PHẦN HAI
THỰC HÀNH NUÔI DẠY :
NHỮNG THỰC TẬP
DẪN VÀO NHỮNG THỰC TẬPHãy nhanh chóng một cách chậm chậm và bạn sẽ mau đến đích.
MilarepaTrong phần một của cuốn sách này, người ta đã
quen biết với con cọp bên trong và người ta đã hiểu sự
cần thiết phải
điều phục nó. Phần hai này gồm những công việc
thực hành : một
toàn bộ những bài
thực tập có
mục đích chỉ cho
chúng ta làm sao
chế ngự tâm thức mình và trau dồi lòng bi một cách
thực tiễn trong đời sống hàng ngày, vì chính ở trong lòng
đời sống hàng ngày mà việc đó phải được làm. Những
trách nhiệm nghề nghiệp hay
gia đình của
chúng ta không phải là một
chướng ngại ngăn cản chúng ta làm việc trên chính mình ;
trái lại chúng là một mảnh đất
tuyệt hảo, giàu
vô số những cơ hội để học và để
trưởng thành. Đó cũng là một chỗ kiểm nghiệm không bao giờ
nói dối :
thử thách của hàng ngày phát hiện nhanh chóng những
yếu đuối và những
thiếu sót của
chúng ta và ngay sau đó người ta thấy cái
cần phải tẩy xóa, làm lại hay làm
vững chắc thêm. Không phải
vuốt ve ý tưởng bỏ đi tất cả để ra đi tìm
trí huệ : nó không ở đâu khác ngoài chính mình, ở nơi mà người ta đang ở.
Bước đầu tiên tiến về sự
trưởng thành có lẽ cốt
ở không chối bỏ
thực tại – của cái mà người ta là và của tình huống
hiện tại – thay vì những
giấc mộng mà
chắc chắn người ta chẳng bao giờ
thực hiện được và chúng chỉ là những bằng cớ của
chủ nghĩa an nhàn bất động.
Tất cả
chúng ta đều có một hành trang nào đó, từ khi sinh ra, đã học nhiều điều
ích lợi, nhưng cũng mang lấy một số những
thói quen xấu góp phần lớn vào những
vấn đề và những khổ đau của
chúng ta. Được nền
giáo dục của
chúng ta khuyến khích để phát triển
bản ngã, người ta thường quen cho nó một
ưu tiên luôn luôn, xem đấy là một chiều hướng
tự nhiên. Người ta càng bị
điều kiện hóa bởi những
giá trị hiện đại bao nhiêu khi chúng thường
ưu đãi chủ nghĩa cá nhân : sự quan trọng của
quan niệm “nhân cách”, sự
phá hủy gia đình và làm yếu sự
liên đới cộng đồng,
tuyên dương thành công vật chất và những
lạc thú tiêu dùng với sự
thành công đó.
Trong một
thời gian đầu, sẽ
ích lợi khi phân tích một ít những
thói quen và sự bị
quy định của mình để
phân biệt cái gì cần
giữ gìn và trau dồi và cái gì
tốt hơn hết là nên bỏ. Đó sẽ là dịp để biết một số
tính khí hiện thời của
chúng ta thường là những
thói quen xưa cũ, hay thậm chí những phản xạ
gắn liền với chúng ta từ thời
thơ ấu,
mặc dầu chúng
hoàn toàn không
phù hợp với
tình trạng tâm thức hiện thời của
chúng ta nữa. Cũng giống như con bướm kéo
theo sau nó những mảnh của con nhộng của mình.
Những bài
thực tập sau sẽ cho
chúng ta những
phương tiện để đối mặt với mọi
trường hợp của
đời sống hàng ngày, một cách
quân bình tốt nhất. Phải
tìm ra một sự
quân bình, một
điều độ nào đó, để có thể nhận những sự vật như chúng đến, không tự chiến đấu để sửa sang chúng một cách
thường trực bằng cách từ chối cái người ta không ưa và chỉ
theo đuổi cái làm cho người ta thích. Chỉ
sự kiện ngừng dứt cuộc chiến đấu
vô bổ này sẽ cất nhẹ cho
chúng ta khỏi một trọng lượng lớn lao của
thất vọng và
căng thẳng : luôn luôn khó khăn
lắm khi chèo ngược dòng !
Thường người ta khổ đau vì họ
phản ứng quá mạnh với điều đến với mình – vui hay buồn. Đây
cũng thế,
cần phải điều hòa để không để cho những
biến cố tràn ngập : thế nên người ta học
điều phục con cọp
tâm thức để
tìm thấy một sự ổn định bên trong và không
hoàn toàn phụ thuộc vào sự
thuận lợi của những
hoàn cảnh bên ngoài nữa. Nếu ngày này qua ngày khác, người ta có
can đảm giáp mặt với sự
giận dữ hay khổ đau của mình trong những bài tập
thiền định,
cuối cùng người ta có thể đối mặt với chúng khi gặp chúng trong cuộc sống hàng ngày. Người ta dạy
dần dần con cọp để không sợ lửa nữa,
cho đến một ngày có thể nhảy qua một vòng lửa.
Những bài
thực tập nhằm tạo ra một
không gian, để
hiểu rõ hơn cái gì đang xảy ra. Người ta tự cho mình một bước
thụt lui đối với những
biến cố và những khó khăn của đời mình. Như bài
thực tập Quả Cầu Cầu Vồng (số 15), với những
quán tưởng của nó về những ánh sáng màu sắc khác nhau, có thể cho
chúng ta học đối mặt với những
cảm xúc mãnh liệt chúng rất thường làm cho
chúng ta hụt hẫng. Những bài
thực tập về Người Bạn (số 7) và
Kẻ Thù (số 11) giúp
chúng ta tương đối hóa
ý nghĩ người ta tạo ra về
tình bạn và
thù oán. Người
chúng ta xem như một
kẻ thù về lâu sau này có thể
trở thành người bạn quý nhất, vì nó cho
chúng ta cơ hội học sự
nhẫn nhục và lòng bi. Ngược lại, những người
chúng ta gọi là “bạn”, không phải luôn luôn
nhất thiết làm điều tốt cho
chúng ta : họ có thể thậm chí là một
chướng ngại trầm trọng cho sự phát triển bên trong nếu
chúng ta quá luyến chấp vào họ, hay nếu
tình thương yêu của họ quá có tính
sở hữu.
Những bài
thực tập được đề nghị ở đây tạo thành một
toàn bộ những kỹ thuật làm chủ
tâm thức mà người ta có thể
xem như một
hình thức “trị liệu”. Đó là một
trị liệu toàn thể (như
đức Phật được tôn xưng là bậc
Đại Y Vương – dịch giả) hơn là
ý nghĩa của sự chữa trị hay
đề phòng một bệnh trạng
đặc biệt : một sự tái
quân bình hay một sự tái
giáo dục toàn diện. Dù người ta không bệnh theo nghĩa thường tình, người ta đã mất cảm thức
bản năng của sự
quân bình mà một số người thuộc
tổ tiên xa xưa của
chúng ta đã có. Khi làm cho
cuộc đời chúng ta được dễ dàng,
thuận tiện,
văn minh đô thị cũng làm
chúng ta mong manh dễ vỡ và
xa cách những
thực tại tự nhiên. Đến nỗi người ta
bị bắt buộc học lại điều mà người ta không biết làm một cách tự phát nữa : học
tôn trọng những nhịp điệu sinh học và môi trường
tự nhiên mà
chúng ta tùy thuộc vào, làm
quân bình sự dinh dưỡng của
chúng ta, tập
thể dục để bù cho một cuộc sống quá ít
hoạt động... Không đặc trưng sao khi thậm chí người ta
cần phải học lại thở cho đúng, trong khi thở là một
bản năng sinh lý sơ khai nhất nơi một
con người ? Chính trong mức độ những bài
thực tập đề nghị ở đây có thể giúp tự
giáo dục lại để tìm lại sự
quân bình của mình mà người ta có thể nói đến một sự “trị liệu” – một sự
can thiệp có
ý thức với
mục đích tái lập những cơ chế
tự nhiên của sự
quân bình. Thật ra, có nhiều cái có một
giá trị trị liệu, chỉ cần người ta biết
nhận ra và khai thác nó
đúng đắn :
thực phẩm người ta ăn,
y phục người ta mặc, cách bước đi và tư thế ngồi, những
cử động, những màu sắc và
âm thanh chung quanh – tất cả những cái đó có thể có
tác dụng trị liệu đối với
chúng ta, nghĩa là giúp
chúng ta tìm thấy một sự
quân bình tốt hơn, nhất là giữa thân và tâm. Phần đông
chúng ta làm việc với cái đầu hơn là với
thân thể, điều này chỉ làm nặng thêm khuynh hướng
tự nhiên của
chúng ta là trải nghiệm
thế giới qua những
tư tưởng hơn là qua cách trực tiếp và
đơn giản hơn. Người ta ít có
cố gắng thân xác và có khuynh hướng tạo tác
lo âu hơn...
Dầu danh từ người ta
gán cho những
thực tập này là gì – “thiền định” hay “trị liệu” – trong mọi
trường hợp chúng có thể giúp
chúng ta tái lập cảm thức những
quân bình tự nhiên, đấy chỉ là nhờ sự thư giãn
cần thiết trong việc
thực hành chúng. Sự
buông xả là
cần thiết cho mọi
hình thức trị liệu hay
thiền định ; khi người ta vừa có một
cố gắng thể xác và người ta nghỉ một lát để uống một chút cà phê hay một tách trà, đó vừa là một chốc lát làm tươi mới lại vừa là thư giãn, điều đã hơi giống với một
thực tập thiền định hay
trị liệu, nếu người ta biết thư giãn tốt. Ngược lại, nếu người ta suốt ngày uống cà phê, thì không chỉ người ta không thư giãn mà còn
căng thẳng và kích động hơn trước.
Cũng thế, người ta sẽ không rút ra được gì hay từ những bài
thực tập này nếu họ phóng mình vào trong đó mà
hoàn toàn co rút và
căng thẳng. Không phải một cái gì
kỳ diệu làm cho bạn
tức thời đi từ sự
rối loạn qua một
trạng thái ân sủng, nhưng những bài
thực tập đòi hỏi một sự tập trung nào đó. Thế nên, khi
cảm thấy căng thẳng, kích động, quan trọng là
trước tiên tạo ra trong đầu khoảng
không gian bằng cách thư giãn một ít trước khi bắt đầu những bài
thực tập. Trong
trường hợp đó, người ta có nhiều
lợi lạc khi bắt đầu với một
hoạt động thể xác nhẹ nhàng – một cuộc đi dạo, làm vườn, nấu ăn sơ sài – sau đó người ta
cảm thấy bình an và thư giãn hơn, sẵn sàng làm việc với những “bắp thịt”
tâm thức.
Những
lời khuyên thực tiễn cho sự
thực hiện những bài
thực tậpNhững bài
thực tập được trình bày trong
hình thức một chuỗi được
yêu cầu đi theo thứ tự. Sự tiến hành những bài
thực tập không phải được tổ chức theo lối
tùy ý, nó là một tập sự
tuần tự những khả năng
tâm thức khác nhau. Vậy quan trọng là phải xem những
thực tập này như một tổng thể và
thực hành chúng
lần lượt, theo một
chương trình vạch sẵn. Không nên chờ đợi gì nhiều nếu người ta nhảy qua những bài
thực tập người ta không thích, hay tập trung
đặc biệt vào những bài
thực tập người ta
thích ý, hay bay chập chờn giữa nhiều cái. Đó là một
toàn thể mà mỗi
thành phần là
cần thiết để
bảo đảm sự liền lạc ổn cố và
hiệu quả của tất cả. Nếu một
lực sĩ chỉ làm việc với bụng và ngực, nó sẽ có một phần trên quá nở, đặt trên đôi chân cào cào, thay vì một
thân thể hài hòa của một người trau dồi
toàn thể những bắp thịt của nó một cách
quân bình.
Hiển nhiên người ta nên
thực hành những
thực tập này càng
đều đặn càng tốt, những
lợi lạc tùy theo mức độ
cố gắng mà họ đầu tư vào.
Chúng ta hãy biết rằng nếu điều gì
chúng ta giữ trong lòng,
chúng ta luôn luôn
tìm thấy phương tiện để làm điều đó : nếu những người làm việc suốt ngày từ chối sự
êm ái của cái giường vào lúc bình minh để chạy bộ hay chơi quần vợt, chính là bởi vì họ tin rằng điều đó làm
tốt đẹp cho họ, và họ sẵn sàng có
cố gắng cần thiết để kiếm được
lợi lạc phụ đó. Nếu người ta thấy rằng những
thực tập có một xác đáng nào đó cho mình, người ta sẽ
tìm ra thời gian để làm chúng, như những người chạy bộ buổi sáng sớm. Người ta càng đầu tư vào cái gì, người ta càng
thành công trong cái đó. Điều đó muốn nói rằng, mọi
thực hành đều
ích lợi, dù nó có
giới hạn thế nào, và dù người ta còn chưa có thể có một sự
thường xuyên. Thậm chí, trong một
thời gian đầu, người ta chỉ đọc những bài
thực tập, người ta có thể có ý thích
trở lại với chúng và
thực hành chúng về sau, vào một lúc người ta thực sự
cảm thấy chúng là nhu cầu.
Càng tiến trong
chương trình những bài
thực tập, có lẽ người ta sẽ có
cảm tưởng rằng một số được thích hơn những cái khác, chuyện đó không có gì
trầm trọng. Quan trọng là làm tất cả với
hết lòng mình, cái này sau cái kia, mà không trú trong
ý tưởng về một “kết quả”. Bạn chớ nản lòng khi gặp vài khó khăn và hãy
đơn giản kiên trì trong sự
thực hành của bạn. Ngược lại, nếu bạn đến một điểm mà bạn có
cảm tưởng mình đang
liên tục chiến đấu với chính mình, hay chiến đấu với bài
thực tập đang đặt cho bạn những
vấn đề nan giải,
tốt hơn là ngưng lại và hãy tự cho mình một sự nghỉ mệt một hai ngày, trước khi làm lại. Thật vậy, người ta chẳng được gì khi cưỡng ép quá, vì việc đó chỉ làm mình thêm
căng thẳng, trong khi
trái lại, cần
để tâm thức thư giãn tối đa. Trong
thời gian nghỉ
thực tập, chớ ngừng tất cả những
thực hành mà hãy dùng ba cái đầu tiên, “Thư Giãn” (số 2), “Cảm Nhận” (số 3) và “Tự Mở Mình Ra” (số 4). Chúng sẽ giúp bạn thư giãn để
trở lại với
thực tập “khó” với
tâm thức đã lại tươi mới.
Nếu bạn bị nhiều
tư tưởng tấn công trong khi
thực tập, chớ có
lo âu. Ngay khi biết sự
xao lãng của mình, bạn chỉ thư giãn, rồi tập trung
trở lại vào đối tượng
thiền định. Nếu như vậy không đủ, người ta cũng có thể nghỉ ngơi một chút hay làm những
thực tập thư giãn, trước khi nắm lại sợi dây
thực tập. Phải học cách
nhận ra khi nào người ta sẽ quá cứng rắn hay
trái lại quá
dễ dãi, để giữ một mức độ
trung dung.
Bạn sẽ
nhận thấy có nhiều
thực tập đặt nền trên một
sự quán tưởng
đức Phật. Không phải là Phật với
tư cách là một nhân vật
lịch sử và
tôn giáo, mà với
tư cách là
biểu tượng chiến thắng của sự
thanh tịnh nội tại của
tâm thức –
giác ngộ,
thức tỉnh và tràn đầy lòng bi – đối với những
nhiễm ô đã tạm thời
che đậy sự
thanh tịnh đó.
Tuy nhiên, nếu
biểu tượng này làm khó khăn bạn vì những
lý do trí thức hay
tôn giáo, để thay thế hãy tưởng tượng
tinh túy của lòng bi
vũ trụ, trong
hình thức một quả cầu bằng ánh sáng
thanh tịnh rực rỡ.
Những
thực tập sau đây không có
ý định cho bạn những
năng lực siêu phàm, mà giúp bạn đối mặt với mọi
trường hợp người ta phải đương đầu
trong đời sống hàng ngày. Nếu bạn có
cảm tưởng tiến bộ tốt hơn, nhất là trong việc giáp mặt những khó khăn của bạn, thì bạn đang ở trên
con đường đúng. Thế nghĩa là, phải biết
kiên nhẫn và không chờ đợi có tức khắc những kết quả
ngoạn mục : người ta không thể xóa đi trong ngày một ngày hai những
thói quen và những phản xạ
ích kỷ có hàng bao nhiêu năm. Người ta sẽ
tìm thấy một sự
an ủi và khuyến khích nào đó khi tự nhớ lại rằng người ta không làm công việc này chỉ cho mình nó hay vì một kết quả
tức thời, mà cũng cho tất cả những người khác, và với những
lợi lạc bao la dài hạn, cho họ cũng như cho
chúng ta.
Nếu mặc dù với một liều lượng
cố gắng và
kiên nhẫn đủ khá, người ta
tiếp tục có nhiều khó khăn khi đối mặt với những sự việc hàng ngày, với trong mình hay
xung quanh mình, người ta có thể
tiếp xúc với
tác giả (để
tiếp xúc với
tác giả về những bài
thực tập, xem
Phụ lục cuối sách) hay những người
cộng tác với
chương trình thực tập này. Người ta cũng có thể nhờ một
vị thầy tâm linh giúp đỡ, hay
tham dự một nhóm đã từng
thực hành những bài tập này và họ có thể cho một sự nương dựa nào.
Tuy nhiên, quan trọng là chớ lao ngay vào vòng tay của một “guru” đầu tiên vừa mới đến, và cần biết về
giá trị của vị thầy hay của nhóm
liên quan.
Khi
chương trình những
thực tập hoàn toàn chấm dứt, người ta có thể dùng theo
ý muốn một
thiền định nào đó đối với những khó khăn
đặc biệt mà họ sẽ gặp. Mỗi bài
thực tập đóng một
vai trò riêng, và
toàn bộ tạo thành một chuẩn bị
tốt đẹp cho những ai muốn
theo đuổi một
hành trình tâm linh lâu dài và có kết quả. (Đối với
đạo Phật, cái gì có ở đích
cuối cùng phải đã có ở những
bước đầu tiên. Những bài
thực tập này đặt nền trên
căn bản Phật tánh và đưa đến
mục đích là
Phật tánh,
trí huệ và
đại bi, vì thế
giải thoát hay
chứng ngộ viên mãn Phật tánh là sự khai triển và
thành tựu rốt ráo những
thực tập này ở mức độ cao nhất – ghi chú thêm của người dịch tiếng Việt).
Một điểm chót quan trọng : điều người ta học và hiểu về những
thực tập không phải là để cho
chữ nghĩa chết khô, mà để được đưa vào
thực hành.
Ích lợi gì khi
thiền định về lòng bi trong một giờ đồng hồ nếu giờ phút sau đó người ta đã có một màn
gây lộn với vợ hay
cãi nhau với hàng xóm ? Điều bạn đã học phải
trở thành một
bản chất thứ hai, một cái gì theo bạn khắp nơi và trong mọi
hoàn cảnh. Để làm
vững chắc động lực của bạn và tránh quy về chính mình, bạn hãy
kết thúc mỗi thời làm việc với những
thực tập bằng một
ý nghĩ cho những người khác, theo
chủ đề sau :
Tôi
ước mong có thể
áp dụng trong
cuộc đời hàng ngày của tôi và
chia xẻ với tất cả những ai khổ đau về thể xác hay
tâm thức, tất cả điều gì tôi đã học hay hiểu hôm nay. Nguyện rằng những
nỗ lực của tôi
liên hiệp với
năng lực của lòng bi
vũ trụ để giúp đỡ họ
vượt qua những khó khăn của họ và
tìm thấy lại
hạnh phúc.
Câu hỏi : Có nên tránh đặt ra những
mục tiêu quá
tham vọng khi người ta làm những
thực tập ?
Trả lời : Không
ích lợi lắm khi hy vọng những kết quả quá lớn lao, bởi vì điều đó dẫn
chúng ta đến chỗ hơi bắt ép những sự việc. Những
thực tập không phải được làm để
chuyển hóa đen ra trắng trong ngày một ngày hai, mà để cho người ta hòa nhập những
giáo pháp vào
đời sống hàng ngày.
Câu hỏi : Khi thầy nói đến cái ngã (cái ta) được làm mạnh thêm bởi
giáo dục, đó có phải cùng một thứ với một
cảm giác mạnh mẽ về bản sắc của nó ? Có cái gì
tốt đẹp trong cái
ngã không ? Nó không
cần thiết với
chúng ta để
sinh hoạt bình thường trong
thế giới này sao ?
Trả lời :
Rõ ràng người ta cần một cái ngã có
chức năng nào đó, một cái gì để nói : “Tôi muốn đi đến chỗ kia, tôi phải làm điều đó.” Nhưng một khi cái ngã đã đóng
vai trò thiết lập một bản sắc
sơ khai này, không
cần thiết phải bám vào nó nữa và phải sẵn sàng
lìa bỏ nó, như khi người ta vất bỏ một đôi giày cũ mòn.
Vậy thì người ta cần một
hình thức cái ngã nào đó lúc
ban đầu, nhưng khi nó đã
phục vụ xong, người ta không cần đến nó nữa.
Câu hỏi : Nếu vì
lý do này hay
lý do khác mà người ta không muốn
quán tưởng đức Phật, người ta có thể thế chỗ bằng cách tưởng tượng đức Jesus hay một
đạo sư vĩ đại khác mà người ta
tin tưởng không ?
Trả lời : Khi người ta nói đến một vị “Phật”, người ta muốn nói đến một người có mọi phẩm tính mà danh từ đó
diễn tả : một người mà
tâm thức hoàn toàn trong sạch và đã
thức tỉnh với
bản tánh thật sự của những sự vật, mà lòng bi là toàn khắp
vũ trụ, và
hoàn toàn tận tụy vì những người khác. Nếu đó là điều mà đức Jesus
hiện thân đối với bạn, bấy giờ là như nhau khi
hình dung Chúa hay Phật.
Câu hỏi : Nếu người ta bắt đầu
thực hành những
thực tập đều đặn và người ta phải ngưng chúng trong vài tuần hay vài tháng vì một
lý do nào đó, người ta có thể bắt đầu làm lại từ chỗ người ta đã ngừng hay
tốt hơn là bắt đầu
trở lại hết ?
Trả lời : Tất cả
tùy thuộc vào cái mà bạn đã rút ra được từ những bài tập bạn đã làm. Nếu bạn có
cảm tưởng bạn đã thâu hóa chúng khá tốt và chúng thật sự làm
lợi lạc cho bạn, bạn có thể
tiếp tục từ chỗ bạn đã dừng trước kia.
Nếu không phải thế,
tốt hơn là bắt đầu lại từ đầu.
Câu hỏi : Làm sao để
tránh khỏi rơi vào những
cạm bẫy của
thực hành tâm linh, như sự
kiêu mạn khi người ta
cảm thấy có những
tiến bộ ? Tôi tự hỏi khi người ta
thực hành một mình, với sách, không có thầy bên cạnh, người ta sẽ
tiến bộ thiên lệch chăng ?
Trả lời : Rất có thể
hình ảnh mà bạn tạo ra về chính bạn từ khi sanh ra không tương đồng với
thực tế, nếu bạn không bao giờ phân tích. Có thể bạn tự tạo ra một
ý tưởng về mình
hoàn toàn không có cơ sở nào cả, nhưng bạn không biết gì, hơn nữa không có ai đã nói với bạn
hình ảnh ấy về bạn có
trung thực hay không. Người ta có thể tự nhủ “tôi là ánh sáng”, hay là Phật hay là Chúa, nhưng
rõ ràng đó chỉ là một tưởng tượng
ảo giác. Thế nên rất
ích lợi khi có người nói cho
chúng ta rằng
chúng ta không đẹp, không
đức hạnh, không
dị thường như
chúng ta tin như vậy, bởi vì điều đó tránh cho
chúng ta tin vào
hình ảnh về mình mà
chúng ta phóng chiếu và tránh cho
chúng ta tiếp tục đồng hóa với nó. Và chính trong chiều hướng đó mà một vị thầy có thể làm cho
chúng ta bớt loại
sai lầm này khi lột trần những
ảo tưởng của
chúng ta và dẫn dắt
chúng ta trong hướng đi đúng.
Vậy thì quả là đúng rằng người ta có thể tự lừa dối mình khi chỉ
tín nhiệm vào độc nhất một cuốn sách, bởi vì người ta có nguy cơ
giải thích nó riêng biệt theo
hình ảnh mà người ta tự tạo về mình, và một đường lối như vậy
hoàn toàn nghèo nàn, kém cỏi. Tôi cũng thêm rằng một cuốn sách thế nào cũng có những
giới hạn nội tại : nó cho một khuôn khổ quy chiếu tổng quát, xác định
một lần cho tất cả trên giấy, trong khi cuộc sống thì
thường trực biến đổi và mỗi
trường hợp người ta gặp là độc nhất.
Câu hỏi :
Vậy thì làm sao tránh loại
vấn đề này khi người ta không làm việc dưới sự hướng dẫn của một vị thầy ?
Trả lời : Hãy
nhấn mạnh vào lòng bi đến mức nào bạn còn có thể, và hãy để bạn được hướng dẫn bởi nó trong khi chờ đợi gặp được một người nào biết đường lối mà
chúng ta đang nói ở đây.
Câu hỏi : Một sự
tăng trưởng những
cảm xúc tiêu cực và những khó khăn có phải tất yếu là dấu hiệu là có cái gì không ổn trong
thực hành hay đó là một
tác dụng phụ của việc “chữa trị” đã đưa lên bề mặt những khuynh hướng có thức ?
Trả lời : Khó mà nói một cách
trừu tượng như vậy ; đó có thể là cái này hoặc cái kia, hay cả hai. Có thể người ta luôn luôn có những
phiền não này trong họ, nhưng người ta còn chưa biết bởi vì người ta ít
ý thức đến cái gì xảy trong
tâm thức. Khi người ta luôn luôn có khuynh hướng có một
ý kiến quá tốt về mình, người ta chỉ thấy cái người ta muốn thấy – những mặt tốt. Đến nỗi rằng những
phiền não có vẻ khởi lên chẳng từ đâu cả khi người ta lại
ý thức đến chúng và tự phân tích. Có lẽ đó không phải là một
nhận xét khích lệ lắm, nhưng dầu sao, cái đáng nói là chớ xem quá
nghiêm trọng những tình cảm và những
phiền não này khi chúng được
tìm thấy ở trong mình. Chỉ cần
ý thức cái gì đang xảy ra nơi mình, và nếu người ta không phân cực vào một cái gì, thì người ta không phải có những
vấn đề lớn lao.
Câu hỏi :
Hiện giờ có nhiều người đề nghị nhiều loại
hệ thống “trị liệu”. Những
hệ thống khác nhau này nói chung đều
ích lợi, và chúng khác với đường lối đặt nền trên
đạo Phật của ngài như thế nào ?
Trả lời : Tôi không thể
trả lời thay cho những người khác, nhưng tôi tưởng tượng có nhiều người đề nghị những
biện pháp trị liệu lợi lạc, điều đó là tốt. Có những cái khác
thành công ít nhiều, và một số thậm chí gây ra
tai hại. Thật ra, phẩm chất của một
phương pháp chữa lành
tùy thuộc nhiều vào động cơ của nhà
trị liệu, trong mức độ nhân cách của người ấy có một
ảnh hưởng lớn trên những
phương pháp của mình. Nhưng điều ấy còn
tùy thuộc vào mức độ
kinh nghiệm, và
giá trị truyền thống mà người ấy
dựa vào : có một khác biệt lớn lao giữa một
hệ thống “gia đình” mà một người nào đó đã
biến chế từ những
ý tưởng riêng của mình và của những người khác rải rác đó đây, với những phát huy được
truyền thừa bởi một
truyền thống đã có những
chứng cớ của nó. Trong nhãn quan
Phật giáo, sự chữa lành được đặt nền trên những kỹ thuật
tâm thức nhắm đến thu hoạch sự
điều phục tâm thức. Điều này muốn nói rằng người nào biết làm sao
hàng phục tâm thức –
bằng kinh nghiệm
cá nhân và không chỉ qua một
hiểu biết lý thuyết – được
đánh giá là có đủ
thẩm quyền để dạy những
phương pháp ấy.
Câu hỏi : Làm thế nào tôi có thể làm mạnh
động lực của tôi,
ý muốn thực hành lòng bi của tôi ? Tôi
hoàn toàn tin sự
cần thiết làm việc đó, nhưng luôn luôn có một cái gì
ngăn cản tôi – sự lười biếng, những bế tắc trong
tâm trí.
Trả lời : Điều quan trọng là làm
hết sức mình, tính đến những
điều kiện của riêng mình, hơn là chờ đợi được
hoàn hảo để giúp đỡ những người khác. Khi giúp đỡ họ, người ta cũng tự giúp đỡ chính mình, và dù cho người ta
lầm lẫn, người ta cũng có thể rút ra những bài học để tự
cải thiện. Đặt sự
thực hành của bạn trên
ý tưởng rằng bạn sẵn sàng giúp đỡ
mọi người nào cần đến bạn và làm tất cả những gì bạn có thể làm được trong chiều hướng đó
tốt hơn là nói với những người khác : “Tôi rất thích giúp các bạn, nhưng tôi còn chưa
hoàn toàn sẵn sàng.”
Câu hỏi : Đâu là sự khác biệt hay là mối tương quan, giữa
trị liệu và
thiền định ?
Trả lời : Không có sự khác biệt giữa chữa lành và
thiền định.
Trị liệu muốn nói đến
điều trị, chăm sóc, chữa lành, và cũng
phòng ngừa những bệnh tật, những mất
quân bình.
Chúng ta hãy lấy một
thí dụ đơn giản để
phác họa : nếu bạn làm đứt tay và bạn dán miếng băng lên đó, thì ấy là một
trị liệu vật lý ; nếu
đồng thời bạn
lợi dụng điều đó để học không tự làm đứt tay
một lần nữa, điều này thuộc về
phương diện tâm thức của sự
trị liệu. Mọi sự
trị liệu liên hệ với
phương diện tâm thức đều
liên kết với thiền định.
Câu hỏi : Thế có phải muốn nói rằng, khi người ta biết
thiền định đúng, tức là người ta đang làm
trị liệu bằng cách
thiền định ?
Trả lời : Vâng, đúng thế. Nhưng điều đó cũng
áp dụng cho những việc khác : ăn, ngủ, mặc quần áo, và thư giãn, tất cả những cái đó
tham gia vào sự
trị liệu theo nghĩa rộng – mọi cái
đáp ứng đầy đủ cho những nhu cầu của
chúng ta.
Câu hỏi : “Có lòng bi” hiểu cho đúng là thế nào ?
Trả lời : Theo tôi, có lòng bi nghĩa là
bao gồm tất cả
mọi người vào trong
cuộc đời của bạn. Để được như vậy phải hiểu rằng tất cả
chúng ta không trừ một ai đều đi tìm
hạnh phúc và đều tránh
đau khổ và
bất hạnh.
Phiền não, đó là do
vô minh của
chúng ta về
bản tánh đích thực của những sự vật mà người ta không thể
tìm thấy hạnh phúc, trong khi người ta không ngừng có những khổ nhọc và khó khăn đủ mọi loại. Lòng bi, đó là
tình thương vô
điều kiện. Đó là
ý chí giúp đỡ bất kỳ ai cần sự giúp đỡ của bạn, và với cùng một chăm sóc
ân cần cho tất cả : người mà bạn giúp đỡ có thể là hữu ích cho bạn hay thậm chí
giận dữ, hung bạo với bạn, hay
tố cáo bạn những việc bạn không hề làm – tất cả chẳng thay đổi gì được
ý chí muốn giúp đỡ họ. Ngược lại, những
phản ứng như vậy chỉ làm cho
ý chí đó mạnh thêm. Người ta không chờ đợi cái gì cho mình, không
mong chờ một kết quả nào. Và nếu một
tình cờ bi thảm khiến người ta ngồi tù vì điều người ta đã giúp đỡ một ai đó, lòng bi sẽ đưa đến sự
vui mừng đã có thể mang lấy
gánh nặng của người khác, đổi lấy
hạnh phúc của mình. Thế đó là lòng bi thật sự, cái cho đi tất cả mà không chờ đền đáp.
Câu hỏi : Thầy đã nói có một lúc mà, nếu người ta
thực hành đúng đắn những bài
thực tập, người ta có thể tự nhủ người ta đang đi trong chiều hướng đúng. Thầy nghĩ điều đó như thế nào ? Có những dấu hiệu
cho phép người ta
đánh giá những
tiến bộ của mình không ?
Trả lời : Tôi nghĩ rằng nếu bạn
nhận thấy rằng khi
thực hành những bài
thực tập bạn đến chỗ sống những
biến cố hàng ngày
tốt hơn và đối mặt với chúng tương xứng hơn, đó là có một
tiến bộ nào đấy. Nếu
thực hành đúng đắn những bài
thực tập, người ta sẽ có ít khuynh hướng tự tạo ra những
vấn đề và tự đặt mình trong những tình huống khó khăn. Người ta sẽ phát triển cái tốt nhất của chính mình để
trở thành một
con người xứng đáng với danh từ này.
CHƯƠNG TRÌNH LÀM VIỆCĐây là vài
chỉ dẫn cụ thể sẽ cho bạn một
ý tưởng về
thời gian cần thiết để
trải qua mỗi một
thực tập, để bạn có thể tổ chức công việc của bạn.
Những
điểm sơ khởi :
•
Chúng ta hãy
nhấn mạnh một lần nữa vào sự quan trọng cần theo THứ Tự những bài tập và chỉ đi qua cái
tiếp theo sau khi đã làm xong
thời gian “học nghề”
dự kiến cho mỗi bài.
•
THờI GIAN NHữNG
THờI THựC HÀNH
tùy thuộc vào sự mong muốn của người ta muốn thực sự rút ra
lợi lạc tối đa của những
thực tập. Chẳng hạn nếu người ta quá bận và chỉ có nửa giờ một ngày cho chúng hay là có
thời gian nhưng người ta không
cảm thấy có thể tự
bó buộc để theo
trọn vẹn chương trình được
yêu cầu thì làm sao ?
Tốt hơn là chẳng làm gì cả ? Thật ra, mọi
nỗ lực đều khó nhọc : cốt yếu là bạn tự định một thời khóa làm việc hàng ngày kéo dài bao lâu, theo những bổn phận bắt buộc của bạn, và giữ như vậy. Có
lợi lạc hơn nhiều khi
thực hành nửa giờ mỗi ngày,
đều đặn, hơn là một giờ lúc này, hai giờ lúc khác. Chính sự
liên tục của
nỗ lực là điều quan trọng.
Lúc
ban đầu, có lẽ người ta thích làm hai thời ngắn hơn là một thời dài ; điều đó không thành
vấn đề,
miễn là đều đặn.
Thời gian tổng thể để
thực hành một
thực tập – vài ngày, một tuần hay hơn nữa – là một
TốI THIểU theo
chỉ định ; người ta không được gì cả nếu muốn đi qua quá nhanh đến bài
thực tập tiếp theo.
Lịch và
thời gian tối thiểu thực hành những bài
thực tập1. TƯ THế : vài phút trước khi bắt đầu mỗi thời làm việc.
Tùy ý theo nhu cầu.
2. THƯ GIÃN (
BUÔNG Xả) : một phần tư giờ, trước mỗi thời.
Tiếp theo,
tùy ý theo nhu cầu.
3. CảM NHậN : 1 tuần, một thời một giờ mỗi ngày.
4. Tự Mở MÌNH RA : 3 ngày, một thời 20 phút mỗi ngày.
Tiếp theo,
tùy ý, khi nào người ta
cảm thấy quá co rút.
5. CầU VồNG : 1 tuần, một giờ mỗi ngày.
6. TấM GƯƠNG :
Phần đầu – 1 tuần là
tối thiểu ; 15-20 phút một hoặc hai lần mỗi ngày.
Phần hai – 3 hay 4 tuần ; 15-20 phút mỗi ngày.
7. BạN : 3 đến 4 tuần ; 45 phút mỗi ngày.
8.
ĐứC PHậT BÊN TRONG : 1 tuần ; một thời một giờ bốn mươi lăm phút mỗi ngày.
9. LÀM
SốNG ĐộNG ĐứC PHậT BÊN TRONG : 4 tuần ; một thời một giờ mười lăm phút mỗi ngày.
10. TRIểN Nở, THU RÚT : 3 tuần ; một giờ mỗi ngày.
11.
Kẻ THÙ : 4 tuần ; một giờ hai mươi phút mỗi ngày.
12. NHậN TRÊN CHÍNH MÌNH Sự KHổ ĐAU CủA
CHA Mẹ VÀ
GIA ĐÌNH : 2 tuần ; một giờ mười lăm phút mỗi ngày.
13. NHậN TRÊN CHÍNH MÌNH Sự KHổ ĐAU CủA Xứ Sở MÌNH, NHữNG BạN BÈ VÀ
THÚ VậT : 2 tuần ; một giờ mười lăm phút mỗi ngày.
14. NHậN TRÊN CHÍNH MÌNH Sự KHổ ĐAU CủA NHữNG
Kẻ THÙ CủA MÌNH : 4 tuần ; một giờ rưỡi mỗi ngày.
15. KHốI CầU CầU VồNG : 6 tuần tất cả ; một giờ mỗi ngày trong một tuần, cho mỗi màu.
16. LÒNG BI
VŨ TRụ : 4 tuần ; nửa giờ mỗi ngày.
Bài Thực Tập số 1
TƯ THẾBạn đã
quyết định học
điều phục con cọp bên trong, để
tìm thấy bình an trong chính bạn. Đây là vài chuẩn bị
thực tiễn để cho bạn dễ dàng trong khi tập sự những
thực tập : cần xác định nơi chốn và tư thế mà bạn sắp
sử dụng.
Chọn một nơi
thích hợpNơi ở là
đặc biệt quan trọng với người mới học. Phải ở một nơi
tương đối yên tĩnh, xa tiếng ồn, những chuyện vãn, và tổng quát hơn là xa mọi thứ có thể làm cho bạn nhiều
xao lãng.
Người ta có thể ở
ngoài trời, hay ở một chỗ yên tĩnh khác – một khu vườn. Những “tiếng ồn”
tự nhiên như nước chảy hay chim hót không thành
vấn đề, hơn nữa chúng còn thường làm thư giãn. Nếu có dịp,
đặc biệt tốt khi ngồi trên đỉnh một ngọn đồi hay một chỗ bao quát cảnh vật, hay bên bờ biển,
nếu không có nhiều thứ làm
xao lãng ở chung quanh.
Nếu ở trong nhà, phải tìm một nơi yên tĩnh, nghĩa là một góc không bị
quấy rầy bởi mọi loại làm bạn
xao lãng (điện thoại, người nói chuyện, TV, radio hay
âm nhạc). Chỗ ngồi phải thông thoáng và không nóng. Nói chung, một chỗ ngồi hơi nóng một chút hơn là quá nóng,
để tâm thức không ngủ gật và
cảnh tỉnh.
Một tư thế tốt
Tư
thế thân thể có một
ảnh hưởng thật sự với
chúng ta, trong mọi
thời khắc của
đời sống, hẳn thế, nhưng còn hơn nữa trong
thực tập thiền định. Tư thế có thể làm
thuận tiện hay ngược lại làm khó khăn cho
hơi thở, sự
tuần hoàn của máu và những
năng lực thần kinh trong
thân thể ; nó
ảnh hưởng cách
tích cực hay
tiêu cực lên
tình trạng những
cơ quan của
chúng ta. Y học
Tây Tạng và y học Trung Hoa
chứng tỏ rõ ràng thân thể chúng ta có một mạng kinh mạch
tinh vi như thế nào, chúng vận chuyển
năng lực qua
toàn thân và những bộ phận khác nhau. Chính trên nguyên lý này đã lập nên khoa châm cứu và những kỹ thuật
xoa bóp ; chúng
cho phép chữa trị một số bệnh bằng cách
tái lập những
quân bình năng lực qua
trung gian một số điểm
năng lực ở những chỗ khác nhau của những đường kinh mạch. Thế nên tư thế ngồi là quan trọng, để
cho không ngăn chặn sự
lưu thông tự do của
năng lực – gồm cả
năng lực tinh tấn – trong
thân thể.
Nếu ngồi tốt, những
năng lực sẽ có thể
di chuyển tự do trong
thân thể và người ta không
cảm thấy khó chịu hay không
thoải mái. Điều này không chỉ nói đến một sự không
thoải mái thân thể – người nào cũng biết tê rần như kiến chạy trong chân –
mà cả tâm thức : nếu những
năng lực (khí) không
lưu chuyển tốt trong thân, người ta có thể
cảm thấy khó chịu, bải hoải và mất
quân bình, dễ bị kích động...
Nếu có thể, người ta được
yêu cầu ngồi xếp bằng, tốt nhất trong tư thế
hoa sen hay nửa
hoa sen (
kiết già hay bán già), (hình 1 và 2).
Nếu không thể, vì đôi
chân quá cứng hay những
vấn đề sức khỏe riêng biệt, không phải khó nhọc tự làm
đau đớnkhi vặn vẹo bằng bất cứ giá nào : người ta cũng có thể học ngồi đúng trên một cái ghế (hình 3). Nếu người ta còn trẻ và không có trở ngại
đặc biệt, cần
cố gắng vượt qua những
đau đớn ban đầu và học một trong các tư thế này.
Dù ngồi thế
hoa sen hay nửa
hoa sen, phải luôn luôn xếp chân trái vào trước, chân phải đặt lên chân trái. Rồi điều quan trọng nhất : thẳng lưng lên để cho tạo thành một đường thẳng từ đáy xương sống đến ót. Thật vậy, chính trong lưng mà tất cả mạng
thần kinh làm các bộ phận thông thương với bộ óc, và nếu thẳng lưng, những
năng lực thần kinh sẽ
lưu chuyển quân bình trong
toàn thân. Để ngồi tốt, phải
cảm thấy quân bình, vai thẳng mà vẫn thư giãn, không ép về phía sau và không có cái này cao hơn cái kia.
Một cái gối đệm là một phụ tùng quan trọng cho tư thế và nó giúp giữ lưng thẳng : người ta sẽ chọn một khối đệm vuông khá cứng, khoảng bốn mươi phân mỗi cạnh và dày từ sáu đến mười hai phân. Thế nghĩa là tùy mỗi người
tìm thấy bề dày
thích hợp nhất cho mình, theo hình thể và tư thế của mình. Nếu ngồi theo thế
hoa sen,
tốt hơn là dùng một gối đệm hơi dày hơn – khoảng mười hai phân.
Nếu thế hoa sen hay nửa
hoa sen tạo ra nhiều
vấn đề, người ta có thể ngồi trên ghế như nói ở trên hay quỳ gối, đùi hơi
xa nhau, ngồi trên một ghế đẩu thấp hay trên nhiều đệm chất lên cho đủ chiều cao, để giữ lưng thẳng.
Về hai tay có hai tư thế để chọn. Người ta có thể chỉ đặt chúng duỗi thẳng nghỉ ngơi, bàn tay úp trên đùi, hai cùi chỏ hơi mở (hình 3 và 4). Hay tay này đặt trên tay kia, phía trước, nhẹ nhàng được đặt trên chân đã xếp : đặt bàn tay trái lên trước, lưng bàn tay trên chân, lòng bàn tay hướng về phía mình và những ngón tay hơi cong về phía trên,
thành hình như cái lò luyện
vàng bạc. Rồi đặt bàn tay phải lên, tư thế giống như bàn tay trái, và nối đầu hai ngón cái lại (như hình 1). Cần giữ hai tay mềm mại và thư giãn : không dựa lên với
sức mạnh – trên đùi hay tay này trên tay kia hay những ngón tay cái – mà để chúng ở tư thế đó với nhiều thư giãn và
tự nhiên càng tốt, điều không khó khăn khi đã quen.
Khi lưng thẳng và hai tay thư giãn, người ta
hoàn thành tư thế bằng cách nghiêng nhẹ ót về phía trước, như thế hơi kéo cằm vào trong cổ. Người ta để miệng hơi mở, lưỡi ở trên nóc họng ; người ta có thể thở cả bằng mũi và bằng miệng, theo cách
thích hợp với mình. Về phần mắt,
thích hợp là mở cả hai mắt, trừ khi dành cho những
quán tưởng, vì nếu
quán tưởng mà
mở mắt thì hơi khó, nhất là đối với người mới học. Người ta cố định cái nhìn
trước mặt, ngay tầm lỗ mũi, trên một điểm khoảng nửa thước đến hai thước. Không phải tập trung cái nhìn để thấy một cái gì, mà để nó ở đó,
trước mặt, không
cố gắng nhìn thấy. Nếu bạn thường mang kính, hãy gỡ nó ra.
Một tư thế đúng là một sự
quân bình giữa
nỗ lực và
buông xả, để tạo những
điều kiện tốt nhất cho sự
an định tâm thức. Không nên quá
căng thẳng, cũng không quá thả lỏng. Nếu người ta
cảm thấy một sự chống cự tự thân mạnh mẽ đối với tư thế, hay một
căng thẳng quá độ, người ta có thể làm ba bài
thực tập đầu trong tư thế nằm dài, ngửa lưng (hình 6). Như đối với thế ngồi, cốt yếu là lưng thẳng. Để cho ót thẳng hàng với xương sống, cũng phải hơi kéo cằm vào : người ta có thể dùng một cuốn sách, một cái gối hay mền xếp dưới đầu. Nếu có
đau đớn trong phần dưới lưng,
tốt hơn hãy nâng đùi lên một chút với những cái gối để loại trừ sự không
thoải mái trong vùng thắt lưng (hình 5).
Tuy nhiên, nên xem tư thế nằm này như một sự
sửa chữa tạm thời, và khi bạn đã quen với những
thực tập, hãy
cố gắng tìm ra một tư thế ngồi
thoải mái.
Bài Thực Tập số 2
THƯ GIÃNHai
thực tập thư giãn này được đặt nền trên
hơi thở và dùng để thư giãn trước mỗi thời
ngồi thiền. Người ta có thể chọn lựa sự chuyển thể này hay chuyển thể kia của
thực tập,
tùy theo sở thích.
Quan trọng là thở
tự nhiên, không
ép buộc.
Hơi thở vào có thể sâu hơn và dài hơn
bình thường, nếu điều đó
tự nhiên. Nhịp điệu của chu kỳ
hơi thở của mỗi chuyển thể của
thực tập có thể
phù hợp với
trạng thái tâm thức đang có : người ta có thể thở hơi nhanh nếu
cảm thấy đau hay bị những xúc cảm mạnh mẽ, hay
trái lại chậm hơn nếu
cảm thấy tĩnh lặng và thư giãn.
Nếu bạn khó buông lỏng trong bài tập thở này, hay bất kỳ bài tập nào khác, hãy nằm dài ra một lát và để cho những
tư tưởng và những tình cảm của bạn đến đi
tùy ý – mọi thứ đi qua trong đầu bạn.
Tiếp theo, thử làm lại
thực tập thở bằng cách kém thúc ép hơn trước.
Chuyển thể thứ nhất :
Thực tập gồm thở trong ba giai đoạn bằng nhau :
1. Hãy
thở vào tận cùng khi đếm đến năm.
Thật ra, con số năm chỉ để
biểu thị và bạn có thể giảm hoặc tăng một chút để cho nó
trùng hợp với nhịp điệu thở
tự nhiên của bạn lúc đó ; chỉ cần con số như nhau trong ba giai đoạn thở.
2. Giữ
hơi thở của bạn lại và đếm đến năm.
3.
Thở ra (đếm đến năm) bằng miệng, vì nhờ
vậy mà người ta làm hết những
căng thẳng một cách tốt nhất. Khi
thở ra hãy tưởng tượng bạn
thoát khỏi mọi
căng thẳng, như bạn đổ trống một bình chứa đầy nước tù đọng, và hãy
để tâm thức đến và đi
tùy theo ý nó.
Chớ chú ý
thời gian dừng vào cuối
hơi thở ra ; hãy
tiếp nối tức thì
hơi thở vào
tiếp theo.
• Hãy lập lại
toàn bộ thực tập ba hay bốn lần.
Chuyển thể thứ hai :
Ở đây một
hơi thở ra và một
hơi thở vào tính là một chu kỳ và bài tập cốt ở đếm thầm trong trí hai mươi mốt chu kỳ thở.
1. Hãy
thở ra bằng miệng, hơi dài hơn
bình thường, và hãy nghỉ một chút trước khi
tiếp tục thở vào.
2.
Thở vào bằng mũi, chậm và sâu hơn
bình thường. Hãy nghỉ trước khi
thở ra, vừa đếm “MộT” cho chu kỳ đầu tiên.
• Hãy lập lại chu kỳ hai mươi mốt lần, mỗi lần mỗi đếm. Nếu bạn đếm lộn, hãy bắt đầu lại từ đầu.
Hãy chọn
phương pháp thích hợp hơn cho bạn và
thực hành nó trong ít ra là BốN NGÀY trước khi
đi vào những bài
thực tập. Sau đó, nên bắt đầu một cách có
hệ thống mỗi thời thiền bằng một thư giãn ngắn ; người ta cũng có thể dùng
thực tập thở này để buông lỏng khi người ta
cảm thấy hơi bị căng, trong khi
thực hiện một bài tập khác hay vào mọi lúc khác của
đời sống hàng ngày.
Bài Thực Tập số 3
CẢM NHẬNThực tập nhằm để
hòa giải với một trong những
sự kiện sơ đẳng nhất của
đời sống chúng ta : cái người ta cảm nhận, ở mức độ
vật lý cũng như mức độ tình cảm. Một trong những kết quả
đáng giá của sự
quan sát những
cảm giác thân thể là cảm thức thư giãn
sâu xa do nó mang lại. Nhưng điều đó đi
xa hơn nhiều so với một
thực tập thư giãn
đơn giản :
sự kiện đơn giản nhìn thẳng vào những sự việc rất
cá nhân mà
bình thường người ta thích
che dấu sẽ
cho phép thanh toán một số lo ngại
vẩn vơ và những
căng thẳng nối kết với nỗi
sợ hãi giáp mặt với
thực tế – một
thực tế thường
tỏ ra rất
đơn giản hơn nhiều so với
ý tưởng đáng sợ mà người ta đã tự tạo. Người ta học
nhận diện rất
chính xác mọi cái người ta cảm nhận và học
tiếp nhận tất cả cấp độ màu sắc những
cảm giác và tình cảm được
quan sát – từ những cái rất
dễ chịu đến những cái rất khó chịu. Chính sự học tập
nhận biết và
tiếp nhận cái trải nghiệm bên trong này sẽ dùng làm nền tảng cho sự
thực hiện mục tiêu chính yếu của sự chữa trị này : đối mặt với những sự vật và những
con người, như chúng tự
trình diện với
chúng ta trong cuộc sống hàng ngày.
Người ta
thường có nhiều khuynh hướng
lựa chọn điều người ta cảm nhận :
chạy theo những
cảm giác dễ chịu,
vật lý hay
tâm lý, và
cố gắng tránh khỏi cái gì khó chịu với mình. Đến mức
độ người ta có thể bị khổ đau hay khó nhọc xâm chiếm khi người ta không thấy và hiểu rằng khổ đau không phải là cái gì cứng chắc và
bất biến, rằng nó cũng như mọi
cảm giác khác, không phải là
sự kiện cố định mà là một thủy triều của
kinh nghiệm thường trực biến đổi và
chuyển hóa và
tiếp nối với những cái
trung tính hay
tích cực. Ở đó người ta chạm đến sự
biểu lộ của
vô thường ở mức độ
tinh vi và
sâu xa của
kinh nghiệm, một sự thực mà người ta sẽ
khám phá càng lúc càng rõ hơn khi
thực hành thực tập này. Điều đó sẽ
cho phép chúng ta thu hoạch
dần dần một
thái độ thư giãn hơn đối với những tình cảm và
cảm giác của
chúng ta.
Mô tả thực tập1.
Sắp đặtHãy ngồi thẳng lưng, hay nằm duỗi dài, và
ý thức sự xúc chạm của
thân thể bạn với đệm ngồi, hay mặt đất. Hãy
cảm thấy rõ ràng tất cả những điểm
tiếp xúc và những khác biệt về cường độ tựa vào, từ một chỗ này đến chỗ khác. Hãy
nhận xét những
cử động thở
biến đổi rất nhẹ
áp lực trên những điểm
tiếp xúc khác nhau giữa
thân thể và những
điểm tựa như thế nào. Khi bạn đã
ý thức những
cảm giác này
tác động lên
thân thể đang ngồi hay nằm của bạn, bạn có thể qua giai đoạn
tiếp theo,
đi vào một phân tích
chi tiết hơn.
2. Phân tích
chi tiết những
cảm giác thân thểA. Từ thấp lên cao
Hãy
quan sát những
cảm giác bạn
cảm thấy trong ngón chân cái. Nếu bạn không thấy có gì
đặc biệt, hãy
đơn giản cảm nghiệm nó và đi qua những ngón
kế tiếp khi
ghi nhận điều bạn
cảm thấy trong hai chân.
Di chuyển sự chú ý của bạn
dần dần từ những ngón chân đến tất cả bàn chân và hãy chú ý vào sự khác biệt
cảm giác nhỏ nhất mà bạn có thể
quan sát được từ một điểm khác, dần lên khắp bàn chân : một
cảm giác lạnh, nóng, nặng, nhẹ, nhột, trọng lượng, bồng bềnh v.v...
Ghi nhận điều bạn
cảm thấy mà không có những
bình luận gì.
Hãy
tiếp tục di chuyển sự chú ý của bạn lên đùi và đến háng, vừa
hoàn toàn ý thức điều bạn cảm nhận.
Tiếp theo qua tay, bắt đầu từ những ngón tay ;
đi lên từ bàn tay và cánh tay
cho đến vai. Dẫn sự chú ý của bạn xuống cuối xương sống và
đi lên rất nhẹ nhàng, từng đốt từng đốt ; hãy
nhận xét dần dần mọi điều bạn
cảm thấy, trong lưng và phần thân. Hãy
lưu ý những
cảm giác liên kết với một vài bộ phận và với chuyển động thở. Trong mức độ có thể, hãy bằng lòng
nhận xét những
cảm giác của bạn, không phân tích,
giải thích hay ghi chép chúng.
Khi bạn đến ót,
tiếp tục di chuyển sự chú ý của bạn qua cổ và yết hầu –
cảm thấy cả ngoài lẫn trong – và đến miệng. Rồi
khám phá mỗi
chi tiết của mặt và đầu – bên trong và bên ngoài – và
chấm dứt bằng cách để sự chú ý của bạn nghỉ ngơi nơi
trung tâm đỉnh đầu.
B. Về phía dưới
Lần này, người ta làm lại cuộc du lịch theo chiều ngược lại, nhưng nhanh hơn nhiều. Hãy tưởng tượng
thân thể bạn là một loại bình chứa đầy nước, và bạn mở những nút ở dưới bàn chân. Hãy
theo dõi sự hạ thấp mực nước đang chảy ra và
ghi nhận những
cảm giác của bạn về mỗi mức nước trong khi
lưu ý điều bạn
cảm thấy một cách
toàn bộ mà không phải trong
chi tiết về mỗi phần
thân thể nước rút qua. Khi bạn xuống đến những ngón chân, hãy dẫn sự chú ý vào chuyển động
tự nhiên của
hơi thở đối với
toàn bộ thân thể.
Phần còn lại của thời thiền để
chỉ quan sát những chuyển động của
hơi thở, mà vẫn rất thư giãn và không
ép buộc sự chú ý. Hãy
chấm dứt bài
thực tập bằng cách duỗi hết
toàn thân.
• Quan trọng : Hai thời của bài tập bổ túc lẫn nhau : chớ quên phần hai – sự
đi xuống trở lại từ đầu đến chân. Dầu có thích một trong hai thời hơn, thì cả hai tạo thành một tổng thể và phải được
thực hiện như vậy.
Câu hỏi : Nên làm gì khi trong
thực tập, người ta gặp những
cảm giác rất khó chịu, không thể bỏ qua được, và người ta không thể
tiếp tục như không có gì xảy ra ?
Trả lời :
Chắc chắn tốt hơn là làm lại một ít thư giãn hơn là muốn bằng mọi giá qua bài tập
kế tiếp.
Tuy nhiên, nếu những
cảm giác khó chịu ấy kéo dài, thậm chí sau nhiều tháng
thực hành, có
lẽ phải đối diện bằng cách nắm sừng con bò mộng :
chấp nhận sự có mặt của những
cảm giác ấy và nhìn thẳng vào chúng.
Câu hỏi : Khi thầy nói “làm lại sự thư giãn”, có phải đó có nghĩa là một trong những
thực tập hơi thở ?
Trả lời : Tôi nghĩ rằng bạn chỉ cần
tự thư giãn, buông lỏng một lúc,
thời gian để cho những
cảm giác của bạn tan biến. Hãy thử không nghĩ gì khác
đặc biệt, không loay hoay
bực bội.
Câu hỏi : Khi tôi
thực tập bài này, tôi không thể gỡ sự chú ý của tôi khỏi chỗ nó đã ở. Phải làm sao ?
Trả lời : Có lẽ bạn đã tự tạo một
ý tưởng quá cứng đặc hay quá nặng nề về cái bạn tưởng tượng khi
thực tập, hay bạn đã
cung cấp một
cố gắng không hợp cỡ cho việc cần làm. Đôi khi, một cái vít không vào trong lỗ, đó là vì nó lớn quá, phải cần cái nhỏ hơn. Có lẽ bạn cần làm nhẹ nhàng hơn...
Câu hỏi : Nếu những
cảm giác tôi thể nghiệm làm nổi dậy mọi loại tình cảm và kỷ niệm không ngừng
trở lại, phải
xem xét và phân tích chúng hay chỉ chú ý vào những
cảm giác mà thôi ?
Trả lời : Bạn hãy
cố gắng quan tâm vào những
cảm giác và không chú ý quá vào điều gì chúng gây ra trong bạn.
Câu hỏi : Khi làm
thực tập này, tôi đã
khám phá ra những
cảm giác tôi chưa hề
cảm thấy. Đó có phải chỉ là kết quả của sự tưởng tượng của tôi không ?
Trả lời : Không
nhất thiết. Có lẽ những
cảm giác ấy đã có ở trong đó, trong bạn từ lâu, nhưng bây giờ bạn mới
ý thức. Bạn bắt đầu thấy chúng
rõ ràng hơn một chút.
Bài Thực Tập số 4
TỰ MỞ MÌNH RABài tập này nhằm giúp bạn
nuôi dưỡng một
thái độ mở rộng với những người khác, và sửa soạn cho bạn giúp đỡ họ
tốt hơn. Sự phát triển
cá nhân của bạn không phải là một cái gì
trừu tượng xảy ra ngoài dòng sống hàng ngày của bạn ;
trái lại nó tự
nuôi dưỡng bằng tất cả những gì đến với bạn mỗi ngày và bằng mọi thứ xảy ra trong bạn. Vậy bạn hãy
chấp nhận toàn khối chất liệu nguyên sơ này. Hãy
quan sát những
tư tưởng của bạn, những tình cảm và
cảm giác của bạn, và hãy để chúng đến và đi
tự do, không
phân biệt cũng không
kiểm duyệt.
Thực tập này cũng rất
ích lợi để
thực hành sự thư giãn, trong mức
độ người ta học tự để cho những
tư tưởng hay tình cảm đến một cách
trọn vẹn, không
tìm cách giữ lại hay
kiểm soát, dù chúng có
dữ dội hay hủy hoại thế nào.
Thực ra chúng là những chất liệu
cần thiết cho sự phát triển lòng bi, và để cho điều này, không có gì tốt nhất so với những cái khác : chúng đều có cùng
giá trị và cùng sự ích dụng trực tiếp như nhau.
Vậy thì đó là
phương tiện tuyệt hảo để
giải thoát khỏi những tình cảm mà người ta đã dồn nén hay kềm giữ trong mình.
Mô tả thực tậpChuẩn bị
Hãy dành một chốc lát
ý thức về những
cảm giác thân thể của bạn,
toàn bộ và
tự nhiên, không theo một lộ trình cố định và
chi tiết như trong
thực tập trước. Để bắt đầu, hãy
ghi nhận những
tư tưởng và những tình cảm mà những
cảm giác khác nhau này gây ra nơi bạn, rồi hãy
quan sát mọi cái tự
trình diện với
tâm thức bạn :
tư tưởng,
ý tưởng,
cảm giác,
xúc động. Hãy để chúng đến và đi
tự do, không chọn lọc hay chối bỏ bất cứ cái gì. Chớ
nghi ngờ rằng bạn đang có ở đó chất liệu
ban đầu cho sự phát triển
cá nhân của bạn và rằng tất cả đều
ích lợi.
Quán tưởngBài
thực tập này
phối hợp sự quán tưởng một
hình ảnh – sự
hình dung của
tâm thức về một
hình ảnh – với
hơi thở của bạn, ở đây sự
nhấn mạnh đặt vào
thời gian thở ra.
Hãy tưởng tượng sự
bao la của
không gian trước mặt bạn.
Tiếp theo hình dung một cái cửa lớn
mở rộng ra
không gian. Hãy tưởng tượng khi bạn
thở ra, mọi
tư tưởng, tình cảm và
cảm giác trút ra khỏi bạn và tạo thành một dòng chảy lớn và
liên tục. Khi dòng này đi qua cửa lớn, hãy
cảm thấy dòng chảy
biến thành ánh sáng chói lọi
mặc dầu hình thức hay
bản chất ban đầu của những
tư tưởng và những
yếu tố kinh nghiệm khác tạo thành dòng chảy có thế nào. Mọi cái
biến thành ánh sáng chói lọi,
tượng trưng lòng bi
vũ trụ, tuôn trên tất cả cái gì đang sống trong
vũ trụ. Hãy
cảm thấy ánh sáng chói lọi này của lòng bi đem đến cho mỗi
chúng sanh khắp trong
vũ trụ điều mà nó muốn và nó cần.
Dần dần, tất cả
không gian tràn đầy ánh sáng chói lọi, đến độ không còn ai trong
thế giới ở ngoài
ảnh hưởng của lòng bi
vũ trụ. Điều này
rõ ràng cũng
áp dụng cho chính bạn : bạn hãy
thâm nhập vào cảm thức rằng ánh sáng chói lọi mang lại cái mà bạn muốn.
Nếu bạn không thể
hình dung rõ ràng ánh sáng chói lọi và giữ
hình ảnh của nó trong
tâm thức, điều đó không
trầm trọng. Quan trọng là cảm nhận nó, cảm nhận rằng mọi cái trong bạn đã thực sự
chuyển hóa thành ánh sáng chói lọi tuôn trào lên
toàn bộ vũ trụ.
Dù cường độ hay sự
dữ dội nhất thời của những tình cảm của bạn có thế nào, chớ
sợ hãi ; chớ đè nén chúng vì chúng cấu thành chất liệu
ban sơ của lòng bi. Hãy
đặc biệt nghĩ đến những người đang khổ đau vì những tình cảm
tương tự.
• Hãy
thực hành bài tập này trong ba ngày, một thời hai mươi phút mỗi ngày.
Ngoài ba ngày dành cho
thực tập này trong khuôn khổ
toàn bộ chương trình, bạn có thể luôn luôn làm nó vào bất kỳ lúc nào, ngay khi bạn hơi
cảm thấy căng thẳng. Bạn cũng có thể
trở lại với nó một hay hai ngày nếu bạn có vài khó khăn hay
căng thẳng đặc biệt khi bạn
thực hành một trong những bài tập về sau.
Chớ
ngần ngại mà không dùng nó vào mọi lúc của
đời sống hàng ngày, dù chỉ vài phút, khi bạn
cảm thấy bức bách,
căng thẳng, hay
lo âu bởi những khó khăn
đặc biệt.
Câu hỏi : Khi người ta
thở ra và mọi thứ đi ra qua cái cửa lớn, cửa vẫn mở hay đóng lại mỗi khi
thở vào ?
Trả lời : Trên nguyên tắc, nó vẫn mở, nhưng không bắt buộc cấm tưởng tượng cái cửa mở khi
thở ra và đóng khi
thở vào.
Câu hỏi : Nếu người ta chỉ tập chú vào
hơi thở ra, những
tư tưởng và tình cảm có
tiếp tục đi ra qua cánh cửa lớn trong
thời gian thở vào không ?
Trả lời : Vâng, điều đó
tiếp tục (dầu người ta có tập trung vào điều đó hay không).
Câu hỏi : Có thể thay vì
quán tưởng cái cửa lớn
trước mặt tôi trong
không gian, tôi lại tưởng tượng chính tôi là cánh cửa lớn ấy ?
Trả lời : Điều đó không đặt thành
vấn đề.
Câu hỏi : Có phải người ta cũng
đi theo bằng
tâm thức hành trình của ánh sáng và tưởng tượng rằng những người đang
đau khổ nhận được cái mà họ cần ?
Trả lời : Hẳn nhiên. Bạn có thể tưởng tượng bạn gởi ánh sáng một cách tổng quát cho tất cả những ai đang khổ đau, hay riêng biệt cho một hoặc nhiều người nào đó.
Câu hỏi : Người ta có thể dùng
thực tập này để làm việc hầu
cải thiện vài quan hệ
cá nhân khó khăn không ? Chẳng hạn, nếu có người nào có khuynh hướng đối xử với tôi như tôi luôn luôn
sai lầm, có
ích lợi khi tôi tưởng tượng rằng tất cả sự tức giận và
ác cảm của tôi đi ra qua cái cửa lớn và
chuyển hóa thành ánh sáng chói lọi của lòng bi, nó giúp đỡ người này tự
cảm thấy tốt hơn và không luôn luôn thù ghét tôi nữa ?
Trả lời : Điều đó có thể thực sự
ích lợi.
Câu hỏi : Khi những tình cảm đổ về cái cửa lớn, người ta có tưởng tượng chúng trong những hình dạng
đặc biệt, hơi giống như một khúc phim trong đầu hay như khói không ? Hay chỉ cảm nhận chúng mà thôi ?
Trả lời : Tôi không tin rằng bạn
cần phải tưởng tượng khói –
vấn đề chỉ là cảm nhận những sự vật.
Bài Thực Tập số 5
CẦU VỒNGTrong những
thực tập trước, người ta đã làm việc trên
tâm thức nhờ những đối tượng “bên trong”, như
hơi thở, những
cảm giác và một
quán tưởng phát sinh của lòng bi. Với “Cầu vồng”, người ta sắp tập trung trên những đối tượng “bên ngoài” mình, và
cố gắng tri giác bản tánh thật sự của chúng. Những đối tượng này có thể thuộc về một trong ba
phạm trù sau đây :
• những đối tượng có
giá trị (như một đá quý) ;
• những đối tượng không có
giá trị buôn bán và không thuộc về
chúng ta (như một viên sỏi hay một cọng cỏ) ;
• những đối tượng thuộc về
chúng ta, có
giá trị hay không (tất cả mọi thứ người ta
quan niệm “thuộc về tôi” hay “thuộc về chúng ta”).
Thực tập này có một
mục tiêu phân ba :
1. Làm cho
chúng ta khám phá khuynh hướng của
tâm thức bám chặt vào những đối tượng và
hiển lộ cho
chúng ta thấy sự bám luyến này
ngăn cản chúng ta thấy những sự vật đúng như chúng là.
2. Làm cho
chúng ta ý thức về
vô thường, sự không có tính “cứng đặc” của
mọi vật bao quanh ta, ngay cả với những vật có vẻ cứng đặc nhất và
bất động nhất.
3. Làm cho
chúng ta thoát khỏi ý kiến sai lầm – của rất nhiều người – rằng
chúng ta không thể “quán tưởng”, nghĩa là tưởng tượng về những sự vật, không thể tự tạo một
hình dung thuộc
tâm thức. Ở đây, đối tượng ở
trước mặt chúng ta,
thường trực trong tầm nhìn, đến
độ người ta không có
cảm tưởng phải
ép buộc nhiều để tưởng tượng ra nó.
Thực tập này là một tiếp cận đầu tiên với sự “quán tưởng”.
Quán tưởng, là làm ra một
hình ảnh thuộc
tâm thức rõ ràng và
hiện thực một cái gì, nhưng
đồng thời hình ảnh đó sáng rỡ và không thể sờ nắm, như một cầu vồng.
Chúng ta sẽ
trở lại với nó
chi tiết hơn trong dịp
thực hành bài số 8. Lúc này, người ta học tự tạo một
hình ảnh tâm thức của một đối tượng, rồi
tiếp theo để cho nó tan biến, một cách rất
tự nhiên.
Mô tả thực tậpThực tập này dạy bạn
chuyển hóa bằng
tâm thức một vật gì thành cầu vồng. Vậy hãy lấy một đồ vật gì của bạn, không có
giá trị nhiều lắm, và đặt nó
trước mặt bạn, thế nào cho bạn có thể thấy nó
trọn vẹn. Hãy nhìn nó và nghĩ đến trong một lát
giá trị nó có đối với bạn.
Tiếp theo, vẫn để mắt mở, hãy tưởng tượng
trước mặt bạn một phiên bản đúng của đồ vật này, bên cạnh nguyên bản. Rồi tưởng tượng bạn đập vỡ nó, biến nó thành từng mảnh càng lúc càng nhỏ, và
cuối cùng thành bụi. Những
phần tử còn lại nhỏ,
tinh vi đến
độ người ta khó thấy chúng.
Hãy tưởng tượng rằng bạn gom tất cả những
hạt bụi đó lại, không mất một hạt nào, bấy giờ tự hỏi : “Đồ vật đối tượng ấy đâu rồi ? Mới cách đây vài khoảnh khắc, có một đồ vật ấy ở đó, với một tên và một
giá trị riêng. Đồ vật đó đã đi đâu, cả tên và
giá trị của nó ?”
Tiếp theo, hãy
chuyển hóa bằng
tâm thức đống bụi thành một cầu vồng có thể là đủ màu sắc, hay một màu nhưng theo cấp độ đậm nhạt.
Tùy theo cái gì bạn thấy dễ dàng nhất. Từ cái cầu vồng bằng bụi này, hãy tạo lại một cầu vồng đồ vật. Bạn
trở lại với một phiên bản của đồ vật
ban đầu,
miễn là cái đồ vật này được làm bằng cầu vồng ; bởi thế nó không thể sờ nắm, không có chút chất thể nào.
Bây giờ hãy
nhận ra rằng nó không có một
giá trị buôn bán nào.
Để
chấm dứt, hãy hòa tan đồ vật bằng cầu vồng trong cái đồ vật nguyên bản luôn luôn ở
trước mặt bạn. Hãy
nhận xét kinh nghiệm này có thể
chuyển đổi sự
đánh giá của bạn về đối tượng và
giá trị mà nó đã có trước đây trong con mắt bạn như thế nào.
• Quan trọng là giữ hai mắt mở
trong suốt thực tập : khi tưởng tượng phiên bản của đồ vật, hãy giữ cái nhìn trên nguyên bản
trước mặt bạn, nhưng không chăm chú vào nó. Khi bạn bắt đầu mệt hay co
rút lại, hãy dừng một lúc và làm một trong ba
thực tập đầu tiên để thư giãn.
Hãy chọn một đối tượng khác vào mỗi lần
thực tập. Hãy bắt đầu bằng một vật có
giá trị ít và mỗi lần tiến thêm đến một sự vật càng ngày càng quý giá với bạn. Hãy thay đổi một ít về chủng loại đồ vật và hãy tưởng tượng với sự
chính xác rõ ràng cách bạn làm nó tan ra từng mảnh : chẳng hạn, nếu bạn chọn một
bức tranh bạn có thể cào rách vải, lấy hết sơn đi, biến nó thành bụi, làm vỡ vụn cái khung. Trong
trường hợp một tấm thảm, người ta có thể tháo khổ vải, rút những sợi chỉ, tháo ra những sợi tơ... Hãy
biểu lộ trí tưởng tượng...
• Hãy
thực hành bài
thực tập này trong một tuần, khoảng một giờ mỗi ngày.
(
Lời nói thêm của người dịch tiếng Việt : Ngài Tilopa, vị
sư tổ của phái Kagyu có nói : “Không phải các
hình tướng đã
trói buộc con vào
sanh tử, mà sự bám chấp vào các
hình tướng đã
trói buộc con vào
sanh tử.”
Bài kệ kết thúc kinh Kim Cang là : “Tất cả
pháp hữu vi. Như
mộng huyễn bào ảnh. Như sương cũng như chớp. Hãy quán thấy như vậy.”
Kinh Hoa Nghiêm phẩm
Thập Nhẫn cũng nói đến các nhẫn :
như huyễn nhẫn, như mộng nhẫn,
như hóa nhẫn,
như không nhẫn... Kinh Đại
Bát Nhã nói đến “bất khả đắc” như là chỗ
chứng ngộ của
hành giả đối với các
hình tướng hiện tượng.
Tóm lại có thể nói
mục tiêu các pháp
quán tưởng của
đạo Phật là nhằm để phá trừ sự
chấp tướng này để cho
chân lý,
thực tại,
Pháp thân,
Phật tánh...
biểu lộ.
Như thế, đây là một
quán tưởng có vẻ như
đơn sơ nhưng thật ra là để
đáp ứng cho một
mục tiêu trọng yếu của
đạo Phật, nó là một pháp
quán tưởng nhằm
hiện thực hóa những câu kinh được trích dẫn ở trên. Từ một
thực tập này,
chúng ta có thể nhìn thấy những bài
thực tập ở đây đều nhằm đến những
mục tiêu cao nhất của
đạo Phật là
giải thoát và
Phật tánh. Bởi thế, những bài
thực tập không chỉ là sự chữa lành,
trị liệu theo
nghĩa thông thường, mà có nghĩa là chữa trị mọi
phiền não của
chúng sanh để đưa người ta thấy được nền tảng
Phật tánh của mình. Do đó, trong
kinh điển đã từng nói đến
đức Phật như là bậc
Đại Y Vương, người thầy thuốc chữa khỏi căn bệnh của
ba cõi sanh tử.)
Bài Thực Tập số 6
TẤM GƯƠNGThực tập này để
chúng ta ý thức những phóng chiếu, phóng tưởng mà
chúng ta không ngừng tạo tác ra và làm cho
chúng ta hiểu được tiến trình của những phóng chiếu đó. Người ta hiểu “phóng chiếu” là khuynh hướng của
tâm thức gán cho thế giới bên ngoài và những
kinh nghiệm thứ màu sắc của những
ý nghĩ hay những tình cảm của mình. Khi người ta
phiền muộn, hình như
toàn bộ thế giới liên hệ với
chúng ta trở nên
bất hạnh hơn, và khi người ta nhìn thấy “cuộc đời toàn màu hồng”, mọi sự có vẻ dễ dàng hơn,
mọi người đều
mỉm cười với ta, thậm chí những người không có
liên hệ quen biết.
Rất thường người ta không
hoàn toàn ý thức được tiến trình phóng tưởng này, và đó chính là
vấn đề. Người ta luôn luôn thấy cọng tóc trong mắt người bên cạnh, mà không biết rằng đó là vì người ta có một cây xà trong mắt mình khiến mình thấy điều đó. Người ta
tìm thấy ở những người trong
gia đình hay những bạn
đồng nghiệp những khuyết điểm mà người ta
không chấp nhận thấy chúng hiện hữu trong mình. Ngược lại, người ta sẵn sàng thần
tượng hóa những phẩm tính nơi những người khác mà tự họ cũng có, nhưng người ta không muốn tự
nhận biết, điều này không phải không gây ra mọi loại
phản ứng xúc cảm
mâu thuẫn. Phóng chiếu như vậy lên những người khác tiềm năng
tốt đẹp của mình lại thành ra
trốn tránh trách nhiệm cần phát triển những phẩm tính mà ta vốn có nơi mình : dễ hơn khi tự nhận
một lần cho tất cả là không thể
đảo ngược và vô
hy vọng. Người ta đóng
vai trò “kẻ ác” và cho những người khác
vai trò “kẻ thiện” : người ta
nhất quyết chiếm lấy
đặc quyền quên tất cả
ý định phát triển và
tiến bộ cá nhân...
“Tấm gương” chỉ cho
chúng ta làm thế nào
ý thức những tình cảm của
chúng ta và cách
chúng ta phóng chiếu chúng ra ngoài mình.
Thực tập gồm hai giai đoạn : phần thứ nhất để xác định phần “ích lợi” của những tình cảm của
chúng ta, cái cần giữ lại và
nuôi dưỡng, và phần
vô ích hay có hại nên bỏ. Trong phần hai, người ta
khám phá hiệu ứng boomerang (một dụng cụ để săn của thổ dân Úc, phóng ra trúng con mồi và rồi
trở lại với người phóng) của những phóng tưởng của
chúng ta : cười đối lại cười, nhăn nhó đối lại nhăn nhó. Mọi cái
chúng ta phóng chiếu lên những người khác
trở lại với
chúng ta và
ảnh hưởng đến
toàn bộ những quan hệ
chúng ta có với họ, và như vậy
cho đến ngày người ta có thể thấy họ như họ thật sự là – ngoài mọi khuyết điểm hay phẩm tính mà người ta
gán cho họ qua những phóng chiếu của mình.
• Quan trọng : Để cho bài
thực tập này, phải cần những thời thiền rất ngắn – 15 đến 20 phút, một hay hai lần mỗi ngày. Hãy làm 5 đến 10 phút thư giãn trước mỗi thời.
Mô tả thực tậpPhần 1
1. Thư giãn (5-10 phút).
Bạn hãy ngồi trước một tấm gương, khá lớn đủ để có thể thấy
toàn thân bạn. Hãy nghĩ rằng một tấm gương chỉ là một tấm lá
thủy tinh phản chiếu lại một
hình ảnh,
hình ảnh này “hiện hữu” chỉ do bạn ở đó để
tri giác nó.
Trong độ mười phút, hãy chỉ ngồi trước gương, mắt nhắm hay cái nhìn hướng xuống đất và hãy thư giãn ; hãy
ý thức những
cảm giác của bạn, những
tư tưởng và những
cảm xúc. Hãy
đánh giá một cách khách quan những cái
tích cực và cái
tiêu cực trong cái bạn
cảm thấy.
2. Tấm gương (15-20 phút).
Khoảng một lúc, khi bạn cảm nhận
tâm thức bạn bắt đầu yên lặng, hãy nhìn vào trong gương.
Trước tiên hãy
ghi nhận bằng
tâm thức hiệu quả khi bạn tự nhìn mình như vậy.
Tiếp theo, hãy tưởng tượng rằng
hơi thở bạn chuyên chở mọi
tư tưởng, mọi
ấn tượng và mọi tình cảm mà bạn đã cảm nhận, và khi
thở ra bạn thổi chúng vào trong hình
phản chiếu của bạn nơi tấm gương. Hãy có
cảm tưởng làm trống bạn
dần dần, hãy để tất cả những tình cảm của bạn đi ra khỏi bạn và vào trong gương.
Cùng lúc, để cho bạn tràn ngập một
cảm giác hư không,
trong suốt và không thể nắm bắt ; hãy
cảm thấy sự lùi lại của bạn đối với những
tư tưởng.
Sau 15-20 phút của công việc này, hãy dẫn lại vào bạn – khi
thở vào – những phẩm chất mà bạn muốn giữ và hãy nghĩ rằng bạn bỏ lại trong tấm gương mọi cái bạn không bằng lòng và bạn muốn gỡ khỏi chúng.
Hãy nhớ rằng chính bạn đã tạo ra
hình ảnh trong gương, bằng cách phóng chiếu những tình cảm của bạn vào đó. Hãy
ý thức sự kiện bạn đã
nhận ra nơi
hình ảnh đó một số phẩm chất và chính bạn chọn lựa cái bạn muốn
lấy lại và
giữ gìn trong bạn.
3. Thư giãn (5-10 phút).
Cuối
thực tập, hãy dành 5-10 phút để thư giãn
hoàn toàn, để cho những
tư tưởng đến và đi tùy chúng.
• Hãy theo sự
thực hành phần một này trong ít ra một tuần (khoảng một hay hai thời một ngày). Chớ qua phần hai trước khi có thể phóng chiếu dễ dàng những tình cảm của bạn vào tấm gương và nhất là trước khi bạn
cảm thấy hơi sẵn sàng hơn để
chứng nghiệm những sự vật với ít cứng đặc và
vững chắc hơn trước kia.
Phần 2
1. Thư giãn (5-10 phút).
Hãy bắt đầu bằng thư giãn, như với phần 1. Hãy
để tâm thức tự bình lặng
tự nhiên.
2. Tấm gương (15-20 phút).
Hãy nhìn hình
phản chiếu của bạn trong gương và
xem xét rằng bạn sắp làm một cuộc
trao đổi giữa cái mà bạn tự
đồng hóa như là chính mình và cái nhân vật thấy trong gương. Sự
trao đổi này xảy ra theo
thời gian hơi thở :
– mỗi
hơi thở ra, hãy thổi mọi thứ bạn cảm nhận trong bạn vào trong nhân vật trong gương.
¬
– mỗi
hơi thở vào, hãy đưa
trở lại vào bạn những
tư tưởng và những tình cảm của nhân vật trong gương.
Tiếp tục sự
trao đổi khi
phối hợp nó với
hơi thở của bạn. Hãy nhớ một cách sắc bén nhất rằng mọi cái bạn
cảm thấy chỉ là kết quả của những phóng chiếu của bạn.
Chớ thử phân tích hay
lý luận. Hãy bằng lòng làm
thực tập mà không
vượt quá những
giới hạn thời gian của nó (15-20 phút).
2. Thư giãn (5-10 phút).
Như phần 1.
• Hãy
thực hành phần 2 trong ba hoặc bốn tuần, khoảng một thời một ngày.
“Tấm gương” rất quan trọng để cho
chúng ta khám phá cái ở nền tảng
ý nghĩ mà người ta tự tạo về mình và về những người khác : tiến trình phóng chiếu. Thiết yếu đã
hiểu rõ thực tập này để
theo đuổi phần còn lại của việc chữa trị, khi những
thực tập tiếp theo còn vận dụng hơn nữa cơ chế
trao đổi với một
hình ảnh mà người ta tự phóng chiếu ra :
hình ảnh đức Phật, bạn bè,
gia đình,
kẻ thù... Vậy chớ nhảy ngang
thực tập “Tấm Gương” nếu bạn muốn làm hết loạt
thực tập.
Tuy nhiên nếu bạn
cảm thấy những khó khăn lớn, đến độ bạn không thể làm tốt
thực tập này được nữa – vì
sợ hãi hay những
phản ứng do bài tập gây nên, hay do những kết bế
trầm trọng – bạn có thể qua thẳng bài số 8 “Đức Phật Bên Trong”,
tiếp theo đến bài số 10, “Triển Nở / Thu Rút”, và đến bài số 15, “Khối Cầu Cầu Vồng”, bởi vì những bài đó không đòi hỏi những cơ chế phóng chiếu.
Câu hỏi : Phần đầu của
thực tập cho phép tôi
chuyển di vào tấm gương tất cả
một lượng những tình cảm đau buồn mà tôi có trong mình, và tôi đã
cảm thấy một sự nhẹ nhõm lớn. Nhưng tôi tự hỏi đó có phải là một loại
ảo tưởng không ?
Trả lời :
Chắc chắn trong một nghĩa nào, bất kỳ
thực tập gì cũng là một
ảo tưởng, nhưng đó cũng là cơ hội và
phương tiện để học
điều phục, làm chủ
tâm thức. Dù nếu một
thực tập không thể
giải thoát rốt ráo cho bạn khỏi những khổ đau và khó nhọc của bạn, thì bạn cũng có thể
cảm thấy một
lợi lạc nào đó trong
tức thời,
tuy nhiên cái cốt yếu nằm trong sự
thực tập làm chủ
tâm thức, nó là
phương tiện độc nhất để đến chỗ
giải thoát khỏi khổ đau – tính về
lâu dài.
Câu hỏi : Tôi tự hỏi
phải chăng người ta có thể xem
thực tập tấm gương như một bài học về
vô thường. Tôi có thể xem nó như vậy không, hay tôi phải bằng lòng với việc
chuyển di những tình cảm của tôi vào tấm gương và ngược lại ?
Trả lời : Khi bạn nhìn sự
phản chiếu của bạn trong tấm gương, bạn có thể hiểu rất rõ sự
trong suốt và
vô thường của nó và
bao gồm hai
tính chất đó trong mọi cái bạn thấy. Thật vậy, đó là một
thí dụ rất tốt. Bạn cũng có thể dùng sự
phản chiếu một cách
thích đáng để
thoát khỏi những
căng thẳng của bạn và để “làm thành ra bên ngoài” những
vấn đề đang
gặm nhấm bạn ở bên trong. Chính bạn là người
quyết định cách
sử dụng,
lợi ích mà bạn muốn từ bài
thực tập.
Câu hỏi : Điều ấy không gây ra một ít “vô trật tự” khi để lại trong gương mọi cái mà tôi không thích – cái
tiêu cực hay khốn khổ trong tôi – sao ? Tôi có phải lau chùi bằng
tâm thức tấm gương bỏ lại đằng sau trước khi có một người khác dùng nó ?
Trả lời : Không, tôi không tin điều đó là
cần thiết ! Tấm gương không bị hư, nó không lưu giữ khổ đau. Người ta chỉ dùng nó như
điểm tựa để làm trống một ít khổ đau và nhọc nhằn của mình – như khi người ta đổ đi một phần thừa của một bình chứa người ta làm quá đầy, để tránh nó tràn. Với những tình cảm cũng như vậy : đôi khi đem chúng ra bên ngoài là
ích lợi, và điều đó nhờ ở tấm gương.
Câu hỏi : Điều tôi thấy trong gương trong phần hai của
thực tập làm tôi rất khốn khổ, và phải thu nó lại vào tôi chỉ làm tôi tệ ra thêm. Điều độc nhất giúp đỡ tôi là
ý nghĩ rằng không phải những tình cảm tôi cảm nhận, cũng không phải
hình ảnh phản chiếu trong gương là có
thực chất. Đó có phải là một lối tốt và một
giải pháp chấp nhận được cho
vấn đề không ?
Trả lời :
Hoàn toàn như vậy. Khi người ta tự nhìn mình trong một tấm gương, rất quan trọng phải hiểu rằng cái người ta thấy trong đó không phải là cái gì có
thực chất và cứng đặc. Bởi thế, chớ có xem những tình cảm là quá
nghiêm trọng – khó nhọc hay
dễ chịu – mà bài
thực tập gây ra, vì chẳng có cái nào là có
thực chất. Chớ
gán cho chúng sự quan trọng
thái quá.
(
Lời nói thêm của người dịch tiếng Việt : “Tấm gương là một
thực hành trong Yoga Thân Huyễn, một trong sáu Yoga của Naropa. Nhờ sự
thực hành “Tấm Gương”, người ta sẽ hiểu được tiến trình phóng chiếu của
tâm thức mình, do đó sẽ
thâm nhập sự thật “Ba cõi
duy tâm,
vạn pháp duy thức”. Đó không chỉ là
chủ đề chính của phái
Duy Thức, mà là
chân lý được xiển dương trong những kinh tạo ra
Đại thừa, như
Hoa Nghiêm,
Viên Giác, Đại
Bát Nhã, Lăng Nghiêm,
Lăng Già... mà
hành giả phải
chứng nghiệm trên
con đường đi đến
Phật tánh.)
Bài Thực Tập số 7
BẠNThực tập này nhằm bày tỏ cho
chúng ta thấy sự bám níu là gì :
trong đời mỗi người
chúng ta có những
con người và sự vật mà người ta bám luyến đến độ rất
đau đớn khi phải chia lìa.
Học đặt mình vào chỗ những người bạn, người ta sẽ thử hiểu họ hơn, từ điều người ta biết về họ, hơn là điều người ta chờ đợi ở họ. Để
trao đổi những
vai trò, như người ta sắp làm ở đây, cũng phải tự cho đi chính mình, bất luận người ta biết về mình như thế nào. Điều này giúp cho
chúng ta tìm thấy một sự cởi
mở rộng lớn hơn với những người khác và tương thông với họ
tốt hơn,
đặc biệt với những người gần gũi.
Phẩm chất của
động lực của
chúng ta thì
đặc biệt trọng yếu trong
thực tập này : nếu người ta
trao đổi những
vai trò với những bạn bè của mình, đó chính là để đi ra khỏi tháp ngà của
quan điểm quy ngã của
chúng ta, để tránh bị nhốt mãi trong
lý luận một chiều của những
thái độ ích kỷ của
chúng ta. Đó là để có thể hiểu mình và người khác hơn, hầu khai triển nơi mình lòng bi và hành động dưới sự khơi gợi của nó.
Mô tả thực tập1. Phần một : phóng chiếu (10-15 phút).
Bạn hãy nghĩ đến một người mà bạn rất luyến mến và bạn muốn gần gũi càng nhiều càng tốt. Đó có thể là cha hay mẹ, chồng hay vợ, bạn,
con người bạn khác phái
thân thiết.
Hãy tưởng tượng người này ở
trước mặt bạn ; dù bạn không thấy người đó
rõ ràng lắm, quan trọng là tự nhủ nó thật sự ở đó,
cảm thấy sự
hiện diện của nó, khơi gợi điều bạn cảm nhận khi bạn ở cùng nó. Hãy dùng
thời gian để phóng chiếu
hình ảnh và sự
hiện diện của người bạn này
trước mặt bạn.
Phần
thực tập này bạn cần 10 đến 15 phút. Sau đó hãy nghỉ ngơi một lát trước khi qua phần
tiếp theo.
2. Phần hai :
trao đổi vai trò (30 phút).
Tiến trình
trao đổi được
phối hợp với
hơi thở. Hãy tưởng tượng khi
thở vào, bạn hấp thu vào trong bạn người bạn ở
trước mặt bạn, và khi
thở ra bạn tự phóng chiếu chính mình vào trong người bạn.
Bề ngoài của
thân thể người bạn và của bạn vẫn như vậy, nhưng nội dung bên trong
dần dần biến đổi theo sự
trao đổi. Từng chút, với mỗi
hơi thở vào, những
tư tưởng,
cảm giác, tình cảm và
tham muốn của người bạn
trở thành của bạn, trong khi những cái của bạn
trở thành của người ấy, theo mỗi
hơi thở ra.
Sự
trao đổi không
nhất thiết phải trùng với mỗi
hơi thở vào và
thở ra của bạn ; hãy dùng một nhịp điệu
tự nhiên cho bạn. Chớ có quá tổ chức hay cơ cấu hóa sự
trao đổi theo cách
hệ thống : hãy rộng mở và thư giãn và để cho sự
chuyển di xảy ra càng
tự nhiên càng tốt.
Hãy
theo đuổi sự
chuyển di trong nửa giờ. Cuối thời thiền, bạn có thể giữ lại
cảm giác bạn là người bạn của mình hay
trở về trong
da thịt mình –
tùy ý lựa chọn. Nhưng dù cách nào, hãy giữ điều mà bạn đã hiểu về người bạn của mình.
• Hãy
thực hành “Người Bạn” trong ba đến bốn tuần, khoảng một thời 45 phút cả hai phần : phần một 10-15 phút,
tiếp theo một thời nghỉ ngắn và phần hai 30 phút.
Chớ luôn luôn chọn cùng một người bạn để
trao đổi :
dần dần bạn sẽ hiểu nhiều về
thực tập, hãy chuyển qua những người bạn khác.
Câu hỏi : Phải làm gì nếu nhân vật mà tôi nghĩ đến không ngừng lượn lờ khắp mọi hướng,
xuất hiện và biến mất ?
Trả lời : Không sao cả. Nhân vật đó không bắt buộc phải ngồi : chính bạn mới phải ngồi...
Câu hỏi : Phần lớn
thời gian tôi
cảm thấy một sự ngăn ngại
hoàn toàn đối với
thực tập này, chính vì sự
sợ hãi cho mình và đem người khác vào mình. Tôi có một
cảm tưởng rất mạnh mẽ về khoảng cách, về chia cách. Làm thế nào ?
Trả lời : Bạn hãy
thực hành “Tấm Gương” lâu hơn một chút, để
giảm bớt cảm tưởng về sự cứng đặc của những sự vật và những
con người. Chính điều đó đặt thành
vấn đề cho bạn,
ngăn cản bạn làm sự
trao đổi với một người khác. Hãy
tiếp tục thực tập cái gương
chừng nào bạn còn
cảm thấy sự
sợ hãi này bởi vì bạn còn đóng góp cho những sự vật một sự cứng đặc mà thật ra chúng không có.
Câu hỏi :
Phải chăng hơi cao vọng hay thậm chí nguy hiểm khi muốn nhận về phần mình tất
cả đời sống
kinh nghiệm bên trong của một người nào khác ?
Trả lời : Không, thật sự không có nguy hiểm nào ;
vấn đề chỉ đặt ra nếu người ta đã quá
tiến hóa, và dầu sao đi nữa, trong những
điều kiện khá khác biệt. Nếu bạn đã khá
tiến bộ trong
thực hành của bạn, bạn đã ra khỏi nguy hiểm trước khi
vấn đề đặt ra...
Câu hỏi : Nếu tôi
cảm thấy đã rất gần gũi một người nào đó, rất
liên kết và rất bám luyến với nó, có phải tiến trình hòa lẫn
tâm thức này có nguy cơ làm mạnh thêm một chút sự bám dính của tôi ?
Trả lời : Không. Tôi nghĩ rằng cũng “Tấm Gương” có thể giúp bạn
giải quyết vấn đề này.
Câu hỏi :
Chúng ta hãy
giả thiết rằng khi làm
thực tập này
thình lình tôi
cảm thấy hoàn toàn và rất mạnh mẽ – trong
thân thể và trong những
cảm xúc của tôi – những
vấn đề và những
đau đớn của người khác mà đến lúc đó tôi chưa từng nghĩ tới, và
kinh nghiệm này
hoàn toàn lật đổ tôi vì tôi không biết tôi có thể làm gì để giúp đỡ y ?
Trả lời : Tôi không tin điều đó sẽ xảy ra. Thực vậy, người ta không thể cảm nhận sự
đau khổ thực sự của người khác và điều người ta
cảm thấy bao giờ cũng chỉ là điều người ta tự tưởng tượng ra. Và dầu
chấp nhận rằng có ở đó cái gì khác hơn là một sản phẩm của sự tưởng tượng, thì chính trong lòng bi mà phải tìm lời
giải đáp cho một tình huống như vậy : hiểu được sự
đau đớn của người khác và nhiệt thành mong muốn
đủ sức giúp đỡ nó.
Câu hỏi :
Thời gian là bao nhiêu phải dành cho sự
trao đổi với một người bạn, trước khi qua một người khác, và có nên bắt đầu bằng những
tình bạn ít
đam mê nhất, vì sẽ dễ dàng nhất bởi người ta ít
cảm thấy bám luyến ?
Trả lời : Bạn có thể
trải qua thời gian nào đủ
cần thiết cho bạn về một người bạn. Làm việc trên những người bạn khác nhau thì tốt : những người thân nhất và những người kém thân.
Bài Thực Tập số 8
ĐỨC PHẬT BÊN TRONGDanh từ “Phật” ở đây được dùng trong nghĩa là người đã
đạt đến trạng thái thức tỉnh hoàn toàn của
tâm thức : sự
hiểu biết thanh tịnh và
trí huệ, hợp
nhất không thể
phân chia với lòng bi
vũ trụ.
Vậy thì chính để
tượng trưng cho
trạng thái này mà người ta
quán tưởng hình tướng Phật. Nhưng nếu
sự quán tưởng như vậy gây ra
vấn đề cho bạn bởi những
lý do cá nhân, bạn có thể thay thế nó bằng một khối cầu ánh sáng
trong sạch sáng rỡ, và bạn sẽ mượn ở đó cùng những phẩm chất vừa nói ở trên.
Nhận xét sơ khởi : Kỹ thuật
quán tưởng1. Gợi ra nơi mình một
hình ảnh, một
cảm tưởng“Quán tưởng” chỉ có nghĩa là “tưởng tượng”, tưởng tượng, nghĩa là gợi ra, tưởng ra một
ảnh tượng bằng
tâm thức – như
chính ngữ nguyên học của chữ ấy. Người ta tạo ra
trở lại nơi mình
hình ảnh hay
cảm tưởng về cái gì hay về người nào. Đó là
hoạt động tự nhiên nhất của
con người, cái mà người ta vẫn làm mọi ngày mà không biết, như thở : bạn nghĩ đến mẹ bạn và
tức thời hình ảnh của bà khởi lên trong
trí nhớ bạn, người ta nói với bạn một nơi chốn mà bạn biết rõ và bạn thấy nó tức khắc
rõ ràng... Cứ
tiếp tục như thế, người ta không ngừng
quán tưởng,
hình dung những sự vật trong
tâm thức.
Vậy thì bạn đã biết gợi ra một cách tự phát những
hình ảnh ;
quán tưởng, đó là học làm việc đó một cách
cố ý,
sử dụng khả năng bẩm sinh này để tưởng tượng một sự vật nào đó
cần thiết cho
thực hành một
thực tập.
Một điểm quan trọng : cần
cảm thấy sự
hiện diện của người hay vật người ta
quán tưởng, gây ra nơi mình
cảm tưởng người ta đang
dự phần với nó, dù cho người ta không “thấy”
chính xác những
chi tiết cụ thể. Phải có
cảm tưởng rằng cái người ta
quán tưởng thực sự ở
trước mặt mình.
2. Tạo ra những
hình ảnh không thể sờ nắm
Còn một khác biệt quan trọng khác giữa những
hình ảnh mà sự tưởng tượng
bình thường của
chúng ta tạo ra và những
hình ảnh do
quán tưởng.
Hình ảnh quán tưởng không bao giờ cứng đặc, làm bằng
thịt xương, bằng đá, đồng, gỗ hay bất kỳ
vật chất nào khác. Cái người ta tưởng tượng phải thấy được
rõ ràng nhưng không thể sờ chạm, làm bằng ánh sáng, như một cầu vồng. Khi người ta
quán tưởng một người, người ta thấy nó – thậm chí người ta có thể
ý thức nhiều
chi tiết, nhưng
đồng thời không thể sờ nắm được : nó có mọi vẻ
bề ngoài vật chất, nhưng không có
bản chất. Như vậy, khi bạn phải
quán tưởng “một ống sáng”, bạn chớ tưởng tượng một bóng nê-ông hay một ống cứng đặc chứa đầy ánh sáng, mà hãy thử
hình dung một
tia sáng tỏa sáng hình cái ống – với tất cả vẻ
bề ngoài của một cái ống, nhưng không có
vật chất.
Cũng thế, chớ tưởng tượng một
đức Phật bằng đồng, hay một khối cầu sáng rỡ giống như một bóng điện. Nếu người ta
hình dung những vật cứng đặc, người ta sẽ tự tạo cho mình những
vấn đề rắc rối nhưng giả tạo : làm thế nào đem một
đức Phật to lớn bằng đồng hay một bóng đèn 2000 oát vào trong
thân thể bằng xương thịt
bình thường của bạn ? Bạn hãy nhớ rằng những
quán tưởng là những dụng cụ
cần thiết cho công việc
tâm thức, làm việc với những
hình tướng tâm thức, và bạn chớ bám vào
ý niệm cứng đặc của thân bạn và những đối tượng được
quán tưởng khác. Nếu
thân thể bạn cũng không thể sờ nắm như một cầu vồng và
đức Phật, khối cầu sáng rỡ hay
mọi vật khác cũng như vậy, bạn sẽ không có trở ngại khi đem nó vào
bản thân mình và những
quán tưởng sẽ không đặt ra những
vấn đề khó khăn cho bạn.
• Điều
chính yếu tóm tắt :
quán tưởng, tức là gợi ra một
hình ảnh tâm thức rõ ràng và
hiện thực,
đồng thời không thể sờ nắm và sáng rỡ, như một cầu vồng và
cảm thấy sự
hiện diện của nó, dù người ta không “thấy” nó
một cách cụ thể.
Mô tả thực tập1. Chuẩn bị
Đã
cẩn thận ngồi thằng lưng, bạn hãy tưởng tượng ở trong
trung tâm của
thân thể bạn một bông sen vàng có những cánh hướng về phía trên.
Tiếp theo hãy
quán tưởng một ống sáng rỡ, không có màu sắc
đặc biệt (điều đó không quan trọng), nó từ đỉnh đầu của bạn (trong vùng thóp trên đầu), đi qua
thân thể và đến trong tim
hoa sen. Phần trên cùng của ống hình cái phễu và
mở rộng trên đỉnh đầu bạn.
2. Gợi ra
Hãy tưởng tượng trên đầu bạn, ngay trên chỗ
mở rộng của ống ánh sáng, có một
đức Phật – hay một khối cầu – ánh sáng
rực rỡ, kích cỡ tùy bạn muốn.
Hãy tưởng tượng và
cảm thấy rằng
thân thể bạn trở nên càng lúc càng kém cứng đặc, càng
trong suốt và không thể sờ nắm.
3.
Thiền định (45 phút)
Hãy
dần dần đưa vào trong bạn
hình tướng sáng rỡ của Phật hay khối cầu : hãy tưởng tượng nó đang xuống một cách êm dịu từ trên đầu bạn đến
trung tâm thân thể bạn để
an định ở tim
hoa sen.
• Quan trọng : hãy nhớ
không tưởng tượng
thân thể bạn hay
hình tướng ánh sáng
rực rỡ là cái gì cứng đặc.
Sau 45 phút
thiền định, hãy nghỉ ngơi một lát.
4. Thư giãn (1 giờ)
Làm
thực tập thư giãn (số 2). Hãy trả
tâm thức về với chính nó, bằng cách để cho mọi
tư tưởng,
ý tưởng, tình cảm,
cảm giác của bạn đến và đi
tự nhiên.
Bạn hãy để cho
tinh túy của sự
thức tỉnh và lòng bi từ nay
hiện hữu trong bạn và chung quanh bạn.
Thân thể bạn không còn cứng đặc nữa – bạn không
phân biệt nữa tay chân, bộ phận,
đau đớn,
căng thẳng. Tất cả
dần dần tan biến trong một
đại dương tĩnh lặng và
an bình của
tâm thức.
Hãy ở như vậy trong một giờ.
• Hãy
thực hành “Đức Phật Bên Trong” trong một tuần, một thời khoảng 1 giờ 45 phút (45 phút
thiền định, 1 giờ thư giãn) mỗi ngày.
Câu hỏi : Khi ngài nói về “trung tâm thân thể”,
chính xác nó ở đâu ?
Trả lời : Trước hết, phải nói về
trung tâm bản thể của bạn. Người ta
quan niệm nó ở khoảng trong vùng trái tim. Ở
Đông phương, người ta cũng nói “trung tâm trái tim”, không phải theo nghĩa ở giữa bắp thịt tim, mà trong nghĩa chakra một trong những
trung tâm năng lực của
thân thể, như một vòng tròn có tâm điểm giữa ngực. Điều đó nói rằng, đây là một
vấn đề khá
chủ quan : tất cả
tùy thuộc vào
cảm tưởng cá nhân của bạn, vào
ý tưởng về địa điểm
trung tâm của
bản thể bạn.
Câu hỏi : Nếu tôi không thấy được trong
tâm thức hình ảnh của Phật, thì
cảm thấy sự
hiện diện của ngài có đủ chăng ?
Trả lời : Vâng, bởi vì
mục đích của
thực tập là gợi ra sự
hiện diện của những phẩm tính nền tảng của
tâm thức hơn là
hình thức mà những phẩm tính đó khoác vào – ở đây
hình thức chỉ là phụ.
Câu hỏi : Đôi khi có những màu sắc khác
hiển lộ thế chỗ cho ánh sáng
rực rỡ. Tôi có phải
nỗ lực để luôn luôn
tìm thấy ánh sáng
rực rỡ chứ ?
Trả lời : Vâng, tôi nghĩ
tốt hơn là tưởng tượng ra một loại ánh sáng
rực rỡ.
Câu hỏi : Ngài có thể gợi cho tôi một cách để
đạt đến đó dễ dàng hơn ?
Trả lời : Hãy
quan sát một miếng vải sáng
rực rỡ, nhưng nếu bạn có
cảm tưởng về một màu sắc “cứng đặc”, hãy thử nhìn sự
rực rỡ của tấm vải trong một cái gương, để có một
ý tưởng về sự
trong suốt của màu sắc bạn sắp
quán tưởng.
Câu hỏi : Trong phần cuối của thư giãn,
tâm thức tôi thường không
hoàn toàn an bình và tôi thấy mọi loại xúc cảm. Tôi phải làm sao ?
Trả lời : Hãy
tìm thấy dù chỉ một vùng rất nhỏ của sự yên tĩnh và hãy để cho những
tư tưởng và tình cảm bạn tan vào đó. Dù chỉ có một phần trăm
tâm thức bạn
bình an, bạn cũng sẽ có
thể đạt tới chỗ đó.
Câu hỏi : Nếu người ta không có
thì giờ đòi hỏi cho
thực tập này, một giờ bốn mươi lăm phút, thì có cần làm đủ một giờ thư giãn sau chót không ?
Trả lời : Vâng, cần. Điều bạn có thể làm, là chia
thời giờ bạn có để
duy trì mối tương quan giữa hai phần
thực tập : thư giãn thì lâu hơn
thiền định một chút.
Bài Thực Tập số 9
LÀM SỐNG ĐỘNG
ĐỨC PHẬT BÊN TRONGTrước khi dấn thân vào
thực tập mới này, có lẽ nên nhìn lại và
đánh giá một chút về điều người ta đã làm. Trước hết người ta học ngồi cho đúng, thư giãn và mở mình ra với những người khác. Rồi người ta dùng cầu vồng để làm mất sự “cứng đặc”,
bản chất bất biến đã
gán cho những đối tượng sự vật.
Tiếp theo,
thực tập tấm gương đã chuẩn bị cho
chúng ta trao đổi vai trò với một người bạn. “Cầu Vồng”, “Người Bạn” và “Đức Phật Bên Trong” đã
cho phép chúng ta thấy rằng
chúng ta có khả năng “quán tưởng”. Với “Người Bạn”, người ta đã chơi đùa với sự
thân thiết của những mối
liên hệ, với sự bám luyến với một người nào đó để khai triển
thói quen quán tưởng : thật vậy, người ta càng gần gũi với một ai, thì
hình ảnh của nó sẽ
trở lại tự nhiên dễ dàng trong
tâm thức, như khi người ta đang yêu đương. Một khi người ta đã hiểu cơ chế, người ta có thể
quán tưởng những sự vật mà người ta không
cảm thấy liên kết nhiều, như một
đức Phật hay một khối cầu ánh sáng.
Mọi người đều có khả năng
quán tưởng những
hình ảnh, như
chúng ta đã
ghi nhận. Một số người có lẽ làm dễ dàng hơn những người khác, nhưng với một chút
thực hành, mỗi người có thể
tiến bộ không khó khăn lắm. Những
vấn đề nếu có thường là do một
cố gắng quá độ để
quán tưởng : những
hình ảnh khó hình thành trong một
tâm thức khô cứng vì
căng thẳng, trong khi chúng khởi lên dễ dàng khi
tâm thức thoải mái thư giãn. Nếu người ta đem vào sự
thực hành một lượng thư giãn và nhiệt tình và người ta tin rằng điều đó có thể làm cho
tốt hơn, những
quán tưởng sẽ
tức thời thành tựu một cách
tự nhiên, tự phát.
Nếu khuôn mặt người bạn hay
kẻ thù trở lại trong bạn không ngừng khi bạn đang
quán tưởng đức Phật hay khối cầu ánh sáng, bạn chớ
lo âu. Điều đó có nghĩa là bạn còn một khoảng đường để hiểu rằng tất cả
chúng sanh đều có nơi họ
tinh túy của sự
thức tỉnh và lòng bi. Người ta còn chưa
tri giác điều đó vì hai
lý do : một mặt, người ta cứ
ngoan cố xếp loại những người họ biết thành hai
phạm trù – bạn hay thù – và mặt khác, người ta có khuynh hướng không biết đến khía cạnh tốt của nhân cách những người khác mà chỉ thấy những khía cạnh xấu. Với những
quán tưởng này, người ta phải đến chỗ
hiểu rõ hơn rằng mỗi
chúng sanh đều có trong nó
tinh túy của sự
toàn thiện, tiềm năng của
thức tỉnh,
giác ngộ.
Khi
nghiên cứu giải phẫu học, người ta không cần lấy hết ruột gan và những
cơ quan để khảo sát : người ta dùng những kiểu mẫu chúng chỉ là những
hình ảnh được phóng chiếu ra bên ngoài từ một
thực tại bên trong.
Cũng thế,
thực tập ở trước đã dùng một kiểu mẫu –
đức Phật hay một khối cầu ánh sáng – để làm cho
chúng ta hiểu sự
hiện diện nơi
chúng ta những phẩm tính vốn có sẵn trong
trạng thái thức tỉnh của
tâm thức. Kiểu mẫu này không gì khác hơn là
hình ảnh, phóng chiếu ra bên ngoài mình, của tiềm năng
toàn thiện – “Phật tánh”, “thiên tánh” trong
ngôn ngữ Thiên chúa giáo – hiện đang ở trong mỗi
chúng ta.
Vậy thì sự quán tưởng
vận hành như một
phương tiện để phóng chiếu một
hình ảnh ra bên ngoài mình để hiểu cái ở bên trong mình.
Mô tả thực tập1. Chuẩn bị
Thực tập này nhắm đến làm
sinh động đức Phật bên trong. Bạn hãy dùng sự thu hoạch của bài tập trước để tưởng tượng trực tiếp
đức Phật hay khối cầu ánh sáng
rực rỡ trên một
hoa sen vàng ở
trung tâm thân thể bạn, và hãy tập trung vào đó. Hãy nghĩ rằng
tâm thức bạn đã giống như
tâm thức của Phật, như sự
hiện diện của
đức Phật bên trong bạn
chứng tỏ điều đó.
Hãy nhớ rằng
thân thể bạn và
thân thể đức Phật hay khối cầu ánh sáng là
trong suốt và không thể đụng chạm, thấy được
rõ ràng nhưng không thể sờ nắm, như một cầu vồng. Điều đó sẽ tránh cho bạn khỏi tạo ra những
vấn đề rắc rối vô ích, về hình thể hay kích cỡ của những sự vật, chiều hướng... – mọi cái phát sinh từ tính
vật chất của những sự vật. Bạn hãy nhớ rằng không làm việc trên
vật chất cứng đặc có một cơ cấu
vững chắc.
2. Phần I : tưởng tượng bạn của mình dưới
hình thức một vị Phật
Hãy gợi lên
trước mặt bạn một trong những người bạn mà bạn đã dùng để
quán tưởng “Người Bạn”. Mỗi khi bạn
thở ra, một vị Phật – hay một khối cầu ánh sáng – giống như
hình ảnh trong bạn phát xuất từ
trung tâm thân thể bạn
đi vào thân thể người bạn và tan biến vào trong đó. Hãy
tìm ra một sự
phối hợp tự nhiên giữa
quán tưởng và
hơi thở của bạn khi “phát ra” một vị Phật hay một khối cầu sáng rỡ, bởi chu kỳ
hơi thở. Nhưng điều đó không bắt buộc ; tùy bạn
tìm ra một nhịp điệu
thích hợp.
Hãy nghĩ rằng
hình tướng sáng rỡ của Phật hay khối cầu
đi vào trong người bạn hòa trộn
hoàn toàn với anh ấy hay chị ấy,
ban cho người ấy tất cả những phẩm tính
hiểu biết thanh tịnh và lòng bi
vũ trụ,
kết thúc thì chỉ còn là một với anh, chị ấy. Trước đây, người ta dùng sự bám luyến làm cho bạn
nhạy cảm với người bạn của bạn để hiểu anh ấy hay chị ấy hơn ; bây giờ cũng chính sự
thân thiết này sắp giúp bạn
hiểu biết nguyên lý của sự
toàn thiện – tức là
đức Phật – trộn lẫn trong người bạn của bạn.
3. Phần II : hãy tự tưởng tượng mình trong
hình thức một vị Phật
Hãy tưởng tượng rằng Phật – hay khối cầu ánh sáng – ở
trung tâm bản thể bạn phát ra một ánh sáng
rực rỡ đầy khắp
thân thể bạn và tịnh hóa nó
toàn bộ. Bây giờ bạn không chỉ có
tâm thức của một vị Phật (như bắt đầu cuộc
thực tập) mà còn
thân thể của ngài nữa.
Thâm sâu trong sự xác tín này, bạn hãy tưởng tượng bạn trong
hình thức một vị Phật.
Giờ đây, người bạn và bạn cả hai đều có
thân thể không thể sờ nắm và sáng rỡ của một vị Phật ; không còn chút dấu vết nào của bản sắc lý lịch của bạn trước kia. Không còn nữa
vấn đề “tôi” hay “bạn tôi” ; chỉ còn một vị Phật
đối diện với một vị Phật khác, hay nếu bạn thích, một hiện thể
hoàn toàn thanh tịnh và
thức tỉnh trước một vị khác.
4.
Cảm thấy một “niềm tự hào chính đáng”
Khi bạn đã làm xong hai phần của
thiền định, nếu bạn muốn bạn có thể thêm vào đó một chốc lát
suy nghĩ về “sự tự hào chính đáng” mà người ta có thể
cảm thấy khi
khám phá ra sự
toàn thiện này nơi mình và nơi tất cả mọi
chúng sanh. Hãy
minh bạch về chuyện này : không phải phồng mình lên vì
kiêu ngạo khi tự nhủ mình thật sự là một người
phi thường và rất
tiến hóa. Đúng hơn đó là một tình cảm cảm kích và
kính trọng sâu xa đối với sự
toàn thiện của
bản tánh nền tảng của tất cả
chúng sanh ;
ý thức tất cả sự cao cả và phẩm giá của chiều kích
hiện hữu này, người ta vui thú,
hân hoan, người ta
kính trọng nó trong mình và trong những người khác và người ta
cảm thấy một sự tự hào
chính đáng,
như Pháp. Sự tự hào này không có gì
tiêu cực,
trái lại nó là một
đối trị tuyệt hảo với sự
kiêu mạn bình thường của
chúng ta, vì nó
bao gồm những người khác và đem
chúng ta lại gần họ thay vì loại trừ họ và đem
chúng ta ra xa họ. Vậy các bạn hãy nói : “Chúng ta cả hai là những vị Phật – những hiện thể đã
hoàn toàn hiện thực tiềm năng
toàn thiện của mình” – và hãy trầm mình vào chốc lát trong một niềm tự hào
chính đáng, phát sanh từ sự cảm kích với sự thực này làm bạn
kinh ngạc.
• Hãy
thực hành bài tập này trong 4 tuần, khoảng một thời một giờ mười lăm phút mỗi ngày (
phân chia giữa những phần khác nhau của bài tập
tùy theo sự
thích hợp nhất của bạn).
Nếu bạn
cảm thấy bị xáo động trong khi
thiền định, hãy thư giãn một chút bằng
hơi thở, rồi lại
tiếp tục tiến trình
bình thường của thời khóa. Nếu một ngày nào bạn không yên và rất bị kích động, chớ gượng ép giữ mình
cho đến cuối thời thiền.
Tốt hơn là làm nhiều thời ngắn (dù chỉ năm phút), có những khoảng nghỉ ngơi ở giữa. Hãy
tỏ ra mềm dẻo uyển chuyển,
tùy theo những
giới hạn của bạn lúc đó.
Bình luậnThực tập cho phép chúng ta ý thức cái gì cực kỳ quan trọng : khi người ta tự
giới hạn vào
hình tướng bình thường của những người bạn và của chính mình, những
hình tướng đó gợi ra cho
chúng ta tham muốn và bám luyến – những tình cảm
gieo rắc nhiều chất độc khác trong đường đi của chúng (
tham lam,
ghen ghét, thù hận,
si mê...) Ngược lại, khi người ta – cả hai bên – có những
tính chất của một vị Phật, thì sự bám luyến còn có thể ở chỗ nào ? Tình yêu
chiếm hữu nhường chỗ cho sự
kính trọng và chính sự
kính trọng này nảy sanh ra khả năng giúp đỡ thực sự những người khác. Cái gây ra
trục trặc nơi
chúng ta là
ý tưởng người ta tự tạo về mình và về bạn mình, vì nó khơi động trong
chúng ta mọi loại chờ mong và
hy vọng, với đủ loại
vấn đề và
khổ tâm thất vọng bao gồm trong đó. Nếu người ta tiến đến chỗ xem mọi
chúng sanh là những vị Phật,
thái độ của
chúng ta đối với họ sẽ thay đổi tự
bản chất : người ta không chờ đợi
gì nữa ở họ, và người ta thôi ngạo mạn chiếm lấy cho mình quyền phê phán những hành động của họ chẳng hạn. Người ta sẽ
lợi lạc nhiều khi làm đi làm lại
thực tập này, nó có thể giúp
tâm thức dần dần hiểu ra
bản tánh thật sự của nó.
Câu hỏi : Có
tốt hơn khi chọn lấy một người cho mọi ngày, và người ta có thể chọn một
kẻ thù thay chỗ một người bạn ?
Trả lời : Nếu bạn muốn dùng
thực tập này để
giải quyết một
vấn đề đặc biệt, bạn có thể lấy một nhân vật đối với bạn
hiện thân cho những khó khăn này
trong suốt thời gian. Nhưng nếu bạn chỉ
tìm cách hiểu biết vị
Phật hiện diện trong mỗi
chúng ta, bấy giờ bạn có thể thay đổi nhân vật mỗi ngày.
Câu hỏi : Tại sao kiêu hãnh được
xem như một cái gì
tiêu cực, trong khi một
xã hội như
chúng ta đang sống đây, nó thường giúp người ta tự vượt chính mình và như vậy làm gương cho những người khác ?
Trả lời : Nếu bạn có
cảm tưởng kiêu hãnh nhiều, có lẽ tốt khi thử thay
thế sự kiêu hãnh
bình thường này bằng sự kiêu hãnh
chính đáng mà người ta vừa nói. Kiêu hãnh với
chúng ta có vẻ
ích lợi lúc đầu, nhưng nó sẽ không như thế về lâu về dài, bởi vì nó chất nặng
bản ngã. Hãy lấy ví dụ một người
hãnh diện về
gia đình mình và tự nhủ : “Tôi quả là có một
gia đình hết mức.” Điều đó
rõ ràng không có gì
tai hại,
xấu xa trong nó, nhưng chính là qua mọi thứ lưu xuất ra từ đó mà những sự việc sẽ hư hại... Nếu hân thưởng cái người ta có là
tốt đẹp, thì không
cần thiết cũng không
ích lợi khi
quan niệm ra sự kiêu hãnh về điều đó.
Câu hỏi : Tôi phải làm gì nếu người bạn tôi dùng cho
sự quán tưởng
chuyển hóa thành một người khác ở giữa thời thiền ? Tôi cứ để vậy hay
cố gắng trở lại nhân vật
ban đầu ?
Trả lời : Lúc khởi đầu,
tốt hơn là thử
trở lại với nhân vật
ban đầu để học làm chủ phần nào
sự quán tưởng, nhưng nếu người ta đã đủ
kinh nghiệm, điều đó không bắt buộc.
Câu hỏi : Với
tư cách là
tín đồ Thiên Chúa giáo, tôi không muốn dùng những
biểu tượng đặc biệt của
Phật giáo. Vậy là tôi dùng khối cầu ánh sáng và điều đó
diễn tiến tốt. Bây giờ chỉ có điều tôi hơi khó khăn khi tưởng tượng ra
toàn bộ nhân cách của tôi và của người bạn tôi trong
hình thức hai khối cầu ánh sáng “đối mặt nhau”. Ngài có điều gì gợi ý cho tôi ?
Trả lời : Khi người ta nói đến Phật, phần nhiều người ta nghĩ đến nhân vật
lịch sử sống ở
Ấn Độ cách đây 2500 năm, giống như phần đông
tín đồ Thiên Chúa giáo nghĩ đến đức Jesus Christ xứ Nazareth khi người ta đề cập đến những phẩm tính của Christ. Ở đây người ta đặt mình trong
trạng thái thức tỉnh,
giác ngộ của
tâm thức và danh từ
Phật tượng trưng
toàn bộ những phẩm tính nội tại của
trạng thái này, hơn là một nhân vật
lịch sử nhất định. Bạn cũng có thể gọi cái đó là Christ, không quan trọng đâu ; những phẩm tính là như nhau, chỉ có sự gọi tên là khác biệt.
Câu hỏi : Làm sao
phản ứng lại cái phần “tôi” không ngừng lập lại với tôi rằng tôi chẳng có chút dấu vết gì của lòng bi, mà tôi thật khó cảm nhận và rằng mọi cái ấy chỉ là giả hiệu,
giả vờ ?
Trả lời : Tôi nghĩ rằng những
thực tập này đúng là dành cho sự khai triển lòng bi khi người ta không có nó và sẽ
hoàn toàn vô ích nếu bạn đã có nó...
Câu hỏi : Khi người ta thấy ở một điểm nào đó những
con người có thể là tàn ác và hung dữ, có lẽ khắp nơi trên
thế giới, làm sao tin được rằng tất cả họ là những vị Phật ?
Trả lời : Tôi tin rằng trước hết phải tự tìm một động cơ
đúng đắn, rồi học
điều phục tâm thức mình.
Tiếp theo, người ta một ngày nào sẽ đến chỗ
nhận ra sự
thanh tịnh của
bản tánh nền tảng của tất cả. Khi bạn đến đó, có lẽ bạn sẽ có câu
trả lời cho câu hỏi của bạn và bạn sẽ biết làm gì
lúc ấy.
(
Lời nói thêm của người dịch tiếng Việt : Một câu nói “kinh điển” thường ở cửa miệng
mọi người Phật tử chúng ta là : “Tất cả
chúng sanh đều có
Phật tánh.” Nhưng làm thế nào để
trí huệ và
đại bi hiển hiện ở đời, làm thế nào để
xã hội biến thành một
cõi tịnh độ khi
ý niệm không
biến thành hiện thực qua
thực hành ? Bởi thế, ít ra đây là một
phương pháp để
hiện thực hóa lý tưởng của
mọi người chúng ta.)
Bài Thực Tập số 10
TRIỂN NỞ / THU RÚTThực tập này bày tỏ cái
tri giác mà người ta có về
thân thể mình và về
thực tại vật lý của nó
ảnh hưởng đến những
trạng thái tâm thức chúng ta như thế nào.
Chắc chắn bạn đã
nhận thấy rằng người ta có khuynh hướng bị
bất hạnh và
suy sụp khi đau ở một chỗ nào đó, và
tính khí tươi tốt và thư giãn khi
cảm thấy tốt đẹp “trong da mình” – nói theo
nghĩa đen.
Ngoài ra,
ý thức hay không, mỗi người tự tạo cho mình một số
ý tưởng nào đó về
thân thể mình ; những
ý tưởng đôi khi quá neo chặt và cứng cỏi đến độ chúng ngăn
chúng ta tiến hóa và lấy của
chúng ta sự
tự do.
Thực tập phát huy triển nở và thu rút sẽ giúp
chúng ta phá vỡ cái xiềng cổ là những
ý tưởng chấp chặt này,
đặc biệt đối với những
ý tưởng về “thân” hay về “tâm” ; nó sẽ góp phần
giải thoát chúng ta khỏi những
bó buộc mà
bản năng “lãnh thổ”
áp bức chúng ta.
Hãy tiếp
cận sự thiền định này với
thận trọng, vì nó có thể gây ra những
phản ứng sợ hãi. Nếu bạn
cảm thấy trong bạn sự
căng thẳng hay
sợ hãi, hãy dừng lại, thư giãn và làm một trong những thư giãn
lúc đầu. Chỉ làm lại
thực tập khi bạn
cảm thấy lại sự
thoải mái, thư giãn.
Nếu cần, thậm chí hãy dừng
thực tập hoàn toàn trong một hay hai ngày. Nếu sự
sợ hãi mà bạn
cảm thấy liên quan với một điểm xác định của
thân thể bạn, hãy thư giãn một ít và hãy tưởng tượng rằng chỗ ấy
hoàn toàn trong suốt.
Tiếp theo, bạn hãy tự hỏi
sợ hãi ở đâu và ai
sợ hãi, và
suy nghĩ về điều đó một lát.
Mô tả thực tập1. Phần một : triển nở (30 phút)
Hãy tưởng tượng
đức Phật, hay khối cầu sáng rỡ có cùng những phẩm tính, ở
trung tâm thân thể bạn. Điều này để bạn
bảo đảm không sợ : trong
tư cách Phật, bạn chẳng có gì để sợ hay để mất, dù cái gì xảy ra với
thân thể bạn. Hãy thở
đều đặn và khi
thở ra hãy tưởng tượng bạn nở lớn
thân thể bạn ra, vỏ bọc ngoài thân càng lúc càng lớn ra (như một trái banh bơm hơi) ; hình thể thân bạn vẫn như vậy, nhưng kích thước tăng dần. Làm như vậy cả thảy ba hay bốn
hơi thở ra, nhịp điệu
hơi thở của bạn
tự nhiên và
thoải mái. Nếu bạn khó chịu hay
cảm thấy căng thẳng ở đâu, hãy tập trung trên điểm đó và lấy nó như
trung tâm của tiến trình triển nở. Hãy tưởng tượng mỗi
hơi thở ra làm cho sự
đau đớn ra khỏi
thân thể bạn và vỏ bao
thân thể càng lúc càng
tinh tế. Ở yên trong
ý thức về những phẩm tính của Phật –
hiểu biết thanh tịnh và lòng bi
vũ trụ – trong khi
tiếp tục sự triển nở
cho đến lúc
thân thể bạn
đạt đến kích cỡ một cái nhà. Vào lúc đó, hãy làm biến mất
hình dáng bình thường của
thân thể bạn –
trở thành không hình thể – và
tiếp tục lớn lên với một
thân thể không
hình dáng.
Hãy
tiếp tục triển nở : da của
thân thể bạn càng lúc càng mỏng (như khi bơm một trái bóng cao su) và càng lúc càng kém đặc ở bên trong. Hãy theo
cho đến khi bạn
đạt đến tầm cỡ một trái núi.
Thân thể bạn bây giờ hầu
như không hiện hữu, chỉ còn là một cái bóng sương mù
mơ hồ. Hãy
tiếp tục lớn trong bầu trời
cho đến lúc không còn dấu vết gì của
thân thể bạn, như nó
hoàn toàn biến mất trong
không gian.
Nếu bạn
cảm thấy một nỗi
sợ hãi nào đó, hãy nhớ rằng bạn có những phẩm tính của một vị Phật và không gì có thể xảy đến với bạn. Để
chấm dứt, hãy tưởng tượng bạn trong
cảm giác hiện hữu mà không có
thân thể, và để cho biến mất mọi
ý niệm về một
bản ngã.
Phần một này kéo dài nửa giờ, là một nửa của bài
thực tập.
2. Phần hai : thu rút (30 phút)
Phần hai này là cái ngược lại của phần trước. Hãy thở
đều đặn, trong khi
hoàn toàn tỏ biết trong tâm rằng bạn là một vị Phật. Sau ba hay bốn
hơi thở vào, hãy tưởng tượng rằng
thân thể bạn nhỏ dần lại. Chớ
quan tâm về
hình dáng thân thể như thế nào, hãy chỉ
tiếp tục làm nó
thu nhỏ cho đến lúc
chấm dứt bằng cách tan biến
hoàn toàn vào
đức Phật – hay khối cầu ánh sáng
rực rỡ ở
trung tâm bản thể bạn. Bấy giờ hãy nghĩ rằng bạn chỉ còn là một với
đức Phật hay khối cầu ánh sáng ; không còn nữa “cái tôi”, chỉ còn sự
biểu lộ của những phẩm tính chúng là
tinh túy của
bản tánh của bạn.
Tập trung vào
hơi thở vào, hãy
tiếp tục làm nhỏ
đức Phật – khối cầu – mà “bạn” đã
trở thành,
cho đến khi nó còn kích cỡ một hạt. Hạt trở nên
trong suốt và không màu sắc, nó biến mất
dần dần và
cuối cùng hoàn toàn biến mất.
• Hãy
thực hành thực tập này trong
ba tuần, khoảng một thời một giờ mỗi ngày, chia làm hai phần bằng nhau (30 phút triển nở và 30 phút thu rút).
Câu hỏi : Có cần
tiếp tục cảm nhận sự
tiếp xúc với chỗ ngồi hay với mặt đất khi
thân thể lớn và rộng ra trong giai đoạn triển nở không ?
Trả lời :
Tuyệt đối không
cần thiết cảm thấy bị dính với chỗ ngồi hay với mặt đất.
Quả thật, người ta
tìm cách vượt khỏi
sợ hãi và lo ngại thường
cảm thấy trước
ý nghĩ tan biến vào một cái gì khác. Thế nghĩa là, nếu điều đó làm bạn
bối rối khi tháo hết những dây buộc, bạn có thể
duy trì cảm tưởng có một sự
tiếp xúc với mặt đất, điều đó sẽ không
ngăn cản bạn đôi khi có
cảm tưởng bập bềnh nhẹ nhàng trên mặt đất.
Câu hỏi : Phải làm gì nếu người ta khó khăn nhiều khi
quán tưởng triển nở hơn thu rút, nếu người ta
không thật sự
đi vào tiến trình đó được ?
Trả lời : Điều đó có thể làm
rắc rối cho công việc của bạn một chút. Trong
trường hợp đó, chớ có bắt ép ; hãy làm vài
thực tập thư giãn trước khi làm lại
quán tưởng.
Câu hỏi : Kích thước của Phật trong
trung tâm tim có
tăng trưởng song hành với
thân thể không, hay nó giữ nguyên ?
Trả lời : Phật không phải là một đối tượng
vật chất ở giữa
thân thể bạn, như một tượng đồng.
Trái lại bạn phải tưởng tượng rằng nó càng lúc càng trở nên
trong suốt (và ít
bản chất), lần lần chính bạn
trở thành nó. Nghĩa là kích thước của nó
không thật sự quan trọng.
(
Lời nói thêm của dịch giả tiếng Việt : Là
chúng sanh vô minh như
chúng ta, ai cũng cho là
toàn thể bản thể mình là thân xác, và từ đó, sướng khổ, nổi trôi,
sống chết cũng là từ cái chấp thân này. Nhưng ít ai biết rằng
ý thức về thân xác của
chúng ta chỉ là một “quán tưởng”
phiến diện và
sai lầm của của
tâm thức vô minh. Bởi
thế sự quán tưởng triển nở và thu rút này sẽ phá vỡ
sự quán tưởng
sai lầm thông thường về
thân thể, phá bỏ chấp thân, và mở ra
không gian bao la của
giải thoát...)
Bài Thực Tập số 11
KẺ THÙThực tập này nằm trong cùng
viễn cảnh với những cái trước khi nhằm làm cho
chúng ta học đối mặt
tốt hơn với những sự việc của
cuộc đời.
Chúng ta sắp thử hiểu tại sao
chúng ta lại thường
suy nghĩ, nói năng và làm những việc
vô ích, hầu như là có hại – cho chính mình và cho những người khác. Và người ta phải đến chỗ đối mặt với
ác cảm và
hận thù.
Bài tập này đặt
chúng ta đối diện với
ác cảm hay thù hận mà đôi khi người ta
cảm thấy, do đủ mọi
lý do. Ngay cả khi bạn nghĩ là không có
kẻ thù không đội trời chung và thực thụ, bạn cũng có thể làm
thực tập bởi vì có những
phạm trù kẻ thù khác nhau và những cấp độ
ác cảm khác nhau. Ở đây, người ta
phân biệt làm ba thứ, theo định nghĩa :
1. Một
ác cảm căn cứ trên sự ghét bỏ
cá nhân : điều này có thể từ một loại tức giận nhỏ, như khi có ai làm bạn khó chịu
buồn phiền,
cho đến một
hình thức cực độ, như khi người ta
cảm thấy một
cơn giận dữ và thù ghét có thể
đưa tới sự giết hại.
2. Một
ác cảm do một trái nghịch mà người khác
mang đến cho bạn, chẳng hạn không ngừng nói lại mọi chuyện bạn đã làm.
3. Một
ác cảm từ một
gắn bó quá độ : nếu có ai quá
gắn bó với bạn, nó không ngừng lo toan đến những việc bạn làm và “tình yêu”
chiếm hữu này
trở thành một tù ngục. Vậy là bạn ghét người đó, kẻ làm hư hại
tự do của bạn và xem bạn là con tin
tinh thần.
Mô tả thực tậpBạn sắp
quan tâm đến vẻ
bề ngoài thân thể và những tình cảm của “kẻ thù” của bạn hơn là cái người ấy có thể nói hay làm.
Bạn hãy chọn một “kẻ thù” nằm trong một
phạm trù vừa kể ở trên, dù mức độ
ác cảm với nó ở mức độ ra sao.
Hãy tưởng tượng rằng người ấy đang ngồi
trước mặt bạn và các bạn sắp
trao đổi những nhân cách của các bạn
với nhau, nhưng mỗi người vẫn giữ vẻ
bề ngoài bình thường của mình. Như đối với những
thực tập ở trước, sự
trao đổi được
phối hợp với những “pha” thở. Khi
thở vào, bạn
dần dần thu hút người kia vào bạn, nghĩ rằng bạn đem
dần dần vào bạn tất cả cái gì làm nên người kia : những tình cảm,
cảm giác,
tư tưởng, lo toan,
sợ hãi,
hy vọng, những bộ phận bên trong... của nó. Không cần làm điều đó trong mỗi
hơi thở vào : hãy tìm một nhịp độ
hòa hợp với sự thở
bình thường tự nhiên của bạn. Chú ý vào
hơi thở ra, qua đó bạn tưởng tượng rằng bạn để cho ra khỏi bạn tất cả những cái gì định nghĩa thành
con người bạn và những cái đó sẽ làm đầy
thân thể kẻ thù của bạn.
Dần dần bạn
tiến tới trong
thực tập này, hãy
cảm thấy rằng bạn tự làm trống chính bạn và đem bạn làm đầy
kẻ thù, trong khi cái ngược lại xảy ra cho nó.
Hãy
tiếp tục cho đến khi bạn
hoàn thành sự
trao đổi hai nhân cách và cái bên trong của các bạn, chỉ có
bề ngoài tương ứng là không thay đổi.
Khi sự
trao đổi đã xong, hãy dành một chốc lát để
suy nghĩ : Cái giận ở đâu ? Sự thù hận,
sợ hãi, sự quỵ lụy
gắn bó ở đâu ? Đâu là
nguyên nhân của mối
ác cảm ? Hãy tự hỏi : “Bây giờ tôi ở chỗ của
kẻ thù và nó ở chỗ của tôi, vậy nguồn gốc mối
ác cảm nằm ở đâu ?”
Cuối lúc
suy nghĩ như vậy, hãy
lấy lại vẻ
bề ngoài thân thể của bạn, những tình cảm và tất cả những cái gì định hình nên bạn, nhưng vẫn giữ trong bạn cái mà bạn đã
tri giác về người kia khi bạn ở “trong da hắn”.
Hãy
chấm dứt bằng
thực tập thư giãn, hãy để những
tư tưởng và tình cảm của bạn đến và
đi theo ý chúng. Hãy
để tâm thức
tự thư giãn và bình lặng và
quan sát cái gì xảy ra.
Với
thực tập này, người ta thực sự trở vào trong cái
sống động của
chủ đề ; người ta
đi thẳng vào trái tim của mọi
vấn đề của mình. Điều đó đôi khi khó nhọc, nhưng hãy có
can đảm, điều đó xứng đáng với sự khó nhọc...
• Hãy
thực hành thực tập này trong bốn tuần, khoảng một thời một giờ hai mươi phút mỗi ngày, mười phút sau cùng dành cho sự thư giãn.
Tốt hơn là chớ thay đổi nhiều nhân vật cho
thực tập này, và
duy trì một người hay một ít người.
Câu hỏi : Tôi rất hiểu rằng
thực tập này để làm tôi thay đổi
tính khí hơn là thay đổi những người khác, nhưng tôi không thể tự ngăn mình khỏi nghĩ rằng, bởi vì tôi phải khó khăn để
tiến hóa, thì những người khác có lẽ cũng như vậy. Đây có phải là một
giải thích sai lầm không ?
Trả lời :
Thực tập này không phải có
mục đích làm thay đổi những người khác. Dù những người khác có
cải thiện,
mục tiêu của
chúng ta phải là ở chỗ tự làm cho mình
tiến bộ.
Câu hỏi : Ngài có vẻ muốn nói rằng người ta có thể
đồng hóa trạng thái yêu đương với một loại
ác cảm. Điều ấy có phải nói rằng
tốt hơn là nên co gối lên cổ khi người ta
cảm thấy bị
hấp dẫn mạnh mẽ bởi một người nào, hay người ta có thể tịnh hóa tình yêu nằm trong sự
hấp dẫn mà người ta
cảm thấy đối với người khác, để biến tình cảm này thành cái gì hữu ích và
lợi lạc ?
Trả lời : Nếu bạn có thể
thương yêu mà không bám luyến, hay bạn
thành công khi
vượt qua sự bám luyến
ban đầu, bấy giờ tình yêu có thể là rất, rất hữu ích và
lợi lạc. Nhưng ngay khi người ta bám luyến vào người yêu, thậm ý vào
ý tưởng tình yêu, thì tình yêu này này ô uế bởi
bản ngã và dễ dàng
biến thành “chua”. Chính bởi vì sự bám luyến kéo theo trên đường đi của nó tính
sở hữu, ghen tuông và
mong chờ – tất cả những thứ làm nhiễm độc
cuộc đời chúng ta... Ở đâu có bám luyến, tình yêu mất đi sự
thanh khiết của nó.
Câu hỏi : Khi tôi làm
thực tập này, tôi có
cảm tưởng rằng ai đó muốn làm điều xấu cho tôi đang
tìm cách đi vào chiếm đoạt
con người tôi. Đây là một
kinh nghiệm kinh khủng đến độ phải nhiều ngày tôi mới lại
cảm thấy mình
an toàn trong
da thịt của tôi. Như vậy tôi có nên
tiếp tục làm
thực tập không ?
Trả lời : Nếu người ta có thể tiếp cận
thực tập này với
ý định trong sạch lớn lao và một cảm thức
tình thương chân thật, thì
ý tưởng người nào đó
tìm cách sở hữu bạn không có gì gây
sợ hãi, mà ngược lại. Nhưng một người mới bắt đầu sẽ có khó khăn để thấy sự việc dưới góc độ như vậy. Hãy thử hiểu hơn nữa cái gì là “Phật bên trong”, điều ấy sẽ giúp bạn. Và nếu bạn lại còn
sợ hãi khi làm
thực tập, hãy
cố gắng cảm thấy rõ ràng Phật tánh hiện diện trong bạn, trước khi
tiếp tục.
Câu hỏi :
Thực tập này đôi khi có một
hiệu quả rất
xáo trộn với tôi ; tôi
cảm thấy hoàn toàn đảo lộn, chìm ngập trong những xúc cảm
dữ dội và một sự
cay đắng lớn lao. Có nên
tiếp tục và đối mặt với những tình cảm này hay ngừng lại và làm một ít thư giãn ?
Trả lời : Hai cách
giải quyết đều có
giá trị.
Ban đầu, có lẽ
ích lợi khi làm một ít thư giãn, nhưng rồi luôn luôn phải đến một lúc người ta bắt buộc phải nắm lấy cặp sừng của con bò mộng.
Rốt cuộc, phải đối mặt với những khó khăn của mình và
giải quyết chúng, dù điều đó rất gian khổ.
NHẬN LẤY TRÊN CHÍNH MÌNH SỰ KHỔ ĐAU
CỦA NHỮNG NGƯỜI KHÁCNhập đề tổng quát
Ba
thực tập tiếp theo nhằm phát triển và làm mạnh
ý chí giúp đỡ những người khác của
chúng ta khi
dần dần tiến
xa hơn trong sự dấn thân của
chúng ta : người ta bắt đầu bằng mong muốn nhận trên chính mình sự
đau khổ của
cha mẹ và
gia đình mình (số 12), rồi đến của bạn bè,
thú vật và của xứ sở (số 13),
cho đến bao gồm sự
đau khổ của những
kẻ thù (số 14). Để
tìm thấy nơi mình lòng bi
cần thiết, người ta
chấp nhận đối mặt với cái
tiêu cực hơn trong mình và tịnh hóa nó.
Một khi
ý tưởng về lòng bi
thức dậy nơi mình, người ta sẽ
nỗ lực đưa nó vào
thực hành bằng cách nghĩ rằng người ta nhận trên chính mình những
đau khổ của những người khác. Vì
rõ ràng trong lúc này chỉ cần một nguyện ước
chân thành – mà người ta rất khó
thực hiện – người ta sắp lại tự tưởng tượng mình trong
hình thức một vị Phật, như là sự
biểu lộ ra bên ngoài của
hiểu biết thanh tịnh và lòng bi
vũ trụ. Những thu hoạch về những
thiền định trước kia của bạn sẽ
ích lợi cho bạn, không chỉ bởi vì bạn đã có
thói quen quán tưởng mình trong
hình thức một vị Phật – hay khối cầu ánh sáng – mà cũng bởi vì bạn đã học
cách cảm nhận những phẩm tính bên trong mà sự việc đó
thừa nhận và những âm vang
sâu xa mà sự việc ấy gây ra trong bạn. Bây giờ bạn có thể
cảm thấy dễ dàng
thoải mái và có một
bảo đảm nào đó khi bạn tự nhủ “Tôi là một vị Phật.” Người ta sẽ không đề cập đến khối cầu ánh sáng nữa trong những
quán tưởng tiếp theo đây, bởi vì người ta nghĩ rằng
ý nghĩa của Phật với
tư cách là
biểu tượng và
biểu lộ ra bên ngoài của những phẩm tính của
tâm thức giác ngộ đang
hiện diện trọn vẹn rõ ràng đối với tất cả
chúng ta – điều này không
ngăn cản bạn
tiếp tục dùng nó cho những
quán tưởng, nếu bạn thích. Dầu sự chọn lựa của bạn là cái gì,
chính yếu là
thấm nhuần sự xác tín và cảm thức rằng người ta thực sự là một vị Phật – theo nghĩa
chúng ta đã xác định – khi người ta làm những
quán tưởng này. Nếu bạn còn chưa có thể
cảm thấy một xác tín như vậy, hãy nhảy qua bộ ba
thực tập này và thẳng đến “Khối Cầu Cầu Vồng” (số 15).
Bài Thực Tập số 12
NHẬN LẤY TRÊN CHÍNH MÌNH
SỰ KHỔ ĐAU CỦA CHA MẸ
VÀ CỦA GIA ĐÌNH MÌNHĐã học nhìn thấy những người khác và tự thấy mình trong
hình thức một vị Phật, người ta bắt đầu hiểu
tốt hơn một chút cái
tinh túy thanh tịnh, tiềm năng của
toàn thiện hiện diện trong
tâm thức của mỗi người – “bản tánh Phật” của
chúng ta. Người ta
thoáng thấy một
thực tại cho đến lúc đó chưa từng nghĩ ra : mọi cái đều
tham dự vào cái
tinh túy này – mọi
kinh nghiệm thân xác,
lời nói hay
tâm thức của
chúng ta cũng như của những người khác. Khi người ta hiểu ra tất cả
chúng ta liên hệ mật thiết với nhau tới mức độ nào,
ý muốn giúp đỡ những người khác nảy sanh
hoàn toàn tự nhiên, và người ta chuẩn bị học nhận lấy trên chính mình sự khổ đau của những người khác, bắt đầu từ những người gần gũi với
chúng ta.
Mô tả thực tậpHãy
tự lập lại : “Tôi là một vị Phật”, và khi
hoàn toàn thấm nhuần xác tín này, hãy
quán tưởng bạn trong
hình tướng ấy, sáng rỡ và không thể sờ nắm. Hãy tưởng tượng
trước mặt bạn là cha bạn, mẹ bạn và những thành viên gần gũi của
gia đình bạn, dù đã chết hay đang sống. Hãy
lần lượt nghĩ đến từng người, và
cố gắng thấy biết sự khổ đau riêng biệt của mỗi người trong họ : chẳng hạn một bà mẹ khổ đau vì quá bám luyến với chồng mình, một người cha bị tiêu hoại bởi
tham vọng quá mức của mình, hay một người anh có trở ngại về mặt
thân thể. Hãy làm một bản
kê khai chính xác trong óc về mỗi khổ nhọc hay khổ đau này, rồi hãy chọn lấy một cái sẽ là đối tượng
chính yếu cho
sự thiền định của bạn, trong
thiền định đó bạn sẽ thử nhận lấy trên bạn sự
đau khổ riêng biệt này của một thành viên
gia đình.
Vậy hãy tập trung vào người ấy và vào sự
đau khổ đã chọn cho buổi
thiền định và tưởng tượng rằng tất cả sự
đau khổ đó – thân hay tâm – ra khỏi người đó dưới dạng một loại bùn đen, nhầy quánh, nặng nề và dày đặc, hơi giống dầu hắc – hầu như cứng và có vẻ rất
độc hại. Khi
thở vào – không cưỡng ép mỗi
hơi thở, hãy tìm nhịp điệu
thích hợp với bạn vào lúc đó – bạn làm cho bùn đen của người bạn muốn nhận khổ đau đi ra khỏi người ấy và hút vào
thân thể Phật của bạn. Chất lỏng màu đen
đi vào trong trái tim Phật của bạn, nơi đó nó cháy lên, dùng làm nhiên liệu cho ngọn lửa của lòng bi và làm
sống động ngọn lửa của sự thấu hiểu của bạn về tiềm năng
toàn thiện hiện diện trong mỗi
chúng ta –
tinh túy của Phật,
Phật tánh.
Đồng thời, trên những
hơi thở ra của bạn – theo nhịp độ
thích hợp với bạn – hãy tưởng tượng rằng bạn gởi đến người ấy tất cả sự
tốt đẹp, tất cả
đức hạnh và tất cả
hạnh phúc có thể có, trong
hình thức một ánh sáng trắng và
thanh tịnh như
pha lê thoát ra từ trái tim Phật của bạn và
thâm nhập toàn bộ thân thể của người kia,
giải thoát nó
tức thời khỏi những
đau khổ của nó và khỏi những gì là
nguyên nhân của khổ đau đó.
Vậy là bạn tạo ra một chuyển động đến và đi, qua đó bạn rút vào sự khổ đau trong
hình thức một chất lỏng màu đen và thay thế bằng ánh sáng trắng
thanh tịnh của sự
tốt đẹp và
hạnh phúc.
Bạn hãy tập trung
thỉnh thoảng trên
hình ảnh của người bạn muốn giúp đỡ bằng cách
quán tưởng người đó
trở lại rất
rõ ràng, và nghĩ
trở lại sự khổ đau mà bạn đang muốn làm nhẹ nơi người đó. Hãy thường làm điều này khi bạn thấy cần.
Dần dần khi bạn
tiến bộ trong
thực tập, chất lỏng đen sẽ sáng sủa ra và chảy lỏng hơn,
tương ứng với sự loại trừ
dần dần khổ đau. Sau một
thời gian – khoảng nửa giờ – chính cùng một ánh sáng trắng và
trong trẻo chuyển động
lưu thông giữa bạn và người kia, trên
hơi thở vào và
hơi thở ra (
một lần ba hay bốn chu kỳ thở là đủ,
tùy theo bạn
tìm thấy nhịp điệu của mình). Hãy nghĩ rằng thành viên này của
gia đình bạn là đối tượng cho
sự thiền định của bạn giờ đây
hoàn toàn thoát khỏi những khổ đau của nó và nó cũng
trở thành một vị Phật như bạn.
•
Lưu ý quan trọng : bạn chớ sợ ngã bệnh hay bị chìm ngập khổ đau này khi nhận nó trên chính bạn, bởi vì bạn không ở trong
hình thức bình thường của bạn nữa : bạn là Phật trong
thời gian bạn làm
thực tập này và không có cái xấu nào có thể chạm đến bạn.
• Hãy
thực hành thiền định này trong hai tuần (hay hơn, nếu bạn muốn tập trung trên nhiều người khác nhau), khoảng một giờ mười lăm phút mỗi ngày. Hãy
chia xẻ thời gian của bạn giữa những thành viên khác nhau của
gia đình bạn và để vài ngày cho mỗi người trong họ.
Bài Thực Tập số 13
NHẬN LẤY TRÊN CHÍNH MÌNH
SỰ KHỔ ĐAU CỦA BẠN BÈ, THÚ VẬT VÀ CỦA XỨ SỞ BẠNTrong
thực tập này, người ta tập trung trên những khổ đau của bạn bè,
thú vật và xứ sở của mình. Dù cho
mọi người khổ đau, những khổ đau của những người khác không luôn luôn
rõ ràng, bởi vì chúng mang lấy những
hình thức không đập mạnh vào mắt. Có đủ loại khổ –
vật chất, tình cảm hay
tinh thần – mà người ta phải học để
nhận ra nơi những người khác để có thể giúp họ
thoát khỏi chúng. Chẳng hạn, nếu người ta
ý thức những
hành hạ do bám luyến gây ra, người ta có thể nhận lấy chúng trên chính mình
cùng lúc với
nguyên nhân của chúng – sự
tham muốn.
Mô tả thực tập1.
Thiền địnhBạn hãy chọn lấy một người
bạn trai hay gái, một con vật hay một loài thú riêng biệt, một nhóm hay một hội đoàn mà bạn thuộc vào, hay
toàn bộ cộng đồng quốc gia. Hãy tưởng tượng người bạn ấy, con
thú vật ấy hay nhóm ấy
trước mặt bạn.
Sự quán tưởng giống như trong
thực tập trước : trên
hơi thở vào bạn nhận vào bạn sự khổ đau với hình dạng một chất lỏng màu đen, và trên
hơi thở ra bạn gởi trả lại ánh sáng trắng của lòng bi. Ánh sáng này không chỉ làm nhẹ những khổ đau
hiện thời của người hay nhóm
liên quan, mà còn mang lại cho họ cái mà họ mong muốn nhất. Khi bạn
thở ra, hãy nghĩ rằng bạn đem cho họ tất cả cái gì có thể lấp đầy những mong muốn của họ, bởi vì chính khi
thỏa mãn sự
tham muốn làm cho họ khổ đau mà bạn có thể làm cho họ nhẹ nhõm. Hãy tưởng tượng rằng ánh sáng trắng tự động mặc lấy hình dạng của cái mà những người được
quán tưởng mong muốn nồng nhiệt nhất hay họ
cảm thấy cần thiết nhất –
vật lý, tình cảm hay
trí thức. Đến độ họ
cảm thấy được giải thoát khỏi bám luyến của họ bởi vì tất cả
tham muốn của họ đã được
thỏa mãn.
Nếu bạn
hiểu rõ điều người đó mong muốn là gì, bạn có thể
quán tưởng đối tượng ấy, làm cho nó càng đẹp càng tốt. Chẳng hạn bạn biết ai đó đang cháy bỏng vì muốn có một cái nhà, hãy tưởng tượng cái nhà càng đẹp càng tốt và biếu nó cho người ấy qua
trung gian ánh sáng mà bạn gởi đến khi
thở ra.
Khi bạn có
cảm tưởng đã
hoàn toàn đáp ứng những
tham muốn của người hay nhóm người bạn
quán tưởng trước mặt, và như thế đã bẻ gãy những sợi xiềng của
tham luyến và khổ đau đang
ràng buộc họ, hãy tưởng tượng rằng những người này cũng mang lấy
hình tướng của một vị Phật.
2. Hội nhập
thiền định vào
đời sống hàng ngày
Thiền định không chỉ là giờ phút này khi dòng
bình thường của những sự việc
trở thành trừu tượng trong lúc bạn ngồi trên gối thiền hay trên ghế. Đó là một
trạng thái tâm thức, một phẩm tính
chú tâm mà người ta học trau dồi suốt cả ngày, ngay giữa lòng những
hoạt động hàng ngày. Bạn hãy lập lại
thường xuyên trong ngày : “Tôi là một vị Phật”, và làm sao xác tín này
nuôi dưỡng và định hướng mỗi
tư tưởng, mỗi
lời nói và mỗi hành động của bạn. Hãy không ngừng khơi dậy
ý định giúp đỡ những người khác : người ta thấy đầy đủ những khổ đau chung quanh ta mỗi ngày để khó có thể quên. Hãy
duy trì một sự
liên tục của sự
chú tâm cắm rễ trong mối bận tâm
vị tha này : bạn mong muốn nhận về nơi bạn sự khổ đau của những người khác và thay thế vào đó sự
mãn nguyện những
tham muốn của họ. Hãy gởi cho họ ánh sáng trắng của lòng
đại bi để bù đắp cho
tham muốn của họ cũng thường như mỗi khi
ý nghĩ về họ đến với bạn.
Tôi muốn xác định một điểm, để tránh mọi hiểm nguy
mập mờ ý nghĩa : khi tôi nói “Hãy nghĩ rằng bạn là một vị Phật”, như thế không có nghĩa là tự cho mình là một vị Phật, như những người khác tự cho mình là Napoléon hay Jean d’Arc ; việc này không muốn nói hãy kêu lên điều đó trên những mái nhà và
quấy rầy mọi người bằng việc
tuyên bố mình là Phật – với
lý do là một lama
Tây Tạng đã nói với bạn như vậy – và chờ đợi được
trọng vọng như thế ! Điều đó nghĩa là
thấm nhuần một xác tín thuộc về
thực tại tối hậu của
bản tánh chúng ta, để giúp
chúng ta khai triển tất cả tiềm năng của nó – cho sự
tốt đẹp vĩ đại nhất của những người khác và của chính
chúng ta. Một xác tín bạn sẽ
giữ gìn nơi bạn, mà bạn
nuôi dưỡng và
củng cố mỗi ngày và nó sẽ
bồi bổ cho bạn
sức mạnh, ngày qua ngày.
Rõ ràng có những lúc bạn
cảm thấy hoàn toàn không có khả năng nhận lấy sự khổ đau của những người khác và cho họ
tình thương và lòng bi của một vị Phật. Khi bạn muốn gởi người
đồng nghiệp đang làm việc với bạn đến cho quỷ ma ở
địa ngục, đôi khi bạn
cảm thấy hoàn toàn mâu thuẫn với chính bạn, bị
giằng co giữa sự cao cả của những
lý tưởng tình thương vô
điều kiện và
thực tế buồn rầu của những
lời nói và hành động của bạn. Chưa nói đến những gì xảy ra trong đầu bạn ! Nhưng chớ nản lòng ! Chính trong những lúc như
vậy mà phải nhớ rằng tiềm năng của
toàn thiện –
Phật tánh – đang ở nơi mỗi
chúng ta vẫn hằng
hằng thanh tịnh, dù những
yếu đuối và
sai lầm của
chúng ta. Không có gì có thể làm
nhiễm ô nó và nó vẫn giữ mọi phẩm tính của nó, như một miếng vàng bị vùi dưới hàng tấn đất đá đổ vụn người ta tìm lại được sau bao nhiêu năm nó biến mất. Hãy
tin cậy vào chính bạn và cũng tự nói rằng
bản thân sự
thanh tịnh của
mục tiêu của bạn là một
sức mạnh có thể
nâng đỡ bạn qua mọi
thăng trầm.
• Hãy
thực hành thiền định này trong hai tuần, khoảng hai giờ mười lăm phút mỗi ngày, dành hai hay ba ngày cho mỗi đối tượng
thiền định mà bạn đã chọn.
Bài Thực Tập số 14
NHẬN LẤY TRÊN CHÍNH MÌNH
SỰ KHỔ ĐAU CỦA NHỮNG KẺ THÙ CỦA MÌNHĐể cho
thiền định này, người ta sẽ xem là có ba
phạm trù kẻ thù :
1. Những
kẻ thù ở xa : những người này nằm ở mức độ
quốc gia mà người ta thuộc về. Có thể có những
quốc gia khác lâm chiến với xứ sở của bạn hay
áp bức xứ sở bạn bằng cách này hay cách khác, cũng như có những
yếu tố hay lực lượng
trừu tượng hơn như nạn đói hay hạn hán. Những
kẻ thù đó chỉ gây ra nơi
chúng ta một
ác cảm tương đối giới hạn, trong mức độ chúng thường kém
liên hệ đến
cá nhân, và do vậy ít khổ đau hơn.
2. Những
kẻ thù của
cá nhân : là những người
chúng ta không ưa, do đủ loại
lý do, nhưng không nằm trong những người thân cận với
chúng ta. Dù những tình cảm của
chúng ta đã rất nhiều
độc ác hơn
trường hợp trước, thì chúng vẫn còn dễ
kiểm soát hơn là đối với những người
mật thiết.
3. Những người
mật thiết mà với họ người ta có những tương quan rất khó khăn : những người bạn, những người thân cận hay những người trong
gia đình không
thông hiểu nhau và bạn ghét họ –
thỉnh thoảng hay
thường xuyên – hay họ ghét bạn. Nếu bạn không có
kẻ thù như vậy, hãy nghĩ đến một con vật bạn rất khó chịu với sự
hiện diện của nó.
Mô tả thực tập1. Chuẩn bị / tịnh hóa
Trước khi thử nhận lấy trên chính mình sự khổ đau của những
kẻ thù,
trước tiên phải
thoát khỏi những độc làm
ô nhiễm tâm thức chúng ta, và
nếu không có những độc ấy
chúng ta cũng không có những
kẻ thù.
Hãy tưởng tượng một vị Phật ánh sáng chói ngồi
trước mặt bạn. Hãy gợi lên
kẻ thù bạn sắp
thiền định và để cho tất cả những tình cảm
tiêu cực mà y gợi ra cho bạn dâng lên trong bạn. Hãy
cảm thấy tới điểm nào những
cảm xúc này đủ mạnh và làm bạn
dao động, và hãy
hình dung chúng trong
hình thức một đám khói màu đen dày ở trong
thân thể bạn.
Tiếp theo hãy mở mình ra với sự
thanh tịnh của Phật ở trước bạn. Khi
thở vào, hãy để cho bạn được thấm nhập bởi những
tia sáng chói ngời phát ra từ thân Phật, và khi
thở ra, hãy tưởng tượng rằng bạn
tống ra khỏi
thân thể bạn đám khói đen dày – những xúc cảm bạo liệt ở trong bạn – nó rút vào trong đất, khoảng một mét
trước mặt bạn và tan biến
hoàn toàn ở đó.
Dần dần khi
thực tập tiến bộ, hãy
cảm thấy ánh sáng chói ngời thay thế lần khói đen,
cho đến khi nó không còn nữa. Bây giờ bạn cũng
thanh tịnh như một vị Phật và như vậy đã sẵn sàng nhận lấy trên bạn sự khổ đau của những
kẻ thù.
Tin chắc điều này, bạn hãy đi qua giai đoạn
tiếp theo.
2. Phần một : sẵn sàng đón nhận sự khổ đau mà những
kẻ thù gây ra cho bạn. Hút vào một
đám mây các độc
Hãy tưởng tượng tất cả những
kẻ thù của bạn
tụ tập trước mặt bạn : những người chỉ
ảnh hưởng đến bạn từ xa, những người thân cận, những người
mật thiết, những người trong
gia đình – tất cả những người bạn ghét vì một
lý do nào đó.
Toàn bộ những tình cảm
tiêu cực mà những
kẻ thù của bạn có đối với bạn mang
hình thức một
đám mây đen
tượng trưng cho những độc của
tâm thức (tham, sân,
vô minh và mọi chuyển thể của chúng). Chớ quên rằng bạn đang ngang mức độ một vị Phật,
thanh tịnh hoàn toàn nơi thân, ngữ, tâm, và khi
thở vào, hãy hấp thu
dần dần đám mây đen này. Ngay khi những
bất tịnh tạo thành
đám mây đi vào trong bạn, chúng tự
tiêu hủy và tự
chuyển hóa : khi
thở ra, bạn gởi đến những
kẻ thù một ánh sáng trắng và
rạng rỡ của sự
thanh tịnh – ánh sáng của lòng bi.
Dần dần khi
thiền định tiến bộ, hãy
cảm thấy sự
ham muốn của bạn giúp đỡ những người khác
tiến hóa và phát triển tăng thêm. Chớ
tìm cách lẩn tránh những độc bạn đã rút ra từ những
kẻ thù gần và xa ; hãy nghĩ rằng bạn đón nhận những khổ đau họ gây ra cho bạn và thay vì ghét họ, bạn gởi cho họ
tình thương và lòng bi của một vị Phật, dưới
hình thức ánh sáng trắng.
3. Phần hai : nhận lấy trên chính mình khổ đau của một
kẻ thùNhư phần một của
thực tập, bạn được tịnh hóa, như một vị Phật.
Hãy nghĩ đến một người đích xác
cụ thể bạn có những tương quan khó khăn dầu
lý do là gì – ghét, ghen,
bất hòa, khinh miệt – (không có một người như vậy, thì hãy gợi ra một con vật bạn khó chịu), và tưởng tượng người ấy ở
trước mặt bạn.
Khi đã
cảm thấy sự
hiện diện của người ấy hay con vật ấy
rõ ràng,
tìm cách khám phá nguyên nhân chánh của những khổ đau của nó – giận, tham,
kiêu căng,
ngu si,
ghen ghét... – và hãy tưởng tượng cái độc này trong
hình thức một đám khói đen dày thoát ra từ nó và bạn hấp thu vào khi thở vô.
Như trước, đám khói này được tịnh hóa nơi bạn bởi lòng bi và khi bạn
thở ra, bạn gởi nó đến người
trước mặt trong
hình thức một ánh sáng trắng và
thanh tịnh rạng rỡ. Bạn cũng có thể tưởng tượng những màu khác, nhưng màu trắng là
chính yếu.
Bạn càng gởi ánh sáng trắng khi
thở ra, khói càng nhạt đi và biến mất. Để
chấm dứt chỉ còn ánh sáng trắng
lưu chuyển giữa bạn và người kia. Chính người ấy đã
trở thành hoàn toàn thanh tịnh, như một vị Phật, như bạn vậy. Từ nay hai người có thể hiểu nhau và
tôn trọng lẫn nhau.
Cuối buổi
thiền định, hãy
để tâm thức bạn thư giãn và chìm trong
cảm giác không gian vô biên. Hãy an trụ ở đó lâu
cho đến khi nào bạn còn
cảm thấy việc ấy là
tự nhiên và
thoải mái.
• Hãy
thực hành thiền định này trong bốn tuần, khoảng một giờ rưỡi mỗi ngày. Hãy
kết thúc mỗi thời thiền bằng một khoảng
thời gian thư giãn
hoàn toàn của
tâm thức.
Bài Thực Tập số 15
KHỐI CẦU CẦU VỒNGThật dễ dàng để cho mình bị cuốn đi bởi bạo lực của một số tình cảm và
cảm xúc của mình, dù cho sau đó sự việc này sẽ gây ra không ít
vấn đề và khổ đau, như
chắc chắn bạn đã từng
kinh nghiệm.
Vậy thì người ta nên học
nhận biết những cơ chế xúc tình để có thể hiểu chúng và sau đó
kiểm soát chúng
tốt hơn.
Đó chính là
mục tiêu của
thực tập này mà
từ ngữ chủ đạo là hiểu. Chẳng hạn nếu người ta có một
tính khí ghen tuông, thì không phải tự nói với mình không nên có nó mà người ta chữa lành khỏi nó. Hơn nữa phải biết rằng khi hành động dưới sự
thống trị của ghen tuông, người ta tự làm hại mình và người khác trong khi tự cho là
thương yêu và muốn đem lại
hạnh phúc ; người ta làm hư hỏng sự
tự do của mình và làm mất
lý trí. Chính là hiểu sự ghen tuông làm nhiễm độc
cuộc đời ta đến mức độ nào mà người ta muốn
thoát khỏi nó. Và cũng như thế với những xúc cảm khác làm
rối loạn những
ý nghĩ của
chúng ta và xé rách trái tim
chúng ta, chưa nói đến những tàn phá mà những xúc cảm đó gây ra quanh
chúng ta.
Thực tập này phân thành sáu phần, mỗi phần căn cứ trên
sự quán tưởng một ánh sáng màu sắc riêng biệt,
trong suốt và không thể sờ nắm, chứa đựng một
năng lực chữa lành, kể về cả thể xác và
tinh thần (ví dụ, nếu người ta đau đầu, hay chỗ nào khác, người ta có thể tưởng tượng ánh sáng đến chiếu sáng chỗ đau đó và có sự nhẹ nhõm, như một món thuốc).
Niềm tin có một
vai trò quan trọng ở đây : phải xem những ánh sáng có màu sắc này như sự
biểu lộ của tiềm năng chữa lành của
tâm thức ; cách chữa trị ung thư
hiện đại cũng
sử dụng năng lực tự chữa lành này khi cho người bệnh một số
thực hành quán tưởng.
Người ta càng quen
quán tưởng những ánh sáng này, người ta càng hết tự co rút và rút ra được sự
lợi lạc từ đó. Nói như thế có nghĩa đây không phải là một phương thuốc trị bá bệnh và không phải
vấn đề là chờ đợi một sự lành bệnh
kỳ diệu : bệnh tật cũng
tham dự vào
đời sống, và đó là một
hiện tượng phức tạp mà sự
xuất hiện do rất nhiều
yếu tố.
Tuy nhiên, nếu
sự quán tưởng những ánh sáng màu không chữa lành cho
chúng ta tất cả bệnh tật đi nữa, thì nó sẽ có thể giúp
chúng ta sống
tốt hơn. Như
chúng ta đã
nhận xét, càng có sự
tin tưởng vào
năng lực chữa bệnh của một phương thuốc bao nhiêu, thì nó có
hiệu quả lợi lạc bấy nhiêu trên người
cầu cứu nó. Nếu người ta không tin điều đó như vậy và người ta làm những
thực tập chỉ trên đầu môi, thì
rõ ràng những
thực tập có một
tác động rất nhỏ nơi
chúng ta. Nhưng một
điều chắc chắn trong mọi
trường hợp : việc ấy sẽ không gây cho bạn một
tai hại nào...
Như đối với những
thực tập trước,
sự quán tưởng thì
đồng thời với
hơi thở : ánh sáng
thâm nhập vào
thân thể với
hơi thở vào, trong khi những nhiễu loạn tình cảm (
phiền não) và sự khổ đau được tống xuất bởi
hơi thở ra. Ánh sáng luôn luôn hành động trên mọi cấp độ một lúc – thể xác,
lời nói và
tâm thức – bởi vì ở cấp độ đó mà những khó khăn của
chúng ta tác động, và người ta có thể tập trung ánh sáng trên những điểm
đặc biệt làm
chúng ta đau đớn, về thể xác cũng như về
tinh thần.
Chính vì sự
tiện lợi mà những xúc cảm khác nhau được đối xử riêng biệt, nhưng quan trọng là chớ quên rằng tất cả chúng được nối kết nhau bởi một gốc rễ –
bản ngã. Chẳng hạn, bạn hãy lấy sự
kiêu ngạo, nó có thể mặc lấy mọi loại
hình thức nhuộm màu bởi những độc khác của
tâm thức : người ta có thể kiêu hãnh
cùng lúc với ghen tuông,
ngu si,
giận dữ và v.v... Điều đó muốn nói rằng, dù khi người ta làm việc chỉ trên một màu sắc, người ta
đồng thời cũng rút được
lợi lạc từ những
hiệu quả của những màu sắc khác.
Khi bạn
chấm dứt mọi
thực tập của loạt này, bạn có thể
tiếp theo dùng lại một cách
thích đáng màu nào
tùy theo cái nào gây rối cho bạn nhiều nhất. Chẳng hạn bạn
cảm thấy không thể tự
kiểm soát mình vì sự ghen tuông của bạn, bạn hãy dùng ánh sáng
lục như một phương thuốc.
Mô tả thực tậpTrước tiên hãy
xem xét xúc cảm nào phá rầy bạn, như sự
ghen ghét hay
kiêu ngạo, và bạn muốn làm việc với nó. Hãy biết nó làm nhiễm độc
cuộc đời bạn đến mức nào và hãy
ý thức những
ảnh hưởng dội lại đầy
khổ tâm của nó trên bạn và trên những người khác.
Tiếp theo hãy tưởng tượng bạn đang nhìn một bầu trời rất
thanh tịnh màu xanh da trời, hay bầu trời đêm xanh thẫm và đầy sao,
tùy theo cái nào bạn thích. Ở xa
xuất hiện một khối cầu bằng ánh sáng trong đó người ta
phân biệt được sáu màu sắc,
sống động và lấp lánh như đá quý : trắng, lục, vàng, xanh da trời, đỏ và xanh của trời đêm. Tỏa sáng màu sắc và không thể sờ nắm như những màu sắc của mống cầu vồng, những ánh sáng màu này không ngừng
quay cuồng gợn sóng trong khối cầu (như những bọt xà phòng). Màu nào trong các màu ấy cũng có thể
trở thành màu
thống trị của khối cầu,
tùy theo những nhu
cầu thực tập. Bạn hãy
thâm nhập ý tưởng rằng mỗi màu thực sự có một
năng lực chữa lành, có thể làm nhẹ những
đau đớn của bạn và chữa lành cho sự
tiêu cực xấu xa của những xúc cảm của bạn. Cũng hãy nhớ khi bạn làm những phần khác nhau của
thực tập thì mỗi màu chứa đựng
tinh túy của tất cả các màu kia.
Khi
thở vào, bạn hút vào
thân thể bạn – trong
hình thức quen thuộc bình thường – ánh sáng của khối cầu, ánh sáng đó giúp cho bạn làm chủ được xúc cảm
tiêu cực tương ứng với màu sắc của nó. Khi
thở ra, bạn trục xuất khỏi
thân thể bạn
yếu tố xúc cảm mất
quân bình này, dưới
hình thức một khói màu
độc hại, nó tan biến ở khoảng xa bạn ba tấc.
Khi bạn bắt đầu
cảm thấy những
hiệu quả tích cực của
thực tập, hãy
kết thúc buổi tập bằng cách tưởng tượng rằng bạn gởi ánh sáng chữa lành bạn vừa
sử dụng cho một người
đặc biệt cần. Chẳng hạn bạn biết một người rất
kiêu ngạo và bạn muốn giúp đỡ nó, hãy gởi cho nó ánh sáng trắng và sau đó để cho ánh sáng trắng đó soi chiếu toàn
thế giới.
Những
thực tập này có thể rất
ích lợi cho bạn, không chỉ về
cá nhân, mà còn trong những tương quan với những người khác : nếu bạn
điều phục tốt những mặt
tiêu cực của nhân cách bạn, bạn sẽ ít
xúc phạm những người khác hay làm họ
tổn thương. Thế nghĩa là khi bạn tự tịnh hóa mình, bạn đã đi
bước đầu tiên thực sự về phía những người khác.
Nếu bạn
căng thẳng hay khó chịu trong khi làm những
thiền định này, thì hãy làm lại một lát những
thực tập ở trước : “Thư giãn”, “Tự mở mình ra” hay “Cảm nhận”, trước khi
theo đuổi tiếp tục.
• Hãy
thực hành “khối cầu cầu vồng” trong sáu tuần, mỗi tuần cho một màu, khoảng một giờ mỗi ngày.
1.
Quán tưởng ánh sáng trắng : phương thuốc dành cho
kiêu căngHãy
tìm kiếm nơi bạn tất cả mọi thứ
liên kết với kiêu căng. “Kiêu căng” ở đây dùng theo nghĩa ngạo mạn, một
thái độ tự cao và hạ cố, và một tình cảm tự tôn đối với những người khác. Hãy
xem xét những
biểu lộ của
kiêu căng trong đời sống hàng ngày của bạn và hãy thấy nó
tác động tai hại như thế nào lên bạn, về thể xác cũng như về tình cảm.
Hãy
quán tưởng khối cầu cầu vồng
trước mặt bạn, trong bầu trời xanh (màu xanh theo bạn chọn như nói ở trên). Những ánh sáng muôn màu
quay cuồng trong khối cầu hợp nhất lại để cho ta một ánh sáng trắng, lấp lánh và
thanh tịnh như một viên
kim cương. Hãy tưởng tượng rằng ánh sáng này
thâm nhập bạn khi bạn
thở vào ; nó
cho phép bạn
nhận diện sự
kiêu căng trong bạn, hiểu nó,
chấp nhận nó và
thoát khỏi nó. Nó
chuyển hóa thành khói đen và dày mà bạn trục xuất khi
thở ra và nó biến mất
hoàn toàn khi ra khỏi
thân thể bạn ba tấc.
Hãy nghĩ rằng ánh sáng đã
hoàn toàn tịnh hóa bạn khỏi
kiêu căng và đã xóa mọi
hậu quả độc hại của cái mà bạn đã
suy nghĩ, nói năng hay làm dưới sự
thống trị của nó. Nếu bạn đang có một bệnh nào đó đang đau ở một nơi nào đó, hãy tập trung vào sự
tác động của ánh sáng ở chỗ ấy, và hãy
cảm thấy những
hiệu quả tốt lành của ánh sáng.
Vào cuối thời thiền, khi bạn
cảm thấy được tịnh hóa khỏi sự
kiêu căng, hãy hướng ánh sáng trắng đến những người mà bạn biết, rồi đến tất cả những người khác.
Để
chấm dứt, ánh sáng trắng nhập
trở lại vào khối cầu, nó lại trở nên nhiều màu và đi xa dần trong
không gian và
hoàn toàn biến mất. Hãy
để tâm thức nghỉ ngơi trong
không gian vô biên càng lâu
cho đến khi nào bạn còn
cảm thấy điều đó là
tự nhiên.
2.
Quán tưởng ánh sáng lục : phương thuốc dành cho
ghen ghét,
đố kỵHãy
tìm thấy trong bạn mọi thứ
liên kết với ghen tỵ. Hãy xem những
biểu lộ của
ghen tỵ biểu lộ trong đời sống hàng ngày của bạn và những
hậu quả của nó trên thể xác và trên những tình cảm của bạn.
Hãy
quán tưởng khối cầu cầu vồng
trước mặt bạn, trong bầu trời xanh. Những ánh sáng đủ màu
quay cuồng trong khối cầu
hợp lại thành một ánh sáng lục tươi. Hãy tưởng tượng ánh sáng này
thâm nhập vào bạn khi bạn
thở vào ; ánh sáng
cho phép bạn
nhận diện sự
ghen tỵ của bạn, hiểu nó,
chấp nhận nó và
thoát khỏi nó. Nó
chuyển hóa thành một khói dày màu lục đậm mà bạn
tống ra khi
thở ra và nó biến mất
hoàn toàn ở khoảng cách ba tấc với
thân thể bạn. Nếu bạn có bệnh tật gì hay chỗ đau nào, hãy tập trung lên
tác động của ánh sáng vào chỗ đó, và hãy thấy những
hiệu quả tốt lành.
Cuối thời thiền, khi bạn
cảm thấy đã được tịnh hóa khỏi sự
ghen tỵ, hãy hướng ánh sáng lục trước hết đến những người bạn biết, rồi thì đến tất cả
mọi người.
Để
chấm dứt, hãy tưởng tượng rằng ánh sáng lục lại hội nhập vào khối cầu, nó lại
trở thành đủ màu và xa dần trong
không gian và biến mất
hoàn toàn. Hãy
để tâm thức nghỉ ngơi trong
không gian vô biên lâu
cho đến khi nào điều đó còn
tự nhiên với bạn.
4.
Quán tưởng ánh sáng vàng :
phương thuốc dành cho
tham muốn và
thất vọngLàm như những
quán tưởng ở trên với ánh sáng vàng của kim loại vàng sáng chói, để
tống ra khỏi bạn những
tham muốn, sự không
toại nguyện, không bằng lòng và những
thất vọng của bạn trong
hình thức một khói dày màu vàng đậm và đục.
4.
Quán tưởng ánh sáng xanh da trời :
phương thuốc dành cho sự
ngu si“Ngu si” ở đây phải hiểu trong nghĩa
uể oải và nhu nhược, một kiểu
dễ dãi khoái trá với chính mình, như khi người ta thích không biết gì cả và làm con đà điểu rúc đầu trong cát. Là
ngu si trong
ý nghĩa một sự không
hiểu biết cố tình, do thiếu
ý chí muốn biết và hiểu, có từ sự
uể oải và
thụ động. Bạn hãy tìm nơi bạn mọi thứ
liên kết với ngu si theo nghĩa người ta đã phân định :
uể oải, nhu nhược,
thụ động và
dễ dãi tự mãn với chính mình.
Hãy làm theo trình
tự như những
quán tưởng ở trên với ánh sáng màu xanh da trời được
thở vào, và
tống ra những thứ thuộc
ngu si trong
hình thức một khói dày xanh đậm.
5.
Quán tưởng ánh sáng đỏ :
phương thuốc dành cho sự
tham lamHãy tìm nơi bạn sự
tham lam và những
ham muốn không
thỏa mãn của nó, cũng như mọi thứ
liên kết với nó :
cảm giác thiếu thốn và
nghèo khó, tình cảm
cô đơn, những khuynh hướng
keo kiệt, và sự bất lực không thể chia cho những người khác.
Hãy làm theo trình
tự như những
quán tưởng ở trên với ánh sáng màu đỏ
chói sáng như hồng ngọc – một màu sắc nóng,
sống động và
vui tươi. Cái được
tống ra là một khói dày màu nâu sẫm.
6.
Quán tưởng ánh sáng màu xanh đêm :
phương thức dành cho sự
giận dữLàm như những
quán tưởng theo trình tự ở trên với ánh sáng màu xanh đêm với sự
rực rỡ của một viên đá quý được
thở vào, và
giận dữ, thù ghét được
thở ra dưới dạng khói dày màu đen và
dơ bẩn.
Câu hỏi : Tôi
thường có cảm tưởng bị dồn vào một lối bí :
y như luôn luôn mọi sự cứ lập lại. Luôn luôn cùng một
hình ảnh và cùng những
kinh nghiệm trở lại, dù tôi làm nhiều những
thiền định và những
quán tưởng. Ngài khuyên tôi làm thế nào để
giải quyết loại
vấn đề này ?
Trả lời : Tôi nghĩ rằng bạn nên cho
tâm thức nghỉ ngơi một ít, để cho thư giãn là điều tốt.
Câu hỏi : Nhưng tôi
cảm thấy rằng tôi càng lúc càng dễ
nổi giận vì không thấy có
tiến bộ nào và đến chỗ
nổi giận với bài
thực tập.
Trả lời : Bạn có
cảm tưởng không
tiến bộ, nhưng bạn
nhận ra bạn đang
giận dữ :
trái lại, tôi nghĩ rằng có một
tiến bộ bởi vì trước kia thậm chí bạn không biết bạn đang
nổi giận.
Nhận biết cơn giận của mình cũng là một cách
tiến bộ. Nếu bạn chùi một cái bàn bao năm không chùi, bạn sẽ làm bốc lên một
đám mây bụi và bạn sẽ không
nhận ra từng
hạt bụi làm nên
đám mây dày đó. Nhưng nếu bạn chùi dọn mỗi ngày, một chút bụi nhỏ sẽ đập vào mắt bạn.
VŨ TRỤ ĐƯỢC CHUYỂN BIẾN
BỞI LÒNG BIThực tập này để cho bạn tự sửa soạn
nhận biết sự
thanh tịnh và
toàn thiện nội tại của
vũ trụ và của tất cả mọi
hiện tượng đúng như chúng tự
hiển lộ, khi lòng bi đã tịnh hóa
tri giác bị méo mó bởi
chấp ngã của
chúng ta.
Mô tả thực tậpChuẩn bị :
thiết lập nơi mình một tình cảm của lòng bi.
Bạn hãy bắt đầu mỗi thời thiền bằng cách
thiền định một lát về “Bốn Tâm Vô Lượng” (Từ, Bi, Hỷ, Xả) :
“Mong rằng tất cả
chúng sanh được
hạnh phúc và
tìm thấy những
nguyên nhân của
hạnh phúc ;
Mong rằng họ khỏi khổ đau và những
nguyên nhân của khổ đau ;
Rằng không có ai trong họ bị mất đi
hạnh phúc chân thật – không có mọi khổ đau ;
Và luôn luôn
cảm thấy sự
bình đẳng vĩ
đại không biết đến sự luyến bám vào những
chúng sanh thân thuộc, không có sự ghét bỏ những người khác.”
Nếu điều đó có hơi
rắc rối đối với bạn hay nếu đoạn văn
truyền thống này làm bạn khó khăn, thì bạn hãy
đơn giản thấm nhập một tình cảm của lòng bi khi mong rằng không có ai khổ nữa.
1. Sự
chuyển biến con người bạn bởi lòng bi
Hãy tưởng tượng rằng bầu trời từ bên này qua bên kia được ba
tia sáng băng ngang, khoảng tầm cao của cái nhìn của bạn. Đó là ánh sáng vĩ đại của lòng bi
vũ trụ xuất hiện với bạn dưới
hình thức ba dải băng ánh sáng đặt chồng lên nhau : dải thứ nhất ở trên cao có màu trắng
rực rỡ và phóng ánh sáng
trong suốt như
pha lê, dải thứ hai một màu đỏ chói và nóng, và dải thứ ba một màu xanh đậm. Hãy nghĩ rằng bạn đang có
trước mặt bạn một
biểu lộ sống thực của lòng bi
vũ trụ và hãy
cảm thấy sự
hiện diện của lòng bi ấy qua ánh sáng ba màu này.
Hãy tưởng tượng phần ánh sáng trắng của lòng bi phát về phía bạn những tia màu trắng, rất sáng chói.
Toàn thân bạn tràn đầy ánh sáng trắng
phóng quang ; hãy nghĩ rằng bây giờ
thân thể đã
hoàn toàn được tịnh hóa và
trong suốt.
Dải ánh sáng màu đỏ của lòng bi phát
tiếp theo về phía bạn những
tia sáng màu hồng ngọc của nó và
đi vào trong cổ họng bạn. Hãy nghĩ rằng ngữ (
lời nói) của bạn
hoàn toàn được tịnh hóa bởi ánh sáng này.
Cuối cùng, dải ánh sáng xanh của lòng bi phát ra những
tia sáng màu xanh sáng
đi vào trong tim bạn – tức là luân xa trái tim. Hãy nghĩ rằng ánh sáng tịnh hóa
hoàn toàn tâm thức bạn, với mọi
tư tưởng và tình cảm trong đó.
Ánh sáng của lòng bi đã
hoàn toàn tịnh hóa bạn – thân, ngữ và tâm ; bây giờ bạn
hoàn toàn thanh tịnh ở mọi cấp độ của
con người bạn. Tất cả
con người bạn đã được
chuyển hóa bởi lòng bi.
2.
Chuyển biến của
toàn bộ vũ trụ bởi lòng bi
Bây giờ hãy tưởng tượng ánh sáng ba màu của lòng bi luôn luôn ở đó,
trước mặt bạn, trong bầu trời, chiếu sáng mạnh mẽ và tràn đầy
toàn bộ vũ trụ bằng những
tia sáng trắng, đỏ và xanh. Hãy nghĩ rằng ánh sáng này làm
sáng tỏ toàn bộ ngân hà, và những cái khác bên kia
thế giới chúng ta đã biết, và tất cả những gì ở đó đều được tịnh hóa và
chuyển biến hoàn toàn.
Toàn thể vũ trụ trở thành một nơi chốn
thiên đường hay
Tịnh độ nếu bạn theo
Phật giáo –
một thế giới của sự
thanh tịnh,
hoàn hảo và
hạnh phúc hoàn toàn. Tất cả những
âm thanh trong đó đều
đẹp đẽ và
thanh tịnh vô cùng ; chúng là âm vang
tự nhiên,
biểu lộ tự nhiên của sự
toàn thiện. Tất cả
tư tưởng làm
sống động vũ trụ – dù
hình dáng nào, cách thức nào – những chuyển động nhỏ nhất của
tâm thức đều
tiêu biểu cho chính
tinh túy của sự
toàn thiện.
Nếu bạn
đặc biệt quan tâm về những
vấn đề hay những
đau khổ của một xứ sở, một dân tộc hay những
con người nào đó xác định, bạn có thể có một
tư tưởng cho họ vào lúc ánh sáng ba màu của lòng bi tràn đầy
vũ trụ ; hãy tưởng tượng rằng nó chiếu sáng họ một cách
đặc biệt khi đi ngang qua.
Phần cuốiBạn hãy
chìm đắm trong
trạng thái toàn thiện này lâu
cho đến chừng nào điều ấy còn là
tự nhiên, không gò ép. Hãy
chấm dứt như bạn đã bắt đầu khi chuẩn bị trong một lát
tham thiền về “Bốn
Đức Hạnh Vô Lượng”, hay về lòng bi.
• Hãy
thực hành thực tập này trong bốn tuần, khoảng một thời một giờ rưỡi mỗi ngày.