Vài Ý Nghĩ Về Bài Viết Của Hoả Thượng Thông Lạc (7) Nguyễn Hòa

18/12/201012:00 SA(Xem: 10753)
Vài Ý Nghĩ Về Bài Viết Của Hoả Thượng Thông Lạc (7) Nguyễn Hòa

VÀI Ý NGHĨ VỀ BÀI VIẾT CỦA HOẢ THƯỢNG THÔNG LẠC (7)
Nguyễn Hòa

(Nét chữ mầu đen là nguyên bản của HT Thông Lạc. 
Nét chữ mầu xanh đậm là của Nguyễn Hòa)

Đường Về Xứ Phật Tập 7
Lời nói đầu

Khi Đức Phật còn tại thế, ông A Nan quỳ xin Đức Phật cho giới nữ xuất gia. Để thành lập giáo đoàn ni chúng, Ngài đã xác định và tuyên bố trước chúng Tỳ Kheo: Nếu cho người nữ xuất gia tu tập thì đạo Ta chỉ trụ thế có năm trăm năm, thay vì phải trụ thế một ngàn năm.

Cớ sao lại tuyên bố: Nếu cho giới nữ xuất gia thì đạo Ta chỉ còn truyền thừa năm trăm năm. Không lẽ cho giới nữ xuất gia thì giới nữ làm hư hoại Phật Giáo sao? Không đúng giới nữ cũng là một con người như người nam, họ cũng được quyền sống như người nam, cũng được quyền xuất gia tu hành như người nam, họ tu hành cũng chứng quả A La Hán như người nam, họ cũng đầy đủ trí tuệ không thua gì người nam, họ cũng nhập được Tứ Thánh Định, họ cũng đầy đủ Tam Minh lục thông. Cớ sao Đức Phật lại chế ra Bát Kỉnh Pháp bắt họ phải quỳ đảnh lễ một nam tu sĩ mới xuất gia, thân tâm của vị này chưa có chút gì gọi là thanh tịnh, mà buộc một người tu sĩ nữ chứng quả A La Hán thân tâm đã thanh tịnh hoàn toàn phải đảnh lễ, người nữ này có thể là một bậc Thầy của vị tu sĩ nam. 

Lời nói này là lời nói của các nhà phong kiến, của các tôn giáo chịu ảnh hưởng phong kiến trọng nam khinh nữ chứ không phải Đức Phật nói những lời này và chế Bát Kỉnh Giới. 

Nếu Đại Thừa hạn chế, hay khinh thường việc Ni xuất gia , coi như thế là sai lạc với giáo lý Tiểu Thừa (?) , thì tại sao hiện nay ở các nước theo Nam Tông lâu đờithuần thành như Thái Lan, vẫn chưa cho nữ nhân xuất gia, vẫn chưa cho họ lập Ni đoàn để tu hành theo đạo Phật. Trong khi ở VN, nữ nhân đi tu (theo Thiền Tông) ít ra từ đời Lý, như bà Chân Không Diệu Nhân (1041- 1113), và rất được tôn kính. Nói chung, ở Đại Thừa nữ nhân vẫn dễ được xuất gia hơn . Còn chuyện phụ nữ bị coi kém cỏi hơn, hay bị đặt ở hàng thứ yếu sau nam nhân là vì nằm trong cái văn hoá chung đề cao phụ hệ, phụ quyền (quyền của cha, chồng, đàn ông được trọng hơn) trong lịch sử của nhân loại thấy ở khắp Đông Tâỵ Tất nhiên, bây giờ và dần dần những cách nhìn và đối xử thiên lệch đó chắn chắn sẽ bị loại trừ. Như chúng ta hy vọng được là phụ nữ Thái Lan rồi ra sẽ lập được Ni đoàn theo ý nguyện.

Thế mà, Bà La Môn dám đặt điều: Nếu cho người nữ xuất gia đạo Ta chỉ còn trụ thế năm trăm năm và chế ra Bát Kỉnh Giới rồi cho là Đức Phật chế, để Phật Giáo cũng trọng nam khinh nữ như các tôn giáo khác, thật là đau lòng.

Lại phải viết thêm . Phụ nữ đi tu vẫn từng thấy có ở VN, Trung quốc từ rất xa xưạ Dù là vẫn ít hơn nam giới, vì ngày xưa phụ nữ ít quyền tự quyết định về cuộc đời của họ, lại khi phải sống nơi vắng vẻ như chùa chiềng, rừng núi, phải tự lực nuôi thân để tu hành thì rất là khó khăn, bất tiện. Nên có thể giới luật đặt ra dành cho họ rất nhiều khó khăn để họ phải suy nghĩ thật kỹ lưỡng trước khi quyết định đi tu, phần khác là để bảo vệ ho khi đi tụ Nhưng dù vậy, các nữ sư trụ trì ở các chùa Đại Thừa đã có từ lâu, thuộc nhiều tông phái . Ngày nay thì các ni sư giảng pháp trước công chúng, hay trước tác sách Phật giáo cũng nhiều, nhưng lại là điều rất ít thấy ở Phật giáo Nam Tông (hay Tiểu Thừa ngày xưa). Nói như vậy , không phải là đẩy cái gì không hay về với Tiểu Thừa (lại có thể mắc mưu làm kẻ đánh phá Tiểu Thừa), nhưng phải trả lời như thế khi TL cho là đứng trên "quan điểm" của Tiểu Thừa để phê phán Đại Thừạ Thật ra, chuyện "trọng Nam khinh Nữ" là di sản văn hoá xấu của cả nhân loại có từ khi mẫu hệ bị mất, và mọi người đều chịu trách nhiệm, không phải chỉ có Phật giáo Đại Thừạ

Thầy Tổ của chúng ta lầm, cứ tin theo kinh sách D-ại Thừa mà biến Phật Giáo thành một tôn giáogiai cấp, một tôn giáo trọng nam khinh nữ, một tôn giáo không xứng d-áng cho con người ngưỡng mộ. 

Bây giờ nước VN trên lý thuyết vẫn đề cao giới vô sản , chống các giai cấp bốc lột, thì sư Thông Lạc cũng theo lập trường Nhà Nước mà cho việc phân chia giai cấp là điều rất xấụ Nếu một ngày nào đó VN bỏ việc đề cao giai cấp vô sản, như đa số các nước khác trên thế giới, thì HT TL có thay đổi "lập trường" không ? Dù sao, thì cũng không phải là trách gì HT TL. Vì đạo Phật không thể sống, tồn tại bên ngoài xã hội, bên ngoài chế độ chính trị quốc giạ Từ mấy ngàn năm nay, các nước được đạo Phật truyền bá tới , nếu theo một chế độ chính trị nào đó mà mọi người dân chấp nhận, thì đạo Phật ở đó cũng phải chấp nhận như thế , giống với mọi ngườị Dù đó là chế độ quân chủ hay dân chủ, phân chia đẳng cấp hay không, tuy là ngay vào thời Phật, ngài cũng đã lên tiếng bài trừ đẳng cấp, kêu gọi tôn trọng người cùng khổ, coi mọi người đều bình đẳng như nhaụ Nhưng nhìn chung, ở đạo Phật, chỉ nói riêng tại các nước theo Đại Thừa, không thấy có chuyện phân chia giai cấp, nghĩa là coi trọng vua quan, những kẻ giàu có mà bỏ bê đám lê dân nghèo khổ. Ai cũng có thể đi tu được và trở thành hoà thượng được mọi người kính trọng, hay được phong làm quốc sư giảng pháp cho vua . Chuyện Bồ Đề Đạt Ma thuyết pháp trước vua Lương Vũ Đế cho thấy cái trí dũng, ít nhiều ngang tàng theo con mắt thế gian, của một thiền sư gốc "Hồ lỗ" đối với bậc vua chúa mà mọi người đều phải cung kính, phủ phục .

Năm trăm năm đầu ấy, khi Đức Phật nhập diệt xong, các vị Đại đệ tử của Người cũng lần lượt nhập diệt hết, chỉ còn lại một số rất ít Tỳ kheo ẩn bóng tu hành chơn chánh. Họ tránh danh, tránh lợi, tránh chia phe chia nhóm, tránh chống trái, kích bác nhau; tránh những Tỳ kheo phạm giới, phá giới, bẻ vụn giới v.v... Lúc nào cũng giữ gìn giới luật nghiêm chỉnh và còn tu tập theo đúng giáo pháp của Phật dạỵ Sống đúng phạm hạnh, không hề vi phạm những lỗi nhỏ nhặt. Còn bao nhiêu vị khác chạy theo danh, lợi, chia manh, chia múm thành lập 20 bộ pháị Nếu họ không vì danh lợi, chia ra bộ phái để làm gì? Phải không quý vị?

Ở chỗ này , HT TL trong lúc như giả bộ đề cao các đệ tử gần gũi của Phật, thì lại chống các tổ chức Phật giáo có liền sau đó. Nên nhớ, vào lúc 20 bộ phái thành hìnhẤn Độ thì chưa có phân biệt Đại Thừa với Tiểu Thừa, nhưng vì giáo nghĩa của họ có chỗ khác nhau, nên mầm móng phân chia đã có. Ngoài những lý do khác, như về chính trị, tình hình xã hội, thì có một điều phải chấp nhận là bộ phái nào có giáo nghĩa đúng đắn, hợp với Phật pháp, thích ứng với cuộc sống xã hội luôn đổi thay, được nhiều người tin theo để tu tập, thì bộ phái đó tồn tại lâu dài, thậm chí nhiều giáo nghĩa còn được giữ gìn cho tới ngày naỵ Do đó , sau cùng chỉ còn lại hai nhánh lớn của Phật giáo tạm gọi là Đại ThừaTiểu Thừa, được truyền bá tại những vùng điạ lý có tổ chức xã hội khác biệt. Chính ra Tiểu Thừa đã được truyền qua Trung Hoa rất sớm, như Câu Xá tông, nhưng vì không thích hợp với văn hoá , xã hội Trung quốc thời đó, nên sau cùng không thể tồn tạị Ngoài ra, nhiều hình thức tổ chức của giáo đoàn nguyên thủy nếu giữ y nguyên thì không thể áp dụng được bên ngoài Ấn Độ, như chuyện khất thực, tu trong rừng, toạ thiền và ngủ dưới gốc cây,v.v... ở những nơi có thơì tiết lạnh lẽo như Tây Tạng, Mông Cổ, Trung Hoạ

Hai mươi bộ phái chia ra để dễ bề tự do phá giới luật của Phật tận cùng. Giới luật các vị tỳ kheo không còn giữ nghiêm túc như lúc Đức Phật còn tại thếHiện giờ, chúng Tỳ Kheo không còn giữ gìn giới luật nghiêm túc, nên được xem Đạo Phật đã mất từ khi chia ra bộ pháị

Xem ra HT Thông Lạc chống lại đạo Phật từ lúc Phật giáo nguyên thủy chia thành các bộ pháiẤn Độ, trước khi có chuyện Đại Thừa với Tiểu Thừa nên được xem Đạo Phật đã mất từ khi chia ra bộ pháị". Như vậy, theo Thông Lạc, Phật giáo chỉ "chân chính" vào thời Phật, và đó là đạo Phật mà Thông L.ac hiện đang theo giữ chăng ? Nếu ai có chút hiểu biết về lịch sử phát triển Phật giáo thì thấy khó tin theo .

Đặc biệt, thiền định của Đạo Phật bắt buộc tu tập phải sống đúng giới luật và sống rất nghiêm túc, thì mới mong thực hiện nhập được các loại thiền định đó, có nhập được Tứ Thánh Định thì mới triển khai được trí tuệ của Phật (trí tuệ Tam Minh).

Cái "Tứ Thánh Định" này được Thông Lạc đề cao chỉ là Tứ Thiền Định của Bà La Môn được Phật giáo tiếp nhận. Nhưng Phật giáocải tiến, biến đổi, bằng cách thêm Diệt Tận Định, hay sau khi thành tựu Tứ Thiền Định thì hành giả quán Tứ Vô lượng tâm để phát triển lòng Từ Bi, chứ không dừng lại ở chỗ cảm tho an lạc của thiền ngoại đạọ Bây giờ loại thiền này, cũng còn gọi là Phàm Phu Thiền, được Thông Lạc đưa lên làm Thánh Thiền.

Trong buổi họp hôm đó, tôi đưa ra ý kiến và vạch rõ bốn tông phái này không phải của Phật Giáo mà của Bà La Môn Giáo

1- Tịnh Độ Tôngpháp môn mê tín, lừa đảo giới tín đồ bình dân, biến tu sĩ thành những ông Thầy tụng, Thầy cúng tế làm những điều mê tín, phi đạo đức. Các vị Thầy này phá giới luật Phật tận cùng, có một lối sống giống như người thế tục, có vợ con, làm tất cả các nghề nghiệp để sanh sống.

Tịnh Độ Tông đã có từ xưa ở Ấn Độ, được truyền bá đến VN qua Trung quốc, và là tông phái Phật giáo có tín đồ đông nhất ở Trung Hoa, Nhật Bản và cả tại VN. Lịch sử và lý do thành hình, tồn tại, phát triển của tông Tịnh Độ không thể viết ngắn gọn được. Nhưng sự có mặt của Tịnh Độ Tông cho tới ngày nay, ngay cả ở những nước có nền văn minh khoa học, kỹ thuật và đời sống cao hơn VN nhiều lần, như Nhật và Đài Loan, đã chứng tỏ Tịnh Độ tông không phải là mê tín, dị đoan, chỉ dụ dỗ được người nghèo khổ, ít học hay dốt nát. Chuyện các tu sĩ (Tịnh Độ) ngày nay có gia đình (như ở Nhật, Đại Hàn, VN) là những thay đổi mà riêng tôi thấy khó đánh giá là tốt hay xấu, nên hay không nên, và phải cần một thời gian lâu dài hơn, khi mà họ chọn đứng ở giữa hai giới tu sĩcư sĩ trong pháp môn dựa nhiều vào tha lực. Ai không chấp nhận được thì chọn làm hoặc tu sĩ hoặc cư sĩ, hay chọn tu pháp môn khác. Thử nhìn ở các tôn giáo khác đã có biến chuyển từ tu sĩ độc thân (linh mục) qua hình thức cư si ~( mục sư) như đạo Thiên Chúa hay ở Ấn độ giáo (nhiều đạo sưgia đình). Dù sao là chuyện tùy thuộccăn cơ của mỗi người tu theo Phật pháp.

2- Mật Tôngpháp môn tà thuật, huyễn hoặc lường gạt tín đồ nhẹ dạ, ham mê thần thông, biến ông Thầy thành Thầy phù thủy, Thầy bùa, Thầy pháp, v.v... 

Mật tông ở VN sau thời cực thịnh có lẽ vào đời Lý, nay thấy chìm sâu vào dân gian với nhiều tập tục cũ còn rơi rớt từ xưa, ít phù hợp với thời khoa học, văn minh. Nhưng nếu có trí tuệ, Thông Lạc phải thấy biết là Mật Tông với các pháp môn hành trì chân chính đang được những nước Tây phương đón nhận, tu tập, và không hề bị coi là mê tín, dị đoan

3- Pháp Hoa Tôngpháp môn phi đo đức, ngồi không mà muốn làm giàu, làm ác mà muốn trốn tránh tội lỗi, biến ông Thầy thành một vị Bà La Môn chuyên tế lễ, cúng bái, cầu khẩn van xin v.v... Biến Đạo Phật thành thần giáọ Biến tín đồ mất sức tự chủ, luôn luôn sống trong tha lực, tựa nương vào thần quyền, do thế mới sản xuất ra Quán Thế Âm Bồ Tát cứu khổ cứu nạn.

Tôi không biết về Pháp Hoa tông được trình bày như trên, hình như chỉ có ở VN (?). Ở Trung quốc ngày xưa Pháp Hoa Tông là tên có được dùng để chỉ tông Thiên Thai của ngài Trí Khải (hay Trí Giả) thì rất chú trọng việc tu Thiền nghiêm chỉnh, đồng thời cũng nghiên cứu học hỏi kinh Pháp Hoạ Còn Quán Thế Âm bồ tát được Tịnh ĐộMật tông đón nhận, và giữ vai trò quan trọng trong việc tu hành của các tông phái đó . Người ta tôn sùng Bồ Tát Quán Thế Âm, và niệm danh hiệu ngài vì ngaì thể hiện cho lòng Từ Bi vô lượng, cùng với nguyện lực độ sinh rộng lớn. Người ngoài tông phái này, hay không thuộc về Đại Thừa, không nhận có tha lực và sự cảm ứng giữa Bồ Tátchúng sinh, thì không thể luận bàn đúng đắn được.

4- Thiền Tôngpháp môn ngã chấp, lý luận có logic, dễ lừa đảo giới trí thức, biến Phật Giáo vô ngã thành Phật Giáo hữu ngã trừu tượng, mơ hồ, biến thiền sư thành giảng sư, luận sư, v.v...

Ở đây Thiền Tông phải chịu tất cả chỉ tríchTiểu Thừa dành cho Đại Thừạ Đó là "pháp môn ngã chấp" , hay "hữu ngã" vì Thiền Tông nhận có cái Chân Tâm, Tự Tánh, như Đại Thừa đã chủ trương. Thật ra, ban đầu Phật dạy "vô ngã" là để phá cái ngã chấp. Nhưng khi mà "ngã" đã nhận là không có, chỉ là một khái niệm từ nhận thức vô minh, thì "vô ngã" cũng chỉ là một khái niệm khác mà thôi, chứ không thật có. Tu Phật mà tưởng để đạt tới chỗ "vô ngã" là không đúng, vì sẽ dễ rơi vào chỗ hư vộ Hơn nữa, cần gì phải tu mới có "vô ngã", không tu thì vạn pháp cũng là "vô ngã" cả rồi, chỉ thay đổi nhận thức là thấy được. Vậy thì tu theo Phật là để đạt được cái gì khác, và pháp "vô ngã" chỉ là phương tiện tu hành , không phải là mục đích tu hành. Từ nhận thức tương tự, Đại Thừa thấy có Chân Tâm ở cuối đường tu, chứ không phải là cái hư vô ngoại đạọ Ai đồng ý vậy thì tu theo Thiền Tông để đạt tới chân tâm, Phật tánh rất khó nghĩ bàn khi chưa tự thể nghiệm được. Còn ai không đồng ý thì tu theo Tiểu Thừa để có cái "vô ngã" cũng không biết là như thế nào (Tiểu Thừa ở đây không phải chỉ Nam Tông). Có thể đây chỉ là chuyện ưa thích hay do căn cơ riêng.

Sau buổi họp đó các Thầy trong Ban Tri Sự Tỉnh Hội báo cáo về Giáo Hội Trung Ương và Thầy tôi tức là Hòa Thượng Thanh Từ. Tôi biết rất rõ điều đó, nhưng tôi không ngại, là vì tôi xác định: Những gì tôi nói là sự thật, vì sự thật thì còn để mọi người suy ngẫm, chứ sự thật mà dối gạt được ai sao. 

Từ khi ra thất đến nay là 18 năm, tôi chẳng hề nói động ai hết, chỉ có so sánh Thiền Đông Độbốn thiền của Đạo Phật, cùng vạch trần những sự phá giới của tu sĩ cho thầy tôi biết, đó là Hòa Thượng Thanh Từ.

Thông Lạc học pháp "Tri Vọng" của HT Thanh Từ chỉ trong ba tháng (và sau đó về miền Tây tu theo khất sĩ) , và ai cũng biết HT Thanh Từ là thầy giảng pháp chứ không phải thầy thọ giới của Thông Lạc.. Vậy thì TL việc gì mà phải trình thầy, phải "ngại" thầy . Nhưng nếu kính trọng "thầy" Thanh Từ theo cách nói ở trên thì sao Thông Lạc lại chê Thiền Tông của thầỵ Thử hỏi có bao giờ Thông Lạc bàn thảo thẳng thắn về Thiền Tông với HT Thanh Từ không ?

Bốn tông phái này đã truyền thừa ở đất nước Việt Nam, một thời gian rất dài (bốn ngàn năm văn hiến), nó đã trở thành một truyền thống mê tín lâu đờị 
Thích Thông Lạc

Câu viết trên tối nghĩa khiến có thể nghi ngờ cái trí tuệ hay sự hiểu biết của Thông Lạc về Phật giáo nói chung và về Phật giáo VN. Đạo Phật phát xuất từ Ấn Độ vào 2500 năm trước thì làm sao truyền thừa ở VN tới 4000 năm ? Thật ra, Thông Lạc có biết Tịnh độ tôngThiền Tông là hai tông phái lớn đã được truyền qua VN từ thời nào không ? 

Với thời gian dài đó cũng đủ để xác chứng các giáo pháp này đã đem lại cho tín đồ Phật Giáo lợi ích được những gì? Hay chỉ là đem lại sự lạc hậu mê tín ngu si cho một dân tộc. Chắc quý vị đã rõ hơn ai hết. 

Mọi người, tôi tin có các học giả hiện nay trong nước, đều tin là Phật giáo cực thịnh trong các đời Tiền Lê, Lý , Trần đã đóng vai trò rất lớn trong việc xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nưóc VN , kể cả hình thành một nền văn hoá dân tộc riêng rất đặc sắc . Sau này Phật giáo VN suy yếu, theo luật vô thường , thì sự đóng góp đó kém đị.

Những chỉ trích của Thông Lạc về Tịnh Độ, Thiền Tông, Mật tông, chỉ là nhắm vào một số hình thức sinh hoạt trong một số cửa chùa hay ở một số người tu hành tại VN hiện naỵ Đó chỉ là những gì rơi rớt lại từ thời VN còn lạc hậu, thiếu hiểu biết về nhiều mặt trong đời sống xã hội, thì bây giờ tự nó sẽ sửa sai, điều chỉnh lại cho đúng với cách hành trì chân chínhphù hợp với thời đại văn minh mà Phật giáo đang phát triển rộng khắp thế giớị Không thể gán đó là di sản xấu của Phật giáo Đại Thừa, trong khi Tiểu Thừa đã không từng phát triển được ở nước VN thời cổ xưạ Một vài hình ảnh của Phật giáo VN không được đẹp đẽ , tồn đọng từ nhiều trăm năm nay, rồi sẽ qua mất đị 

Nguyễn Hòa

 


From: Lien Tran <dentistkimlien@...> 
Date: Thu Jun 26, 2003 5:46 pm
Subject: Re: Dear DH Hoa Nguyen

Chào đạo hữu Hoà Nguyễn,
Chào các đạo hữu,

Trước đây có một vài đạo hữu giới thiệu các trích đoạn bài giảng của Sư Thông Lạc lên diển đàn. Tôi đã đọc và có rất nhiều băn khoăn thắc mắc vì Sư đã đụng chạm đến Phật Giáo Đại Thừa, Tịnh Độ Tông, Mật Tông, Thiền Minh Sát Tuệ và Thiền Tông Đông Độ. Mấy hôm nay được đọc những bài viết của đạo hữu, tôi rất cảm kích và lên tinh thần.

Thưa đạo hữu, như đạo hữu đã biết cái truyền thống trọng Tăng đã ăn sâu vào gốc rễ đa phần Phật tử VIỆT NAM cho nên khi một vị Tăng nói hay viết một lời nói dù sai hay đúng cũng không ai dám mở lời hay không dám đưa ra ý kiến mà chỉ cúi đầu im lặng vì không muốn đụng đến Sư mà chỉ lo bảo vệ ca’ nhân mình, sợ một cái gì vu vơ như là sợ phạm tộị..mà không biết những tác hại sâu rộng về những lời nói của Sư như thế nàọ 

Tôi xin thán đạo hữu đã can đảm thực hành hạnh vô uý thí không sợ hãị Với kiến thức Phật Pháp thâm sâu và không quản ngại tốn nhiều thì giờ đạo hữu đã bỏ công để đọc và viết lên những bài nhận xét, phân tích những lời của sư Thông Lạc để những người mới bước vào đạo Phật hay đã vào đạo nhưng chưa có con mắt trạch pháp như tôi, có thêm niềm tin vào đạo Phật, vững tin vào pháp tu mà tôi đang thực hành.

Rất mong được đọc thêm những bài phân tích kế tiếp. Một lần nữa xin cảm ơn đạo hữụ 

Ngưỡng mong chư Phật chư Bồ Tát, các vị Long Thần Hộ Pháp gia hộ đạo hữu cùng tất cả mọi người dũng mãnh kiên cường hộ trì chánh pháp để chánh pháp trường tồn, chúng sanh bớt khổ. 

Ki’nh,

 


From: "Hoa Nguyen" <THANHHUY@m...> 
Date: Thu Jun 26, 2003 6:56 pm
Subject: Re: [hoasen-1] Re: Dear DH Hoa Nguyen

Chào đạo hữu Liên Trần,

Xin cám ơn đạo hữu đã có những lời khích lệ tốt đẹp làm tôi rất cảm kích.
Thật ra, sở học của tôi về Phật giáo không là bao nhiêu, cho nên phần góp ý ở đây về nhiều điều sai lạc của HT TL chắc cũng không đạt với lòng tôi mong muốn, thì làm sao có thể đáp lại sự kỳ vọng của đạo hữu hay ai khác được. Tôi đang làm việc này chẳng qua vì thấy phải làm mà thôị Tôi nghĩ chúng ta phải may mắn lắm với đến được với đạo Phật, đó là duyên lành lớn thứ nhất. Rồi lại may mắn được học hỏi từ thầy hay qua kinh sách về Phật pháp cao thâm. Có thể đạo hữu và tôi qua tu học Phật giáo đang cảm nhận được những đổi thay tốt đẹp ngay trong thân tâm mình, để thấy là đạo Phật càng thêm vi diệụ Cho nên việc giữ gìn hạt giống lành của Phật pháp đương nhiên trở thành là chuyện nên làm. 

Những bài viết của HT TL, tuy tôi vẫn chưa đọc hết, nhưng đã thấy rõ là cực kỳ tai hại cho Phật giáo VN, nhất là trong nước, khi người bình thường không thể có phương tiệ n nhìn thấy được nhiều giá trị cao đẹp của đạo Phật đối với con người, khi mà ngay vào thời đại của khoa học vật chất rất tiến bộ, người ta vẫn hoan hỉ giang tay đón nhận Phật giáo , và hâm mộ học hỏi, thực tập Phật pháp. Càng đọc, tôi càng thấy HT TL, vô tình hay cố ý , trước hết muốn triệt hạ những tông phái Phật giáo lớn nhất ở VN, như Tịnh Độ, Thiền Tông, để rồi sau đó cái giáo đoàn "nguyên thủy" nhỏ bé của TL cũng sẽ tự sụp đổ, vì không thể đứng chơ vơ được một mình khi không có gốc rễ vững chắc bằng . Vô tình hay cố ý, TL khi đả kích giáo lý của Đại Thừa, mà trong đó có nhiều chỗ cũng giống với giáo lý "tiểu thừa" của ông, thì là đả kích cả Phật giáo VN nói chung. Nghĩa là , kết cục toàn thể Phật giáo VN đều bị đả kích và cùng sụp đổ, bởi một người tự nhận là (có vai vế) trong Phật giáọ Một việc làm từ trí tuệ hay vô minh ?

Tất nhiên, để làm công việc đó, ông Thông Lạc đã bỏ ra rất nhiều thơì gian , công phu, và có nhiều phương tiên khác giúp sức. Phần tôi, chỉ làm được những gì rất nhỏ để đối phó lại, nên hiệu quả chắc chẳng là gì hết. Trừ khi được sự hỗ trợ, góp sức thêm của nhiều đạo hữu khác.
Rất hân hạnh được chia sẻ vài ý nghĩ riêng tư với đạo hữụ Và rất cám ơn đạo hữụ
Kính, 
Nguyễn Hòa

 


From: vuong van <vuongvanvan@...> 
Date: Fri Jun 27, 2003 2:41 am
Subject: Re: [hoasen-1] Vài ý nghĩ về bài viết của HT Thông Lạc 

Chào D/H Hoà,

Xin phép góp thêm ý kiến về v/đ Nam Nữ.
Về hình thức, luật nghi, truyền thống tông phái có thể có sự phân biệt nam nữ dưới góc độ nào đó chứ không phải là không. Tuy nhiên cọ xát một cách triết lý thì chúng sanh hoàn toàn bình đẳng
1- "Ta là Phật đã thành - Các ngươi là Phật sẽ thành" không hề có nghi vấn về khả năng thành Phật, Bồ tát ... của các nữ tu sĩ. Chứng cớ trong phẩm Đề bà đạt đa - Kinh Pháp Hoa, có kể Long Nữ được thọ ký . " Phụ nữ cũng có thể thành Phật; về bản chất không có sự phân biệt giới tính - mọi chúng sanh đều bình đẳng". Đây là 1 quan niệm lịch sử. Cho tới cách mạng Pháp 1789, ý niệm bình đẳng Tây phương chào đời, khi hơn 2000 năm trước trong kinh Pháp Hoa ý nghiã bình đẳng còn sâu xa hơn thời hiện đại đã được thuyết giảng
2- Rằng: vô phân biệt trí, trùng trùng duyên khởi , chủ thể & đối tượng là 1 ...giải thoát tướng + xả ly tướng + tận diệt tướng nhằm dập tắt sựphân biệt giưã mình và người, nhằm cảm nhận sự đồng nhất tất cả chúng sanh trong vũ trụ Có như thế mới đạt Đại bi tâm tức có khả năng đau cái đau của người - vui cái vui của người - Thái độ kỳ thị, phân biệt giai cấp đi ngược tâm thức PG nói chung và Phat Giáo Đại Thưà nói riêng. 

VVV


From: "Hoa Nguyen" <THANHHUY@m...> 
Date: Fri Jun 27, 2003 5:06 am
Subject: Re: [hoasen-1] Vài ý nghĩ về bài viết của HT Thông Lạc 

Chào d/h Vuong Van,

Tôi đồng ý với nhiều nhận xét của đạo hữu dưới đâỵ Chỉ nói thêm vài điều riêng về Đại Thừa

Trong Phật giáo Đại Thừa, Nữ rất được tôn trọng, hơn là nhiều người tưởng. Như Phật mẫu Chuẩn Đề , Bồ Tát Quan Thế Âm rất được tôn kínhthờ phượng . Ở Mật Tông còn có các Dalani, và ở Mật giáo Tây Tạng còn có các đạo sư ni nổi tiếng.

Trong vài kinh Đại Thừa, bà di mẫu của Phật Thích Ca đứng ra hỏi pháp Phật.
Tôi thấy so với các tôn giáo , đạo giáo khác, ở Tây Phương hay ở Trung Hoa, thì Phật giáo Đại Thừa dành cho nữ giới một vai trò quan trọng hơn, có khi gần như bình đẳng với nam giớị Trong các Bồ Tát có lẽ Quan Thế Âm được nhắc tới nhiều nhất, và có khi dược đưa lên làm Phật (Phật Bà).

Hòa

 


From: hongnhu96" <hongnhu96@..> 
Date: Sat Jun 28, 2003 5:13 pm
Subject: Nam-Nữ - Re: Vài ý nghĩ về bài viết của HT Thông Lạc

Chào hai anh,

Tôi thấy xiển dương Nguyên Thủy, chỉ trích đại thừa mà nêu vấn đề Nam nữ, là việc rất đáng ngạc nhiên. Trong Phật giáo Nguyên Thủy, tôi chưa từng thấy nơi đâu nói có thể mang thân nữ mà được giác ngộ. Nếu có cái nhìn nhất quán trong PG, sẽ thấy vấn đề nam nữ thật ra khá gọi là đơn giản. Tâm thức con người có thô có tế, không phải chỉ 1 thứ đơn thuần. (Tâm lý học này nay cũng biết phân biệt có cái gọi là tiềm thức, sâu cạn nhiều tầng). Trong Phật giáo, hoạt động của Tâm thức d-ược trình bày cực kỳ phong phú. Các pháp môn khác nhau trong Phật giáo vận dụng nhiều tầng lớp khác nhau của Tâm để tu hành

Vì vậy mà mỗi pháp môn có mỗi cách khác đối với Nam hay Nữ. Nếu nữ hoàn toàn giống nam, thì d-ã chẳng cần chia ra Nam hay Nũ, nhưng rõ ràng là có khác. Cái khác rõ rệt nhất, là Nữ thì nhiều cẳm tính hơn. Hoạt động tâm thức ở mức độ tình cảm giác quan ở người nữ mạnh hơn Nam. Nên tu theo những pháp môn Tiểu thừa, người nữ không được sự thuận tiện. Đó chỉ vì KHÁC, không vì có cao có thấp. Cũng không vì Nguyên Thủy kỳ thị phái nữ.

Vào D-ại thừa, thì nam nữ coi như nhau, đều có khả năng đứng trong Tăng đoàn. Nhưng cũng chính vì giàu cảm tính, nên hễ dính tới giới luật, là người nữ phải cố công nhiều hơn nam. Nên giới luật cho tỷ kheo ni nhiều hơn tỷ kheọ Cũng không phải vì kỳ thị, chỉ vì Nam Nữ vốn có sự khác nhaụ Vào đến tinh túy của đại thừaPhật tánh, Chân Như, là tầng tâm thức vi tế nhất, ở đó Nam Nữ hoàn toàn không sai biệt. Cho nên khi bước vào đỉnh cao của d-ại thừa, thì không còn phân biệt Nam Nữ nữạ Vận dụng Chân NhưPhật tánh để tu, thì vì ở dó Nam Nữ không sai biệt, nên khả năng chứng ngộ của Nam hay Nữ, hoàn toàn như nhaụ

Lại cho thấy vì giàu cảm tính, nên Nữ khó điều chế tâm thức, nhưng khi điều chế được, thì khả năng của người nữ đối với bồ đề tâm, cũng được sự thuận tiện hơn. Nên hiện thân cho lòng từ bi của chư Phật thường luôn thị hiện dưới sắc tướng của vị Phật bà. VN, Tàu có hình ảnh d-ức Quán Thế Âm, Bạch Y Bồ Tát, Tây tạng có 21 vị Taras, đều là biểu hiện của lòng từ bị Các vi, này là bồ tát tận cùng địa vị, không thành Phật vì lòng đại bi chứ không phải không có khả năng thành Phật. Và hoạt động của các vị này ngang với hoạt động của chư Phật Đà.

Là chút điều được học, xin chia xẻ

Kính,
HNhư

 


From: vuong van <vuongvanvan@..> 
Date: Mon Jun 30, 2003 12:21 am
Subject: Re: [hoasen-1] Nam-Nữ - Re: Vài ý nghĩ về bài viết của HT Thông Lạc 

Chào chịHN

Chức năng thiên phú của phụ nữ là làm mẹ. Sự liên hệ tình cảm giữa mẹ & con cho thấy vài "thần thông" hay thần giao cách cảm hay giác quan thứ 6 ...v.v. nơi phụ nữNgoài ra còn có đức tính vô uý được diễn tả qua hình ảnh gà mẹ đưa hai đối cánh yếu ớt che chỏ đàn con trong khi diều hâu đang lao vút từ trên. Tình mẫu tử đước ví von bao la như biển người Việt mình ai cũng biết. Tình cảm thiêng liêng đó dành cho con mình hay "cái của ta". Nếu tất cả chúng sinh được nhận thức như là "cái của ta" thì không có gì, không có ai ngăn cản được phụ nữ tới bờ bên kiạ

Nước miếng trong miệng - một cách bình thường không dơ không sạch vì không vướng bận tới - "cái của ta" rồi mà - Nhưng nếu khạc nhổ ra ngoài không còn "cái của ta" - bắt đầu có chuyện kể cả chuyện kỳ thị, chê bai, phân chia giai cấp.... 

Trên đây là ý nhỏ thêm với chị về đề tài lớn : phụ nữ.

VVV
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Hiện tượng của thầy Thích Pháp Hòa là hợp với logic của cuộc sống bất cứ thời nào. Bên cạnh ma quỷ luôn có thánh thần, bên cạnh ác tăng luôn có những cao tăng kềm chế. Nếu kẻ lợi dụng mảnh áo cà sa để hướng dẫn Phật tử vào chốn u minh nhằm bóc lột tiền tài, công sức của họ, bằng cúng dường bằng tà thuyết phải cúng Phật mới được siêu sinh thì thầy Pháp Hòa mở ra từng pháp thoại có khả năng giác ngộ người nghe thầy thuyết giảng. Thầy khẳng định những điều đơn giản nhưng hiếm người hiểu rõ, đó là: “Phật Giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.”
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.