Nhận Định Về Các Bài Thuyết Giảng Của Ht Thông Lạc (Bảo Như )

18/12/201012:00 SA(Xem: 32038)
Nhận Định Về Các Bài Thuyết Giảng Của Ht Thông Lạc (Bảo Như )

NHẬN ĐỊNH 
Về Các Bài Thuyết Giảng của HT Thông Lạc 

Bảo Như


Tôi có đọc được những lời tuyên bố của thầy Thông-Lạc về việc tự nhận sự chứng đắc của thầy ấy, về việc thầy ấy dùng lý luận tri thức phủ nhận các kinh điển Đại-thừa, phủ nhận chư Tổ từ Long-Thọ, Thế-Thân trở về sau này, đồng thời cũng đọc được bài góp ý của Đạo-hữu Hương-Trà. Mặc dù đạo học kém cỏi, tôi cũng mạo muội đóng góp vài ý kiến của mình . Trước hết, tôi rất đồng tình với những nhận xét sâu sắc của Đạo-hữu Hương-Trà. Nhân đây cũng xin bổ sung thêm mấy ý kiến

1. Tôi muốn có một câu hỏi, rằng Trưởng-tử Phật Tỳ-kheo Thông-Lạc (TL) tu theo pháp môn nào của đức Phật, khi mà tất cả các kinh điển cơ-bản Đại-thừa giải thoát của đức Phật cũng như các vị Tổ đắc pháp từ sau Phật cho tới hôm nay bị Thầy phủ nhận hết? Nếu đã phủ nhận tất cả những thứ đó, chỉ giữ lại có kinh Nikaya, thì có khác nào ông Trưởng-tử này đã phủ nhận luôn cả đức Thích-ca Mâu ni? Đã phủ nhận đức Thích-ca Mâu-ni, phủ nhận kinh điển và những đệ tử truyền thừa của Ngài, thì làm sao có thể gọi mình là người đang theo đuổi (tu) theo Giáo-lý của Phật được ? 

2. Thầy TL phủ nhận tất cả các kinh điển Đại-thừa, cho rằng đó là những hý luận của người đời sau. Thế thì bằng chứng đâu cho thấy kinh Nikaya mà thầy TL hành trì đó chẳng phải do người sau kết tập như các kinh điển Đại-thừa khác? 

3. Người tu Phật hành Thiền định đạt đến cảnh giới Tứ Thiền vẫn chưa là gì cả, chưa thật chứng một quả vị nào cả, vẫn còn là phàm phu, hoàn toàn khác hẵn các bậc đã chứng trọn tứ quả Thánh Thinh-văn (Từ Tu-đà hoàn đến A-la hán) . Tuy nhiên, những người đạt đến trình độ Tứ Thiền, nếu tự mình khởi niệm nghĩ tưởng về chỗ chứng của mình, tự cảm thấy thoã-mãn thích thú với những gì mình có được trong hiện tại, nghĩa là còn tâm chấp ngã, còn trước tướng, thì liền tưởng là mình đã dự nhập vào giòng thánh, tưởng đã chứng cả bốn quả vô vi của hàng A-la-hán. Đó chính là chỗ lầm lẫn của vị Sư này vậy. Do chỉ mới tu đạt đến cảnh giới Tứ Thiền mà cứ tưởng là đã chứng quả thứ tư của bốn Thánh quả Thinh-văn mà thầy TL mới đại ngôn, vọng ngữ huỷ Phật, báng Pháp, phủ nhận chư Tổ như thế. Đó chính là Thiên-ma nương gá, mượn miệng ông này mà huỷ Phật báng pháp, miệt thị chư Tổ, phủ nhận các kinh điển Đại-thừa giải thoát, để chúng ma ngự trị thế gian

Trong kinh Thủ Lăng-Nghiêm, đức Phật đưa ra hình ảnh của Tỳ kheo Vô-văn, mới chứng Tứ-Thiền mà đã vội mừng, tự cho rằng mình đã chứng tứ quả Vô-vi A-la-hán, đến khi hết phước phải rơi vào nhơn quả thì liền sanh tâm sân hận, hủy Phật báng pháp không tiếc lời, rằng Phật lừa dối, tại sao ông ta đã chứng quả Thánh rồi mà còn phải vào lại nhơn quả, để cuối cùng ông ta phải rơi vào địa ngục . Ông ta (Vô-văn Tỳ-kheo) rơi vào địa ngục vô gián chính là vì cái tâm chấp ngã quá lớn của ông ta, khi ma tâm nóng nảy, khiến miệng ông ta phun ra những lời hằn học báng bổ Phật đạo chân-chính. Trường hợp của thầy TL ngày nay không khác mấy so với hoàn cảnh của Tỳ kheo Vô-văn khi trước. 

4. Có thể nhờ kinh nghiệm tu tập của tự thân, cộng với sự nôn nóng để mau được chứng quả nên tự hành xác một cách quá đáng, khiến nhiều người có thể bị "tẩu hỏa nhập ma", sanh tâm cuồng loạn, nên mới có những ngôn ngữ và hành động huỷ Phật báng pháp như thế. Có thể thầy TL đã rơi vào trường hợp này. Rồi thời gian sẽ trả lời chúng ta

5. Thầy TL đã phủ nhận tất thảy các kinh điển Đại-thừa, phủ nhận tất thảy chư Tổ Thiền-Tông từ trước ra sau, ấy thế mà ông ta lại đi nhờ một Thiền-sư là thầy Thanh-Từ ấn chứng cho mình, rằng đã chứng Tứ-Thiền, thì thật là một điều đáng tức cười . Không biết có phải đây là sự thật hay không. Mà làm sao không phải là sự thật khi chính thầy ấy nói ra kia chứ ! Nếu đó là sự thật thì quả tình vị Tỳ-kheo này đang tu trong một cái vòng lẩn quẩn, lộn xộn, chẳng biết đầu cua tai nheo ra sao cả! Tẩu hỏa nhập ma là điều khó tránh khỏi

Đã phủ nhận Thiền-tông, phủ nhận Chư-tổ Tông Thiền từ sau Phật cho tới hôm nay, ấy thế mà ông ta lại dùng miệng lưỡi để lừa một vị Sư của Tông-Thiền ấn chứng giùm sự đắc pháp của mình, tức một người tu theo tông phái khác, một pháp môn khác, hoàn toàn trái ngược và không chút dính dấp với Thiền-tông. Thế thì ai là người có chút suy lý không tức cười cho được. Quả là những việc làm hi hí, trào lộng, lừa mình và lừa cả thế gian vậy. Thật bệnh hoạn !

 6. Bây giờ đang là thời mạt pháp. Cho nên hết con ma này tới con ma khác mọc lên, đòi thay Phật làm bậc vô thượng tôn. Thế nên những người tu Phật chân chính phải hết sức sáng suốtcảnh giác tối đa, kẻo rơi vào đường ma lối quỉ. 

Bảo Như





Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Tôi hôm nay hân hạnh được góp một vài ý kiến trong Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An, vị đạo sư đã khai sáng Bửu Sơn Kỳ Hương, một tôn giáo nội sinh trong lòng dân tộc và vì ngài có một thời gian cư trú ở Chùa Tây An (Thiền phái Lâm Tế) dưới chân núi Sam (Châu Đốc), nên vị đạo sư họ Đoàn được người dân một cách tôn kính gọi là Đức Phật Thầy Tây An. Từ gốc rễ đó, Phật Giáo Hòa Hảo do Đức Huỳnh Giáo Chủ sáng lập, thường được coi là sự kế thừa và phát triển của Bửu Sơn Kỳ Hương trong bối cảnh mới. Truyền thống Phật Giáo Hòa Hảo mỗi năm đều có Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An. Ngài đã từng được nhìn theo nhiều phương diện khác nhau. Nhưng hôm nay, tôi xin phép trình bày về một bản văn quan trọng do Đức Phật Thầy Tây An để lại. Đó là bài thơ Mười Điều Khuyến Tu.
Nam Mô Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn Quán Thế Âm Bồ Tát Tâm thư KHẨN THIẾT KÊU GỌI cứu trợ đồng bào nạn nhân bão lụt Miền Bắc VN Một đồng.. giữa lúc nguy nan Hơn giúp bạc triệu lúc đang yên bình.. Bão giông tan tác quê mình.. Ơi người con Việt đoái nhìn, sẻ chia.... Như Nhiên- Thích Tánh Tuệ
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :