Thế Giới Có Thể Thấy Một Đạt Lai Lạt Ma Thứ Hai - Tuệ Uyển Chuyển Ngữ

04/12/201012:00 SA(Xem: 52691)
Thế Giới Có Thể Thấy Một Đạt Lai Lạt Ma Thứ Hai - Tuệ Uyển Chuyển Ngữ


THẾ GIỚI CÓ THỂ THẤY MỘT ĐẠT LAI LẠT MA THỨ HAI
Nguyên tác: The world may see a second Dalai Lama
Indrus.in, December 1, 2010 –Tuệ Uyển chuyển ngữ

Dharmsala, India – Đức Đạt Lai Lạt Ma đã nói với Nezavisimaya Gazeta về một lời hứa hẹn it ai biết của Đặng Tiểu Bình. Trong những năm 1970, lĩnh tụ Trung Cộng dã hứa hẹn với lĩnh tụ Tây Tạng rằng bất cứ đòi hỏi nào cũng có thể được thảo luận, ngoại trừ Tây Tạng độc lập.

Đức Đạt Lai Lạt Ma đã đế xuất thảo luận tự trị. Nhưng như một kết quả, giới lĩnh đạo Trung Cộng đã gọi ngài là một kẻ ly khai và phản bội lời hứa của Đặng Tiểu Bình. Tuy vậy, sự đối thoại với Bắc Kinh tiếp tục. Trong liên hệ với những thay đổi ở đang xãy ra ở Trung Hoa, Đức Đạt Lai Lạt Ma tin tưởng rằng có thể đạt đến một sự đồng thuận.

Cuộc họp báo theo sau cuộc hội kiến của tu sĩ cao cấp với những người Tây Tạng vừa thực hiện một hành trình gian khổ vượt Hy Mã Lạp Sơn, qua mắt những đội biên phòng, nhằm để thụ nhận sự gia hộ của ngài. Người ta không được phép chụp hình những người Tây Tạng này, bằng nếu không, họ sẽ phải tống giam khi trở lại Tây Tạng.

Đức Đạt Lai Lạt Ma đã cảm ơn những người hành hương vì sự kiên nhẫn của họ, và khuyến nghị họ hãy sống đúng với nền văn hóa, ngôn ngữtôn giáo của dân tộc. Tuy nhiên, tín ngưỡng – như được dạy bởi Đức Phật – không nên mù quáng.

Cần thiết học hỏi, cập nhật hóa với khoa học. Chỉ như thế, người Tây Tạng mới có thể có lợi ích từ những thành tựu của nền kinh tế Trung Hoa.

Bắc Kinh lấy đi những tài nguyên thiên nhiên từ Tây TạngTuy thế, Đức Đạt Lai Lạt Ma đã không thúc giục những người trung thành với ngài chống lại điều này. Trái lại, đòi hỏi cho một nền độc lập là không thực tế. Phật Giáo càng phổ biến trên thế giới, áp lực của cộng đồng quốc tế lên Bắc Kinh càng mạnh mẽ hơn. Chúng ta cần học hỏi tín ngưỡng của mình, chứ không chỉ cầu nguyện. Chính quyền lưu vong Tây Tạng sẽ làm hết sức mình để giúp đở những ai khốn khổ dưới áp bức của chính quyền Trung Cộng.

Trong khi trả lời câu hỏi của Nezavisimaya Gazeta, vị thượng thủ tăng già đã cho hay rằng trong những năm 1970 kiến trúc sư cải cách của Trung Hoa, Đặng Tiểu Bình đã nói rằng bất cứ điều gì cũng có thể là chủ đề để thảo luận, ngoại trừ độc lập, “tôi cho rằng nếu Bắc Kinh cho phép chúng tôi bảo tồn văn hóaĐạo Phật, thế thì người Tây Tạng có thể tiếp nhận những lợi ích tài chính, bằng việc duy trì tiếp xúc với Trung Hoa. Nhưng sau này, liên hệ với việc đàn áp dân chủ ở quảng trường Thiên An Môn, vị trí của Trung Hoa trở nên cứng rắn hơn. Giới chức thẩm quyền của Bắc Kinh bắt đầu gọi tôi là một kẻ ly khai và ngay cả là một người ác độc.”

Tuy nhiên, dưới sự lĩnh đạo của Giang Trạch Dân, đối thoại giữa Bắc Kinh và phái viên của Đức Đạt Lai Lạt Ma tái tục. Hơn tám vòng tiếp xúc diễn ra. Sau những vụ xung đột bạo độngTây Tạng năm 2008, lĩnh đạo Trung Cộng, Hồ Cẩm Đào, đã nói rằng ông dự định có một cuộc gặp gở với những đại diện của chính quyền lưu vong Tây Tạng. Nhưng điều ấy đã chẳng bao giờ xãy ra.

tuy thế, hy vọng đạt đến một thỏa ước tiếp tục. Trong vài năm, sẽ có một đội ngũ lĩnh đạo mới ở Bắc Kinh. Và điều ấy có thể có một sự tiếp cận mới trong việc thương thảo, đặc biệt bởi vì Tổng lý Ôn Gia Bảo đã nói về sự cần thiết cải tổ chính trị.

Một điểm tích cực nữa – sự phục hưng của Phật Giáo ở Trung Hoa. Hiện tại, có hơn hai trăm triệu Phật tử ở Hoa Lục. Nhiều người Hoa đến Dharamsala nơi cư ngụ của lĩnh tụ tâm linh Tây Tạng, để lắng nghe ngài thuyết giảng. Họ trở nên tin tưởng rằng sự tiếp cận trung đạo, mà ngài đề xướng, phù hợp với đạo đức của giáo lý nhà Phật, trong khi kiểm duyệt và khống chế hoàn toàn đang được Bắc Kinh thực hiệnphi đạo đức.

dalai-lama-0101210Quý vị xem tôi có sừng không?

Đức Đạt Lai Lạt Ma là một nhà diễn thuyết kỳ tài . Ngài làm thính chúng bật cười liên tục bằng việc hoặc là mô tả ngài như một ma quỷ (như lời của Bắc Kinh) hoặc trích dẫn câu hỏi của một phóng viên Ý Đại Lợi rằng, vị Đạt Lai Lạt Ma kế tiếp có thể là nữ nhân. Ngài nói, đấy là rất có thể xảy ra. Vị tu sĩ cao cả 75 tuổi. Và dĩ nhiên, người Tây Tạng lo lắng về vấn đề gì sẽ xãy ra khi ngài bước sang thế giới bên kia. Đức Đạt Lai Lạt Ma đang chuẩn bị thành khẩn cho sự kiện này. Thể chế Đạt Lai Lạt Ma đã tồn tại bao thế kỷ, và Đạo Phật đã khai sinh trước hơn nhiều.

Mọi việc sẽ tùy thuộc vào ý chí của người Tây Tạng. Người Tây Tạng tị nạn, không chỉ lưu trú ở Ấn Độ, mà cũng ở những xứ sở khác, đã thiết lập thế chế dân chủ, và bây giờ, đã hình thành một quốc hội dân cử. Ở Ấn Độ , những cuộc vận động tranh cử đã diễn ra một cách êm thắm, nhưng ở lân bang Nepal và Bhutan, tiến trình bầu cử đã bị phức tạp hơn dưới áp lực của Trung Cộng. Tuy thế, những đại diện dân cử của Tây Tạng sẽ quyết định làm thế nào với thể chế Đạt Lai Lạt Ma.

Vị tu sĩ cao thượng nói rằng ngài về hưu bán phần. Tuy nhiên, vì 98% đồng bào của ngài tin tưởng vào lĩnh tụ của họ, ngài cảm thấy có một trách nhiệm lớn lao đối với họ. Tôi đã hỏi, điều gì sẽ xãy ra nếu Trung Cộng chỉ định một Đạt Lai Lạt Ma của họ? Không có điều gì kinh khủng xảy ra, nhà hùng biện mĩm cười trả lời. Có lẽ sẽ có hai Đạt Lai Lạt Ma.

Vị lĩnh đạo hiện tại của Tây Tạng đã nhận nhiều lời mời từ Phật tử Nga. Ngài có một kỷ niệm ấm áp trong cuộc thăm viếng Liên Bang Xô Viết năm 1979, và rồi có những cuộc du hành đến Nga dưới thời Tổng Thống Boris Yeltsin. Nhưng lần gần đây nhất mà ngài đã du hành trong một cuộc viếng thăm ngắn ngủi với trách nhiệm đạo sư tâm linh là đến Kalmykia. Từ lúc ấy, ngài không thể ban phép cầu nguyện với giáo đồ của ngài ở Nga. Tại sao? “Quý vị, những người Nga, biết điều ấy rõ hơn,” khôi nguyên hòa bình kết luận. (Hình bên trên: www.economist.com)

http://www.buddhistchannel.tv/index.php?id=70,9704,0,0,1,0

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
03/01/2024(Xem: 3715)
Là một Phật tử dù đức tin có vững vàng đến đâu mà những hình ảnh, tin tức xấu xí về Phật giáo hàng ngày cứ đập vào mắt mình như thế, tôi cảm thấy rất đau lòng!
Những ngày gần đây lan truyền trên mạng xã hội hình ảnh một vị sư đầu trần chân đất đi bộ từ Nam ra Bắc, rồi từ Bắc vào Nam. Xem qua nhiều clip và đọc một số bình luận thấy có người khen kẻ chê, người tán dương, kẻ dè bỉu.. Nhưng nói chung tôi thấy Thầy được cung kính nhiều hơn. Xin có những thiển ý như sau qua hiện tượng này.
Trong tập san Sagesses bouddhistes (Trí tuệ Phật giáo) của Tổng hội Phật giáo Pháp, số mới nhất tháng tư năm 2024, với chủ đề Tìm kiếm một nền hòa bình cho mình, cho thế giới (Trouver la paix pour soi, pour le Monde), trong mục ‘Tin ngắn’ có nêu lên hai mẫu tin đáng cho chúng ta suy nghĩ. Mẫu tin thứ nhất như sau :