và vì thế tiến trình này phải thật rõ ràng.

Ta phải hiểu rõ bản tánh nền tảng của tánh Không, cũng chính là sự hiểu biết về bản tánh của tâm. Sự hiểu biết bản tánh nền tảng của tánh Không có hai phần : ta phải phát triển sự xác tín vào sự vô ngã của cái ta và sự vô ngã của mọi sự xuất hiện. Điều này có nghĩa là ta tiệt trừ tâm thức nhị nguyên của sự bám nắm vào một cái ta và sự dính mắc vào các sự xuất hiện. Khi đó, ta có thể nhận thức được rằng mọi sự xuất hiện thì không hiện hữu.

Được bao gồm trong “mọi sự xuất hiện” là sáu tri giác : sự thấy, nghe, ngửi, nếm, xúc chạm và ý thức, chúng bao gồm căn bản của kinh nghiệm khách quan. Tất cả những tri giác này không hiện hữu từ quan điểm của bản tánh nền tảng của tánh Không. Và cực chủ thể của tri giác, có nghĩa là bản thân ta, thì không hiện hữu. Một khi hai trạng thái của sự vô ngã hay không hiện hữu này được nhận thức, ta ở trong một vị trí để được giới thiệu một cách đúng đắn vào cái thấy của Dzogchen. Đây là cái thấy về bản tánh bẩm sinh của ta như giác tánh nội tại, thoát khỏi sự tin tưởng rằng có một cái ta thực sự hiện hữu và có thực của các sự xuất hiện.

Tiến trình của sự xác quyết điều này là trước tiên khám phá sự không hiện hữu của cái ta (bản ngã). Để thực hiện, ta phải mổ xẻ thân xác ta, ấy là nói vậy, trong một cố gắng định vị cái “ta” này, bản ngã này, quan niệm về cái ngã này, để xem nó hiện hữu trong đầu ta, trong tứ chi hay các bộ phận khác của cơ thể, hoặc ở trong ngũ uẩn (sắc, thọ, tưởng, hành, thức), và theo đuổi sự nghiên cứu này cho tới khi ta đi tới kết luận rằng bản ngã thực sự không hiện hữu. Sau đó, ta bắt đầu nhận thức sâu xa thân xác như một nhà khách và tâm như một người khách trong căn nhà đó. Vào lúc chết, tâm và thân tách lìa, nhưng khi chúng ta còn sống thì chúng ở trong sự hợp nhất toàn hảo. Chính là trong lúc các bạn còn sống các bạn phải thấu suốt chân tánh của mối tương quan của chúng. Thân xác ở đây trong thế giới này. Nó là một sản phẩm của thế giới này, một sản phẩm của các yếu tố (các đại), và nó tan rã trở lại vào thế giới loài người này, ở đó nó tan hoại. Tâm thức đi sang đời sống kế tiếp, trạng thái trung ấm và được Yama, Thần Chết, mời đi tiếp. Thần Chết xuất hiện cùng các sứ giả của ông ta và đưa tâm thức tới trạng thái tái sinh kế tiếp. Cái thực sự dẫn dắt tâm thức là các tích tập thuộc nghiệp tích cựctiêu cực của ta. Nếu ta có thiện nghiệp trổi vượt thì ta sẽ được tái sinh trong các tầng cấp hiện hữu cao hơn, trong các cõi trời và cao xa hơn nữa. Nếu ta có các tích tập tiêu cực trổi vượt thì ta sẽ tái sinh trong các cõi thấp. Với sự hiểu biết này, các bạn có thể hiểu rõ tầm quan trọng của việc học pháp Dzogchen.

Có nhiều truyền thống Dzogchen khác nhau. Trong truyền thống của tôi, sự nhấn mạnh nằm ở việc có được sự xác quyết của cái thấy bằng cách nhận ra giác tánh nội tại. Một khi giác tánh nội tại được nhận ra, nó phải được duy trì bằng sự thiền định. Nhờ sức mạnh của thiền định, hành động của ta thiện lành một cách tự nhiên. Dĩ nhiên, ta còn phải thực hiện các thực hành như các sự lễ lạy, cúng dường mạn đà la, sáu ba la mật, và v.v... và ta vẫn còn phải quan tâm tới việc từ bỏ ác hạnh và tích tập thiện hạnh. Có những người nói rằng một khi hành động hay sự hoạt động đã được chứng ngộ thì không cần thiết phải thực sự làm bất cứ thực hành nào với thân thể của các bạn, và các bạn có thể thực hành sáu ba la mật với tâm các bạn. Nhưng khi chúng ta nói về hành động có tính chất giác ngộ thì điều này bao gồm cả hoạt động vật lý, nó phải được thực hiện với một tâm thức không bao giờ dao động khỏi sự tỉnh giác của cái thấy, nó là sự nhận ra bản tánh của các bạn như giác tánh nội tại. Như vậy, khi các vọng tưởng xuất hiện, chúng được tự giải thoát ngay khi xuất hiện. Đó là sự thiền định, bởi nhờ việc hộ trì nhận biết của các bạn về giác tánh nội tại mà các ý niệm xuất hiện và được tự-giải thoát một cách tự nhiên. Cái thấy của Dzogchen hủy diệt sự phóng tâm. Thiền định cho phép ta chịu đựng mọi khía cạnh của nghịch cảnh và hành động được giải thoát khỏi các giới hạn của sự mong cầu và phiền muộn. Kết quả là sự đạt được trạng thái Phật quả. Và bởi vì tất cả chúng ta phải đau khổ vì sự sinh, già, bệnh, và chết nên cực kỳ quan trọng là phải thọ nhận các sự ban phước của giáo lý Dzogchen, và khi thực hành Dzogchen rất cần thiếtlợi lạc nếu thực hiện các thiện hạnh với thân thể ta. Khi thực hành Dzogchen các bạn còn cần tận lực để học hỏi con đường Sutra (Kinh) và nhận thức bản tánh của tánh Không theo sự tiếp cận kinh điển, bởi lẽ bất kỳ điều gì được học hỏi từ các thừa khác sẽ nâng cao cái thấy Dzogchen của các bạn.
Đây là một giáo lý dễ hiểu, có thể được ban cho những người bình thường, và không cần một thời gian dài để thành tựu hay đòi hỏi thật nhiều điều phức tạp. Nó được truyền dạy bởi ba dòng truyền thừa : dòng truyền dạy tâm-truyền-tâm, dòng truyền dạy nhờ các biểu tượng và dòng khẩu truyền. Về sự truyền dạy, tất cả các truyền thống Dzogchen được bao hàm trong hai phạm trù được gọi là trekchod và tošgal. Trekchod có nghĩa là “cắt đứt thấu đến tánh thanh tịnh nguyên thủy” và tošgal nghĩa là “vượt qua tới hiện diện tự nhiên”. Sự cắt đứt để đi đến tánh thanh tịnh nguyên thủy có nghĩa là chứng ngộ cái thấy. Sự vượt qua tới sự hiện diện tự nhiên có nghĩa là sự nhận ra bốn thị kiến của thực hành tošgal. Bốn thị kiến này là : gặp gỡ Pháp tánh (dharmata), kinh nghiệm mở rộng, rigpa đạt tới mức độ viên mãn của nó, và sự tiêu tan các hiện tượng trong chân tánh của chúng. Kết quả của sự tu tập này là thân cái-bình-trẻ-trung, là nơi ngơi nghỉ bất biến của đấng bảo hộ nguyên sơ, Đức Saman-tabhadra (Phổ Hiền).

Truyền thống Dzogchen này là một pháp môn người ta thường nói là không thể truyền bá rộng rãi, nhưng ở Tây Tạng, tôi dạy Dzogchen trên một căn bản quy củ, đặc biệt cho những người lớn tuổi. Có khoảng sáu tới bảy trăm người lớn tuổi ở Golok đến học giáo lý Dzogchen với tôi. Những người Tây Tạng già này không thể nghe và nhìn rõ, nhưng họ là các hành giả hảo hạng. Và rồi có mọi thanh niên đến thọ nhận giáo lý Dzogchen, họ luôn luôn nói họ yêu thích được nghe Pháp và Pháp cực kỳ hấp dẫn đối với họ biết bao, nhưng một khi rời khỏi phòng của tôi họ không thực hành do bị phóng tâm bởi những thứ khác. Tôi biết rằng trong tương lai tôi sẽ bị chỉ trích bởi người ta sẽ nói rằng tôi đến Mỹ và giảng dạy rộng rãi pháp Dzogchen, và đây là điều tôi sẽ phải đối phó. Tuy nhiên, xin hãy hiểu rõ rằng tôi đến đây là vì lợi lạc của chúng sinh và tôi có một mục đích, một lý do để có mặt nơi đây, tôi dự định hoàn thành mục đích ấy và đó đúng là những gì tôi đang làm.

Tôi có một vài lời khuyên cho các lama và các nhà sư có mặt ở đây hôm nay. Các lama và nhà sư cần có một chứng ngộ nào đó về Dzogchen, đặc biệt là nếu họ sắp nhận lãnh các sự cúng dường để làm các thực hành nhân danh người đã chết. Nếu họ không có bất kỳ chứng ngộ Dzogchen nào thì làm sao họ có thể dẫn dắt một tâm thức từ trạng thái bardo đi tới trạng thái cao hơn của sự giải thoát, hoặc thậm chí chỉ đơn giản trợ giúp người khác tẩy trừ các chướng ngại? Các chướng ngại phát sinh từ các ý niệm và vì thế nếu người nào đó không có bất kỳ chứng ngộ Dzogchen nào thì sẽ có thêm các ý niệm được tạo ra và vị lama hay nhà sư sẽ không có năng lực để loại trừ ý niệm mà trước hết chúng gây nên chướng ngại. Điều rất quan trọng là phải thực hành Dzogchen để thành tựu tất cả các thực hành này vì sự lợi lạc của những người khác và đó là lý do tại sao tôi đang ban tặng các giáo lý này ở đây. Ít nhất, ta cần có Bồ đề tâm. Điều tiên quyết quan trọng nhất đối với Dzogchen là Bồ đề tâm.


CHƯƠNG 4
ĐIỂM TRỌNG YẾU THỨ HAI : 

XÁC QUYẾT Ở MỘT ĐIỀU

Điểm trọng yếu đầu tiên là sự nhận ra chân tánh của các bạn, điều này đã được thảo luận. Điểm trọng yếu thứ hai là sự xác quyết trên một điều trong thiền định. Việc nhận ra bản tánh của ta là sự thành tựu cái thấy. Một khi bản tánh của ta được nhận ra, sự thiền định cần được hiểu rõ. Thiền định được sử dụng để xác quyết trên một điều, có sự xác quyết trên một điều, đó là sự nhận ra bản tánh của riêng ta. Như Ngài Jigme Lingpa đã nói : “Trong khi ngơi nghỉ trong sự nhận ra rigpa, sẽ không có thậm chí một mảy tóc xao lãng lang thang và một nguyên tử thiền định nào.” Các giáo huấn này là những giáo lý tối hậu về việc tọa thiền thế nào và làm sao duy trì an định suốt trong ba thời quá khứ, hiện tạitương tức là trong ban ngày, trong ban đêm, trong khi thiền định,-lai và trong các kinh nghiệm hậu-thiền định. Trong mọi lúc và trong mọi tình huống, ta không ngừng an nghỉ trong rigpa. Đây là sự thực hành thiền định, là điểm trọng yếu thứ hai về sự xác quyết trên một điều. Chính điều đó là cái mà các bạn duy trì không ngừng nghỉ. Tâm thì không ngừng nghỉ, và nếu sự tỉnh giác được duy trì thì ta không bao giờ xa lìa với chân tánh của ta. Rigpa có nghĩa là sự nhận ra bản tánh của tâm.

Ngày hôm qua tôi đã nói qua về sự thiền định shamatha và vipashyana, sự an trú yên bình và sự quán chiếu thấu suốt. Các tiếp cận Dzogchen với các giáo lý này thì khác biệt các trường phái Phật giáo thấp hơn. Sự an trú yên bình thì giống như một đại dương không có sóng, hoàn toàn yên tĩnh. Thông thường, bản tánh của đại dương là sự chuyển động và sự phô diễn của mọi sự chuyển động đó là những con sóng. Khi nước lắng dịu và yên tĩnh, nó trở nên trong trẻo và các bạn có thể thấy rõ nó. Nó trở nên hoàn toàn trong vắt và được so sánh với sự quán chiếu thấu suốt. Cũng thế, sự trong sáng xuất phát từ một tâm thức an tĩnh. Bởi bản tánh của giác tánh nội tại thì không bị ngăn che bởi bất cứ điều gì, không có những phân biệt hay các giới hạn được áp đặt lên tâm thức. Không có các biên giới. Những trạng thái xuất hiện trong bầu trời như các đám mây và bóng tối, ngăn che sự tinh khôi của không gian, và điều đó tương tự như các ý niệm phát sinh trong tâm chúng ta. Khi chúng ta nghỉ ngơi trong giác tánh rigpa, các che chướng đó không hiện diện, và khi chúng không hiện diện, chúng ta đang an trụ một cách yên bình. Khi chúng ta đang an trụ yên bình trong rigpa, sự trong sáng của rigpa hiện diện bẩm sinh và sự trong sáng đó là sự quán chiếu thấu suốt. Các con sóng của sự mê lầm bị tiệt trừ và giác tánh nội tại tự-sinh tự biểu lộ như sự quán chiếu thấu suốt. Sự quán chiếu thấu hiện-suốt này cũng có thể được gọi là svabhavikakaya sự trong-thân của bản tánh của thực tại như nó là sáng trống không, nó cũng là Pháp Thân. Nó không tách lìa Pháp Thân. Trong khi duy trì cái thấy rigpa, là sự thiền định, bất kỳ điều gì xuất hiện trong tâm, dù là các cảm xúc về nỗi vui hay nỗi buồn, đều không được đeo đuổi theo. Nếu các bạn đeo đuổi các tư tưởngcảm xúc xuất hiện, đeo bám vào tri giác chủ thể và khách thể, thì các bạn đang sử dụng tâm thức ý niệm bình thường và đang tích tập các khuynh hướng tập quán. Không có gì để làm với rigpa. Không có sự thiền định được áp đặt lên cái thấy Dzogchen. Cái thấy là sự thiền định. Nếu có điều gì được áp đặt, một vài loại kỹ thuật, thì nó trở thành tri giác mê lầm, các hiện tượng mê lầm.

Ta phải quen thuộc với sự duy trì cái thấy trong trạng thái tự nhiên của nó. Nếu ta không quen thuộc với điều đó thì sự thiền định là một dòng vọng tưởng ngăn che rigpa. Làm thế nào các bạn có thể củng cố việc nhận ra rigpa của các bạn nếu như các con sóng vọng tưởng đang liên tục đổ tràn lên nó? Đây là một giáo huấn trực chỉ cốt tủy về cách thiền định không thiền định. Không có gì để nắm giữ như là một sự thiền định. Các bạn phải hợp nhất cái thấy và sự thiền định giống như nước và sữa. Nếu các bạn không biết cách nào để làm điều này, các bạn là một người bình thường đang thực hành một vài hình thức thiền định thấp hơn. Nói thế không có nghĩa là các loại thiền định khác là các cấp bậc không có giá trị trên con đường, nhưng chúng không phải là thiền định Dzogchen.

Dzogchen không có thiền định. Bản tánh thì trống không và bản tánh trống không đó là sự bao la vô hạn của Pháp tánh. Nó là cái gì không bao giờ xa lìa các bạn nhưng các bạn hoàn toàn chưa từng thấy nó trước đây. Vì thế giờ đây các bạn phải làm sáng tỏ nó. Các bạn phải hiểu rõ sự quân bình của bổn tâm các bạn, nó là giác tánh nội tại, sự trong sáng trống không thoát khỏi bất kỳ loại tạo tác nào. Dù điều gì xuất hiện, niềm hạnh phúc hay nỗi buồn phiền, hoặc bất cứ điều gì, hãy chỉ cho phép nó được biểu lộ như nó xuất hiện tự nhiên từ tánh Không và sau đó tan hòa trở lại vào tánh Không. Để tiến trình đó có thể xảy ra một cách tự nhiên, mà nó sẽ như thế, các bạn phải thành tựu sự xác quyết trong cái thấy và duy trì nó trong sự thiền định. Nếu các bạn không có sự xác quyết mạnh mẽ, các bạn sẽ không có năng lực cần thiết để duy trì cái thấy khi đứng trước một cuộc tấn công của các vọng tưởng.

Các bạn đừng tự cho mình là một đại thiền giả, có những tư tưởng như : “Không ai thiền định tốt hơn tôi.” Đó là một thái độ không thích đáng không nên có sau khi thọ nhận và thực hành các giáo lý này. Một người thấu hiểu Dzogchen biết rằng “tôi” không hiện hữu. “Tôi” thì không hiện hữu, vì thế hãy quên cái “tôi” không hiện hữu đó đi và để cho bản tánh của các bạn an trú trong trạng thái tự nhiên của nó. Rồi thì các khuynh hướng nhị nguyên sẽ xuất hiện, nhưng giống như các đám mây thình lình hình thành trong bầu trời, chúng sẽ tan biến ngay sau đó. Chúng đến và đi một cách tự nhiêu nếu chúng không được đeo đuổi. Dù chúng tốt hay xấu chúng sẽ xuất hiện và tan hòa trong không gian trống không của giác tánh nội tại. Điều hết sức quan trọng là hiểu rõ sự không thiền định của đại định tự-sinh và duy trì trạng thái này trong mọi lúc và trong mọi tình huống.

Trong Phật giáo, có những cách tiếp cận khác chẳng hạn như phái Tiểu thừa, nếu người trong phái đó bị hấp dẫn bởi một người khác phái thì người ấy phải lập tức nghĩ tưởng : “Ồ người đó không đáng ao ước bởi thân thể anh (cô) ấy được tạo nên bởi thịt, xương và máu” và tu tập tâm thức để suy tưởng về đối tượng như cái gì đáng nhàm chán. Hoặc nếu người nào đó có ác cảm đối với những kẻ thù và bám luyến với những người thân thì lập tức họ tu tập tâm thức bằng cách nghĩ : “Ồ thôi nào, điều này không đúng, mặc dù bây giờ tôi cảm nhận nó, nhưng vì trong quá khứ những thân quyến này đã từng là các kẻ thù của tôi và những kẻ thù này đã từng là quyến thuộc của tôi”. Và họ phải nỗ lực thay đổi sự mê lầm của mình bằng cách hiểu biết trên bình diện trí thức sự tiếp cận đúng đắn là gì. Đây là cách tiếp cận của các truyền thống khác, và khi tôi nói “các truyền thống khác”, tôi muốn nói rằng nó vẫn là một tiếp cận của Phật giáo nhưng không phải là cách tiếp cận của Dzogchen. Xin hiểu rõ rằng cách đối trị sự xuất hiện của các vọng tưởng chỉ đơn giảnduy trì cái thấy. Với cách đối trị độc nhất này mọi ý niệm được giải thoát, cho dù chúng vui thích hay không đáng ưa. Có thể các mê lầm của các bạn đang sôi sục như nồi súp, nhưng nó không thành vấn đề, bởi nếu các bạn duy trì cái thấy thì bất luận các mê lầm đó có thể mạnh mẽ đến đâu, chúng sẽ tan biến khi đứng trước giác tánh nội tại là bản tánh của các bạn. Với một bí quyết này tất cả các vấn đề được đồng thời giải quyết.

Cái thấy giải trừ các sự phóng tâm, thiền định cho phép ta chịu đựng mọi tình trạng nghịch cảnh, hành động là an trụ ở trên sự lấy và bỏ, và kết quả là đạt đến nơi chốn an nghỉ bất động. Một khi ta đã thực sự thành tựu Dzogchen theo cách này, thì cho dù có ai hăm dọa giết các bạn, các bạn sẽ không sợ hãi vì thiền giả Dzog-chen biết rõ rằng không có gì là chân thật hay thực có, mà đúng hơn, nó là một ảo tưởng. Đơn giản sự sợ hãi đã không được kinh nghiệm ngay lúc hình thành. Theo các hệ thống triết học khác, có vô số cách đối trị được sử dụng để làm việc với các niệm tưởng sinh khởi, cản ngăn chúng ta an trụ trong giác tánh rigpa. Nhưng khi lên tới Dzogchen thì có một cách đối trị độc nhất và đó là duy trì sự nhận ra giác tánh nội tại.

Bằng cách biết rõ một điều, mọi sự được giải thoát, mọi sự được tự do. Có ba cách để giải thoát các vọng tưởng : nhận biết các vọng tưởng là gì, theo cách các bạn nhận ra một người quen cũ; hiểu rõ rằng chúng không ích lợi và cũng chẳng có hại; và để chúng tự-giải thoát giống như một con rắn đang khoanh tròn mở mình ra một cách tự nhiên.

Bản chất của tâm là sự chói sáng trống không, giống như những tia sáng chói lọi của mặt trời. Có những tình thế ngăn cản năng lực và sự chói sáng của mặt trời, chẳng hạn như bóng tối, những đám mây và mưa dông. Những tình thế này thì tương tự như các ý niệm ngăn che sự nhận ra rigpa của chúng ta, và vì thế mặt trời tạm thời bị ngăn che đối với cái thấy của chúng ta. Những đám mây này trên bầu trời là những tình thế nhất thời, nhưng rồi một cơn gió mạnh xuất hiện và xua tan mây mù. Tám mươi bốn ngàn loại mê lầm thì cực kỳ mãnh liệt nếu như các bạn không thể phân biệt giữa một vọng tưởng thô và tế. Nó rất nguy hiểm và các bạn có thể rơi vào một quan kiến hư vô theo đánh giá của thiền định Dzogchen. Ta có thể để cho mình hoàn toàn mờ đục, ngơ ngẩn, và bị sốc, ở trong một tình trạng tăm tối không nhận biết tình trạng là như thế và cho rằng nó là thiền định. Nếu các bạn bị cảnh sát bắt giữ bởi hoạt động phi pháp nào đó mà các bạn dính vào, thình lình các bạn bị bắt và bị lôi đi, các bạn sẽ hoàn toàn xúc động. Khi ấy, mặc dù có ai đang nói với các bạn, các bạn sẽ không nhận ra anh ta. Điều đó giống như trạng thái tăm tối nặng nề này mà một thiền giả có thể mắc phải, nó không phải là giác tánh nội tại mà là một sự trệch hướng trầm trọng. Nó cũng giống như một trạng thái ngủ sâu, trong đó không có các giấc mơ hay sự tỉnh giác nào mà chỉ là một trạng thái mờ đục, nặng nề, tăm tối. Gốc rễ của những gì gây nên trạng thái này phải bị cắt đứt, loại bỏ.

Tây Tạng chúng tôi tin là có loài rồng. Thật vậy, chúng tôi biết chúng hiện hữu, nhưng có lẽ do sự giáo dục Tây phương của các bạn nên các bạn không tin là chúng có thật. Các bạn có thể cho rằng chúng chỉ là sự kếât hợp của các dòng điện dương và âm tạo nên các hình dạng của những con rồng trên bầu trời, nhưng các bạn hoàn toàn không biết điều gì khác. Các bạn không biết về điều mà các bạn đang bàn. Những con rồng thì luôn luôn hiện hữu nhưng các bạn không tin tôi. Những con rồng này, một loại thuộc loài rắn, thực sự sống ở đáy các đại dương, những con sông, và các vùng nước khác. Chúng sống trong nước, nước là không gian của chúng và thực sự không có sự phân biệt nào. Khi chúng nổi lên từ dưới nước, chúng tạo nên một loại hiện tượng bão táp do bởi năng lực chúng dùng để nổi lên. Ở Golok, có một con sông được gọi là Machu, nó rất rộng, giống như sông HằngẤn Độ. Tôi nhớ điều gì đó đã xảy ra ở đấy khi tôi còn là một đứa bé. Một con rồng nổi lên từ sông Machu như một cơn bão táp khổng lổ. Có vẻ nhưng thể toàn thể thị trấn sẽ bị tiêu hủy nhưng con rồng đã nhấc bổng thị trấn lên và đặt xuống ở vị trí khác, hoàn toàn nguyên vẹn, không có chút thiệt hại nào. Những con rồng này có rất nhiều năng lực kỳ diệu. Tôi biết các bạn không tin tôi.

Tương tự như vậy, các bạn cho rằng các niệm tưởng bất thiện thì vô hại. Từ quan điểm Dzogchen, khi các bạn đang ở trong thiền định, chúng không làm hại giác tánh nội tại. Bản tánh của tâm thì không mê lầm, nhưng khi các niệm tưởng mê lầm phát sinh, hình thành và được vận dụng, chúng tích tập các khuynh hướng gây tổn hại cho bản tánh thiện do bởi sự phóng tâm xuất hiện. Bản tánh của chân lý, Pháp tánh, thì không bao giờ bị tổn hại bởi bất kỳ điều gì là xấu ác. Điều đó không thể. Nhưng một cách tạm thời, vòng sinh tử bắt đầu hoạt động. Mỗi một chúng sinh hữu tình có các tập quán và khuynh hướng khiến cho họ đi vào vòng sinh tử, họ có các tập quán của sự tái sinh đặc thù đó. Chúng sinh trải nghiệm đau khổ và hỉ lạc từng lúc gián đoạn. Chúng sinh vẫn ở trong sinh tửdo bởi ác hạnh. Một sự tái sinh cao hơn hay tâm thái cao cấp hơn nữa do bởi tự tích tập đức hạnh. Đây là một dấu hiệu cho thấy đức hạnhác hạnh thì lợi lạc và có hại một cách tương ứng cho tới khi nào vòng sinh tử còn tồn tại. Cho tới khi nào tất cả các pháp phức hợp bị cạn kiệt vào bản tánh nền tảng của thực tại thì tiến trình hại và lợi này mới ngưng hiện hữu. Đó là trạng thái Phật quả, và ta sẽ không thoát khỏi vòng tròn của lợi và hại và v.v... – cho tới khi nó được-sinh tử thành tựu. Các bạn phải duy trì khía cạnh tỉnh thức của nền tảng giác tánh nội tại và hiểu rõ sự phô diễn vô thường của các hiện tượng. Nền tảng thì không tạm thời. Nền tảng, tánh Không, thì thường hằng nhưng sự hoạt động của nền tảng khi nó tự phô diễn thì tạm thời, đôi khi tích cực và đôi khi tiêu cực. Các bạn phải duy trì sự tỉnh giác về nền tảng trong suốt thời gian của sự phô diễn và trong sự phô diễn đó các kinh nghiệm khác như sự hỉ lạc, trong sángvô niệm sẽ xuất hiện. Những kinh nghiệm này sẽ xuất hiện nhưng chúng cần được nhìn như các khía cạnh của sự phô diễn.

Ba kinh nghiệm này về sự hỉ lạc, trong sáng, và vô niệm không bao giờ được lầm lẫn như các khía cạnh của thiền định Dzogchen. Trong mọi lúc và trong mọi tình huống, ta phải duy trì sự nhận biết về giác tánh nội tại tươi mới, trần trụi như bản tánh trí huệ nguyên thủy của tâm. Việc lạc hướng bằng cách bám víu vào các ý niệm thông thường là hiểu sai con đường Dzogchen và ta sẽ tiếp tục tích tập các nguyên nhân cho sự tái sinh trong sinh tử. Do trở nên tham luyến sự hỉ lạc, ta đi vào cõi dục; do trở nên tham luyến sự trong sáng, ta đi vào sắc giới; và do tham luyến sự vô niệm, ta đi vào cõi vô sắc. Các vọng tưởng ngăn che giác tánh trống không, nhưng bản tánh của chúng là Pháp Thân. Vì thế khi các vọng tưởng xuất hiện, chúng không gây nên sự đe dọa mà chỉ là sự phô diễn của Pháp Thân, và ta không cần có bất kỳ phản ứng đối kháng nào với chúng. Dù nó là sự hỉ lạc, trong sáng hay một vài kinh nghiệm về hạnh phúc xuất hiện trong tâm thức các bạn, hãy để tâm các bạn ở trong bản tánh trinh nguyên của giác tánh nội tại của nó.

Trong bản văn gốc nói : “Sau đó, dù tâm các bạn sôi nổi hay yên tĩnh, dù các bạn sân hận hay tham luyến, dù vui hay buồn, trong mọi lúc và mọi cơ hội hãy chấp nhận Pháp Thân đã được nhận ra và để cho ánh sáng con hợp nhất với ánh sáng mẹ đã được nhận biết. Hãy nghỉ ngơi trong trạng thái giác tánh không thể diễn bày. Hãy tiêu diệt nhiều lần sự vô niệm, hỉ lạc, trong sáng, và vọng tưởng. Để cho âm tiết của trí huệphương tiện tức khắc đánh gục chúng. Âm tiết đó là PHAT. PHAT được cấu tạo bởi hai chữ, PHA và T. Chữ PHA là chữ tương ứng với nguyên lý nam, phương tiện thiện xảo, và chữ T là nguyên lý nữ, trí huệ. Khi phương tiện thiện xảotrí huệ được hợp nhất, chúng cắt đứt một cuộc tấn công của các vọng tưởng lẫy lừng. Các bạn không cần kêu la hay thét lên âm PHAT. Tất cả những gì các bạn cần làm là an trụ trong tỉnh thức về giác tánh nội tại. Vào lúc la lên tiếng PHAT, các thực hành mật chú nên được giữ bí mật và vì thế cho dù các bạn là một gia chủ, các bạn cố gắng đi tới một căn phòng trong nhà và đóng cửa lại khi đang thực hành. Các bạn thực hành ở một nơi mọi người không nhìn thấy các bạn, không cần giữ những tư thế và hạ đôi mắt các bạn xuống, các hoạt động để cho người ta biết rằng các bạn đang làm một cuộc thiền định, bởi điều đó đem lại sự kiêu ngạo và chỉ đưa tám pháp thế tục vào sự thực hành của các bạn. Loại thực hành Dzog-chen này cần được thực hiện một cách kín đáo. Các bạn nên thiền định bí mật trên đỉnh một ngọn núi hay ở nơi nào đó người ta không thể thấy các bạn. Hãy kín đáo trong thực hành của các bạn.

Trong bản văn gốc nói : “Không có khác biệt giữa thiền định và hậu-thiền định. Không có sự phân chia giữa các thời khóa và sự gián đoạn. Hãy ngơi nghỉ liên tục trong trạng thái không bị phân chia.” Trong khi các bạn ở trong sự thiền định hay an định, các bạn cần an trụ trong giác tánh nội tại trống không và rồi khi các bạn ngưng thời khóa đó, đứng dậy và bắt đầu làm các hoạt động bình thường của các bạn như uống trà và v.v..., thì đó là sự phân chia. Điều đó được gọi là hậu-thiền định. Trong một ý nghĩa bên trong, sự phân chia là như sau : Khi các bạn ở trong giác tánh nội tại, đó là định, và khi các vọng tưởng phát khởi, đó là hậu-định. Nhưng thực sự không có sự phân biệt. Đó là vấn đề được tạo ra khi bản văn nói : “Không có sự phân chia giữa các thời khóa và sự gián đoạn.” Gián đoạn là sự phát khởi của các vọng tưởng, nhưng nếu ta đang thực sự hộ trì các giáo lý đã được nó là một giòng-trình bày thì không có sự gián đoạn chảy, một sự tương tục.

Bản văn gốc nói tiếp : “Tuy nhiên, chừng nào mà các bạn không đạt được sự kiên cố, thì cần thiết phải thực hành việc từ bỏ các phóng tâm.” Vì thế trong mọi lúc và mọi tình huống, hãy duy trì sự liên tục duy nhất của Pháp Thân. Hãy quyết định rằng không có gì hơn được việc này. Xác quyết trên một điều là điểm trọng yếu thứ hai.

Trong thiền định sự phóng tâm không có chỗ dù chỉ bằng một sợi tóc. Ta không bao giờ được tách lìa khỏi giác tánh nội tại. Đây là bản tánh của việc duy trì cái thấy và thiền định Dzogchen. Đây là con đường của sự thấu biết Phật tánh là nền tảng, và đây là bản tánh căn bản của tất cả chúng sinh. Một cách tạm thời, chúng sinh bị ngăn che bởi sự mê lầm, nhưng bản tánh căn bản của họ là bản tánh của một vị Phật. Đây là con đường của không thiền định, kết quả bất khả đắc. Kết quả bất khả đắc có nghĩa là không có đích đến. Không có đích đến bởi vì tất cả những gì ta cần làm chỉ là loại trừ sự ô nhiễm của hai che chướng và sự giải thoát xảy ra. Nó thì tự-phát sinh. Không có điều gì để tìm kiếm. Làm thế nào có thể có điều gì để tìm kiếm khi các bạn đã sở hữu hai trạng thái của sự thấu suốt trí huệ siêu việt sự thấu suốt bản tánh tuyệt đối hoàn toàn như nó- là và sự thấu suốt như thế nào các sự vật hiện hữu không bị ngăn che một cách tự nhiên?

Đây là hai loại prajna (trí huệ). Prajna thứ nhất nói tới sự không có một hiện hữu nội tại của một cái ngã. Các bạn đã có tâm Phật này. Đây là bản tánh của các bạn. Thấu biết nó là thành tựu mục đích của riêng các bạn là Pháp Thânđồng thời thành tựu mục đích của những người khác bằng các biểu lộ khác nhau của sắc thân. Đây là cái Phật tánh thường trụ-gì mà các bạn phải biểu lộ bên trong của chính các bạn trong phạm vi nền tảng, con đường, và quả. Đây là sự phô diễn huyền diệu vĩ đại của bản tánh của tâm. Xin hiểu rõ rằng các vọng tưởng sẽ không bao giờ tác hại các bạn. Hãy duy trì sự thiền định này về cái thấy và đạt được nơi ngơi nghỉ vững chắc, bất biến. Ta phải đạt được sự hoàn toàn kiên cố trong sự thực hành cho tới khi nơi chốn bất biến này được chứng ngộ, bởi vì “nơi ngơi nghỉ bất biến” có nghĩa là ta không bao giờ quay trở lại một sự bất lực trong việc duy trì giác tánh nội tại. Nếu các bạn trải qua một thời gian khó khăn như một người sơ học thì như có nói trong bản văn, cần thiết phải thực hành từ bỏ các phóng tâm. Sẽ không dễ dàng thực hiện loại thực hành này ở giữa sự rối loạn và những phóng tâm mạnh mẽ, vì thế các bạn cần thiền định trong sự cô tịch.

Nếu các bạn không thể đạt được một chỗ an lập vững chắc trong việc thành tựu sự kiên cố bằng thực hành định của các bạn, các bạn sẽ không bao giờ có được năng lực trong kinh nghiệm hậu-định của các bạn. Không có một định các bạn- nó có nghĩa là giác tánh nội tại -mạnh mẽ sẽ không có năng lực để đưa kinh nghiệm đó ra đối mặt với các nghịch cảnh của đời sống thường ngày. Nó sẽ không xảy ra một cách dễ dàng. Các bạn phải có các thời khóa thiền định chính thức ở đó các bạn thâu đạt được sức mạnh và sự kiên cố trong sự thiền định hay hậu-thiền định của các bạn. Nếu không thì sẽ có nhiều cạm bẫy. Có nhiều cạm bẫy để bàn luận, nhưng cạm bẫy to lớn và thô lậu nhất là tình trạng chung mà tất cả chúng sinh hữu tình kinh nghiệm. Đây là trạng thái mê lầm của sự không nhận ra giác tánh nội tại đã ở với chúng ta từ vô thủy. Trong tất cả các che chướng thì đây là ngăn che thâm căn cố đế nhất. Vì thế chúng ta phải có thể vượt khỏi nó bằng cách duy trì sự liên tục thường hằngduy nhất này của giác tánh Pháp Thân. Như bản văn gốc nói : “Hãy quyết định rằng không có gì hơn được việc này.” xác quyết trên-Vì thế đó là điểm trọng yếu thứ hai một điều.


CHƯƠNG 5
ĐIỂM TRỌNG YẾU THỨ BA : 

CÓ ĐƯỢC SỰ XÁC TÍN TRONG GIẢI THOÁT

Chủ đề chúng ta đang thảo luận là tịnh quang thừa của Đại Viên Mãn Nying-Thig. Bậc thầy của con đường sâu xa này là Đức Phật trong hiển lộ Pháp Thân của Ngài là Samantabhadra (Phổ Hiền), Đức Phật nguyên thủy, đấng đã hiển lộ mạn đà la trí huệ nguyên thủy của sự biểu lộ Pháp Thân.

Giáo lý này về Ba Lời Đánh vào Điểm Trọng yếuliên quan tới cái thấy, thiền định và hành động, chúng tương ứng với các tên của ba bậc nắm giữ dòng truyền thừa vĩ đại. Cái thấy là Longchen Rabjam, “sự bao la vô hạn vĩ đại”. Thiền định là Khyentse Ozer, “các tia sáng của sự trí huệ và tình thương”. Hành động là Gyalwe Nyugu, “con trai của các đấng Chiến Thắng”. Điểm trọng yếu thứ nhất là nhận ra bản tánh của các bạn. Điểm thứ hai là xác quyết trên một điều.

Bây giờ chúng ta bắt đầu với điểm thứ ba, nó liên quan tới hành động và tương ứng với tên Gyalwe Nyugu, “con trai của các đấng Chiến Thắng”. Cách thức mà các bạn nên thực hành là an trụ trong sự tỉnh giác về ba điểm giải thoát các vọng tưởng. Điểm thứ nhất là nhận ra giác tánh nội tại là bản tánh của các bạn. Việc nhận ra bản tánh của các bạn thì giống như nhận ra người nào quen biết mà các bạn đã không nhìn thấy trong một thời gian dài. Nó là một sự nhận ra hiển nhiên. Điểm thứ hai, an trú mà không có bất kỳ bận tâm nào tới lợi hay hại khi các bạn ngơi nghỉ trong giác tánh nội tại. Điều này giống như một kẻ trộm chạy vào một căn nhà trống và nhận thấy không có gì để trộm cắp, và vì thế không có lợi cũng không có hại. Điểm thứ ba để giải thoát các vọng tưởng thì tương tự một con rắn tự duỗi mình một cách tự nhiên. Một yogin ngoại hạng, khi duy trì cái thấy theo cách này, sẽ không bao giờ rơi vào cạm bẫy của mối bận tâm đối với lợi hay hại. Tuy nhiên, lúc ban đầu, trước khi các bạn đạt tới cấp độ đó, các bạn phải nhận ra các vọng tưởng. Việc đơn giản nhận ra chúng thì giống như một con rắn tự duỗi mình ra.

Với ba cách giải thoát này ta có thể giải thoát các vọng tưởng một cách phù hợp. Có một sự tương đồng với sự thiền định không đúng đắn : ta muốn tránh ánh nắng mặt trời và vào nghỉ trong một bóng cây, rồi lại đứng dậy và có thể lại quay vào nghỉ trong bóng mát. Các bạn đừng thiền định theo cách này, bởi các bạn sẽ không đối mặt với tham và sân, ưa thích và ghét bỏ bằng cách tiếp cận đúng đắn và các bạn sẽ không thể chiến thắng chúng.

Do bởi các hiện tượng phức hợp được đặt nền trên sự vô minh hay thiếu tỉnh giác, chúng ta đã đang lang thang vô tận trong vòng sinh tử. Bất kỳ cố gắng nào để trở nên thoải mái bằng cách tìm cầu những gì ưa thích và tránh né những điều ghét bỏ, bằng việc theo đuổi bất kỳ điều gì xuất hiện, sẽ chỉ kéo dài sự bất lực của các bạn trong việc hộ trì sự nhận biết rigpa. Các bạn cần làm việc với ba cách thế để giải thoát các vọng tưởng là những gì các bạn kinh nghiệm như những bông tuyết rơi trên một tảng đá cháy nóng, lập tức tan ra, hoặc những gì các bạn tấn công bất ngờ như một con chim kên kên vồ chụp một con chim nhỏ. Các bạn cần giữ gìn giáo lý về tánh giác để các bạn có thể kinh nghiệm các tư tưởng phát khởiđược giải thoát đồng thời. Đây là cách truyền thống Nying-Thig thực hành giáo lý Dzogchen.

Có những lúc tâm thức tràn đầy sự tham luyến rất mạnh mẽ, sự mãnh liệt tiềm ẩn của các biến cố tâm lý thứ yếu, nó áp đảo sự thiền định. Nếu các bạn tự cho phép mình đi theo những tư tưởng này trong thiền định thì các bạn sẽ tích tập nhiều thêm nữa các nguyên nhân cho vòng sinh tử. Nếu các bạn cho phép tâm thức niệm tưởng bình phàm này chiến thắng các bạn, thì các bạn đang tích tập các dấu vết nghiệp trên alaya (a lại da thức), cấp độ của tâm thức nền tảng của kinh nghiệm thông thường. Và đây đúng là những gì các bạn mang theo mình như hành trang đi tới những đời sau. Lệ thuộc vào những tập quán đó, các bạn sẽ có những khuynh hướng nào đó sẽ chín mùi trong đời này và những đời tương lai. Vì thế các bạn phải thận trọng.

Có một sự tương đồng trong việc vẽ trên nước. Hình vẽ trên nước thì như sự phát khởi của các vọng tưởng từ nước là cái gì giống như giác tánh nội tại rigpa. Điều này được gọi là trạng thái tự-giải thoát xảy ra một cách tự nhiên. Bất kỳ vọng tưởng nào xuất hiện cần được đối xử như những hình vẽ trên nước, chúng xuất hiện từ nước và tan biến lại trong nước. Chúng hoàn toàn không thể sờ mó được. Mọi vọng tưởng xuất hiện từ rigpa tan biến trở lại vào rigpa, và khoảnh khắc đó chúng ta kinh nghiệm sự tự-giải thoát xảy ra một cách tự nhiên.

Bất kỳ sự hình thành tư tưởng nào khởi sanh từ rigpa phải được coi là thực phẩm tươi ngon cho giác tánh trống không bởi vì dù là loại tư tưởng nào, nó là một biểu lộ của Pháp Thân. Nó là sự phô diễn của Pháp Thân, vốn không dấu vết và tự do một cách tự nhiên. Chúng ta tìm thấy cách diễn cảm “A La La” trong bản văn gốc. Đây là một sự biểu lộ ngạc nhiên hay kỳ diệu. Trong trường hợp này, sự ngạc nhiên phải thực hiện với nhận thức bất ngờ rằng thậm chí các vọng tưởng cũng là một biểu lộ của Pháp Thân.

Là các hành giả bình thường, do khuynh hướng mạnh mẽ này bị khuynh loát bởi sự giam cầm của các tích tập nghiệp và sự hiện diện của các tích tập này, chúng ta có thể cho rằng ta phải kềm hãm các tư tưởnghoàn thành điều gì đó. Vì thế chúng ta bị vướng mắc trong tiến trình sản sinh cái gì đó này để tiệt trừ mọi tập quán đã được tích tập. Đừng để cho những tình huống này chế ngự. Thay vào đó, hãy chỉ đơn giản nhớ tính cách tự-giải thoát xảy ra một cách tự nhiên này. Khi các ý niệm phát khởi, chúng tự giải thoát nếu các bạn hiểu rõ ba cách thức giải thoát. Sự nhận thức thì giống như việc nhận ra một người trong một đám đông mà đã lâu các bạn không gặp. Các tư tưởng tự giải thoát trong sự nhận thức. Một cách khác là các bạn nhận thức rằng chúng không có lợi hay có hại. Việc nhận thức rằng không có lợi hay có hại thì giống như một tên trộm vội vã đi vào một căn nhà và nhận ra là nó trống không và không có gì để làm. Hoặc, các tư tưởng tự giải thoát như một con rắn tự duỗi mình ra. Chỉ thư lỏng và biết rằng đây là giáo huấn cốt tủy quan trọng nhất. Nó đặt Dzogchen tách ngoài các con đường khác, gồm cả Trung Quán và Mahamudra (Đại Ấn). Đây là giáo lý cao tột của Dzogchen.

Có những cấp bậc thiền định khác đưa ra tới những mức độ cao hơn trong các cõi sắc và vô-sắc, nhưng những thiền định đó như sữa hư hay bơ thối bởi vì chúng là những trệch hướng đối với con đường đi tới sự thiền định chân thật. Bản tánh của tánh KhôngPháp Thânsự thiền định là thiền định của sự ngơi nghỉ trong bản tánh của thực tại như nó là. Đây không phải là một thiền định phân tích. Đây là cách thức mọi khía cạnh của nghịch cảnh được đưa vào con đường để ngăn cản bất kỳ sự lạc lối nào do nỗ lực phân biệt giữa xấu và tốt, cần thiết và không cần thiết. Không có sự hiểu biết này, sự thiền định là con đường lầm lạc (vô minh). Đây là sự thiền định quy nhất giải thoát ta khỏi con đường lầm lạc.

Sự giải thoát không đến từ các kỹ thuật shamatha được sử dụng bởi cách tiếp cận Tiểu thừa, vì với các kỹ thuật này ta chỉ có thể thành tựu một trạng thái an trú yên bình tạm thời. Chúng không giải thoát tâm thức khỏi vấn đề căn bản, và vì thế các vọng tưởng tiếp tục phát khởi. Đây là lý do tại sao việc đạt được sự xác tín trong cái thấy và việc duy trì sự thiền định phù hợp với cái thấy thì thật quan trọng. Nó là phương cách duy nhất để giải trừ các vọng tưởng. Với kỹ thuật này các bạn sẽ như một người đi tới một đại lục tràn ngập châu báu và không có bất cứ một hòn đá tầm thường nào. Các vọng tưởng không đáng sợ chút nào. Chúng trở thành giòng chảy không ngưng nghỉ trong việc duy trì sự xác tín vào cái thấy.

Trong kinh nghiệm này mọi tri giác mê lầm được tịnh hóa trong sự phô diễn của Pháp Thân, và mọi nghịch cảnh xuất hiện như những bằng hữu của ta. Mọi mê lầm được bao hàm như con đườngsinh tử không bị loại trừ. Sinh tử thì toàn hảo trong bản tánh bẩm sinh của nó và ta được giải thoát khỏi sự trói buộc của sự hiện hữu hiện tượng, bởi ta đã kinh nghiệm trạng thái giải thoát không thể được tìm kiếm và nó vốn như thế. Nếu ta không có kinh nghiệm về Pháp Thân này, nó không phải là một sự thiền định, thì ta không bao giờ có thể hy vọng có được bất kỳ kết quả nào trên con đường. Bất kỳ sự thiền định nào mà ta thực hiện cũng sẽ chẳng bao giờ có lợi lạc. Nó sẽ chỉ là con đường lầm lạc, bởi ta vẫn bị trói buộc với sự bám chấp và dính mắc nhị nguyên. Sự bám chấp vào bản ngã và dính mắc với các hình tướng khách quan đã gây nên một sự phân cách giữa bản ngã và các đối tượng và sự phân cách giữa chúng sinhPhật tánh, hay sinh tửNiết bàn. Nếu ta thực hành kỹ thuật Dzogchen về sự xác định cái thấy và duy trì sự thiền định, là sự tỉnh giác về cái thấy, thì ta sẽ được giải thoát khỏi sự trói buộc của bám chấp và dính mắc nhị nguyên. Đây là trạng thái không do trau dồi (tu tập) của Pháp Thân. Ta đã có được sự xác tín nơi sự giải thoát, hiểu rõ đây là cách thức duy nhất để thành tựu sự giải thoát và sự xác tín đó là điểm trọng yếu thứ ba.

Cái thấy là Longchen Rabjam, Thiền định là Khyen-tse Ozer. Hành động là Gyalwe Nyugu. Trong Dzogchen chúng ta có cái thấy, thiền định, hành động, và quả, chúng tạo thành sự thành tựu toàn khắp này về giác tánh nội tại. Khi trạng thái giác tánh nội tại này trở nên hoàn toàn rõ ràng, nó là tri giác trực tiếp của Pháp tánh, là cái có năng lực soi sáng mọi cấp độ bóng tối. Nó giống như mặt trờimặt trăng chiếu sáng bóng tối vô minh.

Tiến trình đó bắt đầu với cái thấy, là sự nhận ra bản tánh tỉnh giác nội tại của ta. Nhờ thực hành, cái thấy trở thành tánh thanh tịnh nguyên thủy tương ứng với trekchod “sự cắt đứt tới tánh thanh tịnh nguyên thủy”. Các bạn dùng cái thấy để cắt đứt tới tánh thanh tịnh nguyên thủy. Trạng thái thuần tịnh nguyên thủy đó là sự trong sáng trống không nền tảng, nó không bao giờ bị ô nhiễm bởi các khuynh hướng tập quán, nó không có vết tích của đức hạnh hay ác hạnh, nó tinh khôi và viên mãn tự thân. Nó là cực điểm của tất cả chín thừa.

Sự thành tựu Dzogchen này là kết quả tối hậu của tất cả những con đường khác nhau của Phật Pháp, nhưng cuối cùng, để thành tựu con đường đó các bạn phải thành tựu Dzogchen. Nhờ thành tựu trạng thái thuần tịnh nguyên thủy này, ta trực tiếp gặp gỡ bản tánh trí huệ tự-sinh của ta. Để gặp gỡ bản tánh trí huệ tự-sinh một cách trực tiếp, ta thiền định theo ba phương cách để giải thoát các vọng tưởngđạt được trạng thái toàn giác viên mãn này. Mọi sự được bao gồm trong trạng thái toàn giác viên mãn này. Mọi sự mà loài người biết tới thì vốn nội tại ở đây. Cho dù các bạn không trải qua thời gian để học hỏi những điều này, tâm thức các bạn sẽ tự nhiên mở rộng qua sự thực hành, và tánh giác toàn trí bẩm sinh bao la sẽ là tự hiển lộ. Mức độ cao cấp này được đạt tới với thị kiến thứ ba của tošgal được gọi là “mức độ viên mãn của rigpa”. Các bạn sẽ đạt tới một điểm trong sự thực hành của các bạn ở đó các bạn sẽ cảm nhận rằng đã có lúc các bạn đã bị mê lầm nhưng bây giờ không còn thế nữa. Sẽ có cảm giác nào đó rằng có lúc các bạn đã là một chúng sinh tầm thường, nhưng bây giờ là một A La Hán. Các bạn sẽ đến chỗ biết sự khác nhau ấy và điều đó sẽ không thay đổi. Khi các bạn còn là một chúng sinh, các bạn có thể thiện lành trong ngày hôm nay và vô đạo đức vào ngày mai bởi các bạn có thể biến đổi, nhưng khi các bạn đạt tới cấp độ này của Dzogchen thì không thể thay đổi hay trở lại được nữa.

Vào lúc ta gặp gỡ bốn ánh sáng, gồm ánh sáng của “trí huệ tự-sinh”, trí huệ bẩm sinh của ta bắt đầu sáng chói trong cách thế mà cái toàn giác nội tại này hiển lộ. Đây là sự chứng ngộ bản tánh của shunyata (tánh Không), nó thấm đẫm lòng trắc ẩnđại bi bẩm sinh. Rồi thì lòng từ ái và bi mẫn tự phô diễn khiến ta thực sự có thể hành xử đời mình như một Bồ tát, là bậc mà cách hành động tự biểu lộ như một hành giả của sáu ba la mật. Hành động này sẽ trở thành một đại dương mênh mông của Bồ tát hạnh, nó huy hoàng và chói ngời như những tia nắng mặt trời chiếu sáng đồng thời trong mọi phía.

Cái thấy này của sự tiếp cận tịnh quang, con đường Kim Cương thừa Đại Viên Mãn thì vô song. Đây là các giáo lý siêu việt nhất từng được trình bày trong thế giới này. Nếu đã từng có một giáo huấn trực chỉ cốt tủy, thì giáo huấn đó chính là pháp Dzogchen. Giáo huấn trực chỉ này đến trực tiếp từ Đức Phật nguyên thủy Saman-tabhadra (Phổ Hiền) tới Đức Vajrasattva, ngài truyền nó cho ngài Garab Dorje, xuống tới Guru gốc của tôi, Guru truyền nó cho tôi như tinh túy của lòng ngài trong hình thức của các giáo huấn trực chỉ cốt tủy. Giáo lý này được trình bày qua ngôn từ, nó súc tích không thể nghĩ bàn và hoàn toàn sâu xa. Ngài Patrul Rinpoche đã nói về chính mình khi ngài viết về bản văn gốc di chúc cuối cùng này của ngài Garab Dorje : “Dù tôi là người đã không thực hiện thiền định cũng có được những lợi lạc to lớn.” Đây là một cách biểu lộ sự khiêm tốn. Dĩ nhiên, điều đó không có nghĩa là ngài đã không đạt được trạng thái thành tựu đó. Đây là dòng khẩu truyền cổ xưa, trước tiên nó phải được nghe để cắt đứt mọi nghi ngờ, sau đó được tư duy để củng cố sự xác tín hoàn toàn, và cuối cùng được thiền định để đem lại năng lực vốn tiềm ẩn. Giáo lý này về cái thấy, thiền định, hành động, và quả được truyền dạy lúc ban đầu bởi ngài Garab Dorje vĩ đại khi ngài ra đi trong thân cầu vồng. Thân ngài là một trái cầu ánh sáng trong bầu trời khi đệ tử Manjushrimitra của ngài cầu xin ngài ban cho các giáo huấn cốt tủy trước khi ngài biến mất. Các giáo huấn đến từ quả cầu ánh sáng này và được Manjushrimitra nhận lãnh. Ngay chính giây phút đó tâm Manjushrimitra và Garab Dorje hợp nhất và trở thành không hai. Đây là di chúc cuối cùng của Garab Dorje.

Ngài Longchen Rabjam đã trải đời mình để thực hành giáo lý này và đã đạt được thị kiến thứ tư của tošgal được gọi là “sự tan biến của các hiện tượng trong chân tánh của chúng”. Điều này có nghĩa là sự nhị nguyên ngừng hiện hữu, và đó là sự giác ngộ. Hoạt động giác ngộ của Ngài đã được viên mãn, và Ngài đã thọ nhận dòng truyền dạy tâm-truyền-tâm. Sau đó Longchen Rabjam xuất hiện với Jigme Lingpa trong một linh kiến và truyền các giáo lý này cho ngài. Đến lượt Jigme Lingpa đã thiền định về các giáo lý này và truyền chúng cho đệ tử chính của ngài là Gyalwe Nyugu, vị này thành tựu chúng và truyền các giáo lý do Patrul Rinpoche, là bậc đã viết bản văn này. Giáo lý này là một sự truyền dạy của cả ba dòng truyền thừa : dòng tâm-truyền-tâm, dòng truyền dạy bằng các biểu tượng, và dòng khẩu truyền. Đây là vàng đã được tinh lọc. Nó không chỉ là vàng, nó được tinh lọc, cốt tủy của tám mươi bốn ngàn pháp môn. Nó là tâm yếu của ba dòng truyền thừa, được bí mật trao cho các đệ tử tâm đắc. Nó là ý nghĩa sâu xalời nói từ tâm. Một người thực hành giáo lý này sẽ chắc chắn đạt được giác ngộ trong chỉ một thân, trong chỉ một đời. Nó không được chia xẻ với bất kỳ người nào nghi ngờ. Tuy nhiên không chỉ bày nó cho người có đức tin sẽ là một thất bại to lớn. Đây là giáo lý đặc biệt của Khepa Shri Gyalpo, Patrul Rinpoche, ngài sống khoảng một trăm bảy mươi năm trước. Ngài có nhiều đệ tử đã trở thành các đại đạo sư của thời đại chúng ta và là các bậc thầy của chúng ta, và chính từ các ngài mà ta nhận lãnh những giáo lý. Điều này thì không quá xa.


CHƯƠNG 6
KẾT LUẬN

Như chúng ta đã thảo luận trước đây, tất cả các Giáo pháp đều có thiện hạnh vào lúc bắt đầu, ở khoảng giữa và vào lúc kết thúc. Thiện hạnh vào lúc bắt đầu là một nhánh của chủ đề đã được giảng và được bao gồm khi tôi giảng về những điều kiện tiên quyết của thực hành Dzogchen. Điều này mở rộng tới việc thực sự lắng nghe giáo lý, bản thân nó là thiện hạnh ở khoảng giữa. Thiện hạnh vào lúc kết thúc là sự hồi hướng công đức.

Hãy suy nghĩ về cách thức Naropa liên hệ với Tilopa, Milarepa liên hệ với Marpa, các vidyadhara vĩ đại trong quá khứ liên hệ với những bậc thầy của các ngài, và hai mươi lăm đệ tử của Guru Rinpoche liên hệ với đạo sư kim cương của các ngài. Ba phương cách cúng dường chính mình cho đạo sư là : tuân theo các giáo huấn về Pháp mà ngài đã giảng dạy, phụng sự đạo sư trong bất kỳ cách thức nào ta có thể, và cúng dường đạo sư. Chúng ta phải hoàn tất bất cứ điều gì đạo sư kim cương yêu cầu ta. Và nếu chúng ta thực hiện như thế thì chỉ trong một đời chúng ta sẽ thành tựu trạng thái bốn nhánh của một vidyadhara.

Nếu các bạn thực hành các giáo lý mà các bạn vừa thọ nhận, thì trong trường hợp tốt nhất các bạn sẽ đạt được giác ngộ trong một đời, đạt được thân cầu vồng. Tình huống tốt đẹp kế tiếp sẽ là vào lúc các bạn thở ra hơi cuối cùng, là giây phút chết, khi các bạn gặp gỡ khía cạnh mẹ của tịnh quang. Bởi các bạn đã từng chuẩn bị khía cạnh con của tịnh quang, hay ánh sáng của con đường, khi đó đứa con leo vào lòng mẹ, là ánh sáng căn bản, và cả hai được hợp nhất khi các bạn được giải thoát vào giây phút chết. Vào lúc chết, có hai cách có thể đi tới : đi thẳng lên hoặc đi thẳng xuống. Đi thẳng lên là cách một yogi hảo hạng được giải thoát. Khi hơi thở sau cùng được thở ra từ thân xác, tâm thức tan vào Pháp Thân. Không có bất kỳ những giai đoạn tan rã bình thường nào (của các đại và các uẩn), khía cạnh con của tịnh quang gặp gỡ khía cạnh mẹ và sự giải thoát xảy ra. Bất kỳ ai đã mắc phạm bất cứ loại nào trong năm ác hạnh ghê gớm sẽ đi thẳng xuống. Đây là các tích tập nghiệp nặng nề nhất có thể hiểu được là : sự giết cha hoặc mẹ, giết bổn sư của ta, miệt thị Pháp, và gây một sự mất hòa hợp trong tăng đoàn. Sự miệt thị Pháp có nghĩa là sau khi bắt đầu con đường này và tự cam kết, sau khi đã đặt lòng tin và sự sùng mộ nơi Pháp, khi đã hoàn toàn tin tưởng vào Đức PhậtPhật Pháp, sau đó các bạn hoàn toàn thay đổi thái độ, phát triển cái thấy sai lạc và tin rằng các giáo lý thì không chân thật và không có cái gì là ác hạnh. Trong Doday Tharpa Chenpo, bản kinh về sự giải thoát có dạy rằng bất kỳ ai tích tập loại ác hạnh này sẽ đi thẳng xuống, và vào lúc chết, khi hơi thở sau cùng ra khỏi thân xác, sẽ không có giai đoạn tan rã nào hết. Hơi thở các bạn bị hút thẳng xuống qua lỗ dưới và tâm thức các bạn theo luồng khí đó đi xuống cõi địa ngục thấp nhất, ở đó trong vô tận kiếp. Không có gì tệ hại hơn thế.

Khi tôi nhìn quanh phòng, có vẻ như thể tất cả các bạn có đức tinđạo Phật nhưng xin đừng quên năm ác hạnh ghê gớm này bởi sẽ không có bardo đối với một người đã mắc phạm những hành vi này, và cũng thế, sẽ không có bardo đối với người đạt được giác ngộ trong đời họ hoặc vào lúc chết. Nếu các bạn đã từng chuẩn bị bằng sự thiền định và đã củng cố con đường thuộc khía cạnh tịnh-con của tịnh quang đang chuẩn bị gặp gỡ mẹ nó vào lúc chết, thì các bạn sẽ cảm thấy-quang nền tảng thật quen thuộc vào lúc đó. Sẽ giống như một đứa con đang gặp mẹ. Sẽ rất thoải máiquen thuộc. Nhờ các tập quán và lề thói tốt mà các bạn đã củng cố trong đời các bạn, các bạn có thể đạt được giải thoát vào Pháp Thân khi chết.

Nếu điều đó không xảy ra, cơ hội kế tiếp để giải thoát xảy ra trong bardo ngay sau giây phút chết. Vào lúc đó, là một tâm thức bardo, các bạn sẽ bắt đầu tri giác các sự việc. Năm màu ánh sáng sẽ xuất hiện và từ chúng các cõi thanh tịnh của sự phô diễn hòa bình của các bổn tôn Báo Thân sẽ tuần tự hiển lộ. Nếu các bạn đã thực hành thiền định Dzogchen, nhận ra giác tánh nội tại, các bạn sẽ hiểu rằng đây là sự xuất hiện của bổn tánh của các bạn như giác tánh nội tại và các bạn sẽ được giải thoát vào lúc đó. Nếu các bạn có thói quen thực hành bổn tôn, đặc biệt là các bổn tôn hòa bình, khi đã củng cố những thói quen lợi lạc đó trong đời các bạn, thì nhờ ở lòng tin của các bạn khi các bạn nhìn thấy các bổn tôn trong bardo, các bạn sẽ cảm thấy được thu hút tới các ngài và được giải thoát trong giác tánh Báo Thân. Nếu điều đó không xảy ra thì các bổn tôn hòa bình chuyển hóa thành những biểu lộ phẫn nộ và đó là lúc Bardo Pháp tánh chấm dứt và Bardo Trở thành bắt đầu. Vào lúc này, việc đạt được giải thoát trở nên càng khó khăn hơn và sẽ hoàn toàn lệ thuộc vào các tập quán và khuynh hướng. Điều quan trọng là đạt được giải thoát trước lúc đó, và việc giải thoát là điều hoàn toàn có thể được nếu các bạn thực hiện các sự thiền định mà tôi đã dạy các bạn về sự cắt đứt để đi đến sự thuần tịnh nguyên thủy (trekchod) bằng cách duy trì cái thấy và thiền định Đại Viên Mãn.

Cũng sẽ rất ích lợi nếu trong đời này các bạn thực hành tošgal, sự vượt qua với sự hiện diện tự nhiên. Hãy luôn luôn ghi nhớ để duy trì những giáo lýthực hành này trong trái tim các bạn. Hãy có đức tinPhật Pháp và hãy tôn kính Đức Phật. Cho dù các bạn chỉ có một bức tượng màu vàng đơn sơ trên điện thờ của các bạn, các bạn cần tôn kính bức tượng ấy và hiểu rõtượng trưng điều gì. Các bạn cần rõ biết về chân lý không thể sai lạc của nghiệp, của nhân và quả, và tự làm quen với các bổn tôn hòa bình và phẫn nộ để chuẩn bị cho việc chứng ngộ sự giác ngộ trong cõi thuần tịnh Báo Thân. Điều tối quan trọng là phải quen thuộc với các bổn tôn Báo Thân này bởi việc các bạn sẽ được giải thoát vào lúc đó trong bardo là điều hoàn toàn có thể. Vì thế xin hãy tự làm quen với các bổn tôn và những vị Phật thuộc năm bộ. Cuối cùng, đây là một cuộc giảng dạy tốt đẹp và tôi vui sướng về điều này. Đây là một sự truyền Pháp đích thực. Nếu các bạn duy trì cái thấy, thiền định và hành động Dzogchen trong đời này, các bạn sẽ được giải thoát khi các bạn từ giã cuộc đời.

Tôi muốn nói một lát về các cõi thuần tịnh khác nhau. Khi chúng ta nói về sự giác ngộ, chúng ta đang nói về việc an trụ trong các cõi hiện hữu ở đó không có đau khổ. Trong các cõi thuần tịnh, các bạn không phải lo lắng về việc sắp làm, về những gì các bạn sắp làm trong ngày đó, và mọi sự khó khăn và gian khổ chúng ta đang trải qua trong cuộc đời này. Không có sự đau khổ. Không có vòng sinh tử. Nếu các bạn thực hành cái thấy, thiền định và hành động Dzogchen, thì quả sẽ là sự giải thoát, nhưng các bạn cũng cần tự mình quen thuộc với các cõi thuần tịnh, có đức tin nơi chúng và nỗ lực hướng tâm các bạn tới các cõi thuần tịnh. Nhờ sự chứng ngộ cái thấy về giác tánh nội tại và duy trì cái thấy đó, thì giây phút chết của các bạn được coi như phowa Pháp Thân, sự chuyển di tâm thức Pháp Thân. Nếu các bạn thành tựu sự thực hành thuộc giai đoạn phát triểnduy trì nó thì vào lúc các bạn chết, nó được gọi là sự chuyển di tâm thức Báo Thân. Nếu các bạn cầu nguyện guru hay bậc thầy thì vào lúc các bạn chết nó sẽ được gọi là sự chuyển di tâm thức Hóa thân. Là các hành giả Dzogchen chúng ta cần nỗ lực chứng ngộ sự chuyển di tâm thức Pháp Thân, đó là an trụ trong một trạng thái giác tánh nội tại trống không vào giây phút chết. Khi đó tâm thức sẽ tự động kinh nghiệm cái thân này của thực tại tuyệt đốiđược giải thoát trong cõi thuần tịnh Pháp Thân. Nói chung, có rất nhiều cõi thuần tịnh, nhiều như những hạt nguyên tử trong ba ngàn thế giới, nhưng trong trạng thái vô minh hiện thời của chúng ta, chúng ta không thể nhìn thấy các cõi đó. Chúng ta bị ngăn cản không nhìn thấy nhiều sự việc và một trong những sự việc này là năng lực để tri giác chư Phật trong các cảnh giới của các ngài, nhưng hãy tin tôi, chư Phật có ở đó, có ở khắp mọi nơi. Các ngài hoàn toàn ở quanh ta.

Trong tất cả các cõi thuần tịnh có ba cõikỳ diệu nhất. Cõi thứ nhất là cõi thuần tịnh của Guru Rinpoche, Núi Huy Hoàng Màu Đồng Đỏ. Trong Núi Huy Hoàng Màu Đồng Đỏ này, Guru Padmasambhava an trụ và được vây quanh bởi vô số các daka và dakini. Đây là cõi thuần tịnh mà tôi luôn luôn cầu nguyện để được tái sinh ở đó. Đây là nơi tâm thức tôi luôn luôn đi tới trong sự thực hành. Cõi thuần tịnh thứ hai là cõi thuần tịnh Hỉ Lạc Hiển Lộ phía đông, cảnh giới của Đức Phật Vajrasattva. Ở đây Đức Vajrasattva được vây quanh bởi một hội chúng rộng lớn gồm chư Phật thuộc Kim Cương bộ là những đấng kinh nghiệm tính bình đẳng của bốn thời, là kinh nghiệm không dứt về giác tánh giác ngộ. Những ai sinh ở cảnh giới đó sẽ an trụ vô thời hạn ở đó. Và khi sự sinh ra xảy ra trong cõi Hỉ Lạc Hiển Lộ này, sự hiện diện của ta xuất hiện từ trong nhụy của một hoa sen và ta lập tức nhìn thấy Đức Vajrasattva và an trụ vô hạn trong trạng thái hiện hữu này của giác tánh nội tại. Cõi thuần tịnh thứ ba là cõi cực lạc phương tây của Đức Phật A Di Đà, cõi thuần tịnh Cực Lạc. Nó là viên ruby (hồng ngọc) đỏ và tràn đầy một hội chúng rộng lớn gồm các bổn tôn thuộc Liên Hoa bộ, các vị trời và thiên nữ, chư Phật và chư Bồ tát, các vidyadhara, và các hành giả Mật thừa. Thật dễ dàng tái sinh ở đó, có lẽ đó là nơi dễ tái sinh nhất do bởi các lời nguyện của riêng Đức Phật A Di Đà. Ngài phát các lời nguyện trước khi giác ngộ rằng bất cứ ai cầu nguyện với ngài sẽ có thể dễ dàng được tái sinh trong cõi thuần tịnh Cực Lạc, cõi cực lạc Phương Tây. Và trong thực tế, đối với tất cả những ai đó có đức tin mạnh mẽ nơi Đức Phật A Di Đàcầu nguyện với ngài, chính Đức A Di Đà đã nói rằng ngài sẽ đến gặp họ trong bardo, mời họ và dẫn dắt họ tới cõi Cực Lạc. Hy vọng lớn nhất của tôi là tất cả các bạn sẽ thành tựu giác ngộ trong một thân xác và trong chỉ một đời. Và nếu không thì hy vọng to lớn nhất của tôi khi đang ở đây và đang ban tặng các bạn sự truyền Pháp này, là các bạn sẽ có thể kinh nghiệm các cõi thuần tịnh này và có đức tin mạnh mẽ ở chúng và ở giáo lý. Rồi thì các bạn sẽ không ân hận vào lúc chết. Các bạn có thể đơn giản hướng tâm tới mục tiêu của các bạn và kinh nghiệm các trạng thái kỳ diệu này khi các bạn từ giã cõi đời này.

 

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
08/08/2010(Xem: 108771)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.