NHỮNG LỜI KHAI THỊ
CỦA ĐẠI SƯ TULKU NYIMA RINPOCHE
CỦA ĐẠI SƯ TULKU NYIMA RINPOCHE
Xin Rinpoche chỉ cho biết phương pháp mau chóng nhất để thành tựu...
Ai cũng muốn đi cho nhanh, nhưng phương pháp mau chóng nhất để thành tựu là đừng đốt giai đoạn, cũng đừng nhen nhúm ý tưởng muốn đốt giai đoạn. Vì đốt giai đoạn xong thì sẽ vấp ngã; vấp ngã xong thì uổng phí biết bao thời giờ, cuối cùng sẽ còn đi chậm hơn nhiều kiếp nữa!
Khi tu theo Mật Tông, muốn thành tựu nhanh chóng nhất thì phải nên nghe lời thầy mình hay đạo sư của mình. Tại sao? Tại vì thầy mình đã từng bước qua con đường mình đang bước. Tại sao nữa? Tại vì tổ của mình cũng đã bước qua như vậy. Và các vị ấy đã chứng đắc bằng những phương pháp đó, là những người đã thử vàng và đã tìm thấy ra được đây chính là vàng ròng. Nếu các vị ấy không chứng đắc, thì nghĩa là phương pháp các ngài chỉ dạy lại cho ta cũng chẳng có gì hay ho, chẳng có gì vi diệu để mà phải noi theo. Nhưng các vị ấy là các bậc đại thành tựu giả, là thánh tăng, nhiều vị đã đạt thân cầu vồng (rainbow body).
Nếu các con hỏi thầy là tu theo Mật Tông có thể thực sự thành tựu chỉ trong một đời người được không? Câu trả lời là có! Nhưng không phải tu chơi chơi, mà phải tu đúng cách, phải hoàn thiện hết tất cả các pháp môn mà đạo sư đã chỉ dạy cho mình. Nếu nghĩ là tu Mật Tông có thể thành tựu trong một đời rồi bây giờ muốn đốt giai đoạn hay tự mãn với tri kiến của mình thì không thể nào có chuyện thành tựu được.
Đi theo con đường tu phước thì kinh điển nói là mất bao đại kiếp! Nay có pháp tu Kim Cang Thừa có thể chỉ cần trong một kiếp là có thể thành tựu. Nếu các con có thể ngày đêm tu tập miên mật 24/24 bỏ ăn bỏ ngủ như vị thánh giả Milarepa thì thầy khỏi cần phải nói nữa. Nhưng chúng ta không có căn cơ của Milarepa! Nếu không làm được như Milarepa thì cách tốt nhất là làm thế nào? Nhìn lại toàn bộ pháp tu dự bị (Ngondro), thầy không thấy có cái gì hơn là như vậy được nữa! Không có cái gì có thể… nhanh chóng hơn là như vậy đưọc nữa! Vậy bây giờ muốn tu các pháp tu dự bị để có cơ may tiếp tục tiến tới thành tựu viên mãn hay là muốn mất thêm mấy đại kiếp nữa?
Bao nhiều thế hệ các vị đại hành giả và tổ sư đã đi qua con đường đó, đã miên mật hoàn thiện các pháp tu dự bị đó, và cuối cùng, khi nhân duyên chín mùi, được đạo sư của các ngài trực chỉ cho thấy đâu là bản tâm nguyên sơ, đâu là kiến tánh, đâu là đại viên mãn Dzogchen. Không hoàn thiện các pháp tu dự bị mà cứ tu… lung tung, tu cho có, không có hệ thống, không có phương pháp thì các con cũng giống như những cái bình chứa đầy bụi bặm, có đổ nước cam lồ vào đó thì nước cam lồ cũng chỉ có thể biến thành thứ nước rất dơ bẩn, không thể nào uống được! Nếu ngay lúc đó, có ai đến giảng cho các con nghe về Dzogchen và các mật pháp của Dzogchen, kể cả cách vận dụng khí mạch (winds and channels) và giọt tinh chất bồ đề (Bodhi essence) thì các con cũnng đừng hòng hiểu, hoặc nếu hiểu không rốt ráo mà vẫn đem ra thực hành, tâm bồ đề không vững, không đặt trên căn bản của tâm bồ đề để mà công phu mật pháp thì lại chỉ có nước vấp ngã, chuốc hoạ vào thân mà thôi!
Bởi vậy mới phải hoàn thiện các pháp tu dự bị để thanh lọc hoá cái bình chứa, biến bình chứa thành bình tịnh thủy trước đã. Thầy có thể đoan chắc là các con sẽ mau chóng thành tựu nếu chịu khó miên mật, kiên trì hoàn thiện các pháp tu dự bị! Trên con đường tu tập các pháp tu dự bị, thầy bảo đảm là các con sẽ đạt được nhiều kinh nghiệm sâu sắc, có khả năng chuyển hoá mãnh liệt. Đến lúc đó rồi thì các con sẽ trở thành những chiếc bình chứa hoàn hảo để đón nhận những giaó huấn Dzogchen!
Người bình thường mới bước vào con đường tu, khi nghĩ đến “tu” thì nghĩ đến chuyện “ngồi thiền.” Rồi ngồi xuống nhắm mắt lại thiền. Nhắm mắt ngồi một hồi thì rất dễ rơi vào giấc ngủ. Như vậy đâu phải là tu? Tu là phải quán chiếu sâu sắc. Muốn ngồi xuống thiền thì trước tiên phải biết quán chiếu thật sâu sắc trước đã. Vậy làm sao để những quán chiếu đó bừng sống trong mỗi tế bào của thân và tâm khi các con ngồi thiền?
Khi hành trì các pháp tu dự bị, các con sẽ được dạy để quán chiếu sâu sắc về thân người hiếm quý, về vô thường, nhân quả, những nỗi khổ ta bà, rồi phải lễ lạy, phải quy y, phát bồ đề tâm, thực hành sáu ba la mật, phải biết nhận ra những lỗi lầm của chính mình, phải thiền quán Kim Cang Tát Đoả để thanh tịnh hoá nghiệp chướng (Vajrasattva), cúng dường mạn đà la, hành trì pháp xả thân cho chúng sinh (chöd), hành trì pháp đạo sư du già (guru yoga), v.v… Cứ một lòng tinh tấn thực hành miên mật các pháp tu dự bị, hoàn tất nhuần nhuyễn các pháp đó 100,000 lần như đã được chỉ dạy rồi các con sẽ hiểu lời thầy nói, sẽ hiểu tại sao bao nhiêu thế hệ qua, các hành giả Mật Tông, nay đã thành thánh tăng, đều được hướng dẫn để phải làm như vậy khi bước vào con đường tu tập!
Trong Mật Tông, không còn cách nào nhanh chóng hơn để thành tựu! Thầy có thể đoan chắc với các con là như vậy! Nếu có ai nói với các con là có một phương pháp khác nhanh chóng hơn thì cũng đừng tin lời họ!
Tulku Nyima Rinpoche, đại sư giòng Sakya, đã miên mật hành trì và chứng đắc pháp tu Dzogchen của giòng truyền thừa Longchen Nyingtik,, trả lời câu hỏi điện thư (email) của một hành giả Mật-tông qua lời thông dịch của đạo hữu Sangye. Liên lạc vietvajra@yahoo.com. 05/09/2006
Người Gửi: Tâm Bảo Đàn
Tulku Nyima Rinpoche
Tulku Nyima Rinpoche was born in the water horse year of 1942 in Tromtar, Eastern Tibet (Kham). The great Jamyang Khyentse Chöki Lodrö recognized him as a reincarnate lama (a tulku) when he was just a small child. At the age of 12 he went to Nyoshul Monastery to study, and trained under many masters, including Orgyen Rigdzin, Khenpo Munsel, and Arig Rinpoche - his root teacher. During this time he studied and meditated on the classic works of the Sakya and Nyingma traditions. In 2003, on his first visit to the United States, he met His Holiness Sakya Trizin who recognized him as a “genuine reincarnate lama of the Sakya tradition.” His Holiness also described him as “well accomplished.” He also met His Eminence Garchen Rinpoche of the Drikung Kagyu tradition who publicly encouraged his students to receive teachings from him. In addition, Tulku Nyima is recognized as one of the five emanations of Khenpo Ngagchung, one of the greatest Nyingma masters of the previous century and a prophesied emanation of Vimilamitra and Longchenpa.
Since 2002 he has been the abbot of the Dokho Monastery in Derge, Eastern Tibet. In 2003, he taught at the University of Virginia and several Buddhist centers on the East and West coasts of the United States. That same year he announced his intention to establish his first center in the West and named it Sakya Dokho Choling; it is located in Germantown, Maryland. Tulku Nyima has been the abbot of many different monasteries in Tibet since 1985 and has taught in universities both in Tibet and in America. He has many disciples, among them lamas and tulkus from many regions including Central Tibet, Kham, Amdo, and Inner Mongolia.
Source: http://www.sakyadokhocholing.org/Tulku_Nyima_Brief_Bio.html